Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Điểm mặt 13 thói quen...

Điểm  mặt  13  thói  quen  gây  hại  cho  não,  khiến  trí  nhớ  suy  giảm
(Thứ năm, 24/08/2017)



Khá nhiều người đột nhiên nhận ra thời gian gần đây bản thân có hiện tượng “nhớ nhớ quên quên”. Nếu cũng lâm vào tình trạng như vậy, bạn hãy kiểm tra lại xem mình có thói quen nào gây hại cho trí nhớ như dưới đây không nhé.

1. Ngủ muộn, thiếu ngủ

Về đêm là lúc cơ thể cần sửa chữa và tái tạo phục hồi nhiều nhất, bộ não cũng như vậy. Mỗi người nên ngủ đủ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng cố gắng để ngủ sâu về đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não, đặc biệt vào ban đêm từ sau 23h trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra rất nhanh.

Một số người mất ngủ cần đến sự trợ giúp của thuốc, tuy nhiên nhiều loại thuốc ngủ, đặc biệt là nhóm benzodiazepine, lại có nguy cơ gây hại cho trí nhớ.

2. Xem phim khiêu dâm

Trong một nghiên cứu do các nhà khoa học Đức thực hiện, những người đàn ông ghiền xem phim khiêu dâm có thể đang tự làm teo não của họ. Cụ thể là, càng xem nhiều phim “nóng,” vùng thể vân trong bộ não của họ, vốn gắn liền với động cơ và phản ứng tưởng thưởng, càng bị suy giảm kích thước.

Vấn đề người ta càng xem càng nghiện, giống như ma túy. Khi xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm… dẫn đến việc giải phóng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khoái cảm và sự tưởng thưởng. Khi hiện tượng này lặp đi lặp lại, bộ não sẽ chai sạn dần, cần cần nhiều dopamine hơn để có thể cảm thấy cùng mức độ kích thích, khiến người ta phải tăng liều, xem nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn là vậy.

3. Hút thuốc lá và khói thuốc

Nhiều người hút thuốc xong cảm thấy tỉnh táo ra, nhưng thực ra đó chỉ là cảm giác đánh lừa bạn. Chất độc từ thuốc theo đường máu đi thẳng lên não, gây độc cho tế bào não, làm giảm chỉ số IQ và khả năng ghi nhớ. Cũng có nghiên cứu cho thấy hút thuốc khiến vỏ não mỏng đi, đồng thời cũng cản trở quá tình tuần hoàn máu tới não. Nếu bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thì cũng có tác hại tương tự.

4. Uống bia rượu

Thói quen uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến teo não. Nghiên cứu cho thấy những người uống rượu nhiều khi đến tuổi trung niên bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống. Nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, 2 thứ cộng hưởng với nhau sẽ càng có hại cho não của bạn.

5. Nhịn bữa sáng

Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, não bộ như vậy mà thiếu hụt dưỡng chất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn sáng đều đặn có IQ cao hơn các em bỏ bữa sáng.

6. Sống trong môi trường ồn ào

Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến thính giác, mà còn tạo ra các xung động hướng tâm đi từ các thụ cảm thể của cơ quan thính giác tác động lên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, gây tâm lý căng thẳng, suy nhược thần kinh, trí nhờ giảm, hạn chế khả năng tư duy.

Mức độ tác động sẽ tăng theo cường độ, tần số của ồn, thời gian tiếp xúc. Tiếng ồn ngắt nhịp (ví dụ tiếng búa đập) bao giờ cũng gây tác hại hơn là tiếng ồn liên tục.

7. Ăn thực phẩm chứa nhiều phụ gia

Trong thực phẩm chế biến công nghiệp có chứa nhiều chất gây hại thần kinh, ví dụ các loại chất ngọt, đường nhân tạo aspartame, acesulfame K có trong kẹo cao su không đường, nước giải khát, nước mắm… Thói quen dùng mì chính (bột ngọt) rất có hại cho trí nhớ vì chúng kích thích và làm hại tế bào thần kinh.

Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ, gây hại thần kinh và trí nhớ.

8. Lạm dụng kháng sinh

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell cho biết, thuốc kháng sinh đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đường ruột cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào não mới trong vùng đồi hải mã, phần não chịu trách nhiệm cho trí nhớ.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng việc điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của não”, tác giả Susanne Asu Wolf của Trung tâm Y học phân tử Max-Delbrueck tại Berlin, Đức cho biết.

9. Lười uống nước

85% não của con người là nước. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.

10. Chịu stress kéo dài

Stress làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng Hồi hải mã (hippocampus – một phần của não trước, có chức năng lưu giữ ký ức và chi phối tâm trạng), ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Để bảo vệ trí nhớ, bạn hãy tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết.

11. Ít vận động

Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.

Nếu thực sự bạn không có thời gian, hoặc không muốn tập thể dục thì hãy thử ngồi thiền, luyện tập khí công. Các phương pháp này đã được chứng minh là có thể giúp giải tỏa stress, tăng cường phục hồi các chức năng cho não bộ.

12. Lười đọc sách

Nghiên cứu cho thấy việc đọc mỗi ngày rất tốt cho trí tưởng tượng, giúp não phát triển năng động hơn. Do đó hãy giảm bớt thời lượng xem tivi, vi tính, thay vào đó hãy đọc sách. Bạn sẽ thấy khả năng ghi nhớ, tư duy logic, tưởng tượng gia tăng rõ rệt. Hãy nhớ rằng đọc sách truyền thống (không phải sách điện tử) vẫn là cách tốt nhất.

13. ‘Nấu cháo’ điện thoại

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại sóng điện từ âm thầm tác động đến não, lâu ngày có thể gây tổn thương không thể phục hồi, ung thư… Thời gian tiếp xúc càng thường xuyên và càng dài thì càng tổn thất lớn. Họ khuyến khích sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài, đồng thời không áp sát điện thoại vào tai đặc biệt là khi đang sạc hoặc di chuyển trên đường cao tốc.

Suy giảm chức năng não bộ và trí nhớ không phải là trong ngày một ngày hai, mà là kết quả của quá trình bào mòn tích lũy từ những thói quen gây hại khó phát hiện ra. May mắn là cơ thể chúng ta có một khả năng tự lành một cách kỳ diệu, khi bạn ngưng tiếp xúc với các tác nhân gây hại nói trên, quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.


Kiên Thành (t/h)

TRÁI CÂY

TRÁI  CÂY  TRÁI  CÂY


Trái cây hay quả được thành hình từ phần bầu nhụy của hoa. Trái cây thường có hai phần: phần thịt mọng nước có thể ăn được và hột cứng.
            
Ngược lại với rau được dùng như món ăn chính, trái cây thường là món ăn thêm, điểm tâm, tráng miệng hoặc ăn vặt. Trái cây là thực phẩm ưa thích của loài người vì tính cách bổ dưỡng và tiện lợi của nó.

Thành phần dinh dưỡng

Nhiều nhà dinh dưỡng quả quyết rằng trái cây là “bạn đường của sức khỏe” vì nó có đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì một đời sống lành mạnh.

 1. Nước 

Cơ thể cần từ 2-3 lít nước mỗi ngày để giữ nhiệt độ bình thường, để làm trơn các khớp xương, để lưu chuyển dưỡng chất nuôi tế bào, để làm huyết tương chứa hồng cầu, bạch cầu, để làm vật chống đỡ cơ thể...
Nước trong trái cây rất nhiều, tươi mát mà lại là loại nước tinh khiết, không nhiễm trùng hay vẩn đục. Nước từ lòng đất, được cây hút lên, chế biến, đặt vào trái để ta dùng mà không cần mất công đun nấu, gạn lọc. Dùng nước này ta không còn sợ bị các bệnh như tiêu chẩy, khó chịu bao tử, không sợ bị những ô nhiễm của bụi đất hay hóa chất trong không gian.

  2- Chất đạm.

Chất đạm cần thiết cho sự cấu tạo các loại tế bào, chế tạo kích thích tố trong cơ thể.
Thường thường khi nói tới chất đạm là ta nghĩ ngay tới một miếng bít-tết, một đùi gà quay... vì đây là nguồn cung cấp chính. Nhưng loại chất đạm này có nhiều mỡ béo mà gần đây con người đã lạm dụng và phụ thuộc nó, nên gây ra nhiều bệnh hoạn.
Rau trái cũng có một nguồn chất đạm đáng kể, tất nhiên là ít hơn thịt cá, nhưng dễ tiêu và không có cholesterol. Ta hãy nhìn vào các vị tu hành, không ăn thịt động vật, chỉ ăn rau trái, mà cũng đủ chất đạm cho cơ thể, sức khỏe vẫn tốt, thần sắc hồng hào, tinh thần minh mẫn, phục vụ đạo giáo và tín đồ không mỏi mệt.
Đạm trong trái cây có đủ tám loại amino acid cần thiết mà cơ thể không tự tạo ra được và phải do thực phẩm cung cấp.
 Những trái hột như đậu phọng, hột hạnh nhân, quả óc chó ( walnut ), trái bơ... có rất nhiều đạm.
Một ưu điểm khác của chất đạm từ thực vật là chúng được tiêu hóa dễ dàng. Ăn một miếng thịt cần 8 giờ để chuyển hóa, trong khi đó ăn một hỗn hợp trái cây chỉ cần nửa giờ là cơ thể đã có đầy đủ số lượng chất đạm này.

 3- Chất carbohydrat.

 Carbohydrat cung cấp năng lượng cho chức năng của cơ thể dưới hình thức các loại đường hoặc tinh bột.

Trái cây có loại đường đơn thiên nhiên fructose, sẵn sàng được hấp thụ và có khả năng cung cấp năng lượng mà cơ thể cần ngay. Đường này dễ tiêu, nhập vào máu từ từ nên không gây xáo trộn cho mức độ insulin do tụy tạng tiết ra.

4- Chất béo.

Khi ăn nhiều chất béo thì không tốt, nhưng cơ thể cần một lượng tối thiểu để duy trì sự tăng trưởng của tế bào, tích trữ năng lượng, cấu tạo thành phần của hệ thần kinh, sản xuất kích thích tố. Trái cây như chuối, bơ, oliu, đào lộn hột ... có một ít chất béo và hầu như không có cholesterol.

5- Khoáng chất và sinh tố-

Cơ thể cần một lượng rất nhỏ khoáng chất và sinh tố để điều hòa mọi chức năng cũng như để tăng trưởng, sinh sản. Trái cây có đầy đủ những chất này dưới dạng hoàn toàn tự nhiên, không pha lẫn hóa chất, dễ tiêu và vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên trái cây thường không có hoặc có rất ít sinh tố B12.

Lựa và cất giữ trái cây
Trái cây là sản phẩm mà thiên nhiên cung cấp, sẵn sàng để con người sử dụng mà không cần nhiều thời gian biến chế, sửa soạn.

Để trái cây thêm ngon, cần có sự lựa chọn kỹ càng, cất giữ đúng cách, rồi ăn đúng lúc.

Khi bầy bán trên thị trường, người ta thường phun hóa chất lên trái cây để giữ trái lâu hư cũng như để trái cây có vẻ tươi, đẹp, hấp dẫn. Vì thế, cần rửa sạch hoặc gọt vỏ trước khi ăn.

a- Trái cây tươi.

Mùa nào trái đó. Mua đúng mùa đúng lúc thì trái cây ngon hơn và rẻ hơn.
Lựa trái cây không khó khăn nếu ta để ý một chút. Điều cần nhớ là không mua vì giá rẻ nhưng mua vì  dùng  được hoặc để dành được. Nếu không có nhu cầu trang trí, chưng bầy cho đẹp mắt thì bề ngoài của trái hơi có tì vết một chút cũng không ảnh hưởng tới phẩm chất của trái.
Cũng nên nhớ rằng, hầu hết trái cây được xịt một lớp hóa chất để tăng mầu tươi, tạo vẻ ngoài đẹp hơn, nên nhiều khi “thấy vậy mà không phải vậy”.
Khi mua về, trái chín cần được giữ trong tủ lạnh để tránh mau hư. Trước hết, lựa riêng trái hư, trái chưa chín hẳn. Không nên làm trái mau chín bằng cách phơi nắng vì các tia tử ngoại, hồng ngoại có thể làm phân hủy vài loại sinh tố.
Rửa và lau khô những trái cây có vỏ cứng và trơn tru. Trái có vỏ mỏng như nho, quả anh đào (cherry), các loại trái nhỏ mọng nước (berry) như phúc bồn tử (rasberry), ô rô (holly berry), trái mâm xôi đen (black berry)...thì không cần rửa khi cất giữ vì nước đọng làm trái mau hư, nhưng đừng quên rửa trước khi ăn.
Đừng vặt bỏ cuống hoặc chóp của trái, tránh làm tổn thương tới tế bào của trái.
Tủ lạnh cần giữ ở nhiệt độ từ 15ºC tới 21ºC, không ẩm. Tốt hơn hết là giữ trái trong hộp kín để không khí không làm khô trái, nhưng nếu đựng trong túi nylon thì lại nên chọc thủng vài lỗ nhỏ để thoát hơi và độ ẩm. Giữ kỹ như vậy, trái có thể để dành được khá lâu.

 b. Trái cây đóng hộp.

Với trái cây đóng hộp, cần coi kỹ nhãn hiệu có ghi rõ ràng tên trái cây, số lượng, tên và  địa chỉ nhà sản xuất, nhất là hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua sản phẩm quá hạn dù giá rẻ.

Tránh những hộp bị rò rỉ, không khí vào làm hộp phồng lên. Hộp móp vào  không sao, trừ phi  vết lõm làm rách hộp và để không khí lọt vào.

Trái cây hộp thường được bảo quản  bằng nước đường cho khỏi hư và đường càng ngọt thì giá càng cao nhưng thời gian bảo quản lâu hơn. Đôi khi trái cây được giữ gìn với  nước thường hoặc nước ép trái cây.

Trái cây hộp có thể giữ trong phòng ở nhiệt độ không quá 25 º C, thoáng khí, không ẩm và có thể để dành cả năm mà phẩm chất vẫn tốt, miễn là hộp không rò rỉ và không quá hạn sử dụng do nhà sản xuất ghi trên hộp.

c-Trái cây đông lạnh.

 Trái cây này cũng rất ngon.

Khi mua lựa thứ đông cứng nguyên cục, chứ nếu chảy nước hoặc hơi mềm là bắt đầu rã đá và hư. Mang về, nếu chưa ăn, cần bỏ vào tủ đông lạnh với nhiệt độ bằng hoặc dưới độ đông lạnh. Giữ như vậy trái vẫn còn tốt tới một năm.

đ- Trái cây khô

Trái khô cần được bán trong túi sạch sẽ và bọc kín. Trái phải mềm dẻo nhưng chắc, mầu tươi sáng, không lốm đốm mốc meo. Trái khô có thể giữ ngoài tủ lạnh, với nhiệt độ trong nhà dưới 75ºC trong vòng nửa năm. Nếu trời nóng quá và ẩm quá thì nên để trái cây khô trong tủ lạnh, nhất là sau khi đã mở ăn dở dang, để tránh nấm mọc.

e- Nướng trái cây.

Khi nướng, trái cây có thể là món ăn phụ thay thế cho thịt. Nướng không mất nhiều thì giờ, nhưng cần được ăn ngay.

Trái được gọt vỏ, cắt đôi, xếp úp lên vỉ hoặc chảo, quết bơ và nước trái chanh lên mặt, nướng độ mươi phút cho tới khi mặt trái hơi nâu. Giở sang mặt kia rồi cũng quết bơ, nước chanh thêm chút đường, quế bột, nướng thêm vài phút cho tới khi nâu vàng.

Trên đây là một số kiến thức chung về trái cây. Trong các trang kế tiếp, xin cùng quý độc giả tìm hiểu một số trái cây thường ăn  mà Mẹ Thiên Nhiên đã cung cấp cho chúng ta.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.


Oct 1, 2017 - Chúa nhật 26 thường niên năm A

 Oct 1, 2017 - Chúa  nhật  26  thường  niên  năm  A
Thiên  Chúa  là  Đấng  của  hôm  nay



https://youtu.be/IoQILyKk1cE

Các Bạn thân mến,
Chúng ta cùng tha thiết sám hối hát theo ca đoàn: "Lạy Chuá! Xin hãy nhớ lòng thương xót cuả Ngài..." nhé!

Các bài đọc chúa nhật tuần này mời gọi chúng ta khám phá cuộc sống của mình, xem hài lòng hay bất mãn về mối tương giao hiện tại giữa mình và Đức Giêsu.  Có ao ước thân tình sâu sắc hơn với Ngài không? Có muốn yêu thương gia đình anh em, láng giềng chúng ta giống như Đức Giêsu truyền dạy yêu thương họ không?
Đó là bước đầu để chúng ta có thể bất mãn tận căn với nếp sống hiện tại của minh. Hầu nhóm tia lửa, làm thành ngọn lửa thúc giục chúng ta làm một điều gì đó cho cuộc đời mình.
Cuối cùng là thực hiện việc làm đầu tiên quan trọng là hướng về một cuộc sống mới, cầu nguyện, cảm nghiệm...
Trong cuộc sống thuộc linh, chúng ta thường phải chiến đấu để từ Kitô hữu bình thường trở thành Kitô hữu tốt; rồi cố gắng từ Kitô hữu tốt trở thành Kitô hữu xuất sắc. Cuối cùng, từ Kitô hữu xuất sắc trở thành Kitô hữu gương mẫu.
Vi sự hối cải là một tiến trình, một cuộc du hành đang tiếp diễn và chỉ chấm dứt khi nào chúng ta chết.
Tin Mừng chúa nhật tuần này là một bài học thiết thực cho những kẻ thích nói mà ngại làm, những kẻ chỉ muốn đẹp lòng mọi người bằng những lời hứa xuông, những lời ngọt bùi có cánh, những lời nói theo chiều hướng:" lời nói không mất tiền mua!" Và cũng là bài học cho những ai coi thường:" Mật ngọt chết ruồi" cùng coi thường những người thấp kém hơn mình.
Khi dến trần gian, Đức Giesu thường cảnh tỉnh nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời ấy, những người vốn tự hào về công nghiệp của mình. Khi kể câu chuyện về hai người con, lúc cha họ kêu gọi di làm vườn nho cho ông, Đức Giesu đã làm nổi rõ cái giây phút hiện tại của họ.
Người con cả sở dĩ được chấp nhận dù trước đó không vâng lời Cha nhưng giờ này anh hối hận vâng theo. Trái lại, người con thứ, trước đã mau mắn đáp vâng lời cha mà giờ này lại không làm theo ý cha thì cũng bằng không.
 Ý nghĩa của đọan Tin Mừng thật rõ ràng: thời đó, những nhà lãnh đạo Do Thái thường nói là họ vâng lời Thiên Chúa, nhưng rồi họ không làm theo lời Ngài. Còn những kẻ thu thuế và kẻ mại dâm là những người bị cho là đi con đường riêng của họ, nhưng rồi họ lại đi vào con đường của Thiên Chúa.
Cũng là bài học cho cả nhân loại mọi thời, bởi ở đâu cũng có nhiều người mà lời nói của họ không đi đôi với việc làm.
Dụ ngôn không khen ngợi hạng người nào, vì cả hai người con, không có người nào đem lại niềm vui trọn vẹn cho cha mình. Dụ ngôn chỉ đưa ra hai bức tranh về hai hạng người bất toàn, trong đó có hạng tốt hơn.
Vì đứa con lý tưởng là đứa con chấp nhận mệnh lệnh của cha mình với thái độ vâng phục và kính trọng trọn vẹn không thắc mắc. Tuy nhiên trong câu truyện này vẫn có nhiều chân lý vượt ra ngoài tình trạng bình thường. Đặc biệt Đức Giêsu cảnh cáo thái độ giả hình của bọn đầu mục Do Thái, cùng những ai giống như thế, và kêu gọi họ hoán cải để được cứu độ.

 1.    Người con thứ nhất:
-  Chỉ các người thu thuế và gái điếm, hạng người bị xã hội Do Thái khinh dể, vì có đời sống tội lỗi công khai, gây gương xấu cho kẻ khác.
-  Rộng ra là những người sống trái với thánh ý Thiên Chúa. Họ đã từ chối không tuân giữ luật pháp của Ngài. Sau đó nhận ra lỗi lầm, hối hận và hoán cải, tin theo lời rao giảng của Đức Giêsu mà sám hối để làm theo ý muốn của Thiên Chúa.
-   Đây là hạng người làm nhiều hơn nói. Số lượng có thể ít, nhưng chúng ta cũng có thể gặp họ ở mọi nơi, mọi lúc.
-    Họ đại biểu cho lương dân, những người biết gía trị thật của con người không ở  những lời tốt đẹp người đó nói ra, mà do hành động của họ.
 -   Họ có thể làm điều tốt nhưng thiếu vui vẻ hòa nhã, thiếu thiện chí sốt sắng nên hỏng việc.
 -   Đôi khi họ tự ty mặc cảm sai lầm rồi nản lòng, ở lì trong tội lỗi của họ.
 -   Họ còn có thể cho mình là kẻ duy vật, cứng đầu...nhưng người ta thấy họ làm những việc tốt lành, tử tế một cách kín đáo, như thể không muốn cho ai biết về những việc tốt đẹp ấy.
  -   Chúng ta cũng gặp nhiều kẻ nói không quan tâm đến nhà thờ, đến tôn giáo, đến giữ luật lệ nhưng lại sống một đời sống có Chúa hơn nhiều Kito hữu phô trương bên ngoài.
  -   Vì thế câu truyện này cũng dạy chúng ta rằng con người dễ có thể làm hỏng những điều tốt vì cách người ấy làm.
 -   Dù hạng người thứ nhất được ưa chuộng hơn, nhưng thật ra họ cũng không phải là người hoàn hảo. Vì người tốt nhất là người nói và làm đi đôi với nhau.
 -   Thiên Chúa mong sự thay đổi tốt đẹp nơi chúng ta, nên Ngài đã cho nhiều cơ hội để chúng ta tự hoàn chỉnh đời sống của mình.
 -   Vì thế chúng ta cũng nên cho chính mình và anh em nhiều cơ hội sửa đổi sai trái, để hoàn thiện như Thiên Chúa muốn.

2. Người con thứ hai:
 -    Là hạng người tự hào mình công chính, đạo đức, ám chỉ các đầu mục của dân Do Thái là các thượng tế và kỳ mục.
 -   Họ có thể như những đứa con hiếu thảo, sẵn sàng vâng theo lời cha dạy.
-         Nhưng mới chỉ vâng lời cha bằng mặt chứ chưa bằng lòng, nên sau đó đã không làm theo ý muốn của cha.
-         Đây là thái độ“nói mà không làm”,thái độ đạo đức giả của các thượng tế và kỳ lão. Họ giữ luật Môsê từng chi tiết nhưng lại không tin Đấng được Thiên Chúa sai đến là Đức Giêsu.
  -    Họ cũng là loại người nói nhiều hơn làm, thường hứa hẹn đủ điều nhưng rồi chẳng làm gì cả. Và ở đâu cũng có rất nhiều hạng người này.
  -    Đại biểu cho dân Do Thái và những người tự mãn, không cố gắng sống tốt hơn.
 -    Như đứa con thứ hai tỏ ra lịch thiệp bên ngoài và mau mắn nói vâng lời cha, tuy nhiên đó chỉ là vâng lời xuông, ngoài môi miệng.
  -    Cần biết rằng lời hứa không tạo uy t­ín, không thể thay thế được việc làm, dù lời nói tốt cũng không thể thay thế cho những nghĩa cử.
  -    Nhiều lần chúng ta cũng đi theo lối này, không đi theo đường công chính, mà mải mê theo đường thế gian, đường đam mê tội lỗi.
  -    Miệng nói kính thờ yêu mến Thiên Chúa, nhưng lại luôn từ chối không làm theo thánh ý Ngài.
-     Nói yêu thương thông cảm với anh em nhưng không thật lòng chia sẻ những gì mình có.

 3. Những lưu ý:
-         Trong thực tế đời sống, có khi cả hai thái độ của hai người con này lẫn lộn trong cư xử của chúng ta, bởi khi nghe lời Chúa, không ai có thái độ chống đối, mà có ý ngay lành, vui vẻ đón nhận, còn thực hành hay không thì thuộc sự cố gắng sống đạo chân thành của mỗi cá nhân. 
-         Nhưng đời sống giữ đạo của Kitô hữu lại chỉ quan trọng ở điểm thực hành, sự vâng phục một cách lễ phép mau lẹ vui vẻ, chứ không ở sự hứa hẹn.
 -   Thiên Chúa quan tâm tới gía trị đích thật, không chấp nhặt qúa khứ, không chú trọng lời nói, mà chú ý tới việc làm, là con đường mở rộng cho tương lai, khuyến khích cả người tốt lẫn kẻ xấu ngày càng hướng đến điều tốt hơn.
-   Bởi gía trị thật của đời người không nằm ở qúa khứ đạo đức hay tội lỗi của người ấy, mà ở hiện tại người đó có quyết tâm sống tốt lành hay không.
-  Thực tế những gì hôm qua thì đã qua, chuyện ngày mai thì chưa tới, còn việc hôm nay thì đang ở trong tầm tay.
 -    Nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình thuộc hạng công chính, rồi mê man với ảo tưởng đạo hạnh về mình.
  -    Cũng không phải vì mình thuộc hạng thu thuế, đĩ điếm để rồi đương nhiên được ưu ái, mà buông xuôi.
  -   Con người có thể thay đổi, nên cả hai người con trong dụ ngôn đều có thể là bài học cho chúng ta.
  -    Con người lại không phải là một món đồ được sản xuất hàng loạt, mà là một tác phẩm đang được thực hiện từng bước tiến tới sự tuyệt diệu.
-         Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng cái hôm nay mới là cái mang tính quyết định. Chính vì thế nhiều lúc chúng ta cần phải có thái độ theo một cách nào đó với những gì đã qua và với những gì chưa tới.
-          Đừng quá bám víu vào sự đã qua cho dù đó là những thành quả lẫy lừng, những chiến công hiển hách hay những thất bại ê chề, những lỗi lầm tủi nhục.
-         Nếu quá khứ là những màu hồng thì đáng trân trọng, nhưng hãy coi chừng chuyện thường tình của kiếp người là rất dễ ngủ quên trên chiến thắng và nhất là hãy đề phòng cám dỗ tự kiêu, tự mãn, một cám dỗ thường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-          Lỗi lầm nào cũng để lại vết thương đau. Nhưng đừng để bị ám ảnh bởi những sai lầm, hay thất bại của quá khứ mà nản chí, buông xuôi. Cần biết tích lũy những vết thương đau thành chuỗi kinh nghiệm làm nền tảng cho những thành quả hôm nay.
-          Đừng quá ảo vọng vào những gì chưa đến. Tương lai thường chất chứa những sự tốt đẹp, vì đó là ước mơ, là hoài bảo của con người. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước cám dỗ xa rời thực tế.
-         Người có lương tri bình thường thì không vô tâm, bạc tình khi sống quay lưng với cội nguồn lịch sử và cũng ít có ai sống mà không hướng tới tương lai.
-         Thiên Chúa là Đấng của hôm nay: vì hiện tại quan trọng nhất, là cái có tính quyết định.
-         Trước đây, sống công chính mà bây giờ làm điều gian ác thì phải chết. Người tội lỗi xưa làm nhiều sự gian ác mà bây giờ bỏ điều dữ, làm điều chính trực công minh thì sẽ được sống.
-         Sống mà không có ngày mai là một cuộc sống thiếu định hướng, thiếu tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên cái của ngày mai phải được đặt nền tảng vững vàng trên cái của hôm nay.
-          Đừng để sang ngày mai, những gì tốt đẹp và phải đạo có thể làm trong ngày hôm nay, vì xét về mặt tiêu cực, dưới nhãn quan đức công bằng thì nếu giam tiền công nhật của người làm công đến hôm sau là đã phạm lỗi bất công. Còn trên bình diện đức ái thì nếu bỏ qua một việc tốt, một việc lành trong khả năng và hoàn cảnh của hôm nay thì đã phạm một điều tồi tệ, đó là tội thiếu sót.
-          Lúc sinh thời, mỗi khi gặp những người bệnh tật, dù đó là ngày lễ nghỉ và theo luật Do Thái giáo bấy giờ thì không được phép, nhưng Đức Giêsu vẫn ra tay thi ân giáng phúc, bất chấp nhiều luật sĩ và biệt phái giận dữ chống đối và thậm chí còn tìm cách giết Người.
-          Phải làm ngay hôm nay, lúc này, ở đây những điều chính đáng và phải đạo trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Bởi nhiều lúc, chính khi không làm điều thiện là làm điều ác, không cứu sống là giết chết, không bênh vực công lý là toa rập với sự gian dối, bất công…
-          Những kẻ tự cao là những người luôn nhớ và muốn kẻ khác nhớ mình đã làm  sự gì đó.
-         Những người tự ti là những người không thể quên và nghĩ rằng người ta không thể quên mình đã lầm lỡ một sự gì đó.
-         Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó mà không bao giờ làm.
-         Những người hèn nhát là những người luôn khát khao một sự gì đó mà không dám làm.
-         Còn những người công chính là những người bắt tay làm ngay những sự phải làm, đáng làm, nên làm, hôm nay, lúc này.

 Lạy Chúa, đã nhiều lần chúng con nói, quyết định, lên kế hoạch về công kia việc nọ, đặc biệt về tự sửa lỗi lầm để quay lại với Chúa, nhưng rồi chúng con lại không làm!
Xin Chúa tha thứ và ban ơn để chúng con không bao giờ bỏ qua một công việc hay trì hoãn một quyết định tốt nào sang ngày mai, khi chúng con có thể hoàn thành ngày hôm nay.
 Cùng xin giúp chúng con sống xứng đáng người con ngoan, để bất cứ khi nào Chúa kêu gọi, chúng con cũng sẵn sàng vâng lời và thực hiện trọn vẹn ý Ngài muốn. Vì Đức Giesu Kito Chuá chúng con. Amen.
 Than men,
duyenky

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Uống một tách cafe ...



Uống  một  tách  cafe  và  đây  chính  xác  là  những  gì  sẽ  xảy  ra  với  cơ  thể  bạn


Uống cafe là tốt hay xấu? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài này.

Với nhiều người trong chúng ta, cafe không chỉ là một đồ uống. Nó là thứ không thể thiếu để khởi động một ngày mới.
Đây cũng không phải là một điều xấu, khi đã có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh uống cafe đen đem lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, thậm chí còn làm giảm nguy cơ ung thư đường ruột.

Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 1.
Sau khi uống một tách cafe, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn. Nhưng cụ thể bên trong thì đã xảy ra những gì với cơ thể bạn?

10 phút đầu tiên

Thành phần của cafe chủ yếu là caffeine. Trong vòng 10 phút, caffeine bắt đầu tiến vào mạch máu của bạn. Nhịp tim và huyết áp tăng dần.

Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 2.

Sau 20 phút

Bạn bắt đầu cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn. Việc đưa ra các quyết định và xử lý vấn đề cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó là những tác dụng của caffeine.
Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi có thể giảm bớt, do caffeine tác động đến các thụ thể sản sinh adenosine (một loại hóa chất làm thư giãn, giảm đau) trong não bộ.
Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 3.

Sau 30 phút

Cơ thể bắt đầu tiết Adrenaline – hormone có tác dụng thúc đẩy khả năng cực đại của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy khả năng quan sát rõ hơn, do con ngươi lúc này nở ra một chút.
Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 4.

Sau 40 phút

Serotonin (hormone hạnh phúc) gia tăng. Nó sẽ cải thiện chức năng thần kinh vận động trong não, qua đó giúp cơ bắp hoạt động mạnh hơn.
Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 5.

Sau 4h

Cafe tác động đến tốc độ giải phóng năng lượng trong tế bào. Vào lúc này, cơ thể bạn bắt đầu đốt chất béo, kể cả khi bạn chẳng vận động.
Tuy nhiên, caffeine có thể kích thích acid dạ dày hoạt động mạnh, nên nếu có ý định giảm cân mà chỉ uống mỗi cafe thì quên hẳn đi.
Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 6.

Sau 6h

Caffeine là một chất khá… lợi tiểu, nên đây có thể là lúc bạn muốn đi WC. Trong nước tiểu sẽ có chứa một số khoáng chất và vitamin cần thiết, dễ gây rối loạn hệ trao đổi chất, nhưng hoàn toàn có thể bổ sung lại trong bữa ăn.
Uống một tách cafe và đây chính xác là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn - Ảnh 7.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

TAM VỊ TỔNG LÃNH THIÊN THẦN


TAM  VỊ  TỔNG  LÃNH  THIÊN  THẦN

(Wednesday, September 27, 2017)











Ngày 29-9 là lễ Tam Vị Tổng Lãnh Thiên Thần (TLTT). Tên các TLTT đều có tiếp vĩ ngữ “el”: Michael (Việt ngữ là Micael), Raphael, Gabriel. “El” nghĩa là “trong Thiên Chúa” còn Angel là Thiên thần. Tổng lãnh Thiên thần có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi.
Trong các Tổng lãnh Thiên thần có 3 vị “nổi tiếng” là Micael, Raphael, và Gabriel được mô tả trong Kinh thánh. Có thể nhiều người chưa biết rằng TLTT Micael còn được gọi là Beshter, Mika'il và Sabbathiel; TLTT Raphael còn được gọi là Labbiel; TLTT Gabriel còn được gọi là Abruel, Jibril, Jiburili và Serafili. Thế kỷ VIII, Kitô giáo đã biết tôn sùng các Thiên thần.


1. MICHAEL



















(chúng ta quen gọi là Micae) nghĩa là “Người Giống Thiên Chúa” hoặc “Giống Như Thiên Chúa”.
Micael là Thiên thần đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, là vị trưởng trong các TLTT, có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích, về sức mạnh, sự thật và chính trực. TLTT Micael bảo vệ chúng ta về thể lý, tâm lý và tình cảm. Ngài cũng giám sát mục đích sống của chúng ta. Chức năng chính của ngài là loại bỏ những điều xấu. TLTT Micael cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Satan và những điều tiêu cực.
Khi có ngài ở bên, bạn có thể thấy lấp lánh ánh sáng xanh hoặc đỏ. Hãy cầu xin TLTT Micael nếu bạn thấy mình bị tấn công về tâm lý hoặc thiếu can đảm giữ lời hứa, thiếu động lực, thiếu lòng tin, thiếu can đảm, mất phương hướng, thiếu nghị lực, thiếu sức sống, thiếu tự tin, và cảm thấy bất xứng. TLTT Micael giúp chúng ta nhận biết mục đích sống và giúp bảo vệ.
Micael đã chiến thắng Satan (thiên thần sa ngã Luxiphe) ở trong Vườn Địa Đàng, dạy cho Adam cách gieo trồng và chăm sóc gia đình, nói với Môsê trên Núi Sinai, và năm 1950 ngài được tôn vinh là Thánh Micael, “bổn mạng của cảnh sát”, vì ngài giúp can đảm và anh dũng. Ngài cũng có “bí quyết lạ” về sửa các thiết bị điện và máy móc, kể cả máy tính và xe cộ. Nếu xe bị hư, hãy cầu xin TLTT Micael!
Ngài giúp chúng ta hành động theo sự thật mà không thỏa hiệp với tính lim chính và giúp chúng ta tìm ra bản chất và vẫn là chính mình. Ngài hay giúp đỡ nên khi gặp khó khăn trong công việc, khi bị chứng nghiện nào đó, khi bị bệnh, khi đau khổ, hoặc gặp ác mộng, hãy cầu xin TLTT Micael!



2. RAPHAEL




nghĩa là “Sức Mạnh Chữa Lành của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa Chữa Lành”.
Chữ Rapha trong tiếng Do Thái nghĩa là “bác sĩ” hoặc “người chữa lành”. TLTT Raphael giúp chúng ta mau lành bệnh về thể lý và tinh thần nếu chúng ta cầu xin ngài. Kinh thánh kể chuyện ông Abraham khỏi đau sau khi ông chịu phép cắt bì. Bạn cũng có thể cầu xin TLTT Raphael thay cho người khác.
TLTT Raphael là người dễ gần gũi và vui vẻ nhất trong các Thiên thần. Ngài thường được vẽ là người vui vẻ nói chuyện với người khác. Ngài rất ngọt ngào, yêu thương, tử tế và hiền từ, khi bạn thấy những tia sáng xanh là ngài đang ở gần bạn.
Ngài thường hoạt động với TLTT Micael để trừ các thực thể xấu và luôn “hộ tống” mọi người ở khắp nơi.
Là người chữa lành, TLTT Raphael là “bổn mạng của các du khách” vì ngài đã giúp ông Tôbia trong các hành trình. Hãy cầu xin TLTT Raphael khi bạn đi du lịch hoặc đi đây đi đó để được bình an trong chuyến đi. Ngoài ra, ngài còn giúp việc chuyên chở, cư trú và đồ đạc an toàn. Ngài cũng nâng đỡ các chuyến hành trình tâm linh, giúp tìm kiếm chân lý và hướng dẫn.
TLTT Raphael dạy ông Tôbia cách làm hương liệu và dầu thơm bằng cá và đã chữa khỏi mù cho người cha của ông Tôbia. Ngài được cầu xin giúp các y bác sĩ, các thầy thuốc, các nhà trị liệu và các bác sĩ phẫu thuật. Hãy cầu xin ngài nếu bạn là sinh viên trường y hoặc đang học chữa bệnh và xin ngài giúp bạn học tập tốt. Ngài không chỉ giúp chữa lành về thể lý và tâm lý, mà ngài còn chữa lành các vết thương lòng từ quá khứ.
Trong các lĩnh vực khác, TLTT Raphael còn giúp tìm lại những thứ bị thất lạc, giúp cai nghiện, giúp sáng suốt, tạo tình đoàn kết. Hãy cầu xin TLTT Raphael!

3. GABRIEL



















nghĩa là “Sức Mạnh của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa là Sức Mạnh của Tôi”.
Chỉ có TLTT Gabriel được mô tả là nữ giới trong nghệ thuật và văn chương, ngài là “sứ giả” và là một trong các TLTT có tên trong truyền thống Do Thái, được coi là một trong hai Thiên thần cao cấp theo truyền thuyết Do Thái giáo và Hồi giáo. Ngoài TLTT Micael, TLTT Gabriel là Thiên thần duy nhất được nhắc đến trong Cựu ước. Ngài là TLTT quyền thế và mạnh mẽ, những ai kêu cầu ngài sẽ cảm thấy muốn hành động và sẽ có kết quả tốt.
TLTT Gabriel là người đã truyền sứ điệp cho Thánh Êlidabét và Đức Mẹ Maria về việc thụ thai và sinh con, là Thánh Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu thành Nadarét. Nếu bạn sắp lập gia đình, hãy cầu xin TLTT Gabriel giúp bạn trong việc thụ thai, sinh sản và dạy dỗ con cái.
TLTT Gabriel có thể giúp chúng ta về nghệ thuật và giao tiếp. Ngài sẽ hành động như một huấn luyện viên, gợi cảm hứng và kích thích các nghệ sĩ, các nhà báo và những người làm việc về truyền thông, ngài giúp hành động một cách can đảm và mau mắn.
Ngài cũng giúp chúng ta nhận biết ơn gọi đích thực của mình. Hãy cầu xin ngài hướng dẫn nếu bạn đi không đúng đường tâm linh, nếu bạn muốn hiểu cuộc sống và mục đích sống. Nếu bạn dự định chuyển nhà, mua bán công to việc lớn hoặc muốn đổi nghề, hãy cầu xin TLTT Gabriel!
Cũng hãy cầu xin ngài nếu cơ thể bạn bị ngộ độc hoặc đầu óc nghĩ về những chuyện xấu, ngài sẽ giúp bạn thanh tẩy hồn xác. Các phụ nữ bị hãm hiếp hoặc bị quấy rối tình dục, rồi cảm thấy mình ô uế, bị dằn vặt, hãy cầu xin TLTT Gabriel!

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ AngelFocus.com)