Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

May 1, 2022 - Chúa nhật III Phục Sinh năm C

 May 1,  2022 - Chúa  nhật  III  Phục  Sinh  năm C

Dù  bất  xứng,  Chúa  cũng  không  bỏ  chúng  ta.



  Các Bạn thân mến,                           
Chúa nhật tuần này, đoạn Tin Mừng như nhắc nhở chúng ta hãy tiếp tục tin cậy Chúa Phục Sinh, Đấng đã quan tâm cứu rỗi nhân loại, và còn muốn gìn giữ chăm sóc mọi người, nên Ngài đã truyền tới ba lần cho Thánh Phero thay mặt Ngài chăm sóc dẫn dắt các con chiên của Ngài, và còn hứa bảo vệ Giáo Hội đến muôn đời, để không thế lực nào có thể làm lung lay... Thực tế Phero cùng các vị kế tiếp đã nuôi dưỡng, bảo vệ được Giáo Hội, đàn chiên vững mạnh hơn hai ngàn năm nay.
Đây là nội dung Tin Mừng của thánh Gioan nói về lần hiện ra thứ ba sau sự Phục Sinh của Đức Kito:
 1. Thủ lãnh của Giáo Hội:
-    Đức Giesu hỏi ông Simon Phero:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?"
-   "Thưa Thầy có, Thầy biết còn yêu mến Thầy."
-   "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy."
-   Người lại hỏi:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?"
-   "Thư Thầy có, Thầy biết còn yêu mến Thầy."
-  "Hãy chăn dắt chiên của Thầy."
-   Người hỏi lần thứ ba:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?"
-   Ông Phero buồn vì Người hỏi tới ba lần, nhưng ông vẫn thành thật kiên nhẫn đáp:"Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy." 
-   Đức Giesu đáp:"Hãy chăm sóc chiên của Thầy."
-   Đó là mẩu đối thoại như cuộc phỏng vấn, nhưng lại chỉ với một nội dung, một câu hỏi được đổi đi đổi lại, và cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất được lâp đi lập lại, giữa Chúa Phục Sinh và ông Phero.
-   Có nhà chú giải Kinh thánh cho rằng vì ông Phero chối Chúa ba lần, nên giờ muốn trao trách nhiệm, Chúa cũng hỏi ông Phero ba lần cho chắc ăn!
-   Ba lần chối Chúa thì ba lần Ngài cho ông cơ hội để công khai tuyên bố lên lời yêu thương, để tuyên xưng niềm tin của ông vào Ngài.
-   Hiển nhiên giải thích gì thì mẩu đối thoại đó cũng cho chúng ta thấy rằng chắc chắn ông Phero rất “quê”, rất gượng ngùng và buồn khổ vô cùng, bởi lời chối Thầy của ông còn sờ sờ ra đấy, đã ai quên đâu!? 
-   Thế mà ông Phero vẫn trung thành với lòng mình, can đảm xác nhận tình yêu của mình đối với Chúa và còn xác quyết sự hiểu biết sâu kín của Đức Kito nữa.
-   Đúng vậy, Chúa biết rõ lòng ông Phero nên đã trao mệnh lệnh của Ngài:"Hãy chăm sóc chiên con của Thầy - hãy chăn dắt chiên của Thầy - hãy chăm sóc chiên của Thầy", mặc dù đã có lần ông chối Chúa và nhiều lần sai phạm khác.
-   Phero được uỷ nhiệm chăm sóc, cưu mang đem con người về với Chúa, hướng dẫn kẻ tin trong con đường chân lý, chăn giữ họ bằng sự săn sóc ân cần, nuôi họ bằng Lời Chúa.
-   Qua việc uỷ nhiệm cho Phero cũng như cho các vị kế tiếp, chúng ta còn thấy điều cốt lõi là hình thức phục vụ không quan trọng bằng động lực thúc đẩy phục vụ: đó là tình yêu tuyệt đối đối với Đức Kito.
-   Phero đã xứng đáng với chức vụ thủ lãnh đòan môn đệ, thủ lãnh Giáo Hội, chăm sóc đàn chiên Chúa trao, mạnh dạn làm chứng về Chúa Phục Sinh cho đến khi ông cũng bị đóng đinh trên thập giá, và chết vì Ngài.
-   Ai cũng biết Phero là người tự tin, bộc trực, nóng nẩy, nên hay vấp ngã. Nhưng Chúa lại chọn con người đầy khuyết điểm ấy làm thủ lãnh Giáo hội, chăm sóc và phục vụ anh em, làm đá tảng vững chắc.
-   Sau khi Phero chối Thầy, lẽ ra Chúa loại bỏ ông, vì tội hèn nhát, phản bội, nhưng Ngài đã không làm như thế, không nhắc lại lỗi lầm, mà còn tin tưởng, cất nhắc ông lên làm thủ lãnh. Bởi Ngài hiểu rõ tấm lòng ông, sai trái của ông chỉ là hậu quả của tính yếu đuối chứ không phải tính xấu xa, tính toán, mưu phần.
-   Chứng tỏ Chúa thấu suốt tấm lòng mọi người, đây là niềm an ủi và cho chúng ta sự cậy trông bền vững nơi Ngài, chẳng để ai bị oan uổng bao giờ.
-   Phero đã học được nhiều bài học quí giá, đặc biệt là dù ông đã có nhiều lỗi lầm, nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình thương của Ngài đã mang ông trở về với cuộc sống.
-   Thật vậy, được yêu thương trong cái tốt của mình là đương nhiên, nhưng được yêu trong sự yếu đuối tội lỗi của mình mới là một cảm nghiệm sâu sắc tuyệt vời, bởi đó chính là ân sủng.
-   Mọi người đều có phần trong chức vụ ân phúc này là được ủy thác trách nhiệm nặng nhẹ khác nhau.
-   Chuyện của Phero còn cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ, bởi tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, yếu đuối, thiếu kiên trì, hẹp hòi.
-   Noi gương Phero, chúng ta cần xét đoán dựa trên sự cam kết sống suốt đời theo những gì mình tin tưởng, đừng xét đóan bản thân và người khác dựa trên những sa ngã nhất thời của họ.
-    Phero xứng đáng là chủ chăn, là mục tử, đã được ủy thác từ Đức Giesu. Ông đã chia sẻ quyền hành, vai trò tốt đẹp cao trọng ấy cho các vị kế nhiệm, để các vị ấy tiếp nối điều hành Giáo Hội, là một đại diện sống động của Chúa Cha giữa chúng ta từ hơn hai ngàn năm nay mà không thế lực nào có thể lay chuyển.
-    Chúng ta cũng vậy, có thể chúng ta đã chối Chúa bằng cách này cách khác, nhưng nếu chúng ta thật lòng ăn năn, nếu trong thâm tâm chúng ta còn tình yêu chân thật với Đức Kito, thì hãy mạnh dạn đứng dậy, khiêm tốn phục vụ cho chính nghĩa của Ngài.
-   Mặt khác, chúng ta hãy xin Chúa hướng dẫn và ban phúc lành cho các vị lãnh đạo của Giáo Hội, và hãy bỏ qua lỗi lầm của các vị ấy để nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, sao cho mọi người cùng hoạt động thống nhất với các chủ chăn của mình, hầu Nước Chúa được lan truyền nhanh chóng, mạnh mẽ trong thế gian này.
2. Sự hiện diện liên tục của Chúa Phục Sinh:
-   Các bài tường thuật về Chúa Phục Sinh hiện ra giúp chúng ta hiểu biết về cách hiện diện của Ngài.
-   Chúa hiện ra lúc các môn đệ đang làm công việc thường ngày, nghĩa là Ngài vẫn hiện diện bên cạnh chúng ta trong những công việc hằng ngày của cuộc sống, to lớn, sang trọng hay nho bé tầm thường...
-   Tuy nhiên có người nhận ra, có người không nhận ra Ngài.
-   Người đầu tiên nhận ra ngay Đức Giesu Phục Sinh là ông Gioan, vị tông đồ yêu mến Chúa đặc biệt và Chúa cũng yêu ông đặc biệt. Cho chúng ta hiểu rằng tình yêu mách bảo chúng ta nhiều điều quí giá.
-   Chúa hiện diện lần này với các tông đồ còn để thăm hỏi, chuẩn bị nướng cá, bánh rồi kêu gọi các môn đệ cùng ăn với Ngài. Nghĩa là Ngài hiện diện để chăm sóc sức khỏe cho chúng ta.
-   Mặc dù ông Phero chối Chúa, nhưng Ngài đã tha thứ, và tin tưởng trao nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc đàn chiên của Ngài. Rõ ràng Chúa ở bên cạnh chúng ta để giúp đỡ chứ không phải đẻ bắt lỗi chúng ta.
-   Là tin hữu môn đệ Đức Giesu, chắc chắn Ngài cần chúng ta làm chứng cho Ngài trong thế giới hôm nay, thời đại không phải đổ máu, không phải chịu nhiều gian truân bắt bớ như xưa, nhưng lại cần can đảm đương đầu với những loại khổ đau khác là đấu tranh với các loại độc hại xấu xa, các khuynh hướng tự do quá trớn, thỏa mãn những nhu cầu độc hại, thờ ơ lãnh đạm với tôn giáo, với đồng loại…
-   Như thế nói về Chúa Phục Sinh tức là nói đến niềm tin. Kinh nghiệm cho thấy có hai con đường dẫn đến niềm tin: lý luận và tình yêu.
-   Tin theo lý luận thì nhanh chóng, dễ dàng, vững chắc, vì nó có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.
-   Nhưng thực tế những nhận thức, niềm tin chúng ta có, nhiều khi không hẳn là dựa vào lý luận hiển nhiên, mà dựa vào sự tin tưởng, bởi nhiều điều khó hoặc không thể kiểm chứng, mà phải chấp nhận do người khác truyền lại, dạy lại, nói lại; và vì trân trọng, quí mến, yêu thương người đó mà chúng ta tin.
-   Đó còn là những điều không thấy được tận mắt, sờ tận tay, mà chỉ được biết qua ghi chép, qua lịch sử.
-  Tin Mừng cho chúng ta thấy cái nhìn, cái nhận biết về Chúa Phục Sinh của Toma và Gioan hoàn toàn khác nhau: Toma phải sờ, phải thấy tận mắt, còn Gioan thì chỉ thấy dấu chỉ là nhận ra ngay Chúa.
-   Quả thật, sức khám phá của tình yêu thật to lớn, tình yêu là một năng lực kỳ diệu, làm cho con người mạnh lên, thêm nghi lực, thêm kiên nhẫn chịu đựng hy sinh, thêm lạc quan; tình yêu mở mắt, mở lòng trí để nhận biết nhiều điều mà những người không có tình yêu không thể thấy.
-    Toma và Gioan đại diện cho hai nhóm người tin Đấng Phục sinh ngược nhau: Toma tin bằng lý luận, Gioan tin do tình yêu. Tin bằng lý luận có thể dễ, nhưng còn bằng tình yêu thì thật khó, bởi không có tình yêu, sẽ không nhận ra gì cả.
-   Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường, nghĩa là một mặt cần suy nghĩ, lý luận vững chắc về Thiên Chúa; mặt khác cần yêu mến Chúa nhiều hơn, bởi nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt, mở trí khôn rộng lớn để nhận biết thêm những gì mà do tình yêu mang lại cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, tươi đẹp mà không kém phần vững chắc.
-  Cho nên muốn sống đạo tốt, cần có tình yêu với Chúa và anh em, để hăng say tích cực trong bổn phận, thờ phượng, phục vụ, bác ái, rao truyền... mà không chán nản, gượng ép, nặng nề, tính toán...

 Lạy Chúa, chúng con hiểu rằng Chúa chọn Simon Phero, người chài lưới dốt nát đã chối Chúa ba lần lên làm thủ lãnh cho Giáo Hội của Ngài, để qua tảng đá khập khiễng, xấu xí ấy, mọi người nhận ra và kính trọng trước quyền năng của Ngài.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con sống theo Ngài, đặt Ngài lên trên hết mọi sự, gia đình sự nghiệp, tình yêu. Chúng con chẳng thể từ chối với lý do này nọ. Xin ban tình yêu cho chúng còn để chúng con sẵn sàng đi đến những nơi xa, bất ngờ nào mà Ngài muốn.Vì Đức Giesu Phục Sinh, Chúa chúng con. Amen

Thân mến,
M.Gorettiduyenky

Hãy để quá khứ trôi qua

 

Hãy  để  quá  khứ  trôi  qua

29 Tháng Tư 2022- Báo Mai


4 bước sau đây có thể giúp bạn quên đi những vết thương cũ và kết nối lại với cuộc sống hiện tại.

Cho dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không, nhiều người trong chúng ta vẫn đang không ngừng vật lộn với quá khứ.

Việc này có thể liên quan đến những sai lầm khiến chúng ta hối tiếc, tức giận vì điều gì đó đã xảy đến cho chúng ta, hoặc thất vọng về cách mọi thứ đã diễn ra.

Chúng ta có thể tự nhủ rằng quá khứ khiến chúng ta cảm thấy buồn, chán nản, tức giận hoặc tổn thương. Có lẽ chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về những sự kiện đã qua — chúng cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí chúng ta.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể để cho quá khứ trôi đi và thay vào đó là hiện tại với khoảnh khắc đang mở ra trước mắt? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thấy rằng việc níu kéo quá khứ là gánh nặng mà chúng ta có thể giải thoát?

Buông bỏ quá khứ là điều bạn có thể làm được, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi khuyên bạn thực hiện một phương pháp gồm bốn bước sau đây:

Bước 1: Nhìn nhận lại câu chuyện khiến bạn bị tổn thương

Bạn đang gặp đau đớn hoặc đối mặt với khó khăn: tức giận, thất vọng, hối hận, buồn bã hoặc tổn thương.

Bạn hãy để ý một chút vào nỗi đau này và hãy hiểu rằng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả những câu chuyện buồn bã vừa qua. Bạn có thể khăng khăng rằng nỗi đau này là do những câu chuyện đó gây ra, nhưng chuyện gì xảy ra thì cũng đã qua rồi. Tất cả đã kết thúc rồi. Vậy mà hiện tại, nỗi đau vẫn còn ở đây và do những suy nghĩ liên tục của bạn về tình cảnh [khó khăn] này tạo ra.

Bạn hãy ghi nhớ rằng “câu chuyện” không có nghĩa là “câu chuyện sai”, cũng không có nghĩa là “câu chuyện đúng”. Từ “câu chuyện” trong ngữ cảnh này không ngụ ý tốt hay xấu, sai hay đúng hoặc bất kỳ loại phán đoán nào khác. Đó chỉ đơn giản là một quá trình đang diễn ra bên trong đầu bạn.

Quá trình này giống như:

Bạn đang nhớ lại những gì đã xảy ra.

Bạn có quan điểm hoặc nhận định về sự kiện khiến bạn bị tổn thương.

Điều này gây ra những cảm xúc trong bạn.

Vì vậy, bạn chỉ cần chú ý vào câu chuyện mà không cần phán xét về câu chuyện đó hoặc về bản thân bạn. Có vài câu chuyện là hiển nhiên, nhưng bạn chỉ cần thấy rằng đang hiện hữu tại nơi đó. Và nhận ra điều gì đang gây ra cho bạn khó khăn, thất vọng hoặc đau đớn.

Bước 2: Đối mặt với những cảm giác đau đớn về thể chất

Tiếp theo, bạn muốn chuyển từ câu chuyện trong đầu sang cảm giác trong cơ thể, một loại cảm giác về mặt thể chất: Có thể là tức ngực, mệt mỏi với đôi mắt lõm sâu, cảm giác đau nhói, đau ở tim, cơn đau tỏa ra từ đám rối thần kinh tạng hoặc nhiều triệu chứng khác.

Hãy tập cách quay trở lại và đối mặt với cảm giác này bằng cách đẩy sự chú ý ra khỏi đầu và hướng về cơ thể. Thông thường chúng ta cố gắng tránh những cảm giác đau đớn này. Nhưng bây giờ, bạn hãy ở lại và đối mặt với chúng bằng lòng can đảm.

Hãy khám phá cảm giác này với sự tò mò: Cảm nhận xem những cảm giác diễn ra như thế nào? Xảy ra ở đâu? Có thay đổi không? Nếu điều này trở nên không thể chịu đựng được, hãy thực hiện chút một, theo cách mà bạn cảm thấy có thể kiểm soát được. Nó có thể trở nên dữ dội nếu những cảm giác thể chất xảy ra mạnh mẽ.

Hầu hết thời gian, chúng ta đều thấy rằng cảm giác này không phải là điều tồi tệ nhất, rằng chúng ta có thể chịu đựng được. Trên thực tế, đó chỉ là một chút khó chịu, không có gì để chúng ta phải lo lắng.

Hãy ở lại và nhẹ nhàng, thân thiện và chào đón nó. Hãy tận hưởng cảm giác này như thể bạn sẽ có một người bạn tốt. Bạn đang trở nên thoải mái với sự khó chịu và đó là con đường của lòng dũng cảm.

Bước 3: Trao đi tình yêu thương và buông bỏ những nỗi đau

Nhận lấy khó khăn và trao lại tình yêu thương. Đây là một thực hành Phật giáo Tây Tạng gọi là Tonglen (cho và nhận): Đón nhận cảm giác khó khăn và đổi lại bằng cảm giác nhẹ nhõm và giải thoát khỏi khó khăn đó.

Bạn có thể cảm nhận không chỉ nỗi đau của chính mình mà còn cả nỗi đau của người khác.

Trong vòng một phút hoặc hơn, hãy tưởng tượng nỗi đau của những người xung quanh đến với bạn theo từng nhịp thở và cảm giác bình yên tỏa ra cho họ khi bạn thở ra.

Bạn có thể thực hành điều này hàng ngày và nhận lại những hiệu quả kỳ diệu. Thay vì chạy theo cảm giác khó khăn, bạn hãy đón nhận và để bản thân cảm nhận. Và bạn cũng hãy làm điều đó cho những người khác, điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi việc tập trung vào những người khác thay vì bản thân mình.

Khi bạn làm vậy, bạn sẽ bắt đầu buông bỏ được những nỗi đau và khó khăn mà bạn gặp phải.

Bước 4: Hướng về tương lai

Khi bạn cảm thấy rằng mình đã buông bỏ, thay vì bị cuốn vào câu chuyện của mình một lần nữa, hãy quay lại và xem điều gì ở ngay đây, ngay bây giờ. Bạn thấy những gì?

Bạn có thể trân trọng tất cả hoặc một vài điều tại hiện tại không? Bạn có thể biết ơn điều gì đó ở phía trước của bạn ngay bây giờ không?

Bước này rất quan trọng bởi vì khi chúng ta mắc kẹt vào điều gì đó xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ không chú ý đến hiện tại. Chúng ta không trân trọng khoảnh khắc ở ngay phía trước của chúng ta. Chúng ta không thể bởi vì tâm trí của chúng ta bị lấp đầy bởi quá khứ.

Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu buông bỏ quá khứ, chúng ta sẽ xóa bỏ những muộn phiền và lấp đầy tâm trí bằng hiện tại. Chúng ta nên biết ơn những gì có ở ngay đây thay vì lo lắng về những gì không có.

Khi làm như vậy, chúng ta sẽ biến thời khắc chật vật thành khoảnh khắc vui vẻ.

Leo Babauta  _ Tú Liên

8 thực phẩm giàu prebiotic cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

 

8  thực  phẩm  giàu  prebiotic  cho  hệ  tiêu  hóa  khỏe  mạnh

THANH NGỌC (THEO BOLDSKY)  -  Thứ tư, 27/04/2022 15:49 (GMT+7)
Theo Boldsky, thực phẩm giàu prebiotic cho phép vi khuẩn probiotic hoạt động tốt, cải thiện hệ tiêu hóa. Dưới đây là 8 thực phẩm giàu prebiotic nên thêm vào chế độ ăn uống.

SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ THAY ĐỔI BẠN THEO BA CÁCH

 

SỰ  PHỤC  SINH  CỦA  CHÚA  KITÔ  THAY  ĐỔI  BẠN  THEO  BA  CÁCH

Những trình thuật về sự phục sinh của Chúa Giêsu không chỉ là những câu chuyện đầy cảm hứng. Chúng kể lại một sự kiện lịch sử có tầm quan trọng thay đổi cuộc sống. Chúa Giêsu chết và sống lại. Sự sống lại chứng tỏ Chúa Giêsu vô tội, vì nếu Ngài đã phạm tội, thì sự chết sẽ có quyền giữ ngài trong nó. Điều đó chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, vì ngoài người tạo ra sự sống ai có quyền trên cái chết? Thực sự là con người và thực sự là Thiên Chúa, Chúa Kitô có thể gánh chịu và chết vì tội lỗi của loài người và ban cho tội nhân sự công chính của Ngài để đổi lấy sự không công chính của họ. Bởi vì Chúa Kitô là ai, sự phục sinh là một sự kiện, không giống như bất kỳ sự kiện nào khác trong lịch sử, có khả năng thay đổi chúng ta một cách cơ bản vì nó mang lại một căn tính mới, mục đích và hy vọng mới.

SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN MỘT CĂN TÍNH MỚI

Rất có thể bạn đã được ai đó hỏi liệu bạn có được “sinh lại” hay không, nhưng có lẽ không ai lại hỏi “Bạn có sống lại không?” Câu hỏi thứ hai này có vẻ hơi kỳ cục nếu chúng ta hỏi ai đó, nhưng Kinh thánh sử dụng cả phép ẩn dụ về sự tái sinh và sự phục sinh của Chúa Kitô như những cách để mô tả sự khởi đầu của đời sống Kitô hữu.

Trước khi chúng ta biết về Chúa Kitô, Kinh Thánh mô tả chúng ta là xác chết có hồn thiêng: “Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong đó, theo trào lưu của thế gian này, theo tên thủ lãnh nắm giữ quyền lực trên không trung, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục” ( Êphêsô 2: 1-2 ). Kinh thánh không chẩn đoán nhân tính mắc một chứng bệnh thiêng liêng; Kinh thánh tuyên bố chúng ta đã chết. Chúng ta hoàn toàn bị cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa. Lý do khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa không chỉ vì những gì chúng ta đã làm khi phạm tội mà còn vì bản chất chúng ta là ai. Phaolô viết rằng chúng ta “Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác” ( Êphêsô 2: 3 ). Đó là bản chất tội lỗi của chúng ta, không chỉ những tội lỗi chúng ta phạm, khiến chúng ta có tội trước mặt Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài Chúa Kitô ra thì căn tính của chúng ta là tội nhân, là xác chết có hồn thiêng, đối tượng của cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Những gì chúng ta cần không phải là một phương cách sửa chữa bản thân hay một “liều thuốc” tinh thần để sử dụng. Chúng ta cần một phép màu. Chúng ta cần một sự phục sinh thánh thiêng.

Tin Mừng là một tin đáng kinh ngạc vì nó cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã dọn đường để căn tính của chúng ta được thay đổi và đổi mới hoàn toàn. Phaolô diễn đạt như thế này: “Vì được dìm vào trong cái chết của Ngài, chúng ta đã cùng được mai táng với Ngài. Bởi thế, cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” ( Rôma 6: 4 ). Khi chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Kitô, tin rằng Ngài đã chết vì tội lỗi của chúng ta và trỗi dậy từ ngôi mồ, thì Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu. Chúng ta được kết nối với Ngài theo cách mà Phaolô có thể nói rằng tội lỗi của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với ngài và ông già đã chết cùng với Chúa Giêsu: “Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Chúa Kitô nơi Thiên Chúa” (Côlôsê 3: 3 ). Tương tự như vậy, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô trong sự phục sinh của Ngài và chúng ta đã được sống lại với Ngài: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Chúa Kitô” ( Côlôsê 3: 1). Sự phục sinh thánh thiêng của chúng ta mang lại cho chúng ta một căn tính mới. Chúng ta là một tạo vật mới, một người nam hoặc người nữ mới với cuộc sống mới, con cái của Thiên Chúa, được sinh ra một lần nữa. Với căn tính mới này, cuộc sống của chúng ta có mục đích.

SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN MỤC ĐÍCH

Phaolô nói với hội thánh Côrintô rằng tầm quan trọng của sự sống lại không thể bị đánh giá thấp. Ngài nói, “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Chúa  Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Côrintô 15:19). Nói cách khác, nếu Chúa Giêsu không thực sự sống lại từ cõi chết, thì các Kitô hữu rất buồn. Sống một cuộc đời theo Chúa Kitô và những mệnh lệnh của Ngài hơn là một cuộc sống khoái lạc và thỏa mãn tức thì thực sự là một điều đáng thương nếu không có thế giới bên kia. Như Phaolô nói sau này trong cùng một bức thư, “Nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì chúng ta cứ ăn cứ uống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết” (1Côrintô 15:32 ). Nhưng sự sống lại đã xảy ra, và đó là lý do tại sao nó mang lại mục đích cho đời sống Kitô hữu. Có ý nghĩa và giá trị trong những gì chúng ta làm cho vương quốc của Thiên Chúa bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.

Ở cuối phần mô tả của Phaolô về các thân thể phục sinh mà các tín hữu trông đợi, ngài kết thúc bằng lời khuyến dụ: “Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” (1Côrintô 15:58). Dựa trên hy vọng về sự sống lại trong tương lai, Phaolô khuyến khích các tín hữu vững vàng trong đức tin và sống thành tín. Biết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ sống lại, chúng ta không cần sợ hãi cái chết nhức nhối nhưng được tiếp sức để can đảm phụng sự Thiên Chúa bất cứ cách nào và bất cứ nơi nào Ngài kêu gọi chúng ta. Biết rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận được thân thể vinh hiển, không thể hư nát, chúng ta có thể tìm cách phục vụ các mục tiêu của vương quốc Thiên Chúa trước nhất và trên hết mọi sự trong cuộc đời của mình. Lý do khiến công việc của chúng ta trong Chúa không vô nghĩa hay viển vông là vì đó sẽ tồn tại vượt ra ngoài nấm mồ bởi vì chúng ta sẽ tồn tại vượt ra ngoài nấm mồ. Nếu không phải như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng có ích lợi gì. Như sách Giảng viên nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời?Thế hệ này đi, thế hệ kia đến…” (Giảng viên 1: 1-4 ). Cái chết làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên vô nghĩa, nhưng sự sống lại phục hồi mục đích của công việc chúng ta làm vì lợi ích của Nước Thiên Chúa.

SỰ PHỤC SINH MANG LẠI CHO BẠN NIỀM HY VỌNG

Ngay cả khi sự sống lại mang lại mục đích và ý nghĩa, điều đó cũng không thay đổi được sự thật rằng cuộc sống thật khó khăn, đôi khi khó khăn không thể chịu đựng được. Sự thật là, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn và đen tối nhất của cuộc đời, vẫn có hy vọng vì Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Sự phục sinh mang lại cho chúng ta nhiều điều hơn là mục đích: Sự phục sinh mang lại hy vọng không gì có thể lay chuyển được.

Điều này đúng, ngay cả đối với chính Chúa Giêsu. Tác giả sách Hípri cho chúng ta biết rằng Chúa Kitô “đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa” (Hípri 12: 2). Chúa Giêsu Kitô sẵn sàng đi đến thập giá để chết một cái chết dữ dội, đau đớn và nhục nhã vì Ngài biết rằng đó không phải là sự kết thúc cho Ngài. Có niềm vui được tìm thấy ở phía bên kia của đau khổ. Chúa Giêsu Kitô biết rằng nếu vâng lời Chúa Cha thì Ngài sẽ được sống lại và ngự lên bên hữu Thiên Chúa:

“Người lại còn hạ mình,

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,

chết trên cây thập tự.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người

và tặng ban danh hiệu

trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,

cả trên trời dưới đất

và trong nơi âm phủ,

muôn vật phải bái quỳ;

 và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,

mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:

"Chúa Giêsu Kitô là Chúa”

(Philípphê 2: 8-11).

Khuôn mẫu này là khuôn mẫu cho đời sống Kitô hữu. Người ta nói rằng thập giá có trước vương miện. Đau khổ trước vinh quang. Sau cùng, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mátthêu 16:24). Đời sống Kitô hữu là một đời sống phục vụ, và đôi khi, là một đời sống đau khổ. Nếu không phải nhờ sự sống lại, đây sẽ là một cuộc sống vô cùng đau khổ, thậm chí là một cuộc sống tự hài lòng với đau khổ. Sự phục sinh mang lại hy vọng vì đó là hy vọng của Kitô hữu. Chúng ta mong đợi ngày mà chúng ta không chỉ ở với Chúa của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ giống như Chúa của chúng ta:

“Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến … Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử. Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật.  Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1Côrintô 15:49 , 53-57 ).

Sự phục sinh của Chúa Kitô có nghĩa là sự phục sinh của các tín hữu. Sự sống lại của các tín hữu có nghĩa là tự do khỏi tội lỗi, bệnh tật, yếu đuối, nhục nhã, và thậm chí cả chính cái chết. Sự sống lại thực sự mang lại cho Kitô hữu một niềm hy vọng to lớn vô tận để bám vào trong mọi thử thách và hoạn nạn!

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ

từ corechristianity

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

ƠN BÌNH AN

 

ƠN  BÌNH  AN

Wed, 27/04/2022 -  Lm Anmai, CSsR

          Nhiều và rất nhiều người nhắc nhẹ Cha: "Cha ơi! Xin Cha cầu cho con (gia đình con) được ơn bình an".

          Và cả Cha nữa, mỗi lần cầu nguyện là cứ mỗi lần xin cho con được ơn bình an.

          Ngày xửa ngày xưa, có một nhà vua nọ mở một cuộc thi vẽ tranh về hòa bình và sẽ trao giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ bức tranh đẹp nhất về bình yên. Rất nhiều nghệ sĩ thử tài và trịnh trọng dâng lên tác phẩm của mình.

          Nhà vua lần lượt ngắm nhìn tất cả các bức tranh. Nhưng ngài chỉ thực sự thích hai bức tranh, và ngài buộc phải chọn một trong hai.

          Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước yên ả, in bóng những ngọn núi cao vời vợi. Trên cao là bầu trời xanh với những dải mây trắng mềm mại. Tất cả mọi người đều rất thích và nghĩ rằng đó là bức tranh hoàn hảo về bình an.

          Bức tranh thứ hai cũng có núi, nhưng là núi đá lởm chởm và trơ trụi. Phía trên là một bầu trời đang giận dữ đổ mưa như trút cùng sấm vang chớp giật. Từ trên núi đá, một thác nước đổ xuống tạo bọt tung trắng xóa. Thật khó khăn để thấy rằng đây là một bức tranh thanh bình.

          Nhưng nhìn kỹ hơn, nhà vua thấy bên cạnh thác nước có một bụi cây nhỏ xíu mọc ra từ khe đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác ào ào trút nước trong giận dữ, chim mẹ đậu trên tổ của mình trong bình yên đến hoàn hảo.

          Bạn sẽ chọn bức tranh nào? Nhà vua thì đã chọn bức tranh thứ hai. Bạn biết vì sao không?

          Nhà vua giải thích: “Bởi vì… bình yên không có nghĩa là được ở một nơi không có tiếng ồn, rắc rối, hay công việc khó nhọc. Bình yên nghĩa là khi ở giữa tất cả những điều này mà vẫn giữ được sự điềm tĩnh trong lòng. Đấy mới là ý nghĩa thực sự của bình yên”.

          Thật vậy, bình an không phải là ở một nơi hoang vắng, thanh tịnh hay ổn định về mọi mặt. Bình an là giữa cái chợ đời ồn ào và náo nhiệt, ta vẫn có được sự bình an. Và, sự bình an tùy dưới ánh nhìn của ai. Dưới cái nhìn của con người thì bình an nghĩa là phải có vợ đẹp, con ngoan, nhà cao cửa rộng còn bình an dưới ánh mắt của những người tin, những Kitô hữu đó chính là có Chúa thật sự trong cuộc đời của mỗi người.

          Cảm nghiệm, kinh nghiệm về sự mất bình an ta tìm thấy rõ nét nơi cuộc đời của các môn đệ khi mất Thầy. Khi gặp Chúa Phục Sinh, các môn đệ được hâm nóng lại niềm tin vào Chúa và nhất là tìm được sự bình an.

          Cảm nghiệm ấy, kinh nghiệm ấy phải chăng là của những ai tin và theo Chúa.

          Được sống giữa những người nghèo về vật chất và cả tinh thần. Ta tưởng chừng như họ đói khổ và bất an. Thế nhưng dường như Chúa ban cho cuộc đời của họ như là một phép lạ. Giữa cuộc đời xem chừng ra thua thiệt ấy, lòng của những người nghèo họ vẫn cảm thấy bình an. Trước hết là ai cũng nghèo như ai trong dân làng của họ. Kèm theo đó là khi biết Chúa và có Chúa trong đời của họ, họ cảm thấy bình an.      

        Trước những con người có mưu cầu danh lợi, họ càng cảm thấy bất an khi những cái họ cần và họ thích không đủ đáp ứng nhu cầu của họ. Khi họ đề ra cho mình những tiêu chí này tiêu chí nọ mà không đủ thì họ cảm thấy bất an kể cả ngay trong giấc ngủ.

          Nói ra xem chừng là lý thuyết ! Người nào cảm thấy mình đủ là cảm thấy bình an. Cũng như những ai tin Chúa khi tín thác vào lòng thương xót của Chúa thì họ cảm thấy bình an.

          Hiện tại và cả tương lai, cuộc đời của nhiều người xem chừng nghèo nhưng vẫn bình an. Trong khi đó những người giàu có và tham vọng  thì cứ mãi bất an. Họ càng bất an khi họ càng xa Chúa cũng khi không để Chúa vào trong cuộc đời của họ.

          Bình an hay không vẫn là nhận thức và chọn lựa của mỗi người.     

          Khi ta thấy Chúa là nguồn mạch bình an thật sự thì ta mở cửa lòng của ta để Chúa ngự vào. Khi có Chúa rồi thì cuộc đời này chả là gì cả vì có Chúa là có tất cả.

Lm. Anmai, CSsR

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh

 

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh

M.Phúc

M.Phúc

1 2 3 4 5



   THANH NIÊN ONLINE

'Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Gặp điều này vào ban đêm, coi chừng lên cơn đau tim!; Vì sao có người bị say tàu xe, người không?; 4 điều cần tránh trước khi đi khám răng... là những bài viết bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Điều kỳ diệu gì xảy ra khi bạn tắm nước lạnh?

Ngâm cơ thể trong nước lạnh không phải là điều gì mới mẻ, vì con người đã làm thủy liệu pháp trong nhiều thế kỷ. Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Hãy xem trang tin Bright Side nói về 5 lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước lạnh.

Cải thiện lưu thông máu và giảm đau nhức cơ bắp. Thời điểm nước lạnh chạm vào cơ thể, máu buộc phải lưu thông nhanh hơn rất nhiều để cố gắng duy trì nhiệt độ. Tắm nước lạnh cũng giúp cho các vận động viên vượt qua chấn thương nhanh hơn rất nhiều.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh  - ảnh 1

Mặc dù tắm nước lạnh có thể không thoải mái bằng tắm nước nóng, nhưng bạn có thể thử và xem việc tắm nước lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

SHUTTERSTOCK

Đó là lý do tại sao người ta chườm đá vào chỗ bị bầm, vì nó mang lại oxy mới và lưu thông đến khu vực bị tổn thương.

Giúp giảm ngứa. Những người có da thuộc loại khô hoặc mắc các bệnh về da, như bệnh chàm, thường cảm thấy ngứa sau khi tắm nước nóng. Để khắc phục điều này nên tắm nước mát hoặc lạnh, và đừng tắm quá lâu, cơn ngứa sẽ biến mất. 3 lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước lạnh tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.4.

Gặp điều này vào ban đêm, coi chừng lên cơn đau tim!

Một nghiên cứu mới cho biết có đến một nửa bệnh nhân tim bị mất ngủ và chính điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.

Theo các nhà nghiên cứu, các phát hiện cho thấy bệnh nhân tim cần phải kiểm tra và điều trị các vấn đề về giấc ngủ.

Tác giả chính Lars Frojd, sinh viên y khoa tại Đại học Oslo (Na Uy), cho biết nghiên cứu đã chỉ ra mất ngủ thường xảy ra ở bệnh nhân tim và dẫn đến các biến cố tim mạch sau đó.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh  - ảnh 2

Có đến một nửa bệnh nhân tim bị mất ngủ và chính điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 bệnh nhân tim, tuổi trung bình là 62. Họ đã trải qua một cơn đau tim hoặc phải làm thủ thuật đặt stent được khoảng 16 tháng.

Khi bắt đầu nghiên cứu, 45% bị mất ngủ và 24% đang sử dụng thuốc ngủ.

Trong thời gian theo dõi hơn 4 năm, có 225 bệnh nhân gặp tất cả 364 biến cố tim nghiêm trọng, bao gồm nhập viện vì đau tim, phục hồi lưu lượng máu bị tắc nghẽn, đột quỵ, suy tim và tử vong do bệnh tim mạch.

Kết quả - được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, cho thấy, mất ngủ chiếm 16% các biến cố tim tái phát. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.4.

Vì sao có người bị say tàu xe, người không?

Theo bác sĩ chuyên khoa 2, Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thông thường một người giữ thăng bằng nhờ 3 cơ quan tiếp nhận. Thứ nhất là thị giác (mắt nhìn thấy), thứ hai là hệ tiền đình (cảm nhận vị trí đầu của tai trong), thứ 3 là cảm giác sau (cảm giác cơ xương khớp khi đứng, đi lại). Ba cơ quan này sẽ cảm nhận vị trí sự chuyển động của cơ thể báo về trên não, để não điều chỉnh duy trì sự thăng bằng trong vận động và di chuyển.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện mới về lợi ích của tắm nước lạnh  - ảnh 3

Những người dễ bị say tàu xe là người lớn tuổi, phụ nữ có thai, có bệnh lý não, hệ tiền đình

SHUTTERSTOCK

Khi một người đi tàu xe, các tín hiệu này không đồng bộ. Ví dụ ngồi trên một chiếc xe, tàu, máy bay khép kín thì tai nghe âm thanh cảm nhận được sự chuyển động, nhưng mắt vẫn thấy mình ngồi một chỗ, cơ xương khớp vẫn cảm nhận ngồi một chỗ, các tín hiệu này không đồng bộ và được truyền về não, dẫn đến rối loạn về xử lý thăng bằng, biểu hiện ra các triệu chứng say tàu xe nhưng nôn ói, chóng mặt, vã mồ hôi... Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!