Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

RIP Maria Tân Hương



RIP
Maria Tân Hương O.P



Các Bn Thân Mến,
Chúng Ta Cùng Cu Nguyn Cho
Sr. Maria Tân Hương O.P
Đã Qua Đi Trưc Tết Giáp Ng 2014 Ti Vit Nam Nhé!
Thân Mến,
duyenky

HÔI MIỆNG

HÔI  MIỆNG  HÔI  MIỆNG  HÔI  MIỆNG  


  Cô Mộng Hoàng tâm sự rằng người yêu của cô không vui lắm, vì khi gần nhau thì dường như có mùi không thơm từ miệng cô toát ra. Cô đã được nhiều bác sĩ, nha sĩ điều trị mà miệng vẫn còn phảng phất mùi hôi hôi. Bạn cô nói tại vì cô ăn uống không giữ gìn, lại hay ăn quà vặt luôn miệng nên bị như vậy.
 Cô muốn biết tại sao miệng lại hôi, vì chẵng những người yêu không vui mà bản thân cô cũng buồn buồn. Và làm sao để miệng thơm trở lại. 
Chúng tôi thông cảm với hoàn cảnh của cô và nỗi buồn của một thanh nữ đang nhiều sức sống mãnh liệt mà rơi vào tình trạng trầm buồn. Theo như cô tả lại thì cô bị chứng hôi miệng từ lâu và đã điều trị mà không hết. Thực tâm mà nói, chứng bệnh này không phải chỉ mình cô mắc phải đâu, mà còn nhiều người khác cũng vướng phải và cũng đang ngượng ngập, buồn buồn.
Trước hết, xin cùng với cô ôn lại về miệng và bệnh này một chút nhé.
Ở loài người, miệng là cửa ngõ của sự tiêu hóa và hô hấp, nơi mà không khí cũng như thực phẩm ra vào. Cấu trúc của miệng cũng khá phức tạp với phía trước là cặp môi và hàm răng; hai bên cạnh là xương hàm và má, phía sau thông với cuống họng. Phía trên là hàm ếch, mặt dưới là lưỡi.
Miệng có nhiệm vụ quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm.
Răng để nhai nhuyễn món ăn với sự trợ giúp của lưỡi. Tuyến nước miếng tiết ra nước miếng để làm món ăn nhuyễn nhỏ đồng thời cũng để giữ gìn vệ sinh răng miệng, giúp phát âm hoạt bát. Nước miếng còn chứa men tiêu hóa amylase để chuyển hóa tinh bột ra đường.
Miệng còn chứa thanh quản, một cơ quan phát âm. Không khí cũng ra vào theo miệng mặc dù mũi là cơ quan chính sự hô hấp.
Xét vậy thì miệng có vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe, như các cụ ta thường nói“Bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra”. Ý giả các cụ bảo là nhiều bệnh gây ra ro sự ăn uống cẩu thả mà nhiều tai ương cũng từ cửa miệng khi phát ngôn bừa bãi mà nên chuyện. Chẳng khác chi câu nói cổ nhân“miệng nhà sang có gang có thép”.
Miệng quan trọng như vậy mà không khéo giữ gìn thì cũng bệnh, cũng đau. Mà hôi miệng là một trong những bệnh đó.
Sanh ra em bé miệng thơm tho sạch sẽ, ai cũng muốn “thơm” một tý. Vì em chỉ bú sữa mẹ dễ tiêu, và cũng vì chưa có răng cho nên vi sinh vật có hại chưa có nơi ẩn núp. Lớn lên, răng bắt đầu nhú mà kém vệ sinh răng miệng là lúc bắt đầu có vấn đề.
Hôi miệng, hơi thở hôi hoặc thối miệng là dấu hiệu một bệnh nào đó của cơ thể. Ðây là một chứng bệnh rất phổ biến với nhiều nguyên nhân phức tạp. Thậm chí danh từ chuyên môn y học gọi là Halitosis cũng bắt nguồn từ hai ngôn ngữ khác nhau:“halitus” từ tiếng La tinh có nghĩa là hơi thở,  và suffix Hy Lạp “osis” là tình trạng.
Thường thường, khi nói tới hôi miệng thì nhiều người cứ cho là do bao tử mà nên nỗi. Nhưng thực ra những 85% trường hợp hôi miệng lại chính từ miệng, còn lại 15% đến từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề dinh dưỡng, ăn uống như bạn cô nói.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân đưa tới hôi miệng:
a- Từ miệng
Miệng được một số khoa học gia ví như một sở thú, trong đó chen chúc sinh sống cả dăm ba trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi. Đa số các vi khuẩn này thuộc nhóm kỵ khí nghĩa là chúng chỉ tăng sinh trong môi trường không có oxy như trong bựa răng, khe răng, túi nha chu nhất là ở mặt sau của lưỡi.
Khi há miệng soi vào gương, ta thấy lợn cợn những vệt trắng với nhiều vi khuẩn phủ trên lưỡi. Thức ăn sót lại trong miệng hoặc ở các kẽ răng là món ăn hấp dẫn đối với chúng và sẽ bị phân hóa tạo ra mùi hôi.
-  Nhiễm trùng ở nướu răng cũng lại mấy cô cậu vi khuẩn bám vào các cục bựa chất béo, calci ở chân răng mà ra. Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
-  Khi miệng khô, như ngủ ban đêm thở bằng miệng hoặc dưới tác dụng của vài dược phẩm, hút thuốc lá khiến cho miệng khô, đóng bựa, vi khuẩn tác dụng vào và tạo ra mùi hôi.
-  Các bệnh nấm trong miệng tạo mùi ngọt trái cây
-  Răng giả không được chùi rửa sạch sẽ.
b- Một số thực phẩm có chất dầu gây hôi cho hơi thở như tỏi, hành. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng.
Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
c- Một số bệnh về bộ máy hô hấp  như nhiễm trùng phổi kinh niên, viêm xoang mãn tính, chất lỏng ở sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, ung thư phổi, viêm cuống họng, tiểu đường với mùi trái cây hư ủng, bệnh gan mùi trứng thối, thận mùi tanh cá ươn, rối loạn tiêu hóa cũng tạo ra hơi thở hôi. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường là hay bị bệnh nớu răng, máu lưu thông giảm. dinh dưỡng kém, nớu mau hư.
Những bệnh về bao tử ít gây ra hôi miệng vì van thực quản-dạ dày luôn luôn khép kín, hơi không bốc lên được ngoại trừ khi ói mửa hoặc ợ chua, trào ngược nước chua từ bao tử vào thực quản, thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) hoặc hẹp môn vị (pyloric stenosis)
Nhiễm trùng tổng quát, bị nóng sốt làm cho miệng khô
d- Rối loạn về sự co bóp của bao tử,  thực phẩm chậm tiêu hóa ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.
e- Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người  quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi.
g- Trong thời kỳ kinh nguyệt cũng hay có mùi hôi lưu huỳnh từ miệng gây ra do thay đổi kích thích tố trong cơ thể.
h- Dược phẩm gây ra khô miệng cũng gián tiếp tạo mùi hôi như thuốc chống dị ứng benadryl, trị tâm thần, trầm cảm, thuốc lợi tiểu tiện, trị bệnh Parkinson, cao huyết áp
Phân tích mùi hôi
Đa số mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như hydrogen sulfide có mùi hôi trứng thối, methyl mercaptan, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amin (indole, skatole, cadaverine và putrescine).
Bình thường các chất này được hòa tan trong nước miếng và hấp thụ vào tế bào ở miệng. Nhưng khi có quá nhiều hoặc miệng quá khô, chúng sẽ tỏa ra hơi thở từ miệng, khiến cho hơi thở kém thơm tho.
Chẩn đoán hôi miệng
Nhiều người cứ tự hỏi không biết miệng mình thơm hôi ra sao nhất là khi cần rù rì tâm sự sát với tai người khác. Sau đây là mấy phương thức:
 -  Tự mình tìm hiểu bằng cách thở hoặc bôi nước miếng vào lòng bàn tay đợi vài giây cho nước miếng khô rổi hửi xem thơm hôi ra sao.
 - Khi ta bịt mũi thở ra bằng miệng mà thấy hôi thì đa phần là mùi xuất phát từ miệng. Ngược lại ngậm miệng thở ra bằng mũi mà hôi là do bệnh cơ quan nội tăng. Mùi hôi ngấm vào máu, thoát lên phổi rồi thở ra ngoài.
 - Nhờ người khác khám phá khi họ kề sát mũi vào miệng mình hửi hơi thở. Nhớ giữ khoảng cách an toàn, tránh nước miếng văng vào mũi miệng mình.
-  Dùng máy khám phá mùi hôi (Halimeter). Máy rất chính xác có thể đo nồng độ cao thấp khác nhau của mùi lưu huỳnh trong hơi thở.
Xin cô thử duyệt lại các nguyên do kể trên, xem mình ở vào trường hợp nào rồi ta từ từ loại bỏ, chữa trị.
         Điều trị
Về điều trị thì xin đề nghị với cô các phương thức sau đây:
a- Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ miệng.
Đề nghị với cô để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn, nhất là nếu cô có thói quen hay ăn vặt, ưa món ăn ngọt. Cô không cần dùng kem đánh răng, mà chỉ cần trà nhẹ mặt trong mặt ngoài của răng cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, đặc biệt là ở kẽ răng.
-  Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
-  Cô nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiễm độc nớu thì xin chữa.
-  Giữ miệng ẩm ướt bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
-  Nếu lưỡi đóng bựa, bám nhiều vi khuẩn thì cạo cho hết, nhất là mặt sau của lưỡi.
b- Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
Nhắc nhở với cô là trước khi gặp người yêu, không nên ăn các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành tỏi, cá mú. Đồng thời có thể tạm thời làm giảm mùi hôi với:
-  Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước miếng mà công dụng là vừa loại các miếng bựa vừa diệt vi khuẩn trong miệng,
-  Xúc miệng với các mỹ phẩm làm thơm miệng. Các chất này chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng đâu.
-  Trái cây có nhiều chất xơ như táo, cà rốt, lê khi nhai có thể làm sạch miệng.
-  Ăn một ly sữa chua, một miếng pho mát cũng có tác dụng sạch miệng, trừ hôi.
-  Các loại cây lá có mùi thơm như quế, gừng, rau mùi tây, bạc hà, hồi, chè xanh …cũng tạm thời át mùi hôi ở miệng.
-  Pha một chút bột nở baking soda với nước cũng diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi ở miệng.
-  Mạnh hơn nếu cô pha 50% nước oxy già hydrogen peroxide với 50% nước rồi xúc miệng. Đây là dung dịch diệt trùng rất tốt.
Nhớ đừng quá chén, nhiều rượu hoặc cà phê nhé, vì các chất này lợi tiểu, làm miệng mau khô, lời nói không dẻo mà vi khuẩn lại tăng sinh, hôi miệng. 
Chúc cô có nhiều niềm vui trong hơi thở vẫn thơm, cho tăng tình yêu lứa đôi.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ.

Tác giả:  Câu Chuyện Thầy Lang, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

PHÉP RỬA ĐANG RỬA ...

PHÉP  RỬA  ĐANG  RỬA  NHIỀU  MÔN  ĐỆ  CHÚA
TẠI  VIỆT  NAM  HÔM  NAY
(ĐGM GB Bùi Tuần - tinvui@dmin)


1. Những ngày Tết, tôi được vui hưởng biết bao cái đẹp. Đẹp ở thiên nhiên, đẹp ở nhà cửa, đẹp ở phố phường đường xá, đẹp ở các cuộc vui, đẹp ở các lời mừng chúc và viếng thăm.
 2. Nhưng, nếu hỏi: Cái gì được gọi là đẹp nhất? Thì tôi sẽ thưa: Đẹp nhất là những con người có cái tâm đẹp. Tôi tạm đưa ra vài hình ảnh. Cái tâm đẹp là cái tâm sáng như bầu trời rạng đông, thơm tựa cánh đồng lúa chín hay vườn hồng bao la, mát như dòng suối luôn tràn nước dinh dưỡng cho mọi người và mọi môi trường.
Đó chỉ là hình ảnh mờ nhạt của cái tâm đẹp mang những giá trị thiêng liêng dẫn vào cõi hạnh phúc đời đời.
Cái tâm có những giá trị thiêng liêng vô giá là cái tâm rất đẹp. Cái tâm có một Đấng thiêng liêng vô cùng tốt đẹp hiện diện là cái tâm đẹp nhất.
3. Tôi nghĩ như vậy. Tôi thấy như vậy. Khi tôi gặp những con người có cái tâm mang những giá trị thiêng liêng, và trong họ có Đấng thiêng liêng hiện diện, tôi cảm nhận rất rõ: Đây chính là một ơn huệ Chúa ban, và trong ơn huệ đó, tôi nhận ra Đấng ban ơn huệ. Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế đang đến với tôi. Người đến để cứu tôi.
4. Chúa Giêsu cứu tôi thế nào? Chúa cho tôi nhớ lại lời thánh Phêrô nói: “Anh em hãy biết rằng: Không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc, mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ máu châu báu của Con Chiên vẹn toàn, vô tì tích, là Đức Giêsu Kitô” (1Pr 1,18).
Với một cách tế nhị, Chúa dạy tôi thêm điều này: Để đón nhận ơn Chúa cứu tôi, và để cộng tác vào việc Chúa cứu tôi, thì một cách nào đó, tôi cũng phải như có một chút máu của chính mình pha vào máu của Chúa Giêsu.
5. Hiểu như vậy là đã bắt đầu cầu nguyện. Tôi cầu nguyện để được can đảm bước theo Chúa Giêsu trên con đường đổ máu mình ra một cách nào đó âm thầm. Tôi bước từng bước.
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu lên cơn xao xuyến, bồi hồi, sợ hãi, đến nỗi “mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,44).
Khi những trường hợp nhiều ít tương tự như thế xảy ra cho tôi, tôi mới thấy đau đớn của Chúa Giêsu thực là kinh khủng. Cộng tác vào sự hy sinh đó của Chúa, chỉ một ít thôi, cũng chẳng dễ chút nào.
6. Trong dinh tổng trấn Philatô, Chúa Giêsu bị đội mão gai, bị người ta khạc nhổ vào mặt, bị người ta đánh đập chế giễu (x. Mc 15,16-20).
Khi những trường hợp nhiều ít tương tự như thế cũng xảy ra cho tôi, tôi mới thấy sự nhục nhã khốn khổ Chúa phải chịu thực là khủng khiếp. Cộng tác vào sự hy sinh đó của Chúa, dù chỉ một chút nhỏ thôi, cũng không dễ chút nào.
7. Trên Núi Sọ, Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, giữa hai tên cướp (x. Mc 15,23-37).
Khi trường hợp nhiều ít tương tự như thế cũng xảy ra cho tôi, tôi mới cảm thấy thấm thía sự loại trừ man rợ Chúa phải chịu thực là hãi hùng. Cộng tác vào sự hy sinh đó của Chúa, dù chỉ một chút rất nhỏ, cũng không dễ chút nào.
8. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã kêu lớn tiếng: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc 15,34).
Khi trường hợp nhiều ít như thế xảy ra cho tôi, tôi mới thấy sự cô đơn tăm tối Chúa Giêsu phải chịu thực là quá sức tưởng tượng. Cộng tác vào sự hy sinh đó, dù chỉ một chút rất nhỏ thôi, cũng không dễ chút nào.
9. Trên thánh giá, trong đau đớn cực độ do người ta làm cho Người, Chúa Giêsu đã cầu nguyện:“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Và, trong cô đơn cực độ, như bị Chúa Cha bỏ rơi, Chúa Giêsu đã kêu lên “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Khi những trường hợp nhiều ít như thế xảy ra cho tôi, tôi mới thấy sự tha thứ cũng như sự phó thác của Chúa Giêsu, quả là những việc phi thường, vượt quá sức con người.
10. Một thoáng trên đây cho thấy: Bước theo Chúa Giêsu trên đường thánh giá đúng là như chịu một phép rửa mới. Tôi tạm gọi như thế.
Phép rửa thứ nhất tôi đã được chịu khi còn bé, là phép Rửa bằng Nước.
Còn phép Rửa thứ hai tôi đang được chịu lúc này là phép Rửa bằng Máu. Máu đang rửa tôi là máu Chúa Giêsu. Còn máu tôi đổ ra chỉ là những hy sinh nhỏ bé, những từ bỏ mình hèn mọn, được pha trộn vào máu Chúa Giêsu. Được như vậy, là một vinh dự cho tôi.
Nhưng khi vinh dự là những đớn đau của thánh giá Chúa Giêsu, thì phải có ơn đặc biệt của Chúa mới hiểu được và mới vui nhận được.
11. Tôi thấy, tại Việt Nam hôm nay, Chúa đang ban ơn đặc biệt đó cho nhiều người. Họ âm thầm thuộc về nhiều tầng lớp, rải rác khắp nơi. Họ như tự chôn vùi mình trong cuộc sống bình dị, theo gương Đức Mẹ và thánh Giuse.
Cái đẹp chung của họ là họ bước theo Chúa Giêsu, sống niềm hy vọng của thập giá Chúa Giêsu. Cái tâm của họ được rửa trong máu tình yêu thương xót Chúa. Cái tâm của họ mang những giá trị thiêng liêng có chiều kích đi về cõi Phúc đời đời. Cái tâm của họ có Đấng thiêng liêng hiện diện. Đấng ấy là tình yêu giàu lòng thương xót. Người là sự sống lại của họ.
Như vậy, chúng ta đã có thể tự do chọn hướng sống của chúng ta, cho dù tình hình xã hội đang diễn biến phức tạp. Chọn được từng ngày rửa mình bằng phép Rửa thứ hai, tức là phép Rửa của thập giá Chúa Giêsu là chọn cho mình niềm hy vọng vững bền và cũng là niềm vui vô giá. Chọn lựa đó rất có lợi cho mình, cho Hội Thánh và cho Quê Hương.
Xin hết lòng khiêm tốn cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
                                                   Long Xuyên, ngày 14 tháng 2 năm 2014.
                                                                + GM GB Bùi Tuần


Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Ảnh hưởng của Dép xỏ ngón...



Mar 2, 2014 - Chúa nhật 8 thường niên năm A ...

Mar 2, 2014 - Chúa  nhật  8  thường  niên  năm  A 

  Thiên  Chúa  chăm  sóc  chu  đáo  mọi  tạo  vật


Các Bạn thân mến,
Ai đã từng bị nghèo khổ, hẳn thấm thía cảnh bị đắm chìm trong nó, nếu không chọn lựa vì lý tưởng, thì ai cũng mong muốn thoát ra khỏi nó, để được đầy đủ mọi thứ, không phải lo cơm ăn áo mặc hằng ngày, không phải lo nhà cửa dột nát, mối mọt, hư hỏng; không phải lo chuyện phí tổn học hành cho con cái, không phải lo bệnh tật cho ông bà, vất vả cho cha mẹ, lo tiền bạc, công ăn việc làm cho chính mình…Nhưng khi đã dư ăn dư dể thì lại có những mối lo khác: lo bảo quản tiền bạc, lo sinh sôi nẩy nở thêm của cải, lo con cái lêu lổng, nghiện ngập, lo ông bà cha mẹ nhàn hạ thêm bệnh thêm tật…đó là những mối lo lắng về tinh thần tình cảm, đạo đức…nên chẳng khi nào con người hết nỗi lo, dù có được khuyên: “quảng gánh lo đi mà vui sống!” cũng chẳng được, bởi luôn có trăm chuyện quanh mình! Thật ra biết lo không phải là vô ích, vì nhờ biết lo xa nên người ta mới thoát khỏi những tình trạng bối rối, sai phạm, tồi tệ. Nhưng sự lo lắng thái quá lại rất có hại. Chính vì thế, Đức Giêsu không bảo chúng ta đừng lo gì hết. Ngài dạy chúng ta cách giảm bớt sự lo lắng, tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha, mặt khác tập trung lo điều chủ yếu quan trọng nhất mà thôi, tức là lo làm theo ý Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay đưa ra một chân lý rất quen thuộc với chúng ta, được nghe đi nghe lại nhiều lần, qua nhiều người, nhiều cơ hội, vượt lên cả không gian, thời gian, bởi rất thực tế, ai cũng có thể hiểu dễ dàng, nhưng lại là bài học khó thực hiện, chẳng muốn nhớ, chẳng muốn nhắc nhở tới, mà đáng lẽ chúng ta phải vui mừng, phải lạc quan, thảnh thơi sống vì không phải lo toan điều gì ở thế gian, đã có Đấng tạo dựng nên chúng ta lo chu toàn tất cả!
Thật vậy, Đức Giesu khuyên nhủ:”đừng lo âu cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?”-” Vì thế anh em đừng lo lắng…Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần gì. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ thêm cho.”
Những lời khuyên nhủ đó nghe như những mệnh lệnh, lại cũng như những lời trấn an, vỗ về, nâng đỡ. Mà Đức Giesu đã dùng hai đối tượng chính là chủ và tớ để lập luận và biện giải chống lại sự lo lắng:”Không ai có thể làm tôi hai chủ!”
1.    Nô lệ:
-   Đối với người xưa thì câu:“Không ai có thể làm tôi hai chủ” dễ hiểu và có ý nghĩa hơn đối với chúng ta thời nay.
-  Từ“tôi”được hiểu là tôi tớ, nô lệ; “chủ” là chỉ quyền sở hữu tuyệt đối.
-   Nên câu này có thể hiểu là không ai có thể làm nô lệ cho hai ông chủ.
-   Bởi nô lệ trong quan điểm luật pháp thời đó thì không phải là một con người, mà là một đồ vật.
-   Nghĩa là chủ có thể xử dụng nô lệ như một dụng cụ sống, có thể đánh đập, quẳng vất đi, bán hoặc giết chết.
-   Thời gian của người nô lệ hoàn toàn thuộc về chủ, không có chút giây phút nào là của riêng.
-   Không như ngày nay, một người có thể làm việc với thời gian thỏa thuận, thời gian còn lại là hoàn toàn thuộc tự do của riêng mình.
-  Quan hệ giữa chủ và nô lệ chính là mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa: Thiên Chúa là chủ tuyệt đối, chúng ta không có quyền chi cả.
-   Nghĩa là người Kito hữu phải làm việc trọn thời gian cho Chúa, theo ý Chúa. Không khi nào được quyền buông lơi các tiêu chuẩn của Ngài, không bao giờ được hỏi: tôi muốn làm gì? Mà phải hỏi Chúa muốn tôi làm gì? Không khi nào được làm điều mình thích, mà phải làm điều Chúa muốn.
-   Đây là đòi hỏi phải phục vụ Chúa cách độc quyền, rõ ràng.
2.    Tài sản:
-  Đức Giesu dạy:“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”.
-  Tiền của, tiền tài nguyên ngữ là Mammon, chỉ của cải vật chất, không mang ý nghĩa xấu, và mọi người phải coi tài sản vật chất của người khác qúi trọng như tài sản của mình.
-  Còn có nghĩa là vật ký thác ở ngân hàng, tài sản giao cho người khác bảo quản giúp.
-  Dần dần Mammon là cái gì con người ký thác lòng tin cậy của mình vào đó, cuối cùng Mammôn được coi như một ông Thần: Thần tài.
-  Vì khi người ta đặt lòng tin cậy nơi vật chất thì nó trở thành thần tượng, chứ không còn là phương tiện nữa.
-   Đó là một vị trí mà nó không được phép chiếm đoạt trong cuộc sống. Nên Chúa đòi buộc chúng ta phải hướng suy nghĩ đến vị trí đúng đắn của tài sản vật chất trong đời sống.
-  Trong lời dạy của Đức Giesu này, chúng ta thấy những nguyên tắc quan trong liên quan đến tài sản:
     a)  Mọi sự đều tùy thuộc Thiên Chúa:
   . con người không thể tạo một vật gì trên trần gian là của mình, mà chỉ có thể nói:“cái này thuộc về Chúa và Ngài trao cho tôi xử dụng nó”.
    . quyền sở hữu tối hậu trên sự vật là thuộc về Thiên Chúa.
    . con người có thể mua bán, sắp xếp, điều chỉnh sự vật, nhưng không thể tạo nên sự vật.
   . Nên nguyên tắc căn bản là không có gì trên trần gian thuộc về chúng ta, chúng ta không được phép tùy ý xử dụng nó, mà phải xử dụng theo ý Chúa.
     b) Con người quan trọng hơn sự vật:
   . nếu tài sản, tiền bạc, của cải được thâu góp, tích lũy qua sự lạm dụng đối xử với con người như với đồ vật thì tất cả của cải và sự giàu có đó đều sai.
   .  ở đâu và khi nào nguyên tắc bị lãng quên, khinh thường thì những hậu qủa nghiêm trọng chắc không tránh khỏi.
     c)     Của cải luôn ở hàng thứ yếu:
  . Kinh thánh dạy:“Lòng tham tiền là cội rễ của mọi điều ác”, chứ không phải tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác.
  . Có của cải để tự sống đầy đủ, danh dự, giúp gia đình, và anh em bạn bè là điều tốt.
  . Nhưng có của cải chỉ để sung sướng, xa xỉ, hưởng thụ, vung vít, mua bán quyền hành, chức tước…thì nó không còn là phương tiện tốt giúp chúng ta nữa.
   . Nếu coi của cải là nguồn sống, là mục đích, là cứu cánh thì nó sẽ soán đoạt địa vị chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.
   . Vì thế sở hữu nhiều của cải, tiền bạc, tài sản vật chất không phải là tội, mà là một trách nhiệm quan trọng, khó khăn, cần phải cầu nguyện liên tục để nó không làm hại mình, cùng biết xử dụng theo ý muốn của Thiên Chúa.
3.     Chúa dạy:
-  Điều cần lưu ý ở đây là hiểu biết rõ những điều Chúa cấm và những điều Chúa muốn truyền dạy: Ngài cấm sự sợ hãi, bồn chồn lo lắng, ưu tư thái quá làm mất hết sinh thú cuộc đời; Ngài dạy bài học kết hợp tất cả sự thận trọng, dự liệu, điềm tĩnh và tin cậy.
-  Các Rabi Do Thái nổi tiếng dạy rằng phải đối diện với cuộc sống bằng sự thận trọng và điềm tĩnh.
-   Đức Giesu đưa ra những lập luận và biện pháp chống lo lắng:
     1. Thiên Chúa ban sự sống và duy trì sự sống đó: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống, thì chắc chắn Ngài sẽ ban những điều cần thiết để duy trì và phát triển sự sống ấy, như quần áo che thân, lương thực thực phẩm để nuôi sống…
     2. Thiên Chúa nuôi dưỡng chu đáo các loại tạo vật Ngài dựng nên, để chúng phục vụ con người, giúp con người thuận lợi trong sự phục vụ Thiên Chúa, mà không cần phải lo âu điều gì. Đây là một bài học qúi giá trong thiên nhiên.
     3. Lòng đại lượng của Thiên Chúa cũng đã hậu đãi loài hoa sớm nở tối tàn thì chắc chắn Ngài không thể nào quên con người là triều thiên trong muôn loài thọ tạo. Bài học thiên nhiên này không ai có thể phủ nhận.
     4. Lo âu là vô ích, tai hại: bởi không ai lo âu mà có thể làm được điều gì, việc gì; không ai lo lắng mà kéo dài thời gian sống của mình thêm được một phút giây. Lo âu cũng chẳng ảnh hưởng được đến qúa khứ đã qua và tương lai không biết có đến hay không. Nó chỉ gây tai hại là sinh bệnh tật: loét bao tử, đau tim, mòn mỏi tâm trí, suy yếu năng lực, mất sức sống, giảm tình cảm, và suy nhược thân xác…nó cũng chẳng do hoàn cảnh bên ngòai, mà do từ trong lòng.
     5. Lo âu là không tin cậy Thiên Chúa, chỉ có nơi những người không gọi Thiên Chúa là Cha. Còn tín hữu là những người không chỉ đã biết Thiên Chúa, mà còn gọi Ngài bằng Cha, và tin vào tinh yêu của Ngài, họ không còn lo lắng bất cứ điều gì.
     6. Không có gì nương tựa, dọ dẫm, cậy nhờ, bảo vệ, con người mới lo lắng; nên để xua tan lo âu, Đức Giesu đưa ra hai phương cách là“ở trong Nước Chúa”“Làm theo Ý Chúa”, nghĩa là phài lo tìm kiếm nước Thiên Chúa trước hết, để Ngài trở thành quyền lực chế ngự đời sống, là điểm tựa vững chắc, là nơi cậy nhờ, là người bảo vệ, thì chúng ta sẽ loại trừ được mọi lo âu.
    7. Đức Giesu khuyên chúng ta nên sống tùy theo nhu cầu của từng ngày, đây là bài học về đời sống, bởi thực tế cho thấy bằng cách nào đó, chúng ta đã chịu được, làm được những cài mà tưởng như không thể.
-  Như vậy lo âu, lo lắng không chỉ không cần thiết, vô ích, tai hại, mà còn là tội biến con người trở thành vô dụng, vô cảm. Nên“Đừng lo lắng về ngày mai” là mệnh lệnh của Đức Giesu, và đó là con đường không những chỉ dẫn đến bình an mà cả đến sức mạnh nữa.
Thánh Augustinô chia xẻ cho chúng ta một cách sống hồn nhiên và vô tư như sau: "Phó thác quá khứ cho lòng Thương xót của Chúa, hiện tại cho Tình yêu của Ngài, và tương lai cho sự Quan phòng của Ngài".

Lạy Chúa, sống cho Chúa, sống như Chúa muốn thật qúa khó, thuộc về Chúa lại thật là một thách đố lớn lao đối với chúng con. Vì làm sao mà dâng cho Chúa tất cả để chẳng còn gì cho con, làm sao mà bỏ đi được những cậy dựa con vẫn nương nhờ, làm sao có thể bỏ những điều con ưa thích, quên những người con mến thương? Nhưng Ngài đã quyết chinh phục con cho bằng được! Thì  xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm, những thói quen, những tính toán lo âu để sống theo những hướng dẫn của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt, nhưng Ngài đã hứa sẽ đền bù cho tất cả.  Vì Đức Giesu Chúa chúng con. Amen

Thân mến,
duyenky