Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

CHUYỆN ĐỜI - CHUYỆN ĐẠO (5)

 

Thu, 16/11/2023 - Lm Xuân Hy Vọng

CHUYỆN ĐỜI - CHUYỆN ĐẠO (5)

Chuyện đời: Người ta có đọc những dòng chữ này trong cuốn “Chí khí Thanh niên” như sau:

“Dĩ vãng đã qua, tương lai chưa tới

Hiện tại là lúc bạn đang làm chủ.Phút giây ấy thuộc về bạn, bạn hãy tận dụng nó.

Làm điều đức hạnh sẽ được thưởng, làm điều ngang trái phải chịu phạt…”

Chuyện đạo: Một tu sĩ ẩn danh nọ sống cuộc đời hạnh phúc và an vui trong bốn bức tường của đan viện kia. Đời sống tu trì đã biến đổi con người và tâm hồn ông trở nên tốt lành, thánh thiện, đến nỗi ai ai đều gọi ông là ông thánh nhỏ.

Ngày kia, đang lúc bắt tay vào rửa chén bát, thì một thiên thần hiện ra và nói: “Thiên Chúa sai ta đến để báo cho ngươi là giờ người lìa đời đã đến!”

Vị đan sĩ ấy điềm nhiên vui vẻ đáp lời: “Tạ ơn Chúa đã thương nghĩ đến con, nhưng như ngài thấy đó, con còn phải rửa hết hàng chồng chén bát này; vả lại con không muốn tỏ ra vô ơn với Thiên Chúa, nhưng liệu giờ con được hưởng nhan thánh Người có thể hoãn lại sau khi làm xong bổn phận rửa chén này không ạ?

Nghe nói xong, thiên thần rời đi. Thầy đan tu trở lại công việc bổn phận một cách hăng say như quên hẳn việc gặp gỡ thiên thần.

Sau một thời gian, đang lúc làm cỏ ngoài đồng, thiên thần hiện đến. Như đoán trước, vị đan sĩ giơ tay chỉ cánh đồng mênh mông và nói với thiên thần: “Đây ngài xem, cỏ dại mọc đầy dãy, liệu giờ con vào cõi đời đời có thể hoãn lại cho tới khi con làm xong không?”

Cũng như lần trước, thiên thần chỉ mỉm cười rồi từ biệt.

Một ngày nọ, trong khi chăm sóc các bệnh nhân, thì thiên thần hiện ra; lần này vị đan sĩ chẳng nói năng gì, nhưng chỉ giơ tay chỉ vào các bệnh nhân nằm la liệt trên giường. Thiên thần thấy thế rời đi. Nhưng chiều đến, màn đêm buông xuống, vị đan sĩ trở lại căn phòng nhỏ bé của mình; bỗng chốc, ông cảm thấy mình đã già nua, mệt mỏi, và ông thốt lên: “Lạy Chúa, xin sai thiên thần Chúa đến, con sẽ sẵn sàng theo Ngài!” Lời cầu vừa dứt, thiên thần đứng ngay bên cạnh ông, ông mừng rỡ nói: “Lần này, nếu thiên thần mang con đi, con sẵn sàng theo ngài về Thiên quốc!”

Thiên thần nhìn vị đan sĩ âu yếm đáp lời: “Này ông thánh nhỏ ơi! Sao còn mơ ước về thiên quốc nữa, những ngày tháng qua, ông nghĩ mình đã ở đâu vậy?”

Lm. Xuân Hy Vọng

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

5 lợi ích sức khỏe của nước cam

 

Thứ bảy, 18/11/2023, VnExpress.net

5  lợi  ích  sức  khỏe  của  nước  cam

Nước cam giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, kháng viêm và giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, nước cam cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, rất có lợi với sức khỏe.

Cải thiện hệ miễn dịch

Nước cam là một trong các loại nước trái cây có tác dụng cải thiện tốt hệ miễn dịch. Theo đó, hơn 60% hàm lượng vitamin C sẽ hỗ trợ tạo "hàng rào" biểu mô để ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập, kích thích sản sinh tế bào bạch cầu trong máu.

Phòng chống ung thư

Phân tích dinh dưỡng, các chuyên gia thấy rằng nước cam là nguồn bổ sung đa dạng nhóm chất chống oxy hóa hàng đầu, như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic. Nhờ tiếp nạp thêm những dưỡng chất này mà cơ thể chúng ta có thể chống lại tác động của các gốc tự do, phòng chống bệnh ung thư.

Bảo vệ tim mạch

Nước cam được coi như "người bạn tốt" giúp duy trì và bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Nó có thể điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, hỗ trợ máu lưu thông hiệu quả nhờ làm tăng nồng độ cholesterol HDL (tốt), đồng thời giảm cholesterol LDL (xấu).

Tính kháng viêm mạnh

Ăn múi cam, uống nước ép để giảm mức độ sưng viêm cấp tính, đặc biệt khi mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản phổi hay hen suyễn.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận

Khi nước tiểu có nồng độ pH ở mức độ axit hóa hoặc kiềm hóa, nguy cơ hình thành sỏi thận tăng cao. Sỏi tích tụ trong thận gây đau và ngăn cản dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản.

Để cân bằng độ pH trong nước tiểu cũng như ngăn ngừa mầm sỏi, bạn có thể uống nước ép cam với một lượng hợp lý.

Cuộc bách hại hôm nay (Suy niệm lễ các Thánh tử đạo Việt Nam)

 

Thu, 16/11/2023 - Lm Trần Ngà

Cuộc bách hại hôm nay

(Suy niệm lễ các Thánh tử đạo Việt Nam)

Từ năm 1580 và đến 1888, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử đau thương: Có hàng trăm tín hữu Công giáo đã bị nhà cầm quyền bách hại dưới nhiều hình thức và có hơn 100.000 người đã chịu chết vì đạo, trong số đó có 117 vị được Giáo hội chính thức tuyên thánh.

Hôm nay, dù không bị nhà cầm quyền bắt bớ, tống ngục hoặc xử tử ngoài pháp trường vì theo đạo thánh Chúa như các tín hữu ngày xưa, nhưng lại có những “thế lực vô hình” tiềm ẩn trong thâm tâm mỗi người xui khiến, thúc đẩy chúng ta bỏ Chúa, bỏ đạo cách âm thầm, lúc nào không hay biết.

Trước hết, cần nhớ rằng đạo Chúa là đạo yêu thương.

Đạo Chúa là đạo yêu thương vì yêu thương là cốt lõi của đạo Chúa.

Đạo Chúa là đạo yêu thương vì yêu thương là điều luật quan trọng nhất, là trung tâm của mọi lề luật, như Thánh Phao-lô dạy: “Ai yêu thương là chu toàn mọi điều luật dạy” (Rô-ma 13,9-10).

Đạo Chúa là đạo yêu thương vì mục tiêu hàng đầu của đạo Chúa là xây dựng thế giới nầy trở thành thế giới yêu thương, huynh đệ, sống đùm bọc nhau như anh chị em một nhà.

Và hơn hết, đạo Chúa là đạo yêu thương vì chỉ có ai có lòng yêu thương mới là môn đệ thật của Chúa, như lời Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau” (Gioan 13,35).

Như chúng ta vừa đề cập trên đây, hiện nay có những “thế lực” mạnh mẽ lôi kéo, xô đẩy chúng ta từ bỏ đạo yêu thương. Vậy đó là những quyền lực nào?

Đó là những sức mạnh nằm ngay trong lòng ta, chi phối tâm hồn và cuộc sống của ta, hằng thôi thúc ta bỏ đạo yêu thương: Chủ yếu là hai thói xấu sau đây:

Thứ nhất là lòng ghen ghét, hận thù.

Khi ta để cho lòng giận ghét oán thù nung nấu trong lòng ta, xui khiến mình xúc phạm người khác, chà đạp danh dự, nhân phẩm của người khác… là ta chối bỏ đạo yêu thương.

Thứ hai là tính vô cảm vô tâm.

Người vô cảm chỉ mưu cầu lợi ích cho bản thân mình, không quan tâm giúp đỡ người khác, không có lòng thương xót ai… Thế là họ đã từ bỏ điều cốt lõi của đạo yêu thương và không còn là môn đệ Chúa nữa.

Ngoài ra, còn rất nhiều “quyền lực” khác, tuy vô hình, nhưng có sức mạnh lớn lao, đã hoặc đang xâm chiếm tâm hồn ta, làm chủ cuộc sống ta, luôn tìm cách lôi kéo, xô đẩy ta ra khỏi đạo yêu thương.

Đây là những cơn bách hại lâu dài và sẽ còn tiếp tục kéo dài suốt cả cuộc đời, nếu ta không chiến đấu chống lại chúng, chúng ta phải thua trận và trở thành người bỏ đạo lúc nào không hay.

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,

Các ngài thà chết chứ không từ bỏ đạo yêu thương. Xin cầu bầu cho chúng con trong cuộc sống hôm nay, can đảm chấp nhận thua thiệt và đau khổ chứ không để cho hận thù ghen ghét, vô cảm… lôi kéo, xô đẩy chúng con từ bỏ đạo yêu thương của Chúa. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

Wed, 15/11/2023 - Lm Phan Văn Lợi NHỚ NGÀY THANH TOÁN SỔ SÁCH

 

Wed, 15/11/2023 - Lm Phan văn Lợi

NHỚ  NGÀY  THANH  TOÁN  SỔ  SÁCH

            Thánh Máctinô Porres (1579-1639, mừng ngày 3-11) là con của một hiệp sĩ Tây Ban Nha với một nàng hầu lai da đen người Pérou. Máctinô trải qua thuở thiếu thời trong sự hất hủi của mọi người vì thân phận con hoang và vì màu da đen đúa. Lúc 15 tuổi, cậu nhập dòng Đa-minh như một trợ sĩ. Thầy rất đạo đức và thích làm những việc khiêm tốn đến độ được biệt danh là “thầy chổi”. Nhờ biết cạo gió, Máctinô đã giữ chức y tá của nhà dòng. Thầy phụ trách công việc với một đức nhẫn nại vô bờ và bác ái cao độ. Có lần thấy một bệnh nhân giận dữ với mình, thầy đã êm ái nói với anh ta: “Anh giận phải lẽ lắm, nhưng cơn giận có thể khiến bệnh tình của anh thêm nặng. Hãy dùng món ăn anh thích này đi và để tôi thoa bóp chân cho anh nhé!” Thầy vừa làm việc vừa lần hạt Mân côi, thức đêm để cầu nguyện rồi ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết. Được tu viện giao nhiệm vụ phát của bố thí, thầy làm mọi cách để cứu giúp những kẻ nghèo, đôi lúc còn nhịn ăn để cho họ. Có lần tu viện mắc nợ, Máctinô đã đề nghị cha bề trên bán mình đi để trang trải. Máctinô cũng đã từ chối không lãnh chức vụ Linh mục để có thể tiếp tục làm đầy tớ mọi người. Ngày nay, Máctinô là một trong những vị thánh được bình dân yêu mến cầu khẩn nhất từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á.

            1. Sự tín nhiệm vô cùng của Chủ: tình yêu.

            Dụ ngôn “các yến bạc” mà câu chuyện thánh Máctinô đã minh họa, là dụ ngôn cuối cùng trong ba dụ ngôn “cánh chung” được Mát-thêu gộp chung quanh chủ đề “Thời cùng tận”. Thời gian của lịch sử con người, mà sẽ có lúc chấm dứt, là thời gian “Chủ vắng mặt” : nhân loại bị thử thách, y như các tôi tớ được chủ trao phó lắm trách nhiệm nặng nề. Vâng, cuộc sống của chúng ta diễn ra trong khung cảnh một Thiên Chúa có vẻ vắng mặt và như thể “rút lui” để thụ tạo Người có sáng kiến. Điều đó chứng tỏ một niềm tin tưởng mênh mông và kính trọng khôn tả. Người giao cho chúng ta : “kẻ thì năm yến, kẻ hai yến, kẻ một yến”. Vào thời Đức Giê-su, một “yến” là một thỏi bạc hay vàng trị giá sáu ngàn quan tiền. Thành thử một yến thôi cũng đủ là một gia tài nhỏ : tương đương với tiền công sáu ngàn ngày làm việc (x. Mt 20,2). “Chủ giao phó cho họ của cải mình!”: ở thế gian này, chúng ta phải quản lý các của cải không thuộc chúng ta, nhưng thuộc Đấng Sáng Tạo. Như thế, ý nghĩa sâu sa của dụ ngôn trước hết chẳng phải là sử dụng đúng các “năng khiếu cá nhân” (dẫu áp dụng luân lý này có thể có ích). Đây đặc biệt nói về việc chúng ta tích cực cộng tác vào Nước Thiên Chúa : Người đã giao phó cho ta Vương quốc Người, tài sản Người, những hồng ân phải làm cho sinh lợi…

             Và thế là hai người trước đã làm lợi gấp đôi số yến bạc nhận được, riêng anh cuối cùng thì đào lỗ mà chôn… Phải chống lại cám dỗ muốn so sánh mình với người. Đây không nói đến các yến bạc của ai khác, nhưng đến trách nhiệm của riêng tôi, đến Nước Trời đã được giao phó cho tôi, dĩ nhiên qua các “hồng ân tôi đã nhận lãnh”. Ai nấy đều có vị trí và trách nhiệm “của mình” : “Có nhưng ân huệ khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí… Người thì được ban ơn nói lời khôn ngoan... kẻ khác được ban ơn nói lời hiểu biết... người thì được ơn phân định các thần khí… Các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể” (1Cr 12,4-12). Đến điểm suy niệm này, tôi nên tự hỏi đâu là vai trò duy nhất của tôi, đâu là các yến bạc mà chỉ mình tôi có thể làm cho sinh lợi. Trước mắt Thiên Chúa, không ai có thể thay thế tôi trong nhiệm vụ vốn là của tôi, với những khả năng, đức tính, ơn huệ Người đã ban tặng. Phải chăng tôi sẽ “làm lợi” chúng như các tôi tớ tốt lành, như thánh Máctinô, kẻ mà xét theo loài người thì quả là được giao quá ít ỏi, nhưng đã làm lợi biết bao nhiêu, hay tôi đem “chôn vùi” chúng như tên đầy tớ xấu?

            “Sau một thời gian lâu dài…”. Thời gian Chủ vắng mặt thì lâu. Đó là thời gian thử thách lòng trung tín và không dễ chịu đựng. Đẩy cho tới cùng, ta có thể tưởng tượng rằng Thiên Chúa “thôi trở lại”, Người “đã chết”, không hiện hữu; ta có thể bắt đầu tổ chức tất cả đời mình “như thể chẳng hề có Thiên Chúa”. Đó đã là ý nghĩa của nhiều dụ ngôn khác trong Mt (24,37-44; 24.46-51; 25,1-13). Nhưng “…ông chủ các đầy tớ trở về và yêu cầu họ thanh toán sổ sách”. Đức Giê-su lại bảo chúng ta chớ nên ngủ trong ảo tưởng “Thiên Chúa vô hữu”. Dù muốn hay không muốn, điều ấy đâu tùy thuộc chúng ta ! Ngoài ra, chẳng có gì tồi tệ hơn là “vô trách nhiệm”. Thiên Chúa tôn vinh chúng ta khi đòi chúng ta “thanh toán sổ sách”, như đối với những kẻ trưởng thành đầy ý thức trách nhiệm. Và thế là người được giao năm yến đến trình bày công việc lẫn thành quả của mình, sau đó tới lượt người được giao hai yến. Văn phong cố ý long trọng. Đây không phải là một ông chủ bình thường : người ta gọi ông là “Chúa”… và, vì thời gian quản lý đã chấm dứt, nên các tôi tớ được cho vào “hưởng niềm vui của Chủ mình” như các trinh nữ khôn trong dụ ngôn trước được đi vào phòng tiệc cưới “với Chú rể”.

            2. Thái độ nghi ngờ của đầy tớ: tội lỗi.

            Nhưng chúng ta chờ phần tiếp giai thoại. Với một nghệ thuật kể chuyện sành sỏi, Đức Giê-su kéo dài sự mong ngóng. Người lặp lại cũng một chuyện đối với hai tôi tớ đầu. Óc tò mò của thính giả bị kích thích : người ta chờ đợi… Cái gì sắp xảy đến với tôi tớ thứ ba mà ta biết là đã đem “chôn” yến bạc của ông chủ ? Dẫu sao thì hắn cũng phải phép, đúng luật: xem ra không thể quở trách hắn được điều gì ; đã chẳng trộm yến bạc giao nhận, hắn lại còn tuyệt đối “bảo tồn” nó. Tuy nhiên, trước đó hắn đã thưa với chủ: “Thưa ông, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi”. Theo Đức Giê-su, tội xấu xa nhất chính là chỗ đó: xuyên tạc hình ảnh Thiên Chúa, xem Người như một bạo vương khó gần và nguy hiểm! Tất cả mối tương quan với Thiên Chúa bị sai lệch khi ta khởi sự nghi ngờ Người: đấy đã là cám dỗ lớn lao con rắn từng gợi lên cho hai ông bà nguyên tổ (x. St 3,1-5). Cám dỗ căn bản của chúng ta cũng là thế: không coi Thiên Chúa như một “người cha” đầy tình yêu, như một vì Thiên Chúa “giao ước”… nhưng như một kẻ cạnh tranh đáng kinh hãi, chỉ biết nghĩ đến mình và sợ con người được hạnh phúc ! Làm sao chúng ta có thể đi đến một biếm họa như thế, trái với tất cả mạc khải Thánh Kinh như vậy? “Vì thế tôi đâm sợ, mới đem chôn dấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!” Vâng, đúng là hoàn toàn bất biết mối tương quan đích thực nối kết Thiên Chúa với con người. Như thế, tên đầy tớ này đã không bị kết án vì từ chối phục vụ hay vì bê trễ biếng nhác, nhưng vì đã có về Thiên Chúa một ý tưởng hoàn toàn trái ngược với bản chất đích thực của Người: y “đâm sợ” Thiên Chúa… nên đã tự đặt “trong quan hệ phải phép tối thiểu” với Người. Y rất giống đám “thợ giờ thứ nhất” tố cáo gia chủ bất công (x. Mt 20,12… hay giống “đứa con cả” tự thấy phải lẽ với cha mình (x. Lc 15,29-30). Tôi, tôi chính trực, còn Ngài thì không! Cuối cùng, con người “đầy sợ hãi” ấy thiếu cái chủ yếu: y không yêu chủ, cho dẫu tự phụ đã phải phép về phía mình. Chúng ta nhận ra đó là thái độ của Biệt phái (Pha-ri-sêu) và kinh sư.

            Nhưng chớ quên: Đức Giê-su không xử phạt những con người. Kết án Biệt phái thì quá dễ! Điều Đức Giê-su muốn loại bỏ, đó là một thái độ đối với Thiên Chúa vốn luôn có thể là thái độ của chúng ta. Chúng ta có thể tìm sự an ninh của mình trước hết, ngay cả khi giữ Lề luật tỉ mỉ, như tên đầy tớ tưởng mình phải phép vì đã giao lại cho chủ cũng số tiền đã nhận. Tuy nhiên y đã gây thất vọng cho chủ vốn trông đợi y hết sức nhiều. Ông đã mong chờ một sự dấn thân mạo hiểm đối với bản thân ông: ông đã chờ mong “đức tin”, đức tin liều lĩnh! Chúng ta phải quan tâm đến các quyền lợi của Thiên Chúa, đặt cược tất cả cuộc sống chúng ta cho Người, giúp của cải Người sinh lợi.

            Chôn vùi các yến bạc của ta, đó là ám ảnh chuyện an toàn và tránh né mạo hiểm. “Đức tin” là việc hoàn toàn khác! Tin Mừng muốn được rắc gieo, tung vãi. Làm môn đệ Đức Giê-su, đó là “khiến Nước Trời đã giao được sinh lợi”. Ai chỉ nghĩ tới chuyện “bảo tồn” cái đã nhận là làm cho nó ra cằn cỗi. Tin Mừng đã chẳng được ban cho ta để “giữ” nó như một thứ kho tàng vô ích: chúng ta có trách nhiệm làm cho nó sinh hoa kết quả… vì Ông Chủ, một ngày nào đó về lại, sẽ đòi chúng ta thanh toán sổ sách. Khi “đi xa”, Đức Giê-su đã giao cho ta trách nhiệm vốn là của Người: làm cho Vương quốc Thiên Chúa trị đến. Nếu không chu toàn, ta phải hoàn toàn gánh chịu hình phạt được trình bày với những kiểu nói khuôn đúc cuối dụ ngôn. Tính cách nghiêm trọng của các đe dọa này là do cái được mất rất to lớn. Ai nấy tạo nên cuộc phán xét cho riêng mình. Không người nào có thể viện cớ để chẳng “trả lại” gì cho Thiên Chúa cả!

 

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

Thói quen ăn uống giúp phòng ngừa đau tim

 

Thứ năm, 9/11/2023, VnExprss.net

Thói  quen  ăn  uống  giúp  phòng  ngừa  đau  tim


Chế độ ăn ít muối, đường, thực phẩm chế biến; tăng cường rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt góp phần giảm nguy cơ đau tim.

Nguy cơ đau tim tăng dần theo tuổi tác, có liên quan đến tiền sử gia đình mắc bệnh. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), những ca tử vong vì đau tim thường từ 65 tuổi trở lên. 

Một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa như hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao, thừa cân hoặc béo phì. Bên cạnh đó, một số thói quen ăn uống cũng góp phần ngăn ngừa đau tim.

Hạn chế muối: AHA khuyến nghị tiêu thụ muối không quá 1.500 mg mỗi ngày để giữ tim khỏe. Ngoài liều lượng nêm trong món ăn, món chấm, muối còn tiềm ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn như súp đóng hộp, nước sốt, thịt nguội, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhẹ đóng gói.

Theo dõi lượng calo nạp vào: Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là một trong những biện pháp phòng ngừa đau tim. Mỡ nội tạng tập trung chủ yếu ở phần bụng, có xu hướng nhiều hơn khi tăng cân. Chúng tạo ra nhiều protein nhất định gây viêm các mô, cơ và thu hẹp các mạch máu. Chọn khẩu phần ăn nhỏ hơn và ăn chậm có thể cắt giảm lượng calo nạp vào, từ đó duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ăn nhiều trái cây và rau quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, ít calo và giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây và rau quả giúp cắt giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn như thịt, phô mai, đồ ăn vặt; có lợi cho kiểm soát cân nặng. Mỗi người nên đặt mục tiêu ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày.

 

Trái cây giàu vitamin và chất xơ hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim. Ảnh: Freepik

Tăng cường ngũ cốc, các loại đậu: Chất xơ, nhất là loại hòa tan có thể loại bỏ cholesterol xấu, gây tổn thương mạch máu, dẫn tới đau tim. Ngũ cốc lành mạnh, chưa qua tinh chế nên chọn như bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt. Các loại đậu gồm đậu khô, đậu xanh, đậu lăng và đậu mắt đen.

Chọn thịt nạc và cá béo: Các loại thịt có da và mỡ có liên quan đến bệnh tim vì chúng chứa chất béo có hại. Nên ưu tiên thịt nạc như thịt bò nạc, thăn lợn, thịt gia cầm, gà tây không da. Các loại cá béo rất giàu axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu. Omega-3 hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa nhiều bệnh.

Ưu tiên thực phẩm giàu chất béo lành mạnh: Tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng có trong hầu hết các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, bí ngô hướng dương) và dầu (dầu hạt cải, ô liu, hướng dương).

Cắt giảm chất béo không lành mạnh: Thực phẩm chứa chất béo bão hòa bao gồm thịt mỡ, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, dầu dừa và dầu cọ. Chất béo chuyển hóa được làm từ quá trình dầu hydro hóa một phần, thường được tìm thấy trong các món tráng miệng, bỏng ngô làm từ lò vi sóng, pizza đông lạnh, bơ thực vật dạng thanh và kem cà phê.

Ăn ít đường: Đường có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu bằng cách giảm tính đàn hồi, thu hẹp diện tích và hạn chế lưu lượng máu. Nếu những động mạch đó đã có mảng bám tích tụ làm giảm lưu lượng máu đến tim và não dẫn đến đau tim, đột quỵ. Đường có nhiều dạng như đường nâu, sirô ngô có hàm lượng fructose cao, sucrose, fructose, glucose, mật ong.

Uống rượu có chừng mực: Rượu bia gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, suy tim, các cơn đau tim và đột quỵ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nam giới không nên uống quá hai ly rượu mỗi ngày, phụ nữ chỉ nên uống một ly.

Bảo Bảo (Theo Everyday Health)

HÙNG CA TỬ ĐẠO

 

Mon, 13/11/2023 - Trầm Thiên Thu

HÙNG  CA  TỬ  ĐẠO

Đức Tin Ngời Sáng Tươi Dòng Máu Đỏ

Tình Mến Sắt Son Thắm Sắc Da Vàng

Dù là ai, mỗi người cũng chỉ có một cuộc đời, một lần sống, nhưng hơn thua nhau là biết sống khôn ngoan hay không. Vòng luân hồi chỉ là chuyện “không tưởng.” Cuộc sống không quan trọng ở chiều dài mà quan trọng ở chiều sâu. Ai cũng chỉ có một cuộc đời nhưng số phận có thể khác nhau, Kinh Thánh phân biệt số phận của người công chính và số phận của phường vô đạo.

Không thể chọn lựa hoặc rút kinh nghiệm vì chỉ có một lần sống và chỉ có một lần chết. Do đó mà phải nỗ lực sống sao cho có ý nghĩa để cái chết hợp lý và có ý nghĩa. Có điều rất lạ: Trong Nhóm Mười Hai có đến 10 vị Tông Đồ tử đạo, chấp nhận máu đổ ra để minh chứng Đức Tin, trừ người-môn-đệ-Chúa-yêu là Gioan và người phản bội là Giuđa Ítcariốt. Rất phù hợp với Mối Phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5:10)

Chính Chúa Giêsu còn nói thêm để tái xác định và chứng minh: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.” (Mt 5:11-12)

Về số phận của những người công chính, Kinh Thánh cho biết: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa.” (Kn 3:1) Như vậy là họ được “bay” thẳng về trời, không phải qua Luyện Hình. Ôi, chẳng còn hạnh phúc nào hơn nữa!

Và Kinh Thánh còn cho biết thêm: “Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử.” (Kn 3:2-4) Trong con mắt của người đời, họ là những người thua thiệt, là dại dột, nhưng thực ra họ lại được chính Thiên Chúa làm gia nghiệp đời đời. Tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Cười người hôm trước, hôm sau người cười.” Hai chữ khác nhau, chỉ đổi vị trí là đảo nghĩa ngay: “Cười người” thành “người cười.” Thể chủ động (cười) biến thành thể thụ động (bị cười). Việt ngữ độc đáo quá!

Sách Khôn Ngoan nói rõ: “Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được hưởng ân huệ lớn lao. Quả thế, Thiên Chúa đã thử thách họ và thấy họ xứng đáng với Người. Người đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy. Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là vua của họ đến muôn đời. Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn.” (Kn 3:5-9)

Bức tranh cuộc đời của mỗi người đều được vẽ bằng những nét số phận, mỗi người mỗi khác. Cuộc đời của mỗi người cũng là những bài thơ với các thể loại và các vần điệu khác nhau. Cũng vậy, cuộc đời của mỗi người cũng là một bản trường ca với giai điệu khác nhau, âm thể khác nhau, tiết tấu khác nhau, hòa âm khác nhau, kể cả giai kết cũng khác nhau, nhưng ý chính vẫn phải là bản nhạc yêu thương. Với các thánh tử đạo Việt Nam, bản nhạc đời của các ngài là bản hùng ca vô thường, không chỉ viết bằng những nốt nhạc của số phận mà còn viết bằng máu đào, tươi thắm màu tin yêu. Vâng, Chúa Giêsu đã xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15:13)

Tình yêu phải rỉ ra chất hy sinh mới là tình yêu đích thực. Chính cái chết lại khiến người ta hạnh phúc chứ không là đau khổ. Hạnh phúc không chỉ tăng lên theo cấp số cộng, mà còn tăng lên theo cấp số nhân: “Khi Chúa dẫn tù nhân Sion trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng. Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: ‘Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay!’ Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 126:1-3) Thật là quá đỗi kỳ diệu, ngoài sức tưởng tượng của con người. Chúng ta, dù là người văn hay chữ tốt nhất thế gian, cũng không thể dùng phàm ngôn mà diễn tả hết niềm hạnh phúc lớn lao như vậy!

Đau khổ càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.” (Tv 126:5-6) Đó là hệ lụy chắc chắn. Khi quá vui, vì không còn biết diễn tả bằng cách nào khác, đôi khi người ta phải bật khóc, để những giọt mặn của niềm vui sướng tự do lăn dài, cả hồn xác ướt đẫm nỗi vui mừng khôn tả!

Thấm nhuần giáo huấn của Thầy Giêsu, Giáo hoàng Phêrô cho biết: “Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Kitô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em.” (1 Pr 4:14) Lạ hết sức, “bị sỉ nhục” mà lại là “có phúc.” Những người không có niềm tin Kitô giáo thì không thể hiểu nổi!

Thánh Phaolô tâm sự: “Đức Kitô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa.” (1 Cr 1:17-18) Cây Thập Giá là biểu tượng của đức tin, vì thế mà những người bách hại Công giáo rất sợ, họ đã dùng Thập Giá để dụ người ta bước qua, nhưng vô ích đối với những người tin vào Đức Kitô – cụ thể là hàng trăm ngàn các vị tử đạo Việt Nam, đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi thành phần – thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Thánh Phaolô dẫn chứng: “Có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lý sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao?” (1 Cr 1:19-20) Những câu hỏi nhỏ nhưng không dễ trả lời chút nào, và cũng khó lý giải nếu không có loại tình yêu “khác người.” Thật vậy, “thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người, cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin.” (1 Cr 1:21)

Thánh Phaolô cho biết: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì CÁI ĐIÊN RỒ CỦA THIÊN CHÚA CÒN HƠN CÁI KHÔN NGOAN CỦA LOÀI NGƯỜI, và CÁI YẾU ĐUỐI CỦA THIÊN CHÚA CÒN HƠN CÁI MẠNH MẼ CỦA LOÀI NGƯỜI.” (1 Cr 1:22-25) Hai thái cực trái ngược nhau, vì thế mà người đời không thể hiểu nổi cách lập luận như vậy, nhưng chúng ta may mắn có đức tin Kitô giáo, cho nên chúng ta có thể hiểu cái lý lẽ nghịch-mà-thuận đó – dù mức độ hiểu nhiều hay ít, khác nhau ở mỗi người.

Chúa Giêsu đã từng cảnh báo: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.” (Mt 10:17-18) Lời tiên báo đó đã và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, càng lúc càng có chiều hướng gia tăng. Thật đáng sợ với mưu mô thâm độc, nhưng đừng hốt hoảng, vì Chúa Giêsu căn dặn: “Khi người ta nộp anh em thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì. Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” (Mt 10:19-20)

Bị người ngoài bách hại đã đành, những người tin yêu Chúa cũng chẳng yên thân với chính các thân nhân của mình: “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” (Mt 10:21-22) Không hẳn là những người trong gia đình hoặc trong dòng họ sẽ nộp nhau hoặc ra mặt chống đối, nhưng có thể “bằng mặt mà không bằng lòng,” họ bách hại nhau bằng nhiều cách tinh vi: Lườm nguýt, xa lánh, ghen ghét, mỉa mai, gièm pha, khích bác,... Kẻ nào “yếu bóng vía” thì sẽ “lung lay” ngay!

Các thánh tử đạo Việt Nam cũng là con Rồng cháu Tiên, sinh trưởng trên dải đất nhỏ bé hình chữ S, ở một đất nước như chúng ta, có hoàn cảnh sống như chúng ta, hít thở không khí như chúng ta, ăn uống các loại ẩm thực như chúng ta,... thế nhưng các ngài đã viết nên bản Hùng Ca Tin Yêu bằng chính những giọt máu đào của mình. Âm nhạc có những cung bậc khác nhau, cuộc đời của chúng ta cũng tương tự. Chúng ta không viết bản nhạc cuộc đời mình bằng máu tử đạo, nhưng chúng ta có thể viết bằng cách khác: Sống âm thầm chịu đựng đau khổ vì Chúa cũng là một cách tử đạo liên lỉ, có ích lợi cho chính mình và các linh hồn. Cách nào cũng có mức độ khó riêng, chẳng cách nào dễ. Vấn đề là chúng ta có hoàn tất bản tổng phổ cuộc đời mình hay không

Trên đường lữ hành trần gian và sống cuộc sống gọi là đời thường nhưng lại lắm thứ nhiêu khê hơn chúng ta tưởng. Vì thế, chúng ta luôn cần phải cảnh giác nhiều thứ, cảnh giác không ngừng, cả tinh thần lẫn thể lý. Một trong các thứ cần phải luôn cảnh giác là những người chúng ta giao tiếp hằng ngày, như Thánh Phaolô đã nói: “Chơi với kẻ xấu, người tốt cũng ra xấu.” (1 Cr 15:33)

Thật vậy, người Việt cũng có những cách nói tương tự: “Chọn bạn mà chơi,” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Sờ vào bùn đất thì làm sao giữ cho tay không vấy bẩn? Sống trong môi trường ô nhiễm, mấy ai không nhiễm bệnh? Kẻ yếu thì đừng ra gió!

Lạy Thiên Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con (Lc 17:5) để chúng con đủ sức đi trọn đường trần. Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con, xin giúp chúng con luôn biết noi gương các ngài mà viết cuộc đời của chúng con bằng những nét tin yêu rõ ràng và dứt khoát. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

[Đăng báo ĐMHCG tháng 11-2023, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]

Tình Ca Tử Đạo – https://youtu.be/2Hganodt4TU

 

 

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

VIỆC MAI TÁNG KITÔ GIÁO QUA CÁC THỜI ĐẠI

 

Sat, 11/11/2023 - Trầm Thiên Thu

 

VIỆC MAI TÁNG KITÔ GIÁO QUA CÁC THỜI ĐẠI

 

Với việc dành riêng cho các linh hồn, Tháng Mười Một chứng kiến người Công giáo trên khắp thế giới đổ về các nghĩa trang để cầu nguyện và dâng lễ thay cho những người thân yêu đã qua đời. Ánh nến lung linh yên bình trên các ngôi mộ nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện liên tục của những người đã chết trong Chúa Kitô.

Việc chăm sóc nghĩa trang có truyền thống lâu đời trong đạo Công giáo. Người ta biết rõ rằng trong thời kỳ bách hại, những người theo Kitô giáo đã duy trì nghĩa trang trong những hầm mộ nổi tiếng, những phòng dưới lòng đất được khoét trong lòng đất. Những ngôi mộ này được chăm sóc bởi một tầng lớp thợ thủ công đặc biệt được gọi là fossor hay fossore trong tiếng Latin. Họ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, đáng chú ý nhất là đào những lối đi mà người theo Kitô giáo chôn người chết. Một bức bích họa nổi tiếng về hóa thạch thế kỷ thứ 4 có tên là Diogenes được phát hiện vào những năm 1700 trong cuộc khai quật của Antonio Boldetti. Một dòng chữ xác định Diogenes là một fossor trong khi hình ảnh cho thấy một người đàn ông cầm một cái cuốc, bản sao hình ảnh vẫn thấy ở nhà thờ St. Marcellino ở Rôma ngày nay. [1]

Tuy nhiên, các fossor đã làm nhiều việc hơn là chỉ đào mộ. Họ cũng đóng vai trò là người canh giữ hầm mộ, bảo đảm rằng cơ sở hạ tầng vật chất của các ngôi mộ được duy trì và không bị phá hoặc bị cướp. Những ngày sau đó, sau khi hợp pháp hóa Kitô giáo, các fossor tiếp tục là người trông coi, quản lý tài sản và hướng dẫn viên du lịch, dẫn những người hành hương đi qua mê cung của những lối đi để kính viếng lăng mộ các vị tử đạo. [2] Các fossor cuối cùng đã chết khi các giáo hoàng của thế kỷ thứ 5 và 6 di chuyển hầu hết các thánh tích tử đạo từ hầm mộ lên các nhà thờ ở Rôma. [3]

Thời Trung Cổ chứng kiến sự trỗi dậy của nghĩa trang giáo xứ như một địa điểm tiêu chuẩn để chôn cất những người theo Kitô giáo. Ngày nay, hầu hết các nghĩa trang của giáo xứ đều tách biệt khỏi nhà thờ – bên kia đường, hoặc một khu đất khác thuộc sở hữu của giáo xứ. Tuy nhiên, thời xa xưa, nhà thờ giáo xứ luôn có những ngôi mộ bao quanh, thể hiện sự hiệp nhất giữa người sống và người chết cùng quây quần quanh Hy Lễ Thánh Thể.

Vì tính quan trọng của Thánh Lễ, người ta mong muốn được chôn cất càng gần bàn thờ càng tốt, nhưng rõ ràng là không có chỗ cho mọi người trong nhà thờ. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một hệ thống phân cấp xã hội giữa các nơi chôn cất, với các thành viên có ảnh hưởng hơn trong cộng đồng dùng sự giàu có hoặc ảnh hưởng của họ để bảo đảm việc chôn cất trong nhà thờ, càng gần bàn thờ càng tốt. Điều đó được coi là lạm dụng, và nhiều nơi đã có luật cấm giáo dân được chôn cất trong nhà thờ trừ khi họ xứng đáng được như vậy nhờ đời sống đạo đức lành mạnh. Một sắc lệnh như vậy từ ĐGM Theodulfus (mất năm 821), GP Orleans, còn tồn tại. Ngài ra lệnh: “Từ nay trở đi, không ai được chôn cất trong nhà thờ, trừ khi đó là một người nào đó là tư tế hoặc ít nhất là một giáo dân có lòng đạo đức đến mức người ta biết người đó đã công đức của cải khi sống ở một nơi như vậy để xác chết của họ yên nghỉ.” [4]

Trong hầu hết thời Trung Cổ, tập tục này đã được tuân thủ, ít nhất là về lý thuyết – không gian chôn cất trong nhà thờ hoặc nhà nguyện được dành riêng cho giáo sĩ và tu sĩ (những người được tôn kính như thánh nhân thường an táng bên dưới bàn thờ), trong khi các giáo dân đạo đức cũng có thể được an táng trong nhà thờ, mặc dù thường không gần bàn thờ như các giáo sĩ. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là Charterhouse ở Gaming, Áo, một tu viện Carthusian trước đây được thành lập vào năm 1330 bởi Công tước Albrecht II đạo đức của Áo, được an táng cùng với vợ là Joanna ở bên dưới lối đi chính của gian giữa.

Người dân thường phải định cư để được chôn tại nghĩa trang xung quanh nhà thờ giáo xứ. Mọi người thường đặt chân về phía đông, phản ánh sự thờ phượng của Kitô giáo hướng về phía đông, cũng như niềm tin chung rằng vào ngày cuối cùng, Chúa Kitô sẽ trở lại từ phía đông và triệu tập người chết từ ngôi mộ của họ. Thật vậy, điều này thường được dùng như một yếu tố quyết định thời điểm một khu vực cụ thể được Kitô giáo hóa. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 3 và 4, các ngôi mộ của người La Mã ở Gaul thường được đặt đầu về phía tây. Nhưng vào cuối thế kỷ thứ 5 và 6, định hướng này đã đảo ngược, cho thấy rằng vùng nông thôn đã được Kitô giáo hóa trong thời kỳ đó, thể hiện qua việc sắp xếp các thi thể. [5]

Hầu hết các giáo phận đều có quy định về cách sắp xếp và duy trì nghĩa trang. Một chỉ thị thế kỷ 13 của ĐGM Hugh Wells, GP Lincoln, cho biết: “Về việc sắp xếp sân nhà thờ [nghĩa trang], mặt đất phải được bao bọc cẩn thận bằng tường hoặc mương, và không được phép xây dựng bất kỳ loại nhà nào, trừ trong thời gian chiến tranh. Phải có một cây Thánh Giá tốt và được xây dựng tốt trong sân nhà thờ để rước vào Chúa Nhật Lễ Lá, trừ khi phong tục quy định việc rước phải được thực hiện ở nơi khác.”

Một số nhà thờ còn có một cấu trúc lớn bằng đá có gắn đèn gọi là “Lanterne des Morts” (Đèn Lồng Người Chết). Đèn lồng này được thắp sáng vào ngày lễ Cầu Hồn và Thánh Lễ được cử hành tại nghĩa trang dưới chân cột. Đôi khi chúng khá lớn, giống như những tòa tháp. Đèn Lồng Người Chết phổ biến ở Pháp, Ba Lan và Đức. [6]

Ngay cả trong sân nhà thờ cũng có dạng thứ bậc xã hội. Trong khi các giáo dân bình thường không thể mong đợi được chôn cất trong khuôn viên nhà thờ, thì vị trí tốt nhất tiếp theo là được chôn cất theo kiểu “sub stillicidio” (dưới giọt nước mái nhà). Các ngôi mộ này được mong muốn vì vị trí của chúng cho phép nước mưa được thánh hóa khi tiếp xúc với nước từ mái nhà thờ rơi xuống ngôi mộ, tạo thành một loại phúc lành còn sót lại. [7] Dạng mai táng sub stillicidio có thể sẽ được chôn cất bởi những người bình thường, những người chắc chắn đã trả tiền cho vị trí đặc quyền – mặc dù ở Anglo-Saxon, vị trí sub stillicidio dường như được dành riêng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ chết khi sinh con. [8] Vị trí tốt nhất tiếp theo là ở nơi gọi là “atrium” – khu đất vuông vức ngay ở xung quanh nhà thờ. Những người nghèo, những người xa lạ và những người có ít nguồn lực được chôn sâu hơn trong sân nhà thờ, cách xa nhà thờ hơn. [9]

Về phương diện lịch sử, Công giáo đã nuôi dưỡng một di sản phong phú về truyền thống và các biểu tượng xung quanh nghĩa trang và nghi lễ mai táng. Chúng ta hãy nhớ các truyền thống này khi chúng ta tiếp tục phong tục cổ xưa là tôn kính mộ của những người thân yêu đã khuất bóng trong Tháng Cầu Hồn này.

PHILLIP CAMPBELL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

[1] Xem “Fossor” in Encyclopaedic Dictionary of Christian Antiquities, Vol. 3 ed. William Smith & Samuel Cheetham (New Delhi: Logos Press, 2005), 684

[2] See Estelle Shohet Brettman, Vaults of Memory: The Roman Jewish Catacombs and their Context in the Ancient Mediterranean World, rev. ed. Amy K. Hirschfeld, Florence Wolsky, & Jessica Dello Russo (Boston: International Catacomb Society, 2017).

[3] A. Waal, “Roman Catacombs,” in The Catholic Encyclopedia (New York: Robert Appleton Company, 1908). Xem tại http://www.newadvent.org/cathen/03417b.htm

[4] John Curran, “Cemetery,” The Catholic Encyclopedia. Vol. 3 (New York: Robert Appleton Company, 1908). Xem tại http://www.newadvent.org/cathen/03504a.htm

[5] Edward James, The Franks (Oxford: Basil Blackwell Ltd, 1988), 141.

[6] Wikipedia, “Lanterns of the Dead,” https://en.wikipedia.org/wiki/Lanterns_of_the_Dead

[7] James, 147-148.

[8] Elizabeth Craig Atkins, “Eavesdropping on short lives: Eaves-drip burial and the differential treatment of children one year of age and under in early Christian cemeteries,”  in Hadley, D.M. and Hemer, K.A. (eds). Medieval Childhood: Archaeological Approaches (Oxbow Books: Oxford & Philadelphia, 2014), pp. 95-113

[9] James, 147.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023

Tôi đã chuẩn bị gì cho đời sống mai sau (Suy niệm Chúa nhật 32 thường niên A)

 

Sat, 11/11/2023 - Lm Phạm Trọng Phương

Tôi  đã  chuẩn  bị  gì  cho  đời  sống  mai  sau?

(Suy  niệm  Chúa  nhật  32  thường  niên  A)

Xây nhà trên trời

Chuyện cổ Phương Tây kể lại:

Một bà giàu sang rất hãnh diện về ngôi nhà sang trọng và ngôi vườn xinh đẹp của mình. Ngày ngày bà chỉ biết chăm chút cho những vật đó, còn ai sống chết mặc ai.

Thật ra ngôi vườn của bà xinh đẹp là nhờ cụ già làm thuê cho bà. Cụ làm bổn phận chu đáo hằng ngày. Cụ săn sóc nâng niu từng cánh hoa, chăm nom từng nhánh cây trong vườn. Nhà ở của cụ chỉ là một mái tranh xiêu vẹo, nhưng cụ có tấm lòng nhân ái đối với mọi người. Mỗi khi có chút giờ rảnh rỗi thay vì nghỉ ngơi cụ giúp đỡ người nầy, yểm trợ người kia.

Thế rồi người đàn bà giàu có nầy qua đời. Cuộc sống bên kia cái chết khác hẳn cuộc sống ở trần gian. Bà bị đưa vào một mái nhà tranh lụp xụp. Bà giận dữ nói với người hướng dẫn: Phải chăng mi lầm lẫn. Suốt đời tôi chỉ sống trong lâu đài sang trọng. Tôi không thể sống trong túp lều tồi tàn này được.

Rồi bà đưa tay chỉ một ngôi nhà sang trọng ở gần đó và nói: Ngôi nhà sang trọng đó phải là của tôi.

Người hướng dẫn trả lời: Rất tiếc. Tôi không thể giao ngôi nhà đó cho bà. Ngôi nhà đó là của người làm vườn của bà.

Người đàn bà ngạc nhiên sửng sốt: Lão ta chỉ sống trong túp lều xiêu vẹo. Toà nhà sang trọng đó là của tôi mới phải.

Nghe thế, người hướng dẫn buộc lòng nói cho bà biết sự thật: Ở đây chúng tôi chỉ xây nhà bằng vật liệu từ trần gian gửi lên. Người làm vườn cùa bà luôn gửi đến những vật liệu quý giá để chúng tôi xây toà nhà nầy cho ông, vì ông luôn chu toàn bổn phận và sống quảng đại bác ái. Còn bà, bà chỉ gửi đến đây những vật liệu phế thải, làm sao chúng tôi xây cho bà một ngôi nhà sang trọng được.

Mọi người đều phải chết, phải lìa bỏ đời này mà về quê hương thật là Nước Trời. Muốn được hưởng Nước Trời phải gửi vật liệu quý giá về trước. Đó là các việc lành chúng ta làm lúc còn sống ở trần gian. Nói theo giáo huấn của Chúa Giê-su trong Tin mừng hôm nay, là phải tỉnh thức, phải chuẩn bị đèn dầu củ mình như năm cô khôn ngoan là hằng giây phút trong cuộc sống phải chu toàn bổn phận Chúa trao ban: bổn phận đối với gia đình, đối với Chúa và với tha nhân, để bất cứ ngày giờ nào Chúa đến rước thì sẵn sàng đi theo Chúa về Quê Trời.

Ông cụ làm vườn cho bà giàu sang nầy đã biết lo gửi vật liệu quý giá về trời trước, là chu toàn bổn phận hằng ngày và việc từ thiện bác ái. Một cử chỉ yêu thương bác ái là một bước tiến về Quê Trời. Mọi trách nhiệm hoàn thành là những viên gạch xây cuộc sống mai hậu. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III).

Đọc Tin mừng hôm nay chúng ta được mời gọi sống tỉnh thức và sẵn sàng để chờ đón chú rể. Chú rể đó là ai vậy? Thưa đó là Đức Giê-su Ki-tô đến lần thứ hai. Ngài sẽ đến rất bất ngờ vào ngày giờ mà chúng ta không hay biết. Ngài là Đức Khôn Ngoan mà chúng ta phải mau và liên lỉ tìm gặp để luôn được bình an và hạnh phúc. Quả thật, khôn ngoan là biết luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị đèn dầu để chờ đợi và đón rước chú rể. Năm cô khôn ngoan là biểu tượng của những ai luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa, đón lấy sự chết của đời mình. Còn năm cô khờ dại là hình ảnh của những ai đã được rửa tội nhưng đã không chuẩn bị, hay nói đúng hơn là không sống thực hành những điều răn Chúa dạy là mến Chúa và yêu người.

Người khôn ngoan là người biết rằng cuộc sống này chỉ là tạm bợ. Mà đã là tạm bợ thì tích trữ làm gì, ích kỷ làm gì, tham lam và gian xảo để làm gì, hận thù ghen ghét để làm gì,…cái đó chỉ dành cho những người khờ dại. Họ đã được rửa tội, họ đã được ban phát đèn để đi đón rước chú rể, thế nhưng mà họ đã quên mang dầu, họ đã mải mê sự đời. Dẫn đến họ đã không có dầu để thắp để đón rước chú rể khi chú rể đến bất ngờ. Và mặc dầu họ có thời gian để mua dầu thì cũng bị chú rể loại ra ngoài và không đón nhận. Thật vậy, sự tỉnh thức và chuẩn bị cho đời sống mai hậu là một sự khôn ngoài của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta bỏ qua những việc làm này là chúng ta xứng đáng được gọi là những kẻ khờ khạo và dại dột. Suốt cả một đời theo đạo, giữ đạo mà đến lúc phải sa hoả ngục hoặc mất đi phần thưởng của Thiên Chúa thì thật là phỉ công và uổng phí.

Mặt khác, có nhiều người sẽ trách rằng các cô khôn ngoan thật là ích kỷ vì không cho các cô khờ dại mượn dầu. Nếu xét về mặt chữ thì quả thật đúng như vậy, nhưng về mặt thiêng liêng thì khác. Ai cũng phải lo cho phần rỗi của mình. Không ai lo thay phần sự sống đời đời cho chúng ta. Mỗi chúng ta đã cùng nhau được rửa tội, đuọc làm con Chúa, được sở hữu 24 giờ đồng hồ trên một ngày. Tại sao người này được cứu, người này được đón tiếp khi chú rể đến, người kia lại không. Người này được cứu, được phúc thiên đàng, người kia lại không? Tại sao vậy? Phải chăng Thiên Chúa không công bằng? Phải chăng Ngài thiên vị người này mà chê bỏ người khác? Không, không phải như thế. Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người sự tự do để quyết định mọi việc, mọi điều để mưu ích phần rỗi cho chính mình. Thế nhưng, vì lạm dụng tự do quá trớn, con người đã đi trệch đường lối của Thiên Chúa và không tuân giữ mệnh lệnh của Ngài. Dẫn đến kẻ này được chú rể đón tiếp, hay Thiên Chúa đón nhận, kẻ khác thì bị chối từ và không chấp nhận dầu có cố gắng kêu gào thảm thiết. Hãy chuẩn bị ngay từ đầu cho những việc lành phúc đức hơn là ngồi đó để nguyền rủa bóng tối và chuẩn bị muộn màng.

Quả thật, đời sống tương lai hay đời sống mai sau tuỳ thuộc vào đời sống hay những hành vi cử chỉ của chúng ta ở giây phút hiện tại. Thiên đàng hay hoả ngục là do cách chọn của chúng ta ngay từ đời sống ở trần gian. Sống thánh thiện, hiền lành, bác ái yêu thương và thực thi mọi điều Chúa dạy thì thật là xứng đáng cho những ai nắm trọn vẹn sự sống thiên quốc, sự sống vĩnh cữu. Đây là những người được xem như là những cô khôn ngoan, là biết chuẩn bị đèn và dầu để đón rước chú rể. Ngược lại, sống khô khan nguội lạnh, hận thù ghen ghét và xa lìa Thiên Chúa thì đừng có mơ tưởng ngôi nhà vĩnh cữu, nơi Đức Giê-su Ki-tô hiện hữu và ngự trị. Những người này được xem như là những cô khờ dại mang đèn mà không mang dầu và phải chấp nhận bị loại ra ngoài bởi chú rể, bởi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Đọc Tin mừng hôm nay, sau khi hồi tâm, tôi đã thực sự thuộc diện năm cô khôn ngoan hay năm cô khờ dại? Nếu tôi sống vô cảm, ơ hờ, thiếu sự chuẩn bị, thiếu tỉnh thức, thiếu sẵn sàng thì tô thuộc về năm cô khờ dại. Ngược lại, nếu tôi thật sự có sự chuẩn bị bằng việc chuyên chăm thực thi lời Chúa dạy và sống tốt mỗi ngày thì quả thật tôi đã nên giống năm cô khôn ngoan.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương

 

 

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Nguyên nhân gây chua miệng

 

Thứ sáu, 10/11/2023, VnExpress.net

Nguyên nhân gây chua miệng

Mất nước, thiếu kẽm, vệ sinh răng miệng kém, trào ngược dạ dày thực quản có thể tạo ra vị chua trong miệng, gây khó chịu.

Vị chua trong miệng cũng có thể do một số tình trạng sức khỏe khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.

Mất nước

Mất nước khiến khoang miệng và cổ họng khô, dẫn đến thay đổi vị giác. Theo Hiệp hội Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu mặt cổ Mỹ, nước bọt có nhiệm vụ kích thích các thụ thể vị giác trên lưỡi. Quá ít nước bọt có thể gây ra sự thay đổi hương vị mà vị giác cảm nhận được, khiến mọi thứ có vị chua.

Người trưởng thành nên uống ít nhất 6- ly nước mỗi ngày để tăng lượng nước cho cơ thể, giảm cảm giác khó chịu này.

Bệnh nhiễm trùng

Khi mắc bệnh cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, cơ thể tự động sinh ra nhiều loại protein khác nhau ảnh hưởng đến vị giác và gây đắng hoặc chua. Nên rửa tay thường xuyên và giữ ấm cơ thể, nhất là trong mùa mưa hoặc mùa lạnh. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây hại phổi, vàng răng, hôi miệng và làm giảm vị giác, khiến miệng thường có cảm giác chua, khó chịu. Để cải thiện tình trạng này cách duy nhất là bỏ thuốc.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do cơ thực quản dưới hoạt động bất bình thường. Axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở cổ họng, đắng miệng, đau họng, ho, hôi miệng, khó thở.

Người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh như ăn chậm, nhai kỹ, tránh rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay và béo. Tránh mặc đồ bó sát, không nằm sau khi ăn, nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để ít trào ngược.

Điều gì gây ra vị chua trong miệng?/Nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng

 


Vị chua trong miệng làm giảm cảm giác ngon khi ăn. Ảnh: Freepik

Vệ sinh răng miệng kém

Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên dễ làm các mảnh thức ăn thừa tích tụ trong răng, từ đó để lại mùi vị khó chịu. Vệ sinh răng miệng chưa sạch cũng có thể gây chua miệng.

Mỗi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần và kiểm tra răng miệng định kỳ.

Thay đổi nội tiết tố

Vị chua trong miệng cũng có thể liên quan đến hormone. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh thường có sự thay đổi về vị giác. Thai phụ có thể cảm thấy chua miệng trong ba tháng đầu.

Thiếu kẽm

Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến vị giác. Trong đó, thiếu kẽm góp phần tạo vị chua sau khi ăn. Nguyên nhân thiếu kẽm là do chế độ ăn ít thịt, cá, hải sản, mắc bệnh gan, viêm loét đại tràng, sử dụng thuốc lợi tiểu, hóa trị...

Tuổi tác

Các giác quan thay đổi khi chúng ta già đi, khiến cảm nhận vị của thức ăn không còn ngon như trước đây, đôi có vị chua.

Khôn ngoan

 

Fri, 10/11/2023 - Huệ Minh

Khôn ngoan

 

Trọng tâm câu chuyện Tin Mừng là sự khéo léo xoay xở của một người quản lý. Thánh Luca không nói mọi chi tiết về người quản lý này bất lương ở chỗ nào. Không biết ông có tham nhũng ăn chặn của được giao trách nhiệm, vơ vét vào túi riêng như các tham quan hôm nay hay không, chỉ biết rõ là ông bị chủ bãi chức vì phung phá của nhà chủ. Như thế, cái tối thiểu của người quản lý là anh đã không chu toàn bổn phận: Bảo toàn và sinh lợi trên gia sản mà anh có trách nhiệm được giao

          Phong tục Do thái: đối với dân Do Thái, quản gia không phải chỉ là một trong những người làm mướn ăn lương của chủ, mà là một nhân vật rất có thế lực. Quản gia là người thay mặt chủ để lo những chuyện tài sản trong nhà. Do đó có quyền thu xếp tài sản của chủ cách nào tùy ý miễn sao có lợi cho chủ thôi. Quản gia không có lương, nên thường tìm thu nhập thêm bằng cách kê thêm số của cho vay. Thí dụ cho vay 100 kê thành 120.

Chúa Giêsu nói người quản gia trong dụ ngôn này là “bất lương”. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh còn bàn cãi nhau về sự “bất lương” này (ăn gian tiền của chủ? cho vay ăn lời cắt cổ? hay là sửa đổi giấy nợ?...)

Nhưng điều Chúa Giêsu muốn ta noi gương nơi người quản gia này là cách xử dụng tiền của: Người quản gia này là “con cái thế gian”, thế mà còn biết sử dụng của cải một cách khôn khéo bằng cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai. “Con cái của sự sáng” phải noi gương đó, phải biết dùng của cải thế gian mà mua sắm của cải trên trời.

Tin mừng hôm nay ghi lại dụ ngôn người quản lý bất lương, để trình bày bài học phải biết khôn ngoan sử dụng tiền của đời này để mưu ích cho phần rỗi đời đời. Thật thế, con người ngày nay rất khôn khéo khi tính toán để tìm hạnh phúc đời này. Nhưng sự khôn ngoan đích thực thì ít có ai tìm được, hay cố gắng đi tìm.

Cũng như người quản lý trong Tin mừng hôm nay, ông đã dùng sự khôn khéo gian manh để tìm hạnh phúc cho đời sống của ông. Qua đó, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết dùng sự khôn ngoan của mình để sử dụng gia tài Chúa ban: sức khỏe, thời gian, tiền của... mà tìm lấy cho mình hạnh phúc vĩnh cửu.

Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta nên lưu ý: Đức Giêsu không khen việc lỗi đức công bằng này, vì việc làm này là gian lận của chủ, đây là cái lỗi. Tuy nhiên, Chúa khen anh vì biết tận dụng tất cả những khả năng và điều kiện, địa vị sẵn có, để có lợi cho về sau của mình. Anh khôn khéo vì biết tận dụng những ngày cuối cùng còn lại trong nhiệm vụ, để lấy lòng người khác, để tạo một ảnh hưởng và chỗ dựa sau này, biết tận dụng thời gian và những điều kiện có sẵn để lo cho số phận tương lai của mình. Dụ ngôn chỉ dừng lại với ý nghĩa là, tất cả những gì chúng ta có là do Chúa ban và là của Chúa, điều quan trọng là chúng ta biết dùng những ân huệ Chúa ban để giúp đỡ tha nhân, và chính điều này sinh lợi cho chúng ta khi chúng ta không còn được quản lý thân xác và những ân huệ đó nữa.

Mặc dầu người quản lý trong dụ ngôn này không tốt lắm, nhưng Đức Giêsu đã rất khéo lấy hình ảnh người quản lý đang nắm trong tay, chúng ta chỉ là người quản lý thôi, còn chính Chúa mới là chủ. Đã là quản lý thì phải sử dụng của cải của chủ theo đúng ý chủ chứ không phải theo ý riêng mình. Rất nhiều người tưởng lầm mình là chủ của những tiền bạc trong túi mình, nên họ đã sử dụng chúng không theo ý của Chúa. Hãy biết noi gương người quản lý này về việc sử dụng tiền của một cách khôn khéo, bằng cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai.

Mọi sự trần thế không theo chúng ta về đời sau! Chính vì thế, Đức Giêsu dạy chúng ta một điều vô cùng khôn ngoan, là hãy “dùng tiền bạc và những giá trị trần thế để mua lấy bạn hữu để sau này họ sẽ đưa chúng ta về nơi an nghỉ đời đời”.

Ở đời, “biết mình biết người trăm trận trăm thắng.” Người quản gia bất lương trong dụ ngôn xưa, hơn ai hết, biết rõ thực trạng tội lỗi của mình, và biết chắc nguy cơ bị sa thải là không tránh khỏi. Điều hơn người là y dám nhìn thẳng vào sự thật và dùng hết khả năng còn lại của mình để đổi lấy tình thân hữu, dự phòng cho tương lai. Y đã thành công do biết nhìn xa trông rộng.

Thiên Chúa không có ý định ủng hộ những hành động mưu lợi bản thân, mà qua đó Ngài muốn nhắc nhở chúng ta về một chân lý: dự phòng cho tương lai. Đời này đã có thể an tâm, còn dự phòng cho cuộc sống đời sau, hẳn hạnh phúc hơn nhiều.

 Huệ Minh

 

 

 

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

THÁNH THỂ và TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

 

Thu, 09/11/2023 -Trầm Thiên Thu

THÁNH  THỂ  và  TRÍ  TUỆ  NHÂN  TẠO

Chat GPT và phần mềm tạo AI (Artificial Intelligence, trí tuệ nhân tạo) sở hữu sức mạnh có vẻ như thần thánh: chỉ bằng một lệnh, các chương trình này ngay lập tức tạo ra hình ảnh hoặc nội dung bằng lời nói mới. Nếu chúng ta muốn giải trí, hoặc nếu chúng ta cần tài liệu bằng văn bản hoặc hình ảnh – từ lời mời đến quảng cáo, chúng ta ra lệnh và có ngay thứ mình cần. Chờ sản xuất là thế kỷ trước.

Tuy nhiên, những kỳ vọng thần thánh của AI sẽ bị gián đoạn khi quan sát kỹ hơn. Nó tạo ra bằng cách mau chóng “mượn” những gì có sẵn từ các nguồn trên web, nó không thể hoạt động vượt quá những thứ ràng buộc đó. Ngay cả robot AI tưởng tượng được cho là sẽ vượt quá khả năng của con người cũng sẽ chỉ “thông minh” bằng dữ liệu mà nó có thể khai thác. Nếu từng có một hình người hoàn toàn thế tục bị ràng buộc với những gì có thể đo lường được bằng thực nghiệm, đó chính là robot AI. Khoa học có thể tôn vinh Frankenstein của nó.

Sức mạnh sáng tạo của AI không cùng vũ trụ với sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa. Bằng mệnh lệnh của chính Ngài, Thiên Chúa tạo ra bất cứ thứ gì Ngài muốn từ hư vô. Ngài không phụ thuộc vào các phép tính toán học để hoạt động. Chính Ngài đã thiết lập các định luật toán học cho phép vũ trụ duy trì sự sống, chưa nói đến khả năng chạy phần mềm máy tính. Thiên Chúa vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng bánh mà con người thực sự sống không thuộc về thế gian này.

Bánh đó là Thánh Thể, sự sáng tạo độc đáo và hấp dẫn nhất của Thiên Chúa. AI không bao giờ có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ xa giống như vậy, vì Thánh Thể là thứ cuối cùng mà bất kỳ chương trình hướng đến tiện ích nào có thể pha chế. Thật vậy, sự tương phản giữa Thánh Thể và AI rất rõ ràng đến nỗi sức mạnh ấn tượng của Thánh Thể có thể giúp chúng ta nhìn vào mầu nhiệm lớn lao hơn của Thánh Thể.

Tuy nhiên, cả hai đều có cùng nguồn gốc: mệnh lệnh. Mệnh lệnh Thánh Thể là của Chúa Kitô: “Đây là Mình Thầy. Đây là Máu Thầy.” (Mt 26:26-28; Mc 14:22-24) Theo những lời đó, bánh và rượu thông thường không còn tồn tại, mặc dù hình dáng của chúng vẫn không thay đổi; chúng đã được biến đổi – biến thể, theo thuật ngữ thần học – thành Chúa Giêsu Kitô, hiện diện trọn vẹn trong Mình, Máu, Linh hồn và Thần Tính của Ngài. Trước Ngài, trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta quỳ gối, vì Ngài là Thiên Chúa, mặc dù sự cao cả của Ngài vẫn ẩn giấu dưới “bức màn” bánh và rượu.

Khi truyền lệnh “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy,” Chúa Kitô đã truyền lại quyền năng biến bánh rượu thành Mình Máu Ngài cho các tông đồ, các giám mục đầu tiên, những người đã lần lượt truyền lại quyền năng này cho các giám mục và linh mục khác. Theo mệnh lệnh của họ, được lặp lại trong mỗi Thánh Lễ, Thiên Chúa hằng sống và chân thật hiện diện giữa chúng ta. Ngôi Lời ngự giữa chúng ta như Ngài đã ở Galilê bằng quyền năng của những lời thánh thiêng.

AI tạo ra mọi thứ một cách mau chóng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu. Bí tích Thánh Thể chắc chắn đáp ứng nhu cầu: sự đói khát của chúng ta đối với Thiên Chúa, sự thật, ý nghĩa, niềm hy vọng vượt ra ngoài thung lũng đầy nước mắt này. Tuy nhiên, mục đích của nó không phải là chức năng, và hoạt động của nó không nhanh mà chậm. Đây là điều khó khăn trầm trọng đối với tín nhân hiện đại, những người mong đợi kết quả ngay lập tức từ mọi việc mình làm. Trong thế giới AI, Bí tích Thánh Thể có thể bị hiểu sai như một biểu tượng đơn thuần, một mảnh kỷ vật sống động như một bức tượng cẩm thạch và thích hợp như một máy điện báo.

Mục đích của Bí tích Thánh Thể không phải chủ yếu mang tính chức năng, mặc dù nó chắc chắn có những tác động thực tế trong tâm hồn con người: chữa lành những tan vỡ của chúng ta, loại bỏ tội nhẹ, ban ân sủng của Thiên Chúa, củng cố để chúng ta thực hiện ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, mục đích chính của Thánh Thể mang tính hiện sinh: đưa chúng ta vào sự hiệp thông với nguồn gốc và mục đích của cuộc đời chúng ta. Khi lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta nhận được sự nếm trước về sự sống vĩnh cửu, nơi chúng ta sẽ cùng nhau sống trong sự kết hợp trực tiếp với Thiên Chúa, mặt đối mặt, không qua trung gian. Đó là lời hứa của Bí tích Thánh Thể.

Làm sao chúng ta biết được điều này? Chúng ta có thể chỉ ra các sản phẩm của AI. Ngược lại, sự hiện diện của Thiên Chúa vượt quá tầm giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chưa từng có lời nào chân thật hơn lời của Con Thiên Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6:56)

Tin cậy vào lời của Đức Kitô, khi chúng ta bị vây quanh bởi những lo lắng và sợ hãi của thế gian, không bao giờ là điều dễ dàng. Phêrô mất lòng tin khi đi trên mặt nước, người thanh niên giàu có mất lòng tin khi được yêu cầu hy sinh, một nhóm môn đệ mất lòng tin khi Chúa Giêsu nhất quyết bắt chúng ta phải ăn thịt Ngài mới được sống đời đời.

Sức mạnh của AI, được thêm vào những làn sóng duy vật vốn đã ập đến với chúng ta, có thể khiến cho dường như Thánh Thể không phải là Chúa Kitô, rằng Thiên Chúa không hiện diện trên thế giới, rằng chỉ những gì chúng ta thấy mới là những gì chúng ta nhận được.

Nhưng sau đó chúng ta nhớ đến những giới hạn của AI: nó không có khả năng vượt qua những kiến thức được nạp vào nó. Điều đó có nghĩa là AI không có khả năng tạo ra sức mạnh siêu lý trí mà tất cả loài người, bất kể họ nghĩ gì về Chúa, đều hoàn toàn tin tưởng: Tình Yêu.

Thánh TS Tôma Aquinô cho biết: “Thánh Thể là bí tích của tình yêu, biểu thị tình yêu, tạo ra tình yêu.” Tình yêu này không cần chờ đợi. Nói đúng hơn, Thánh Thể chờ đợi chúng ta trong mỗi nhà tạm, trong mỗi thánh lễ, trên toàn thế giới.

AI là một công cụ hữu ích. Thánh Thể là chính tình yêu. Vẻ rực rỡ và cường điệu xung quanh Thánh Thể có thể làm lu mờ Thánh Thể, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể thay thế Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống con người. Vì cuối cùng, tất cả những gì chúng ta cần là tình yêu, và tình yêu là Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

DAVID G. BONAGURA, Jr

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)