Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Đức Thánh Cha ký tên vào một tấm ảnh rất bi thảm …

Đức  Thánh  Cha  ký  tên  vào  một  tấm  ảnh  rất  bi  thảm …
và  truyền  cho  công  bố  vào  ngày  cuối  năm
(Chủ nhật - 31/12/2017-Vietcatholic)



    
Trong nhiều dịp khác nhau Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng thế giới đã bước vào một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Ba từng mảnh. Những diễn biến bi đát trong năm 2017, đã khiến cho Đức Giáo Hoàng âu lo hơn về tương lai của thế giới, nhất là viễn ảnh nhân loại đang chập chờn trên bờ vực của một cuộc chiến hạt nhân.
Đức Thánh Cha ký tên vào một tấm ảnh rất bi thảm …và truyền cho công bố vào ngày cuối năm
Đức Thánh Cha ký tên vào một tấm ảnh rất bi thảm …và truyền cho công bố vào ngày cuối năm

Vì thế, vào dịp cuối năm, Đức Thánh Cha đã ký tên một vào tấm ảnh rất bi đát và truyền cho Vatican media công bố.

Bức ảnh cho thấy một cậu bé Nhật Bản đang cõng em trai của mình trên lưng. Đứa em đã chết, và cậu bé đang đứng xếp hàng chờ đợi trước một lò hoả thiêu.

Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau khi một quả bom nguyên tử rơi vào Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết thêm một nhận xét ngắn gọn, “..il frutto della guera” (hoa trái của chiến tranh), tiếp theo là chữ ký của ngài.

Những dòng chữ bên dưới là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là:

"Đứa bé trai đang xếp hàng tại một lòa hoả thiêu cõng đứa em mình đã chết. Ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki. Cảm giác buồn bã của cậu bé thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm máu.”

Đặng Tự Do


Happy New Year 2018!

Hoa   Xuân
(Ảnh  ca  Tn  Đt)

Mùa  Xuân  v  trước  hiên  nhà

Khoác  màu  áo  mi  điu  đà  thanh  tân

Ngoài  kia  hoa  n  đy  sân

Gió  xuân  hây  hy  trong  ngn  trinh  nguyên.

( Trích  thơ  ca  Toàn  Tâm  Hòa)

Happy  New  Year!
Th ân  mến
duyenky




TỐNG CỰU, NGHINH TÂN

TỐNG  CỰU, NGHINH  TÂN
(Sat, 30/12/2017 - Trầm Thiên Thu)




“Vậy như anh em đã nhận Đức Kitô Giêsu làm Chúa, hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Cl 2:6-7).

Xin từ giã năm cũ, và xin chào đón năm mới! 365 ngày cũ đã qua, 365 ngày mới khởi đầu. Tất cả là Hồng Ân, xin cảm tạ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vô biên và vô tận!

Thật thú vị khi Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung đã ban cho chúng ta có những điểm khởi đầu và kết thúc, ban cho chúng ta có những vị trí mới trong cuộc sống.

Nếu hôm nay bạn vẫn có những kiểu cách cũ, những dạng không lành mạnh, những rác rưởi về cảm xúc hoặc tinh thần, đây là thời điểm tốt để chúng ta giã biệt chúng và sang trang đời mới: Giao thừa, thời khắc tống cựu và nghinh tân – từ giã cái cũ và đón nhận cái mới. Bạn có thể phản ánh những phúc lành và những vẻ đẹp của năm cũ, tạ ơn về những thành công, nhưng hãy bỏ lại những thất bại và bắt đầu một năm mới. Thiên Chúa luôn hiện diện trong những cái khởi đầu mới.

Hôm nay, bạn đang kết thúc năm cũ và chuẩn bị một khởi đầu mới. Hãy tiếp tục thói quen đọc Lời Chúa hằng ngày, cầu nguyện liên lỉ, và can đảm bước vào năm mới. Thiên Chúa vẫn sẵn sàng nói với bạn, lắng nghe bạn, và chúc phúc cho bạn khi bạn bước đi theo Ngài.

Xin cầu chúc bạn một năm mới thành công về công việc, và tiến bộ trên đường nhân đức để hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI – HAPPY NEW YEAR

Lạy Thiên Chúa là Alpha và Omega, xin cảm tạ Ngài về mọi ơn lành Ngài đã thương ban trong năm qua, về những cách Ngài quan tâm chăm sóc con và cung cấp cho con những thứ cần thiết. Con xin dâng năm mới này cho Ngài, xin giữ gìn con khỏi mọi sự dũ và giúp con luôn vững bước theo Ngài mọi nơi và mọi lúc.

TRẦM THIÊN THU


(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)

Người Việt trên thế giới tất bật đón năm mới



   




Người  Việt  trên  thế  giới  tất  bật  đón  năm  mới

(Chủ nhật, 31/12/2017 -VnExpress.net)


Năm mới là khoảng thời gian sum họp cùng gia đình nhưng với nhiều người Việt xa quê, đây cũng là khi công việc bận rộn nhất


Bén duyên cùng ông xã người Đức và ra nước ngoài định cư 4 năm nay, chị Lê Minh Thuật, ở thành phố Stuttgart, Đức, đã hoàn toàn hòa nhập với cuộc sống ở châu Âu. 
sửa lại chú thích ảnh: Ảnh chị Lê Minh Thuật chụp cùng các thành viên trong gia đình nhà chồng, vì nếu hiểu theo cách chị chú giải phía trên ảnh chụp gia đình phía bên chồng người Đức .. có nghĩa là chị Lê Minh Thuật còn có gia đình phía bên chồng người Việt nữa. hic hic nguy hiểm quáPham
Chị Lê Minh Thuật (ngoài cùng bên phải) và các thành viên trong gia đình chồng. Ảnh: NVCC
"Chỉ vào Tết âm lịch mới có cảm giác nhớ nhà đến khắc khoải", còn Tết dương lịch với chị đúng nghĩa cái Tết của người bản địa. Chị cùng chồng và các con với mua cây thông về trang trí, làm món gà tây nhồi bánh mì, táo, nho khô và nướng trong lò, sau đó thưởng thức cùng rượu vang đỏ.
Chị cũng có cơ hội sum vầy và gắn bó hơn với nhà chồng vào dịp này. Vào đêm giao thừa, gia đình em chồng chị thường tổ chức tiệc nướng. Trước khi đến chung vui, chị không quên chuẩn bị sẵn các món tủ là món chả giò để mang đến mời mọi người thưởng thức.
Em chồng chị sở hữu một xưởng cơ khí tư nhân, chính vì thế kinh tế Đức luôn là đề tài những thành viên trong gia đình quan tâm và bàn luận sôi nổi trong bữa tiệc cuối năm. Năm nay, nền kinh tế hàng đầu châu Âu tăng trưởng mạnh mẽ, giá cả hàng hóa và tiền lương người lao động cũng tăng lên đáng kể, dù không có dấu hiệu phát triển quá nóng. Những tín hiệu tích cực này khiến các thành viên trong gia đình phấn khởi và hy vọng về một năm mới thuận lợi. 
Cuộc vui rôm rả theo những ly rượu vang. Trẻ nhỏ được uống loại đồ uống riêng có tên là Kindergluhwein, rượu vang nóng không cồn. Như mọi năm, giao thừa này gia đình chị sẽ cùng nhau lên quả đồi gần nhà, ngắm nhìn thành phố tràn ngập trong thứ âm thanh đặc biệt và thiêng liêng mỗi năm có một lần của pháo hoa. Họ cũng có những loại pháo chuẩn bị sẵn để hòa cùng không khí năm mới. 
Với chị Hải Ninh, ở bang Missouri, Mỹ, Giáng sinh và năm mới cũng là khoảng thời gian dành cho gia đình. Ở cách nhà bố mẹ chồng người Mỹ 5 tiếng lái xe nhưng công việc bận rộn quanh năm nên chỉ vào Noel, vợ chồng chị mới sắp xếp được thời gian về thăm gia đình.
Chị Hải Ninh sum họp cùng bố mẹ và anh em chồng ngày Giáng sinh. Ảnh: NVCC
Chị Hải Ninh sum họp cùng bố mẹ và anh em chồng ngày Giáng sinh. Ảnh: NVCC
Trong thời tiết giá rét cuối năm chỉ -20 độ C, chị và ông xã chọn đón năm mới ở nhà thay vì tham gia các hoạt động bên ngoài. Chồng chị là người đảm trách chính các món ăn cho bữa tiệc giao thừa. 
Tuy nhiên, không phải người Việt nào ở nước ngoài cũng có điều kiện đón năm mới trong không khí ấm cúng như thế.
Anh Minh Đức, ở New York, Mỹ, làm việc đến hết ngày cuối cùng của năm. Thành phố sôi động bậc nhất nước Mỹ gần đây xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố nhưng gác lại những lo lắng, mọi người vẫn tập trung vào công việc và hồ hởi đón năm mới sắp đến.
New York nổi tiếng với lễ hội đếm ngược và thả quả cầu pha lê ở Quảng trường Thời đại nhưng anh Đức chọn cách đón năm mới đơn giản. 
"Đêm Giáng sinh, tôi gặp mặt người thân và bạn bè, ăn uống và tặng quà cho nhau. Còn đêm giao thừa, tôi chỉ dự định ở nhà, theo dõi chương trình đếm ngược qua TV", nhiếp ảnh gia trẻ tuổi kể. "Tôi rất nhớ nhà và muốn về Việt Nam thăm gia đình nhưng công việc bận rộn quá, có lẽ kế hoạch này để dành đến cuối năm sau". 
Đại Việt, sinh viên kiến trúc tại Moscow, Nga, lại đang mải miết theo kỳ thi cuối kỳ. Giữa mùa thi căng thẳng, những sinh viên như Việt không có nhiều thời gian để nghĩ về những buổi tiệc năm mới. 
Đại Việt đón năm mới cùng những kỳ thi ở trường. Ảnh: NVCC
Đại Việt đón năm mới cùng những kỳ thi ở trường. Ảnh: NVCC
"Đêm giao thừa, nếu có thời gian, mình sẽ rủ bạn bè đến Quảng trường Đỏ xem pháo hoa và ca nhạc", Việt nói.
Việt và bạn bè sẽ chờ đến kỳ nghỉ đông vào tháng sau, cũng là dịp Tết âm lịch ở Việt Nam, để tụ họp với nhau, làm các món ăn truyền thống, chia sẻ nỗi nhớ nhà.
Càng về cuối năm, anh Hoàng Thắng, ở thành phố Brisbane, Australia, càng tất bật với công việc của chuỗi nhà hàng đồ cuốn Việt Nam.
"Tôi chẳng khi nào có thời gian đón Tết. Ngày cuối năm và đầu năm mới tôi vẫn đi làm đều, nhất là khi một số nhân viên đã xin nghỉ phép để về Việt Nam để thì công việc ở cửa hàng càng bận rộn", anh Thắng cho hay. 
Ngoài ngày nghỉ lễ chính thức là 1/1, nhiều người kết hợp ngày nghỉ phép để đi du lịch, mua sắm, ăn uống, nên những ngày này, lượng khách đổ đến nhà hàng nơi anh Thắng làm việc rất đông. 
Cảnh tấp nập ở nhà hàng Việt mà anh Hoàng Thắng làm việc. Ảnh: NVCC
Cảnh tấp nập ở nhà hàng Việt mà anh Hoàng Thắng làm việc. Ảnh: NVCC
Nếu được nghỉ, anh Thắng sẽ dành thời gian để dưỡng sức, lên mạng hoặc đi thăm thú quanh thành phố. "Năm mới tôi mong mình có nhiều sức khỏe để hoàn thành công việc và có thời gian để du lịch tới nhiều nơi", anh nói. 
Anh Ngọc

Gia Đình Niềm Vui Tình Yêu

Gia  Đình  Niềm  Vui  Tình  Yêu
LỄ  THÁNH  GIA
(Thu, 28/12/2017 - Lm Nguyễn Hữu An)



Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết viết trong “Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018” như sau:

Năm 2017, Giáo phận Phan Thiết chúng ta đã hưởng ứng cách nồng nhiệt định hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với chủ đề “Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân” bằng việc quan tâm tổ chức các lớp Giáo lý Hôn nhân tại các giáo xứ cách hiệu quả hơn, giúp các bạn trẻ khám phá vẻ đẹp, sự cao quý và tầm quan trọng của Hôn nhân Kitô giáo; các linh mục cũng đã tham dự các cuộc thường huấn về chủ đề trên vào mỗi dịp tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám mục.

Bước vào chương trình mục vụ năm 2018 với chủ đề: “Đồng hành với các gia đình trẻ”, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong Thư Mục vụ gởi Cộng Đồng Dân Chúa nhân dịp họp Hội nghị kỳ II/2017, mong muốn chúng ta tiếp tục quan tâm đến việc mục vụ gia đình. Vì thế, Giáo phận Phan Thiết chúng ta tích cực hưởng ứng và nhiệt tâm triển khai chủ đề mục vụ trên qua hai sinh hoạt chính, đó là Học và Hành với các chương trình cụ thể sau đây:

I. Việc Học Hỏi

Các gia đình trẻ sẽ được hướng dẫn để càng đào sâu tầm quan trọng, ý nghĩa và bản chất của bí tích Hôn phối, đời sống chung vợ chồng, sự trung thành và chung thủy trong tình yêu đến trọn đời. Chúng ta sẽ triển khai chủ đề nầy với ba gợi ý của Thư Mục vụ:

Hôn nhân là một hành trình dài, trong đó mọi người phải gạt đi những ảo tưởng để đón nhận bạn đời của mình như họ là và cùng nhau hoàn thiện hơn đời sống gia đình.
Hành trình nầy đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết, hy sinh và quảng đại.
Hành trình đó giúp đôi bạn đào sâu và làm phong phú hơn quyết định của họ khi bước vào đời sống hôn nhân.

II. Việc Thực Hành

Thư Mục vụ 2018 xác quyết rằng các linh mục và các cộng đoàn giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành với các gia đình trẻ. Chúng tôi đề nghị những gia đình trẻ là những đôi bạn đã kết hôn từ 5 năm đến 7 hay 10 năm tùy hoàn cảnh của từng giáo xứ với sự thẩm định của cha xứ. Trong Năm mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” nầy, Tòa Giám mục đề nghị tổ chức các sinh hoạt sau đây:

     1. Cấp giáo phận:
Ngày 01.01.2018, lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng Giáo phận, sẽ là ngày khai mạc Năm Mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” tại nhà thờ Chánh tòa Phan Thiết.

Ngày 13.12.2018 sẽ là ngày Bế mạc Năm Mục vụ nầy tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.

     2. Cấp giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ do cha quản hạt và các cha xứ ấn định gồm các sinh hoạt sau đây:

Kết hợp với Ban Mục Vụ Gia đình của Giáo phận, tổ chức ngày tĩnh tâm, tĩnh huấn, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm chuyên đề dành cho các gia đình trẻ trong giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ, ít là 01 lần trong năm.
Tổ chức Thánh lễ mừng kỷ niệm ngày thành hôn của các đôi bạn trẻ tại mỗi giáo xứ, đặc biệt trong ngày lễ Thánh Gia. Ngoài ra, có thể liên kết thành nhóm nhỏ các gia đình trẻ để thuận lợi trong việc đồng hành với các sinh hoạt đặc thù.
Cha xứ và Hội đồng Mục vụ, các giới, các hội đoàn, tích cực cổ võ và tham dự việc đọc kinh liên gia tại các gia đình trẻ, khuyến khích việc siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa Giải, đặc biệt thường xuyên thăm viếng các gia đình trẻ.

***

Học và hành về hôn nhân gia đình để cùng nhau: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương” (x.Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).

1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”
Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).

Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth,có Thánh Giuse và Đức Mẹ;Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình; Gia đình Công giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo; Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.

2. Gia đình “trường dạy đức tin”
Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nazareth “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.

Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.

3. Gia đình “mái ấm tình thương”.
Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẽ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.

Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).

Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau.Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”.

“Thư Mục vụ năm 2018 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hướng về các đôi bạn trẻ. Giáo phận và các cộng đoàn giáo xứ hướng về các bạn với tâm tình trìu mến. Chúng tôi muốn được đồng hành với các bạn để chia sẻ với các bạn những vui mừng và hy vọng, những ưu tư và thao thức, những khó khăn và thử thách mà các bạn gặp phải trong đời sống hôn nhân gia đình…Với sự hiện diện đồng hành nâng đỡ của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, các bạn hãy luôn vững tin, mạnh mẽ và can đảm dấn thân kiên trì kiến tạo gia đình trẻ của mình thành một ngôi nhà thờ phượng, một tổ ấm yêu thương và một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của con người. Chỉ như thế, các bạn mới có thể làm bùng cháy lên ngọn lửa tình yêu lan tỏa đến mọi gia đình bên cạnh các bạn. Nguyện chúc các bạn, những gia đình trẻ, luôn thấm đậm Bình an, Tình yêu, Ơn sủng và Niềm vui của Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tà Pao” (Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018, GP Phan Thiết”.

Gia đình là nơi thể hiện niềm vui tình yêu trong đời sống hằng ngày, từ đó sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An


Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Giáo Dục Con Cái Trong Thời Đại Mới

Giáo  Dục  Con  Cái  Trong  Thời  Đại  Mới
(Tiến sỹ Bùi Hữu Thư-giadinhnarazet)


Dạy Cho Con Cái Biết Các Giá Trị Tinh Thần Trong Xã Hội Hôm Nay

Dạy cho con cái biết các giá trị tinh thần của chúng ta là vấn đề hết sức quan trọng. Rất may là mọi sự khởi đầu từ chúng ta là các bậc phụ huynh và cũng chấm dứt nơi chúng ta. Cha mẹ có nhiều ảnh hưởng trong việc di chuyền các giá trị cho con cái hơn mọi yếu tố khác. Sau đây là một vài điều giản dị, và rất quan trọng chúng ta phải nhớ về các giá trị và tìm cách để chuyển giao chúng cho con cái:

1. Con cái học biết cách phân định những gì là tốt hay xấu nơi những người chúng thương yêu và kính trọng. Không có một ai khác có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc dạy dỗ các giá trị hơn bạn. Lời nói của bạn có thể làm thay đổi mọi sự.
• 2. Khi dạy dỗ giá trị, hành động luôn luôn nói nhiều hơn lời nói. Con trẻ bây giờ có thái độ “hãy làm cho tôi xem đi” (Show me!). Chúng cần được thây các giá trị được cha mẹ biểu tượng trong cuộc sống của họ. Chúng ta cần kính trọng đời sống, kính trọng kẻ khác, ngay thẳng, công chính... Con cái sẽ có được các giá trị này khi quan sát chúng ta.
• 3. Gia đình vẫn là công cụ hữu hiệu nhất cho việc giáo dục con cái. Một mái ấm gia đình, nơi mọi người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau tạo được môi trường cần thiết cho con cái học hỏi cái gì là tốt, cái gì xấu, và học cả cách yêu thương nhau. Giá trị tinh thần chỉ có thể được nuôi dưỡng trong một môi trường có tình yêu và sự chấp nhận.
• 4. Luôn luôn bỏ thì giờ ra để ngồi xuống nói chuyện với con cái. Đừng e ngại phải nói ra những điều bạn cảm thấy ( nhưng cũng đừng bao giờ không chịu nghe những gì con cái đang suy nghĩ).
• 5. Luôn luôn cố gắng dạy dỗ con cái biết yêu thương và kính trọng nhau như những đứa con của Thiên Chúa. Một tình yêu lành mạnh và sự tự trọng hết sức quan trọng đối với con cái. Đây cũng là bước đầu cần thiết trong việc giúp đỡ con cái học biết thương yêu và kính trọng tha nhân và Thiên Chúa.
• 6. Không có ai nói rõ hơn Chúa Giêsu. Mấy chữ này: “Yêu tha nhân...” là một sứ điệp quan trọng cho mỗi đứa con trẻ.

Vai Trò Phụ Huynh Rất Khó Khăn

Đa số chúng ta không được huấn luyện để trở thành phụ huynh. Do đó chúng ta vô hình chung cảm thấy đôi khi bất lực. Đã bao lần bạn nghe thấy mình đang nói đúng những điều bạn đã từng thù ghét phải nghe nơi cha mẹ của bạn? Và khi con bạn đến tuổi vị thành niên, mọi sự còn khó khăn hơn. Chúng dường như chối bỏ mọi điều chúng ta dạy bảo chúng. Theo chúng, chúng ta chẳng hiểu biết gì cả. Các giá trị tinh thần và những gì chúng ta tin tưởng đều bị chúng thách đố. Mọi điều chúng ta nói ra đều được coi như những trở ngại cho chúng. Có sự căng thẳng trong gia đình lên đến cao độ. Nhưng chúng ta lại quan trọng hơn bao giờ hết đối vơi các con cái vị thành niên. Trong khi chúng đang áp dụng các giá trị của bạn bè chúng, là những đứa đang ảnh hưởng đến chúng nhiều nhất, chúng ta phải hiện diện để chống lại sự lôi kéo của rượu chè và ma túy. Những độc được này càng ngày càng len lỏi vào đời sống của con cái bạn và hủy hoại chúng.

Hậu Quả Tai Hại Trẻ em vị thành niên không tìm được niềm an vui nơi gia đình sẽ đi tìm kiếm ở chỗ khác. Một số bỏ nhà ra đi. Nhiều đứa khác tìm cách chạy trốn các áp lực: một đứa con trai thông minh và vui tính tìm sự thoát ly trong ma túy, một đứa con gái khỏe mạnh và vui nhộn bắt đầu chè chén. Chúng ta thử xem xét các dữ kiện sau đây:

• 1. Mỗi năm có một triệu học sinh bỏ học hay thường xuyên “cúp cua”.
• 2. Cứ 10 đứa con gái vị thành niên thì có 4 đứa chửa hoang trước năm 20 tuổi.
• 3. Mặc dù việc hút cần sa đã suy giảm trong các năm qua, việc nghiền bạch phiến, nhất là “crack cocaine” đã gia tăng gấp đôi.
• 4. Trong 4 đứa trẻ vị thành niên có một đứa nghiện rượụ Khoảng 10.000 đứa sẽ chết vì các tại nạn liên quan đến rượu chè mỗi năm.
• 5. Mỗi năm có khoảng từ 5.000 tới 6.000 đứa trẻ vị thành niên chết vì tự tử, và con số này ngày càng gia tăng tới mức cứ 90 phút là có một đứa tự tử. Cứ một đứa chết thì có 100 đứa mưu toan tự tử.

Trẻ Vị Thành Niên Ở Trong Giai Đoạn Sóng Gió Nhất Trong Đời

Trẻ vị thành niên phải đối phó với các áp lực người lớn không cho là quan hệ. Cơ thể chúng thay đổi, chúng phải thích nghi với con người mới chúng thấy khi soi gương. Chúng cảm thấy con ngưòi chúng khác lạ. Chúng bắt đầu chú ý đến vấn đề tính dục. Chúng thường xuyên có sự lo lắng bất an. Chúng cảm thấy có áp lực phải phù hợp với bạn bè và sẽ bị riễu cười nếu không theo. Các sự thay đổi này có thể hết sức sợ hãi, lạ lùng và buồn chán. Trẻ vị thành niên có những linh tinh tốt, nhưng chúng cũng làm cho chúng ta ngạc nhiên về khả năng xét đoán thiếu đúng đắn của chúng. Con Cái Vị Thành Niên Cần Bạn Trong khi các trẻ vị thành niên đang đòi hỏi được đối xử như người lớn, chúng vẫn cần một mái nhà êm ấm, một nơi trú ngụ. Và mặc dầu chúng không chịu công nhận, chúng cần có những khuôn phép, giới hạn, và rất nhiều sự giúp đỡ để có thể sắp xếp cuộc đời của chúng và quan trọng hơn cả là tình yêu. Trong giai đoạn trưởng thành sóng gió, điều quan trọng các phụ huynh cần nhớ (mặc dầu con cái vị thành niên của chúng ta lại muốn quên đi), đó là chúng ta yêu thương chúng và chúng cũng yêu thương chúng ta. Cuối cùng thì đây là điều làm cho mọi nỗ lực của chúng ta có ý nghiã.

Bạn Hiểu Biết Gì Về Con Cái Của Bạn?

Bạn có thể nói, “Con tôi không bao giờ làm như thế.” Đa số không. Nhưng cho dù các con bạn không làm như vậy, bạn hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau đây:

• 1. Con cái bạn giờ này đang ở đâu?
• 2. Con cái bạn ghê sợ điều gì nhất?
• 3. Ai là bạn hữu thân nhất của con cái bạn?
• 4. Bạn hữu của con bạn có được vui đón chào vào nhà của bạn không?
Xin nhớ là một mối liên hệ mật thiết nhất đối với con cái là phương cách tốt nhất để hướng dẫn chúng, và để ngăn không cho chúng trở nên một nạn nhân trong các con số thống kê.

Sống Hòa Hợp Với Con Cái

Sau đây là một số ý kiến và phương pháp bạn có thể thử xử dụng để tăng cường mối liên hệ giữa bạn và con cái. Nếu chúng không có hiệu qủa tức thời, nên tiếp tục xử dụng vì chúng ta cần thời gian để thực hành:

• 1. Bỏ thì giờ ra cho con cái vị thành niên. Tìm một sinh hoạt bạn thích làm với con cái và theo đuổi sinh hoạt này. Nếu lời mời gọi của bạn bị từ chối, nên tiếp tục mời.
• 2. Lắng nghe, thật sự lắng nghe. Vì phụ huynh qúa bận rộn và có qúa ít thì giờ, chúng ta thường nghe trong khi lau chùi, rửa chén, hay sửa xe. Bỏ công việc vặt trong nhà sang một bên để con cái bạn biết rõ bạn đang lắng nghe chúng.
• 3. Hãy nhìn xa trông rộng. Đừng coi những lỗi lầm nhỏ nhặt như nhũng tai vạ khủng khiếp. Chỉ nên chọn những vấn đề quan trọng. Không nên biến gia đình thành một bãi chiến trường.
• 4. Hãy chấp nhận những sự dị biệt. Hãy coi các con cái vị thành niên như những cá nhân khác biệt với bạn. Đây không có nghĩa là bạn không thể nói lên ý kiến của bạn khi bạn không đồng ý.
• 5. Hãy tôn trọng quyền tư hữu của con bạn. Đùng nghe lóm, đừng lục xoát. Nếu chúng có hành động làm bạn lo ngại thì phải nói ra.
• 6. Để cho con cái tự thu xếp mọi việc của nó. Đừng bao giờ nói bạn biết rõ cảm nghĩ của chúng. Chúng tin rằng cảm nghĩ của chúng (qúa mới mẻ, và riêng tư) thật à duy nhất. Chúng phải tự tìm hiểu sự thật không có bạn giúp đỡ. Cũng đừng nói cảm nghĩ của chúng không ăn nhập gì và sẽ thay đổi. Vì chúng sống trong hiện tại, và nếu cảm nghĩ của chúng sẽ mau thay đổi thì cũng không quan trọng gì đối với chúng bây giờ.
• 7. Đừng xét đoán. Hãy chỉ nêu lên các dữ kiện thay vì ý kiến khi bạn khen thưởng hay chỉ trích. Nói lên các dữ kiện như “Baì thơ của con làm cho mẹ phải mỉm cười,” hay “phiếu học bạ này toàn những con C và D.” Hãy để cho con bạn tự đi đến những kết luận thích hợp. Con cái vị thành niên hết sưc nhậy cảm về những sự xét đoán dù là tốt hay xấu.
• 8. Hãy rộng lượng trong các lời ngợi khen. Hãy khen con cái về những cố gắng thay vì chỉ khen các thành qủa. Và đừng bình phẩm về con người. “Con thật là một họa sĩ đại tài” là một điều con cái khó có thể trở thành. “Bố rất ưa thích bức họa của con” là một dữ kiện đến từ trong tim.
• 9. Hãy đề ra những giới hạn hợp lý. Con cái vị thành niên cần có các giới hạn này. Luật lệ của bạn phải được áp dụng đồng đều và phải dựa trên những điều bạn thực sự tin và những giá trị của bạn.
• 10. Hãy dạy cho con cái bạn biết lấy những quyết định và những lựa chọn hợp lý bằng cách khuyến khích sự tự chủ và cho phép con bạn làm những lỗi lầm.

Đừng can thiệp trừ khi cần thiết

Làm Sao Để Tức Giận Mà Không Làm Hỏng Mọi Việc? Cha mẹ nào cũng có lúc phát điên vì giận con cái. Chúng ta đôi khi không tránh được. Nhưng có phụ huynh lại cảm thấy hối hận khi tức giận và cố giữ im lặng. Mặc dù khi tức giận chúng ta có thể nói ra những điều không nên nói, sự tức giận có thể phát khởi những đối thoại giúp cho bạn và con cái bạn hiểu biết nhau nhiều hơn. Sau đây là một vài hướng dẫn:

• 1. Khi bạn nóng giận đừng kết tội, đừng lên án. Chỉ nên nói cảm nghĩ và tâm tình của bạn: khó chịu, bực tức, cau kỉnh,... và tại sao? Nên nói cho rõ. Chỉ dùng những dữ kiện. Khi kết tội chúng ta sẽ làm cho con cái phải chạy tội bằng cách cãi chầy cãi cối, điều này làm cho hai bên nóng tính thêm và ngăn cản cuộc đối thoại.
• 2. Hãy nghĩ đến những giải pháp thay vì sự thắng lợi. Đừng cố gắng để đạt đến sự thành công về lý luận của mình.
• 3. Hãy chỉ đề cập đến biến cố hiện tại. Đem các trận chiến cũ ra đấu chỉ làm cho tình trạng tệ hại hơn.
• 4. Hãy cẩn thận, đừng tấn công bản tính cá nhân của con bạn. Hãy nói, “Mẹ giận lắm vì con không dọn dẹp sau khi bầy bừa như vậy” thay vì, “Con là đứa lười như hủi”. Con cái bạn có thể bỏ cuộc không chịu cố gắng thay đổi nữa.
• 5. Nếu hoàn cảnh có vẻ tế nhị, hãy viết xuống thành một lá thư. Bạn có thể nói đúng y như bạn mong muốn, và con bạn sẽ có thì giờ để suy nghĩ trước khi trả lời.

Các Dấu Hiệu Cho Biết Con Bạn Cần Những Sự Giúp Đỡ Bên Ngoài

• 1. Khi chúng nói đến việc tự tử dù có vẻ bâng quơ. Một đứa trẻ có ý định tự tử có thể cho đi những sở hữu qúy giá, viết chúc thư, nói đến sự chết hay nói rằng gia đình sẽ bớt khổ nếu không có nó.
• 2. Có sự thay đổi gần đây về thói quen ăn ngủ, lối suy nghĩ, cá tính, bạn bè, việc học hành, và các sinh hoạt khác. Một sự chấm dứt giai đoạn chán đời dài thường là thời kỳ đi trước mưu toan tự tử. Xuống ký nhiều có thể là dấu hiệu của sự nhịn ăn hay ăn rồi móc cổ họng cho ra.
• 3. Dùng ma tuý hay rượu chè. Bạn có thể nhận ra: các hành vi vô lý hay vô trách nhiệm, nói dối, dấu diếm, tâm tình thay đổi luôn luôn, dễ bị tai nạn. Con cái dùng ma tuý có thể có tròng con mắt nở ra, đeo kính mát trong nhà, hay than phiền là không ngủ được hay không cảm thấy khỏe khoắn. Các đồ vật qúy giá trong nhà biến mất. Bạn có thể thấy xuất hiện trong nhà những phụ tùng của dân nghiền hay các chai rượu.
• 4. Con bạn mới đây đổi bạn mới và chơi với những đứa bạn nghĩ rằng là dân sì- ke, là dấu hiệu cho biết con bạn có thể đi vào con đường này hay đang có những vấn đề khác.
• 5. Có các hành vi phạm pháp, dù chưa liên hệ đến cảnh sát hay toà án. Bạn có thể thấy chúng có những sở hữu mới hay tiền nong bạn không biết đến.
• 6. Thiếu tự trọng. Thiếu niềm tự tin là điều bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này kéo dài lại là một vấn đề.
• 7. Chán đời nghiêm trọng. Đứng ngồi không yên, cô đơn, rút vào cái vỏ, Khó làm quen với bạn mới.
• 8. Nổi loạn đến mức luôn luôn chống đối.
• 9. Có vấn đề tại nhà trường, kể cả cúp cua, vắng mặt và học bạ bỗng nhiên có điểm xuống thấp.
• 10. Có những lo âu và sợ hãi làm ngăn trở cho các sinh hoạt hàng ngày.
• 11. Có các vấn đề giữa các thành phần trong gia đình mà lắng nghe và ngồi xuống nói chuyện không giải quyết được. Những sự thay đổi trong gia đình, như có người qua đời, có sự ly dị, hay tái hôn là những giai đoạn con cái cần có sự giúp đỡ bên ngoài.

Bao Giờ Chính Bạn Cần Phải Được Giúp Đỡ?

• 1. Có những chuyện trục trặc trong gia đình mà bạn không hiểu dược lý do.
• 2. Bạn hoàn toàn bất đồng ý kiến với bạn đời của mình về những vấn đề liên quan đến con cái vị thành niên, và cả hai người không thể đi đến một sự dung hoà.
• 3. Bạn gặp trở ngại về việc làm, hay luôn luôn mất việc.
• 4. Bạn đang sài rượu chè hay ma tuý.
• 5. Bạn hay nổi nóng và dữ tợn đối với các con vị thành niên và không thể tự chủ được mình.
• 6. Người bạn đời của bạn hung dữ với bạn và con cái.

Bạn Phải Làm Gì Khi Con Bạn Bỏ Nhà Ra Đi?

Đa số những đứa trẻ bỏ nhà ra đi thường trở về trong vòng 48 tiếng. Những đứa đi lâu hơn có thể gặp rất nhiều tình trạng nguy hiểm. Do đó phải làm tất cả mọi sự có thể để đem con trở về nhà.

• 1. Giữ một cuốn sổ tay có ghi những biện pháp bạn đã làm và ngày tháng.
• 2. Liên lạc với láng giềng, họ hàng, các bạn hữu, thầy cô, người chủ hay bạn làm cùng chỗ của con bạn.
• 3. Liên lạc với các nhà thương, và các chỗ thanh thiếu niên hay tụ tập.
• 4. Gọi cảnh sát. Mời cảnh sát đến nhà lấy lời khai và các hình ảnh mới nhất, các hồ sơ về răng, và các dấu tay nếu có. Ghi tên viên cảnh sát, số thẻ hành sự, và điện thoại, số biên bản, và tên của viên cảnh sát sẽ theo dõi nội vụ.
• 5. Yêu cầu cảnh sát liệt kê con bạn trong danh sách của Trung Tâm Thông Tin Quốc Gia về Các Tội Phạm (National Crime Information Center), và trong danh sách các trẻ em mất tích của tiểu bang nếu có.
• 6. Liên lạc với Trung Tâm Trẻ Em Mất Tích và Bị Khai Thác (National Center for Missing and Exploited Children) để được trợ giúp. Điện thoại: 1-800-843-5678.
• 7. Gọi cho “Nhà Giao Ước” (Covenant House NINELINE) để được trợ giúp, và lấy tin tức. Để một điện văn ở đây. Đồng thời liên lạc với các số điện thoại “nóng” (runaway hotlines) tại địa phương về trẻ em bỏ nhà ra đi.
• 8. Liên lạc với các Trại Tạm Trú cho trẻ em bỏ nhà ra đi tại địa phương và các tiểu bang lân cận.
• 9. Làm các bích chương có hình con bạn, kê khai tuổi, chiều cao, cân nặng, mầu tóc và mắt, nước da, các đặc điểm về thể chất (các vết sẹo, nốt ruồi, hàm bịt răng, hay lỗ tai xâu), trường hợp mất tích, số điện thoại của bạn và liên lạc viên sở cảnh sát. Dán các bích chương này tại các chỗ xe vận tải nghỉ chân, các cơ sở chăm sóc cho trẻ em, các nhà thương, các cơ quan công quyền.
• 10. Chuẩn bị để đối thoại lần đầu với con. Dù là đối điện hay trên điện thoại, tỏ ra lo lắng thay vì giận dữ. Hãy nói: “Bố mẹ yêu con.”
• 11. Chuẩn bị nhanh chóng để giải quyết vấn đề đã làm cho con bạn bỏ nhà ra đi. Khi con bạn đã trở về, những cảm xúc sẽ rất cao. Cần có người bên ngoài đến giúp gia đình bạn đối phó với những sự căng thẳng này. Bạn có thể thấy là tạm thời nên tìm một nơi trú ngụ cho con bạn trong khi bạn giải quyết tình trạng gia đình.


Bùi Hữu Thư, Ph.D.