Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Những kiểu bạn bè 'độc hại'

 Thứ ba, 3/11/2020, vnexpress.net


Những  kiểu  bạn  bè  'độc  hại'

 

Thay vì ở bên những người có thể truyền cảm hứng cho mình, đôi khi chúng ta có những người bạn độc hại, hủy hoại những điều tốt đẹp mà bản thân có.


Hay chê

Những người bạn mở miệng ra là chê bai luôn đem lại cho bạn những cảm xúc tiêu cực. Họ thường sử dụng những lời mỉa mai, những nhận xét thiếu khách quan, đi kèm những lời khen "chiếu cố", làm bạn cảm thấy "mất vui".

Nếu bạn muốn tiếp tục làm bạn với những người như vậy, hãy sẵn sàng để chấn chỉnh những lời nhận xét đó, hoặc đáp trả lại bằng chính những lời đối phương nói với bạn. Khi họ biết bạn không dễ bắt nạt, họ sẽ để bạn yên.

Hay vay mượn

Có những người mà bạn dù không thân thiết, nhưng cứ thấy bạn ở đâu là câu trước hỏi thăm, câu sau đã vay tiền. Họ liên tục kể lể về tình hình khó khăn của mình và đề nghị giúp đỡ. Những người như vậy không thể là bạn tốt, họ chỉ lợi dụng bạn mà thôi.

Hay ý kiến

Kiểu bạn này có thể gây ra cho bạn sự hoang mang tinh thần, sự hoảng loạn ở bất cứ nơi đâu, khi nào, mà không có lý do cụ thể. Nếu bạn không bình tĩnh mà phân tích đúng tình hình, thay vì thế, bạn để những lời nói của họ tác động đến mình, bạn sẽ gặp rắc rối. Tốt nhất là nên tránh những người hay ý kiến như vậy, để họ không có cơ hội làm cho bạn "căng như dây đàn".

Đạo đức giả

Những người bạn này, đằng trước mặt thì luôn ngọt ngào, tử tế với bạn, nhưng khi quay đi là họ lại ghét bạn, nói xấu bạn đủ điều. Đó là những người bạn luôn phóng đại, nói dối vì mục đích có lợi cho bản thân, thay vì bất cứ ai. Không thể nào tin tưởng họ, vì họ sẽ phản bội bạn bất cứ lúc nào.

Ích kỷ

Người bạn ích kỷ sẽ luôn cần đến tình cảm, sự quan tâm của bạn, họ muốn bạn ở bên mình, thậm chí sẵn sàng hứa hẹn. Nhưng khi bạn cần họ, họ lại chẳng giúp đỡ. Đừng quên rằng đó là những kẻ chỉ yêu bản thân họ, chứ không phải yêu thương bạn.

Có lối sống thiếu lành mạnh

Những người này có thể từng gắn bó mật thiết với bạn, thậm chí cả hai từng cùng có một quá khứ "nổi loạn". Khi gặp lại họ, bạn bối rối không biết phải làm gì, nhưng rõ ràng bạn không thể cự tuyệt với họ. Đừng quên rằng khi một mối quan hệ đã kết thúc thì đừng đắm chìm vào nó nữa. Hãy giải phóng bản thân để đón nhận những mối quan hệ tốt đẹp hơn trong tương lai.

'Hứa lèo' và dối trá

Đây là những người thường xuyên sử dụng những cụm từ như "chắc chắn là", "cam đoan"... nhưng rồi không bao giờ thực hiện điều mà họ nói. Nếu bạn cảm thấy đối phương mãi mãi không thể thực hiện những lời đã hứa với bạn thì tức là họ hoàn toàn không tôn trọng bạn. Vậy thì có lý do gì để tiếp tục mối quan hệ đó?

Cố chấp

Mỗi khi làm điều gì đó sai, người này thay vì hối lỗi thì sẽ luôn nói: "Tôi là thế đấy, chơi được thì chơi". Họ yêu cầu bạn phải chấp nhận con người họ, không thì cắt đứt quan hệ.

Đừng quên rằng bạn không cần những người như thế trong cuộc đời mình. Nếu họ không chịu cố gắng thay đổi ít nhất là một chút nhỏ nhặt trong tính cách của mình, hãy để cho họ tự tìm một mối quan hệ mới. Đơn giản, bạn cũng có quy tắc sống của riêng mình!

Hay ghen tị

Có những người bạn hay ghen tị, và rồi suốt ngày than thở. Họ không ngừng so sánh bản thân với những người khác, họ cho rằng mình kém may mắn hơn tất cả. Đương nhiên là họ chọn bạn để than thở, kể lể. Tiếp xúc với những người như vậy, rõ ràng bạn chỉ thấy mệt mỏi mà thôi. Tốt nhất là nên "xóa" những người bạn như vậy ra khỏi cuộc sống của mình thì hơn.

Thùy Linh (Theo Brightside)

7 loại tâm thái của một người có nhân cách cao quý

 

Có câu nói rằng: “Thái độ quyết định độ cao của một người!” Một người cao quý hay không không phải do tiền bạc, địa vị hay xuất thân quyết định mà được quyết định bởi thái độ, tâm thái của người ấy. Vậy phải làm sao để có được tâm thái cao thượng?

tâm thái
(Hình ảnh: Qua pinterest)

Một người nếu có thể làm được 7 điều dưới đây thì đã là một người cao quý, cuộc đời người ấy đã đạt đến một tầng thứ cao hơn.

1. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Trong cuộc sống, thông thường người ta đều có thói quen dùng góc độ quan điểm của mình để xem xét vấn đề. Mỗi người đều đứng từ góc độ lợi ích của bản thân mình, nguyện vọng của bản thân mình, sự chấp nhận của bản thân mình để quan sát sự vật, cho nên thường rất khó lý giải người khác.

Sự xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong mối quan hệ giữa người và người thông thường đều có nguyên nhân từ đây. Nhưng khi có thể đứng ở lập trường khách quan mà nhìn nhận, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng mâu thuẫn xảy ra thường là do chúng ta đã hoàn toàn không hiểu đối phương.

Như vậy, muốn xử lý tốt mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh, điều trước tiên cần phải thay đổi góc độ xem xét, không đứng trên quan điểm của bản thân mà cần đặt mình vào hoàn cảnh, góc độ của người khác để xem xét. Như thế, chúng ta có thể liễu giải được ý nghĩ, nguyện vọng của người khác. Từ đó chúng ta sẽ có nhiều phương pháp xử lý phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Nếu một người nhất định không chịu thay đổi, không thể liễu giải được người khác thì sẽ không thể có các mối quan hệ mới và các mối quan hệ cũ cũng không được tốt đẹp.

2. Điều mình không muốn thì không gây ra cho người

Nguyên tắc này là vô cùng quan trọng, là “khuôn vàng thước ngọc” trong xử thế. Ví như, tai mình không muốn nghe lời cay nghiệt thì đừng làm điều đó với người khác. Vô luận là đồng sự, là cấp dưới, bạn bè, người hợp tác, người thân yêu đều cần tuân theo nguyên tắc này.

Người nào có thể thông hiểu đạo lý này, những gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác thì sẽ có thể tạo nên sự thành công và vĩ đại cho chính bản thân mình.

3. Không có công, không nhận lộc

tâm thái
(Hình minh họa: Qua pinterest)

Từ xưa đến nay, người nào mà “không có công vẫn nhận lộc”, “không làm mà vẫn hưởng” thì đều khiến người khác ghét bỏ, xa lánh. Người có nhân cách cao quý luôn biết thứ gì của mình, thứ gì không, không vì vật chất mà đánh mất nhân cách của mình.

Những người như vậy, trong đầu luôn có ý nghĩ muốn được thụ hưởng mà không muốn bỏ công sức, từ đó tâm linh thấp kém, không có tiền đồ. Người như vậy khiến người khác xem thường, nói sao đến việc cao quý?

4. Lấy đức trả đức, lấy chính trả oán

Cổ nhân dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Khi nhận được ân đức của người khác thì báo đáp ân đức của họ là việc cần làm, là phù hợp đạo lý.

Khi người khác xúc phạm, làm thương tổn chúng ta thì không nên “lấy oán báo oán”. Bởi vì như vậy sẽ khiến tiêu chuẩn đạo đức của bản thân bị hạ thấp, oan oan tương báo sẽ không thể dứt được. Cần dùng thái độ chính trực để đối đãi với oán hận. Người có thể lấy đức trả đức, không lấy oán trả oán là người hiểu đạo lý, rộng lượng và cao quý.

5. Tặng than cho người trong ngày đông giá rét

Khi người khác cần trợ giúp, chúng ta nên tận lực trợ giúp họ. Đây là tâm lương thiện, là từ bi.

Khi người khác ở vào hoàn cảnh “thuận buồm xuôi gió” rồi, thì không nên góp vui lấy lòng. Đây là lòng tự trọng.

6. Thành tín người khác

Ông Inamori Kazuo

Đối xử tốt với người khác cũng chính là đối xử tốt với bản thân mình. Bởi vậy, thành tính với người khác không chỉ tạo nên ấn tượng sâu sắc với họ mà còn bối đắp mỹ đức cho chính bản thân mình. Thành tín chất phác còn là nhu cầu cuộc sống của chính bản thân mỗi người.

Thành tín trong đối đãi với người khác, thành tín trong làm việc có thể giúp chúng ta “đúng lý hợp tình”, “cây ngay không sợ chết đứng”, chính lý nghiêm nghị, tấm lòng rộng mở, không lo lắng trong tâm. Thành tín không chỉ là một thái độ đối nhân xử thế mà còn là một loại tính cách, không chỉ là phương tiện sống mà còn là mục đích sống.

Một người có thể thành tín trong cuộc sống là bởi vì người ấy có trí tuệ, có nhân cách cao đẹp, hiểu thấu đạo lý làm người. Cho dù là đứng từ góc độ nào để xem xét thì thành tín cũng thường thường là yếu tố tạo nên thành công kiệt xuất nhất.

7. Hòa khí, khoan dung, nhân từ

Cao nhân giảng: “Hòa khí là phát tài”. Không chỉ trong hoạt động kinh doanh buôn bán mà ở các mặt khác của đời sống, “hòa khí” luôn là yếu tố dẫn đến thành công.

Ví như, hai người bán cùng một mặt hàng nhưng một người vẻ mặt luôn cau có khó chịu, người kia lại luôn giữ vẻ mặt ôn hòa vui vẻ. Như thế, việc làm ăn của hai người này nhất định sẽ có kết quả khác nhau.

Đối xử ôn hòa, nhã nhặn với người khác cũng chính là đối xử tốt với bản thân mình. Đối xử ôn hòa với người khác còn là một loại khoan dung, rộng lượng.

Vạn vật nhờ nước tẩy rửa mà trở nên sạch sẽ, không tẩy rửa tất sẽ ô uế. Vạn vật nhờ ánh mặt trời chiếu rọi mà tươi đẹp, nếu không được mặt trời chiếu rọi tất sẽ suy yếu mà chết. Vạn vật nhờ tĩnh lặng mà thanh sạch, không tĩnh tất sẽ hỗn loạn, không thật.

Vạn vật trong xã hội loài người đều phải ở trong bồi dưỡng, hun đúc mà có được phẩm chất tốt đẹp hơn. Con người cũng vậy, sống trên đời phải thời thời khắc khắc, nhắc nhở bản thân tu dưỡng thành người thượng đẳng, cao quý.

An Hòa 

VUI HỌC THÁNH KINH

 

VUI  HỌC  THÁNH  KINH

Mùa  Giáng  Sinh  B - 51 Câu  Hỏi  Thưa  và  Trắc  Nghiệm

Sun, 29/11/2020 - Nguyễn Thái Hùng

 

Tham kháo

Lễ Đêm: Lu-ca 2,1-14

Lễ Rạng Đông: Lu-ca 2,15-20

Lễ Ban Ngày: Gio-an 1,1-18

LỄ Hiển Linh: Mát-thêu 2,1-12

Lễ Thánh Gia Thất: Lu-ca 2,22-40

Lễ Chúa Giê-Su Chịu Phép Rửa: Mác-cô 1,7-11

 

51 Câu Hỏi Thưa

01. Hỏi: Hoàng đế nào đã ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân khắp cả thiên hạ? (Lc 2,1)

- Thưa: Hoàng đế Âu-gút-tô.

02. Hỏi: Tổng trấn xứ Xy-ri thời Đức Giê-su sinh ra tên là gì? (Lc 2,2)

- Thưa: Tổng trấn Qui-ri-ni-ô.

03. Hỏi: Ông Giu-se phải về miền nào để khai tên tuổi? (Lc 2, 4)

- Thưa: Miền Giu-đê.

04. Hỏi: Bê-lem, thành của vua Đa-vít thuộc miền nào? (Lc 2,4)

- Thưa: Miền Giu-đê.

05. Hỏi: Ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là ai? (Lc 2,4-5)

- Thưa: Bà Ma-ri-a.

06. Hỏi: Những người nào đã được sứ thần Chúa báo tin: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa? (Lc 2, 11)

- Thưa: Những người chăn chiên.

07. Hỏi:  Đấng Cứu Độ sinh ra trong thành của vua nào? (Lc 2,11)

- Thưa: Đa-vít.

08. Hỏi: Sứ thần loan báo một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là gì của Đức Chúa? (Lc 2,11)

- Thưa: Đấng Ki-tô.

09. Hỏi: Cứ dấu nào anh em nhận biết Đấng Ki-tô Đức Chúa? (Lc 2, 12)

- Thưa: Một trẻ sơ sinh bọc tã, dặt trong máng cỏ.

10. Hỏi: Ai đã cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”? (Lc 2,14).

- Thưa: Các thiên binh với các sứ thần.

11. Hỏi: Những người chăn chiên bảo nhau đi sang đâu, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết? (Lc 2,15)

- Thưa: Bê-lem.

12. Hỏi: Đến Bê-lem, những người chăn chiên gặp ai, cùng với Hài Nhi được đặt nằm trong máng cỏ? (Lc 2,16)

          - Thưa: Bà Ma-ri-a và ông Giu-se.

13. Hỏi: Sau khi gặp Hài Nhi, các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng ai? (Lc 2,20)

 - Thưa: Thiên Chúa.

14. Hỏi: Lúc khởi đầu đã có ai? (Ga 1,1)

- Thưa: Ngôi Lời.

15. Hỏi: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,

và Ngôi Lời là ai? (Ga 1,1)

- Thưa: Thiên Chúa.

16. Hỏi: Nhờ ai, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành? (Ga 1,3)

- Thưa: Ngôi Lời.

17. Hỏi: Có một người được Thiên Chúa sai đến, ông tên là gì? (Ga 1,3)

- Thưa: Gio-an.

18. Hỏi: Ông Gio-an đến để làm chứng, và làm chứng về điều gì, để mọi người nhờ ông mà tin? (Ga 1,7)

- Thưa: Ánh sáng.

19. Hỏi: Ai là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người? (Ga 1,9)

- Thưa: Ngôi Lời.

20. Hỏi: Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con của ai? (Ga 1,1)

- Thưa: Thiên Chúa.

21. Hỏi: Ai đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta? (Ga 1,14)

- Thưa: Ngôi Lời.

22. Hỏi: Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ ai mà có? (Ga 1,17)

- Thưa: Đức Giê-su Ki-tô.

23. Hỏi: Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và điều gì, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có? (Ga 1,17)

- Thưa: Sự thật.

24. Hỏi: Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn điều gì và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có? (Ga 1,17)

- Thưa: Ân sủng.

25. Hỏi: Đức Giê-su ra đời thời vua nào trị vì đất nước Ít-ra-en? (Mt 2,1)

- Thưa: Vua Hê-rô-đê.

26. Hỏi: Những người từ phương đông đến bái lạy Hài Nhi Giê-su là ai? (Mt 2,1)

- Thưa: Các nhà chiêm tinh.

27. Hỏi: Khi nghe các nhà chiêm tinh hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu?”, vua Hê-rô-đê có thái độ thế nào? (Mt 2,3)

- Thưa: Bối rối.

28. Hỏi: Khi nghe các nhà chiêm tinh hỏi “Đức vua dân Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?”, cả thành Giê-ru-sa-lem thế nào? (Mt 2,3)

- Thưa: Xôn xao.

29. Hỏi: Các nhà chiêm tinh đến thành nào và hỏi “Đức vua dân Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?”? (Mt 2,3)

- Thưa: Thành Giê-ru-sa-lem.

30. Hỏi: Những người được nhà vua triệu tập để hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu là ai? (Mt 2,4)

          - Thưa: Các thượng tế và các kinh sư.

31. Hỏi: Ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, cái gì đã dẫn các nhà chiêm tinh đến nơi Hài Nhi ở? (Mt 2,9)

- Thưa: Ngôi sao.

32. Hỏi: Những bảo vật các nhà chiêm tinh dâng cho Hài Nhi là gì? (Mt 2,11)

  - Thưa: Vàng, nhũ hương và mộc dược.

33. Hỏi: Bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con trẻ lên Giê-ru-sa-lem để làm gì? (Lc 2,22)

- Thưa: Tiến dâng lên cho Chúa.

34. Hỏi: Người đã cùng đi với bà Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng con trẻ cho Thiên Chúa là ai? (Lc 2,22)

- Thưa: Ông Giu-se.

35. Hỏi: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, đó là gì? (Lc 2,23-24)

- Thưa: Một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.

36. Hỏi: Ông Si-mê-ôn là người thế nào? (Lc 2,25)

          - Thưa: Người công chính và sùng đạo.

37. Hỏi: Ai đã gặp Hài Nhi Giê-su tại đền thờ Giê-ru-sa-lem? (Lc 2,25)

- Thưa: Ông Si-mê-on.

38. Hỏi: “Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.” Đây là lời của ai? (Lc 2,29-31)

- Thưa: Ông Si-mê-on.

39. Hỏi: “Còn chính bà, 1 lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”. Lời ông Si-mê-on nói về ai? (Lc 2,35)- Thưa: Bà Ma-ri-a, mẹ Đức Giê-su.

40. Hỏi: Nữ ngôn sứ đã gặp Hài Nhi Giê-su tại Giê-ru-sa-lem tên là gì? (Lc 2,25)

 - Thưa: An-na.

41. Hỏi: Bà An-na, người đã gặp Hài Nhi Giê-su tại đền thờ Giê-ru-sa-lem thuộc chi tộc nào? (Lc 2,36)

- Thưa: Chi tộc A-sê.

42. Hỏi: Thân phụ của bà An-na tên là gì? (Lc 2,36)

 - Thưa: Pơ-nu-ên.

43. Hỏi: Trở về từ thành Giê-ru-sa-lem, hai ông bà và Hài Nhi cư ngụ thành nào? (Lc 2,39)

- Thưa: Thành Na-da-rét.

44. Hỏi: Tại thành Na-da-rét, Hài Nhi ngày càng lớn lên thế nào? (Lc 2,40)

- Thưa: Thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

45. Hỏi: Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, thì thế nào? (Mc 1,7-8)

- Thưa: Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.

46. Hỏi: Đức Giê-su từ đâu đến với ông Gio-an? (Mc 1,9)

- Thưa: Từ Na-da-rét.

47. Hỏi: Ai đã làm phép rửa cho Đức Giê-su? (Mc 1,9) 

- Thưa: Ông Gio-an.

48. Hỏi: Đức Giê-su được ông Gio-an làm phép rửa tại đâu? (Mc 1,9)

- Thưa: Tại sông Gio-đan.

49. Hỏi: Vừa lên khỏi nước, ai ngự xuống trên Đức Giê-su? (Mc 1,10)

- Thưa: Thần Khí.

50. Hỏi: Thần Khí ngự xuống trên Đức Giê-su như hình gì? (Mc 1,10)

- Thưa: Chim bồ câu.

51. Hỏi: Có tiếng từ trời phán thế nào? (Mc 1,11)

- Thưa: Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.

 

Gb. Nguyễn Thái Hùng

2020

 

VUI HỌC THÁNH KINH

Mùa Giáng Sinh B

 

Tham kháo

Lễ Đêm: Lu-ca 2,1-14

Lễ Rạng Đông: Lu-ca 2,15-20

Lễ Ban Ngày: Gio-an 1,1-18

LỄ Hiển Linh: Mát-thêu 2,1-12

Lễ Thánh Gia Thất: Lu-ca 2,22-40

Lễ Chúa Giê-Su Chịu Phép Rửa: Mác-cô 1,7-11

 

+++++++++++++++++++++++++

 

51 Câu Trắc Nghiệm

 

01. Hoàng đế nào đã ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân khắp cả thiên hạ? (Lc 2,1)

a. Hoàng đế Âu-gút-tô.

b. Hoàng đế Pha-ra-ô.

c. Hoàng đế Xê-da.

d. Hoàng đế Nê-rô.

 

02. Tổng trấn xứ Xy-ri thời Đức Giê-su sinh ra tên là gì? (Lc 2,2)

a. Phi-la-tô.

b. Phét-tô.

c. Qui-ri-ni-ô.

d. Phê-lích.

 

03. Ông Giu-se phải về miền nào để khai tên tuổi? (Lc 2, 4) (Lc 2, 4).

a. Miền Ga-li-lê.

b. Miền Sa-ma-ri-a.

c. Miền Giu-đê.

d. Miền Thập tỉnh.

 

04. Bê-lem, thành của vua Đa-vít thuộc miền nào? (Lc 2,4)

a. Miền Ga-li-lê.

b. Miền Sa-ma-ri.

c. Miền Giu-đê.

d. Miền Thập tỉnh.

 

05. Ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là ai? (Lc 2,4-5)

a. Bà Ê-li-sa-bét.

b. Bà Ma-ri-a.

c. Bà An-na.

d. Bà Xa-ra.

 

06. Những người nào đã được sứ thần Chúa báo tin: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa”? (Lc 2, 11)

a. Những người chăn heo.

b. Những người chăn chiên.

c. Các đạo sĩ.

d. Các tư tế thành Giê-ru-sa-lem.

 

07. Đấng Cứu Độ sinh ra trong thành của vua nào? (Lc 2,11)

a. Sa-un.

b. Hê-rô-đê.

c. Đa-vít.

d. Pha-ra-ô.

 

08. Sứ thần loan báo một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là gì của Đức Chúa? (Lc 2,11)

a. Sứ giả của Đức Chúa.

b. Đấng Ki-tô.

c. Con của Đức Chúa.

d. Thiên thần của Đức Chúa.

 

09. Cứ dấu nào anh em nhận biết Đấng Ki-tô Đức Chúa? (Lc 2, 12)

a. Một trẻ sơ sinh bọc tã.

b. Đặt trong máng cỏ.

c. Ở trong hoàng cung.

d. Chỉ a và b đúng.

 

10. Ai đã cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”? (Lc 2,14).

a. Những người chăn chiên.

b. Dân thành Giê-ru-sa-lem.

c. Mẹ Ma-ri-a.

d. Các thiên binh với các sứ thần.

 

11. Những người chăn chiên bảo nhau đi sang đâu, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết? (Lc 2,15)

a. Giê-ru-sa-lem.

b. Bê-lem.

c. Na-da-rét.

d. Xi-đôn.

 

12. Đến Bê-lem, những người chăn chiên gặp ai, cùng với Hài Nhi được đặt nằm trong máng cỏ? (Lc 2,16)

a. Vua Hê-rô-đê.

b. Bà Ma-ri-a.

c. Ông Giu-se.

d. Chỉ có b và c đúng.

 

13. Sau khi gặp Hài Nhi, các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng ai? (Lc 2,20)

a. Hài Nhi.

b. Thiên Chúa.

c. Đức Vua.

d. Đấng Ki-tô.

 

14. Lúc khởi đầu đã có ai? (Ga 1,1)

a. Ngôi Lời.

b. Đấng cứu thế.

c. Các Thiên thần.

d. Ma quỷ.

 

15. Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,

và Ngôi Lời là ai? (Ga 1,1)

a. Đấng tạo dựng muôn loài.

b. Thiên Chúa.

c. Ánh sáng vũ trụ.

d. Đấng muôn dân tôn thờ.

 

16. Nhờ ai, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành? (Ga 1,3)

a. Đấng Ki-tô.

b. Các thiên thần.

c. Ngôi Lời.

d. Thần sứ Thiên Chúa.

 

17. Có một người được Thiên Chúa sai đến, ông tên là gì? (Ga 1,3)

a. Giu-se.

b. Giô-suê

c. Giê-su.

d. Gio-an.

 

18. Ông Gio-an đến để làm chứng, và làm chứng về điều gì, để mọi người nhờ ông mà tin? (Ga 1,7)

a. Ánh sáng.

b. Đức tin.

c. Sự thật.

d. Thiên Chúa.

 

19. Ai là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người? (Ga 1,9)

a. Ông Gio-an.

b. Ông Mô-sê.

c. Ngôi Lời.

d. Đấng Ki-tô.

 

20. Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con của ai? (Ga 1,1)

a. Con Nước Trời.

b. Thiên Chúa.

c. Con cái sự sáng.

d. Con các thiên thần.

 

21. Ai đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta?(Ga 1,14)

a. Đấng Ki-tô.

b. Thánh Thần.

c. Ngôi Lời.

d. Thiên Chúa.

 

22. Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ ai mà có? (Ga 1,17)

a. Hội thánh.

b. Các tông đồ.

c. Đức Giê-su Ki-tô.

d. Các thiên thần.

 

23. Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và điều gì, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có? (Ga 1,17)

a. Sự sống.

b. Sức mạnh.

c. Sự thật.

d. Đức tin.

 

24. Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn điều gì và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có? (Ga 1,17)

a. Sự sống.

b. Sức mạnh.

c. Ân sủng.

d. Đức tin.

 

25. Đức Giê-su ra đời thời vua nào trị vì đất nước Ít-ra-en? (Mt 2,1)

a. Vua Đa-vít.

b. Vua Ác-ríp-pa.

c. Vua Hê-rô-đê.

d. Vua Pha-ra-ô.

 

26. Những người từ phương Đông đến bái lạy Hài Nhi Giê-su là ai? (Mt 2,1)

a. Các nhà chiêm tinh.

b. Những người chăn chiên.

c. Dân thành Giê-ru-sa-lem.

d. Các thầy luật sĩ.

 

27. Khi nghe các nhà chiêm tinh hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu?”, vua Hê-rô-đê có thái độ thế nào? (Mt 2,3)

a. Hoảng sợ.

b. Bối rối.

c. Lo lắng.

d. Vui mừng.

 

28. Khi nghe các nhà chiêm tinh hỏi “Đức vua dân Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?”, cả thành Giê-ru-sa-lem thế nào? (Mt 2,3)

a. Bối rối.

b. Vui mừng.

c. Hân hoan.

d. Xôn xao.

 

29. Các nhà chiêm tinh đến thành nào và hỏi “Đức vua dân Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?”? (Mt 2,3)

a. Thành Bê-lem.

b. Thành Na-da-rét.

c. Thành Giê-ru-sa-lem.

d. Thành Ca-phác-na-um.

 

30. Những người được nhà vua triệu tập để hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu là ai? (Mt 2,4)

a. Các kinh sư.

b. Các thượng tế.

c. Những người đạo đức.

d. Chỉ có a và b đúng.

 

31. Ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, cái gì đã dẫn các nhà chiêm tinh đến nơi Hài Nhi ở? (Mt 2,9)

a. Bảng chỉ đường.

b. Ngôi sao.

c. Những người chăn chiên.

d. Các tư tế.

 

32. Những bảo vật các nhà chiêm tinh dâng cho Hài Nhi là gì? (Mt 2,11)

a. Vàng, nhũ hương, rượu.

b. Nhũ hương, mật ong, mộc dược.

c. Nhũ hương, mộc dược, vàng.

d. Mộc dược, bạch ngọc, nhũ hương.

 

33. Bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con trẻ lên Giê-ru-sa-lem để làm gì? (Lc 2,22)

a. Ra mắt dân chúng.

b. Tiến dâng lên cho Chúa.

c. Trình diện với vị thượng tế.

d. Cầu nguyện.

 

34. Người đã cùng đi với bà Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng con trẻ cho Thiên Chúa là ai?. (Lc 2,22)

a. Ông Da-ca-ri-a.

b. Ông Giu-se.

c. Ông Mô-sê.

d. Ông Si-mê-ôn.

 

35. “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, đó là gì? (Lc 2,23-24)

a. Một con chiên béo.

b. Một đôi chim gáy.

c. Một cặp bồ câu non.

d. Chỉ có b và c đúng.

 

36. Ông Si-mê-ôn là người thế nào? (Lc 2,25)

a. Công chính.

b. Sùng đạo.

c. Tội lỗi.

d. Chỉ có a và b đúng.

 

37. Ai đã gặp Hài Nhi Giê-su tại đền thờ Giê-ru-sa-lem? (Lc 2,25)

a. Ông Si-mon.

b. Ông Si-mê-on.

c. Ông Giu-đa.

d. Bà Gio-an-na.

 

38. “Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.” Đây là lời của ai? (Lc 2,29-31)

a. Ông Si-mon.

b. Ông Da-ca-ri-a.

c. Ông Si-mê-on.

d. Bà An-na.

 

39. “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”. Lời ông Si-mê-on nói về ai? (Lc 2,35)

a. Bà Ma-ri-a Mác-da-la.

b. Bà Evà.

c. Bà Ma-ri-a, mẹ Đức Giê-su.

d. Bà Ê-li-sa-bét.

 

40. Nữ ngôn sứ đã gặp Hài Nhi Giê-su tại Giê-ru-sa-lem tên là gì? (Lc 2,25)

a. Xa-ra.

b. Ét-na.

c. An-na.

d. Gio-an-na.

 

41. Bà An-na, người đã gặp Hài Nhi Giê-su tại đền thờ Giê-ru-sa-lem thuộc chi tộc nào? (Lc 2,36)

a. Chi tộc Giu-đa.

b. Chi tộc A-sê.

c. Chi tộc Ben-gia-min.

d. Chi tộc Gat.

 

42. Thân phụ của bà An-na tên là gì? (Lc 2,36)

a. Da-ca-ri-a.

b. Bơ-thu-ên.

c. Pơ-nu-ên.

d. Giê-sê.

 

43. Trở về từ thành Giê-ru-sa-lem, hai ông bà và Hài Nhi cư ngụ thành nào? (Lc 2,39)

a. Thành Giê-ru-sa-lem.

b. Thành Na-da-rét.

c. Thành Bê-lem.

d. Thành Xi-đôn.

 

44. Tại thành Na-da-rét, Hài Nhi ngày càng lớn lên thế nào? (Lc 2,40)

a. Thêm vững mạnh.

b. Đầy khôn ngoan.

c. Hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

d. Cả a, b và c đúng.

 

45. Hãy hoàn thành câu: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, … … … .” (Mc 1,7-8)

a. Người ban cho anh em sự sống đời đời.

b. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Máu của Người.

c. Người sẽ cứu chuộc anh em.

d. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.

 

46. Đức Giê-su từ đâu đến với ông Gio-an? (Mc 1,9)

a. Bê-lem.

b. Xi-đôn.

c. Na-da-rét.

d. Giê-ru-sa-lem.

 

47. Ai đã làm phép rửa cho Đức Giê-su? (Mc 1,9) 

a. Ông Gio-an.

b. Ông Môsê.

c. Ông Phê-rô.

d. Ông Kha-na-ni-a.

 

48. Đức Giê-su được ông Gio-an làm phép rửa tại đâu? (Mc 1,9)

a. Hồ Ti-bê-ri-a.

b. Hồ Si-lô-ác.

c. Sông Gio-đan.

d. Thành Giê-ru-sa-lem.

 

49. Vừa lên khỏi nước, ai ngự xuống trên Đức Giê-su? (Mc 1,10)

a. Đấng Ki-tô.

b. Thần Khí.

c. Ngôi Hai.

d. Các thiên thần.

 

50. Thần Khí ngự xuống trên Đức Giê-su như hình gì? (Mc 1,10)

a. Lưỡi lửa.

b. Đám mây.

c. Chim bồ câu.

d. Ngôi sao.

 

51. Hãy hoàn thành câu: Có tiếng từ trời phán rằng: “Con là con yêu dấu của Cha, … … … .” (Mc 1,11)

a. Cha hài lòng về Con.

b. Các ngươi hãy nghe lời Người.

c. Rất đẹp lòng Cha mọi đàng.

d. Ai tin vào Con sẽ được cứu chuộc.

Gb. Nguyễn Thái Hùng

2020

 

Lời giải đáp

VUI HỌC THÁNH KINH

Mùa Giáng Sinh B

 

51 Câu Trắc Nghiệm

01. a. Hoàng đế Âu-gút-tô (Lc 2,1).

02. c. Qui-ri-ni-ô (Lc 2,2)

03. c. Miền Giu-đê (Lc 2, 4).

04. c. Miền Giu-đê (Lc 2,4)

05. b. Bà Ma-ri-a (Lc 2,4-5)

06. b. Những người chăn chiên (Lc 2,11).

07. c. Đa-vít (Lc 2,11)

08. b. Đấng Ki-tô (Lc 2,11)

09. d. Chỉ a và b đúng  (Lc 2,12).

10. d. Các thiên binh với các sứ thần (Lc 2,14).

11. b. Bê-lem (Lc 2,15)

12. d. Chỉ có b và c đúng. (Lc 2,16)

13. b. Thiên Chúa (Lc 2,20)

14. a. Ngôi Lời (Ga 1,1)

15. b. Thiên Chúa (Ga 1,1)

16. c. Ngôi Lời (Ga 1,3)

17. d. Gio-an (Ga 1,3)

18. a. Ánh sáng (Ga 1,7)

19. c. Ngôi Lời (Ga 1,9)

20. b.Thiên Chúa (Ga 1,1)

21. c. Ngôi Lời (Ga 1,14)

22. c. Đức Giê-su Ki-tô (Ga 1,17)

23. c. Sự thật (Ga 1,17)

24. c. Ân sủng (Ga 1,17)

25. c. Vua Hê-rô-đê (Mt 2,1)

26. a. Các nhà chiêm tinh (Mt 2,1)

27. b. Bối rối (Mt 2,3)

28. d. Xôn xao (Mt 2,3)

29. c. Thành Giê-ru-sa-lem (Mt 2,3)

30. d. Chỉ có a và b đúng. (Mt 2,4)

31. b. Ngôi sao (Mt 2,9)

32. c. Nhũ hương, mộc dược, vàng (Mt 2,11)

33. b. Tiến dâng lên cho Chúa (Lc 2,22).

34. b.Ông Giu-se (Lc 2,22)

35. d. Chỉ có b và c đúng. (Lc 2,23-24)

36. d. Chỉ có a và b đúng. (Lc 2,25)

37. b. Ông Si-mê-on (Lc 2,25)

38. c. Ông Si-mê-on. (Lc 2,29-31)

39. c. Bà Ma-ri-a, mẹ Đức Giê-su (Lc 2,35).

40. c. An-na (Lc 2,36)

41. b. Chi tộc A-sê (Lc 2,36).

42. c. Pơ-nu-ên (Lc 2,36)

43. b. Thành Na-da-rét (Lc 2,39)

44. d. Cả a, b và c đúng. (Lc 2,40)

45. d. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần. (Mc 1,7-8)

46. c. Na-da-rét (Mc 1,9)

47. a. Ông Gio-an (Mc 1,9)

48. c. Sông Gio-đan (Mc 1,9)

49. b. Thần Khí (Mc 1,10)

50. c. Chim bồ câu (Mc 1,10)

51. a. Cha hài lòng về Con (Mc 1,11)

 

Gb. Nguyễn Thái Hùng

2020