Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Giao thừa khác lạ khắp thế giới giữa đại dịch


Thứ năm, 31/12/2020, VnExpress.net


Giao  thừa  khác  lạ  khắp  thế  giới  giữa  đại  dịch

Trong khi quả cầu pha lê vẫn xuất hiện tại Quảng trường Thời đại ở New York, nhiều nơi trên thế giới quyết định hủy sự kiện đón năm mới.



 https://vnexpress.net/giao-thua-khac-la-khap-the-gioi-giua-dai-dich-4214826.html

Đạo xử thế của người xưa: Gia đình có phúc

 

Đạo  xử  thế  của  người  xưa: 

Gia  đình  có  phúc

An Hòa • Thứ Tư, 20/09/2017 • trithucvn.org

Gia đình là tế bào của xã hội. Bởi vậy, một quốc gia, xã hội muốn an bình, hưng thịnh thì mỗi gia đình phải an bình, hưng thịnh. Thời xưa, có rất nhiều gia tộc hưng thịnh suốt hàng trăm năm, đó là bởi vì cổ nhân rất coi trọng luân thường đạo lý, các phép tắc, đạo xử thế giữa các thành viên trong gia đình. 

 

(Hình minh họa: Qua japantimes.co.jp)

Đạo luân thường trong gia đình

Xét về mệnh thì, người già là sao Thiên Đức trong nhà, nên phải lấy đức làm gốc. Cha mẹ là sao Thiên Phúc trong nhà, nên phải lấy chí làm gốc. Vợ chồng là sao Thiên Cát trong nhà, nên phải lấy tình thương yêu làm gốc. Con cái là sao Thiên Quý trong nhà, nên phải lấy hiếu làm gốc. Cháu chắt là sao Thiên Hỷ trong nhà, nên phải lấy thuận làm gốc. Anh chị em là sao Thiên Phụ trong nhà, nên phải lấy nghĩa làm gốc.

Nếu trong gia đình, người già mà vô đức thì cả nhà gặp tai ương. Đứa con mà bất hiếu thì cả nhà không có phúc báo. Người đàn ông không có chí thì cảnh nhà không thịnh, người phụ nữ không nhu hòa thì đuổi sạch tài vận của gia đình.

Bởi vậy, người già phải phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, cha mẹ phải làm tấm gương về truyền thống gia đình, vợ chồng phải lèo lái truyền thống gia đình, con cái phải kế thừa truyền thống gia đình, cháu chắt phải thuận theo gia phong, truyền thống, anh chị em phải cùng nhau phát huy truyền thống gia đình thì gia đình ấy tất sẽ hòa thuận, hưng thịnh lâu dài.

Cổ nhân giảng rằng, đạo đức là quy luật của trời đất, bổn phận là quy luật của cá nhân mỗi người. Một khi con người đi ngược lại với quy luật thì sẽ gặp hoạ nạn, tai ương.

Trong các gia đình thời xưa thông thường bao gồm ông bà, cha mẹ và anh chị em, con cái, đều là “tam tứ đại đồng đường” sống cùng nhau. Để duy trì một gia đình hòa thuận, hưng thịnh, cổ nhân phải tuân theo 8 đạo xử thế dưới đây:

Đạo của người già (ông bà) trong gia đình

Người già là sao Thiên Đức, lấy đức làm gốc. “Đức” là yếu tố đảm bảo cho sự sinh tồn và hòa thuận của gia đình.

Trong gia đình cho dù là ai mắc lỗi, hay có họa nạn gì, xảy ra chuyện thị phi gì thì cũng nên giải quyết trong gia đình. Hơn nữa, người già trước hết phải tự có tâm hổ thẹn, cho rằng chính mình đã không làm tốt bổn phận của người già trong nhà, có chỗ thiếu đạo đức, không giáo dục tốt con cái nên mới xảy ra chuyện không như ý. Bởi vì gia đình có vấn đề thì dù ít dù nhiều trước tiên chắc chắn là người già có chỗ thiếu sót.

Đạo của vợ chồng trong gia đình


(Hình minh họa: Qua sohu.com)

Vợ chồng là sao Thiên Cát, là ngôi sao may mắn trong gia đình, lấy lòng biết ơn và tình yêu thương làm gốc. Vợ chồng khi xây dựng một gia đình cũng phải lấy lòng biết ơn và tình yêu thương làm gốc. Giữa vợ chồng mà không có tình yêu thương và lòng biết ơn thì không thể kiến tạo một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Bởi đó là những điều kiện tiên quyết trong việc kiến thiết gia đình.

Vợ yêu thương chồng, chồng yêu thương vợ trước hết phải hiểu được bổn phận của đối phương, giúp đối phương hoàn thành được bổn phận của mình.

Đạo của người chồng trong gia đình

Nam tử hán đại trượng phu, nói lời nào phải chắc chắn, nói một là một, hai là hai, nói được phải làm được, làm không được thì không nói, nói chuyện không chắc chắn thì sẽ không có tôn nghiêm.

Nam nhân là thuộc về tính dương, dương đức là không vụ lợi, không ẩn giấu tư tâm, là vô tư. Vô tư, không vụ lợi, cầu lợi cho bản thân chính là một loại tình yêu thương đối với gia đình.

Người đàn ông đối đãi với người khác phải lấy “tam cương” làm nền tảng. “Tam cương” tức là đạo đối với cấp trên, đối với con cái, đối với vợ. Người chồng trong tâm phải không có ham muốn cho cá nhân mình, trong thân không có ham mê bất lương, ấy mới là phải đạo. Người chồng trong gia đình, đối với người bề trên phải hiếu đạo, đối với vợ phải yêu thương từ bi, đối với người ngang hàng (anh chị em) thì phải hòa thuận.

Đạo của người vợ trong gia đình

 

(Hình minh họa: Qua kknews)

Người phụ nữ, đối với thiên hạ là quốc mẫu, đối với gia đình là người con dâu hiếu thảo, người mẹ tốt, còn đối với người chồng thì là một người vợ hiền lương.

Người vợ phải dịu dàng nhu hòa, an tường, tươi vui, là người kết nối mọi người trong gia đình. Người vợ phải như nước, chảy vào bình vuông thì có hình vuông, chảy vào bình tròn thì có hình tròn, hòa hợp với ngũ sắc, ngũ vị, nguyên chất không bao giờ thay đổi.

Người vợ thích ứng được trong mọi hoàn cảnh giàu sang phú quý hay nghèo khó, giống như nước có thể dưỡng dục vạn vật mà không cùng vạn vật tranh chấp, luôn ở vào chỗ trũng, chỗ thấp, đây không chỉ là bản chất mà còn là bổn phận của người vợ.

Đạo của người mẹ chồng trong gia đình

Người con dâu từ bên ngoài tới làm con, nên mẹ chồng phải coi con dâu như con gái. Giữa mẹ chồng và con dâu phải có ân có nghĩa, chung sống hợp với đạo, có thể hòa thuận suốt đời. Nếu giữa hai người mà chung sống không hợp đạo thì sẽ không hòa thuận, gia đình bất an, gia đạo không hưng thịnh.

 Mẹ chồng phải nên coi con dâu như con gái của mình để đối đãi. Nếu như không làm được như vậy thì người con dâu cũng khó lòng coi mẹ chồng như mẹ đẻ và như thế sẽ tạo thành tuần hoàn “ác tính”, rất khó để gia đình hòa thuận vui vẻ.

Đạo làm cha mẹ trong gia đình

Cha mẹ là sao Thiên Phúc trong nhà, lấy chí làm gốc. Tức là cha mẹ có nghĩa vụ tạo sự yên vui, tạo phúc cho cả nhà. Muốn làm được điều này thì đối với người bề trên phải tôn kính, đối với người bên dưới phải yêu thương, dùng lòng biết ơn đi hoàn thiện hết thảy, tạo ra sự hòa thuận trên dưới trong gia đình.

Cha mẹ nên dạy con cái phải thường xuyên ca ngợi người già trong nhà, ghi nhớ công đức của tổ tiên và tận tâm làm tấm gương tôn kính, hiếu thảo cho trẻ học theo, hành xử theo

Đạo của người con trong gia đình


(Hình minh họa: Qua read01)

Con cái phải lấy hiếu thảo làm gốc. “Khi con còn nhỏ, không làm cha mẹ lo lắng” chính là một cách hiếu đạo với cha mẹ. Khi con cái đã trưởng thành, phải tận tâm tận sức hiếu thảo với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ.

Làm người con phải coi tận hiếu là trách nhiệm, có thể tiếp nhận gia nghiệp của tổ tiên, phát huy mạnh gia phong, lập chí vượt qua người đi trước thì gia đình chính là có phúc to lớn.

Đạo giữa anh chị em trong gia đình

Anh chị em trong gia đình phải giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, nên phải lấy nghĩa làm gốc. Nghĩa chính là giúp đỡ nhau một cách vô điều kiện, không tiếc cho đi, không vụ lợi cho bản thân. Khi một người gặp nạn thì những người còn lại phải trợ giúp phù hợp với khả năng của mình.

Giữa anh chị em mà không thể tương thân tương ái thì cha mẹ nhất định sẽ lo lắng, việc hiếu đạo là không vẹn tròn. Cho nên, hiếu kính cha mẹ thì trước hết anh chị em phải hòa thuận, tương thân tương ái, người trên nhường nhịn người dưới, người dưới kính trọng và nghe lời người trên.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, có rất nhiều gia tộc đã hưng thịnh suốt hàng trăm năm mà không suy. Xét cho cùng cũng chính là phúc báo của việc họ sống có Đạo và gia tộc có truyền thống hành thiện tích đức. Đây vừa là những giá trị cốt lõi tốt đẹp, cũng là những bài học quý giá cho hậu nhân.

 

An Hòa (dịch và t/h)

 

 

Lễ Mẹ Thiên Chúa 2021


Lễ  Mẹ  Thiên  Chúa  2021

Năm Mới Bình An và Hạnh Phúc

Wed, 30/12/2020 - Lm Dương Trung Tín


   “Còn Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2,19).

   Hôm nay, Giáo Hội mừng kính lễ Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, điều đó có ý nghĩa gì? “Trong các Sách Tin Mừng, Đức Ma-ri-a được gọi là “Mẹ Đức Giê-su” (x.Ga 2,1;19,25). Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, Mẹ được xưng tụng là “Mẹ của Chúa tôi” (x.Lc1,43), ngay cả trước khi Con Mẹ sinh ra. Quả thế, Đấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Đấng thực sự là con Mẹ theo xác phàm, chính là con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy Hội Thánh tuyên xưng Đức Ma-ri-a thực sự là “Mẹ Thiên Chúa” (x.GLCG, số 495).

   Đức Giê-su có nói: “Ai thi hành ý muốn của Cha Tôi, Đấng ngự trên trời, người đó là anh chị em và là mẹ Tôi” (x. Mt 12,50). Theo nghĩa này, thì ai xứng là Mẹ của Đức Giê-su hơn Đức Ma-ri-a! Suốt cuộc đời của Mẹ, Mẹ đã thi hành thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đã luôn ghi nhớ, suy niệm và thực hành Ý Chúa. Noi gương Mẹ, chúng ta cũng hãy ghi nhớ, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Trong năm mới 2021 này, tôi chọn câu Lời Chúa: “Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (x.Mt 5,5).

    Đây là mối phúc thứ ba trong tám mối phúc thật. “Sầu khổ” mà phúc sao? Đúng vậy, sầu khổ có phúc không phải vì sầu khổ mà là được Chúa ủi an. Vì thường, khi gặp khó khăn, gian khổ chúng ta mới chạy đến với Chúa. Khi đó chúng ta sẽ được Chúa ủi an. Phúc của chúng ta là ở chỗ đó.

   “Mối phúc này là lời hứa của Chúa, nghe có vẻ ngược đời nhưng nâng đỡ niềm hy vọng khi con người gặp hoạn nạn. Chúng công bố những phúc lộc và ân thưởng các môn đệ đã được âm thầm hưởng nhận” (x. GLCG, số 1717).

   Mối phúc của Chúa “đáp ứng khát vọng tự nhiên của con người là muốn được hạnh phúc. Khát vọng này bắt nguồn từ Thiên Chúa. Người đã đặt chúng vào trong tâm hồn con người để lôi kéo họ đến với Người, Đấng duy nhất có thể thỏa mãn ước vọng này” (x. GLCG, số 1718).

   Hạnh phúc của người tín hữu công giáo chúng ta là gì? Đó là “Được nhìn ngắm Thiên Chúa; được vào hưởng niềm vui của Chúa và được an nghỉ trong Chúa” (x. GLCG, số 1720). Chứ không được nhiều tiền nhiều của hay được danh vọng đâu. Nhưng dầu sao, trong cuộc sống ở trần gian, chúng ta toàn là gặp khó khăn và gian khổ. Chúng ta khổ là do thế giới này có nhiều sự dữ xảy ra. Chúng ta thắc mắc: “Nếu Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng sáng tạo thế giới có trật tự và tốt lành, chăm sóc hết mọi thụ tạo, tại sao lại có sự dữ? Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện”, để con người chúng ta khỏi đau khỏi khổ?

   “Trước một câu hỏi không thể tránh và khẩn thiết; vừa đau thương, vừa bí nhiệm này không thể có câu trả lời ngắn gọn mà đầy đủ được. Toàn bộ đức tin Ki-tô giáo là câu trả lời cho câu hỏi này : Sự tốt lành của cuộc sáng tạo, thảm kịch tội lỗi, tình yêu kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng đã đi bước trước đến với con người qua các giao ước, qua việc nhập thể cứu chuộc của Chúa Con; qua việc ban Thánh Thần; qua việc qui tụ Hội Thánh; qua sức mạnh của các bí tích; qua việc kêu gọi con người tới hưởng một cuộc sống diễm phúc mà ngay từ đầu các thụ tạo có tự do được mời gọi đón nhận, nhưng cũng ngay từ đầu, chúng có thể từ chối, do một huyền nhiệm khủng khiếp! Không có bất cứ chi tiết nào của sứ điệp Ki-tô giáo mà không là một phần của câu trả lời cho câu hỏi về sự dữ” (x. GLCG, số 309).

   Ngay bây giờ đây, trước tình hình dịch covid 19 và covid 19 chủng mới đang hoành hành trên khắp thế giới, gây bao đau khổ cho con người chúng ta. Đó không là một sự dữ lớn lao sao? Đúng vậy, covid 19 là một sự dữ thật lớn lao và khủng khiếp trong thời đại tân tiến và phát triển khoa học của con người.

   “Xét theo quyền năng vô biên, Thiên Chúa vẫn có thể tạo dựng được điều tốt hơn. Nhưng trong sự khôn ngoan và nhân hậu vô biên của Người, Thiên Chúa đã tự ý sáng tạo một thế giới trong “Tiến trình’ hướng về sự trọn hảo tối hậu. Theo ý định của Thiên Chúa, sự tiến hóa này gồm có việc vật này xuất hiện và vật khác biến đi; có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn; có xây đắp và cũng có tàn phá trong thiên nhiên. Vì vậy, bao lâu mà cuộc sáng tạo chưa đạt được sự trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý” (x. GLCG, số 310).

   “Thiên Thần và con người là những thụ tạo thông minh và tự do, nên phải tiến về cùng đích bằng một sự lựa chọn tự do và yêu chọn cái tốt hơn. Do đó họ có thể lầm lạc. Trong thực tế, họ đã phạm tội. (Thiên Thần Lu-ci-phe đã chống lại Thiên Chúa và biến thành quỉ Sa-tan; A-đam và E-và cũng đã phạm tội bất tuân, ăn trái cấm). Như vậy, sự dữ luân lý vô cùng nghiêm trọng hơn so với sự dữ thể lý, đã nhập vào thế giới. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ luân lý, cho dù trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, vì tôn trọng tự do của thụ tạo, Người để nó xảy ra và một cách mầu nhiệm, Người biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ” (x. GLCG, số 311).

   “Như thế, thời gian giúp chúng ta khám phá rằng Thiên Chúa trong sự quan phòng toàn năng có thể rút sự lành từ hậu quả của một sự dữ, cho dù là sự dữ luân lý do thụ tạo gây nên. (Ví dụ như việc bị bán qua Ai-cập vì sự ghen ghét của Anh em của Giu-se, con cái của ông Gia-cóp. Giu-se nói với anh em : Không phải các anh đã đưa đẩy tôi đến đây nhưng là Thiên Chúa,...sự dữ mà các anh đã định làm cho tôi, ý định của Thiên Chúa đã chuyển thành sự lành... để cứu sống một dân đông đảo” (x. St 45,8;50;20). Từ việc dân Ít-ra-en chối bỏ và hạ sát Con Thiên Chúa là sự dữ luân lý lớn nhất chưa từng có do tội lỗi của mọi người gây nên. Thiên Chúa đã rút ra được sự lành lớn nhất do sự sung mãn của ân sủng. Tuy nhiên, không vì thế mà cái xấu trở thành cái tốt được” (x. GLCG, số 312).

   Đối với người tín hữu chúng ta thì : “Mọi sự đều sinh lợi ích cho ai yêu mến Thiên Chúa” (x. Rm 8,28). Có nghĩa là cho dù là sự dữ đi nữa, thì cũng sinh ích lợi cho chúng ta mà thôi.

    “Việc Thiên Chúa cho phép sự dữ thể lý và sự dữ luân lý là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa soi sáng nhờ Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại để chiến thắng sự dữ. Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa sẽ không cho phép có sự dữ xảy ra nếu Người không rút ra được sự lành từ chính sự dữ, bằng những con đường mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu” (x. GLCG, số 324).

   “Thế giới này chỉ có hòa bình, khi tài sản của con người chúng ta được bảo vệ, con người được tự do giao lưu, phẩm giá con người và của các dân tộc được tôn trọng; tình huynh đệ được thực thi. Hòa bình là “ổn định trật tự”, là công trình của công lý và là hoa quả của tình yêu” (x. GLCG, số 2304). Nói cách khác, chúng ta chỉ có hạnh phúc và thế giới chỉ có hòa bình khi tất cả mọi người chúng ta đều ghi nhớ, suy niệm và thực hành Lời Chúa như Đức Ma-ri-a mà thôi.

   Vậy trong năm Mới 2021 này, chúng ta hãy ghi nhớ câu Lời Chúa này: “Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”, để khi gặp những đớn đau, sầu khổ, chúng ta hãy chạy đến với Chúa; cầu xin sự trợ giúp của Chúa, để chúng ta vượt qua tất cả, luôn sống bình an và hạnh phúc trong ơn gọi của mình.

CHÚC  MỪNG  NĂM  MỚI  2021

“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ ANH CHỊ EM.

Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn

và ban bình an cho ANH CHỊ EM” (Ds 6,24,26)

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Chúc Mừng Năm Mới 2021!

Chúc  Mng  Năm  Mi  2021!

Kính  Chúc  Quí  Thân  Hu  Và  Các  Bn

Mt  Năm  Mi  2021 Thành  Công  Mi  Mt!

Thân  Mến,

Duyenky





 https://www.youtube.com/watch?v=rqxqSJDZ6os&ab_channel=NonstopChristmasSongs2020

Áo dài ngũ thân trên đường chạy VnExpress Marathon Huế

 Thứ hai, 28/12/2020, 09:50 (GMT+7)-VnExpress.net

Áo  dài  ngũ  thân  trên  đường  chạy  VnExpress  Marathon  Huế

Bộ trang phục được nhiều vận động viên chọn với mong muốn quảng bá về văn hoá, con người xứ Huế.

Áo dài ngũ thân ra đời từ thời nhà Nguyễn và trở thành trang phục truyền thống của tầng lớp quý tộc, tri thức. Quốc phục được khâu ghép lại từ năm miếng vải nên được gọi là năm thân hay ngũ thân, khác với chiếc áo dài hiện nay.

Ông Phan Thanh Hải (áo dài xanh đậm), Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế là người khởi xướng phong trào mặc quốc phục trong những năm qua. Ông cho biết đây là trang phục rất dễ mặc, có thể sử dụng trong mọi hoạt động thường ngày.

Chị Ngân Hà (áo dài đỏ) đến từ TP HCM cũng chung mong muốn quảng bá hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân truyền thống đến cộng đồng runner cả nước. "Trong một khung cảnh thơ mộng tại cố đô, tà áo dài ngũ thân sẽ tô điểm thêm nét mộc mạc, cổ kính", chị nói.

Cả hai thu hút sự chú ý của vận động viên chạy cùng và khán giả bởi tái hiện hình ảnh văn hoá và con người xứ Huế trên đường chạy.

Đặc biệt yêu thích trang phục truyền thống của Việt Nam, ca sĩ Đức Tuấn chạy hết 21 km với bộ đồ này. Anh muốn tôn lên tinh thần dân tộc và chứng minh trong một hoàn cảnh cần sự thoải mái, áo dài ngũ thân vẫn phù hợp.

Trong ảnh là anh Phan Gia Tiến, giảng viên Trường Cao đẳng công nghiệp Huế. Anh cùng một người bạn mặc áo dài chạy 42 km.

Runner Lê Trọng Nghĩa đem theo chiếc quạt và không quên tạo dáng mỗi khi thấy ống kính máy ảnh. Anh về đích cự ly 42 km sau 4 giờ 14 phút.

Chị Trương Thị Kim Anh chạy 10 km và chờ người bạn của mình tham gia 21 km ở vạch đích. Trang phục áo dài ngũ thân truyền thống giúp hai nữ runner nổi bật cùng nụ cười rạng rỡ trên môi.

Một nữ vận động viên khác rất yêu thích bộ quốc phục màu tím. "Mọi người thường nghĩ bộ đồ rất vướng víu và mất nhiều thời gian chuẩn bị nhưng thực tế rất dễ mặc", cô chia sẻ.

Chị Trần Trang chạy 21 km trong 3 giờ 28 phút với áo dài ngũ thân màu trắng.

Thành Dương

Ảnh: VnExpress Marathon

7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh

 

VnExpress.net-Thứ tư, 30/12/2020, 08:04 (GMT+7)


7  mẹo  giữ  ấm  trong  thời  tiết  lạnh

Ngón tay, chân thường bị cóng đầu tiên khi trời lạnh, do cơ thể ngừng cấp máu đến đây để bảo vệ phần trung tâm. Do đó, giữ ấm phần trung tâm là ưu tiên số một.

1. Mặc nhiều lớp

Bạn mất nhiệt qua sự truyền nhiệt bất cứ khi nào cơ thể tiếp xúc trực tiếp với thứ gì đó lạnh, như khi ngồi trên nền lạnh buốt. Gió cũng làm bạn mất nhiệt theo cách này. Nhưng có thể giữ cho cơ thể khỏi mất nhiệt bằng cách mặc nhiều lớp quần áo. Các chuyên gia khuyên, khi thời tiết xuống thấp nên bắt đầu nên mặc bên trong bằng chiếc áo giữ nhiệt, len, thêm bên ngoài chiếc áo sơ mi dài tay, áo len cardigan. Ngoài cùng là lớp khoác ngoài nên là chất liệu chống gió, chống nước để bảo vệ bạn khỏi sự mất nhiệt qua không khí, nước.




7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh










\


2. Bảo vệ phần trung tâm cơ thể

Giữ cho phần thân của bạn được cách nhiệt là điều thông minh nhất bạn có thể làm để giữ ấm phần còn lại của cơ thể trong mùa đông. Điều này là do nhiệt độ trung bình phần trung tâm là 37 độ C và hạ thân nhiệt xảy ra khi vùng này giảm xuống dưới 35. Có một lý do tại sao ngón tay ngón chân lại bị tê cóng trước các bộ phận khác. Đó là hình thức tự bảo quản tự nhiên của cơ thể, khi ngừng đưa máu đến các khu vực này để bảo vệ các cơ quan quan trọng. Thật kỳ lạ, cách hiệu quả nhất để giữ ấm ngón tay và ngón chân là giữ ấm cho phần trung tâm.


7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh - 2














3. Mang bao tay thay vì găng tay

Mặc dù phần trung tâm nên ưu tiên, bạn cũng cần che các "cửa sổ" khác để tránh tê cóng. Những chiếc bao tay che một ngón cái và 4 ngón còn lại (mittens) giữ ấm tốt hơn găng tay 5 ngón (gloves). Nguyên nhân do việc tập trung các ngón tay lại với nhau đảm bảo tạo ra nhiều nhiệt hơn.

7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh - 4




\

4. Kiếm một đôi boot tốt

Những đôi boot có nỉ bên trong và boot cao cổ sẽ có hiệu quả giữ ấm tốt. Một chiếc ủng cao cổ, có đế cao su cũng giúp cách nhiệt cho đôi chân, tuy nhiên nhược điểm là không thoát mồ hôi. Trong mùa đông hãy tránh những đôi giày vải, nó có thể bị ướt, khiến bạn bị nhiễm lạnh.


7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh - 6











\

5. Giữ cơ thể khô ráo

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng cái lạnh luôn lén lút tấn công bạn, nến bạn chạm nước hoặc thậm chí đổ mồ hôi. Cách hiệu quả là chọn lớp áo trong cùng tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh. Nếu bị ướt bên ngoài, hãy lau khô tránh ngấm vào trong.


6. Ăn đồ cay

Khá nhiều người đều thèm đồ ăn uống nóng trong thời tiết lạnh. Thức ăn cay rất hiệu quả giữ nhiệt. Trong ớt và các gia vị cay khác có hợp chất capsaicin, kích thích vị giác ngon miệng và quan trọng hơn làm tăng nhiệt cơ thể, tạo hiệu ứng ấm lên.

Hãy thử một chút ớt vào soup, cà ri, thậm chí chocolate nóng trong mùa đông để chống lại cái lạnh.


7 mẹo giữ ấm trong thời tiết lạnh - 8














7. Uống nhiều nước

Tất cả các vận động viên leo núi dày dạn kinh nghiệm đều chứng thực rằng nước là một cách tuyệt vời để giữ nhiệt cơ thể. Bạn càng có nhiều nước trong cơ thể càng dễ giữ ấm. Với điều này, hãy đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước trong mùa đông cũng như mùa hè, đặc biệt nếu bạn phải ra ngoài trời lạnh.

Bảo Nhiên (Theo Lifehack)

Chúng ta đang mừng Lễ Giáng sinh, mừng Con Thiên Chúa làm người

Chúng  ta  đang  mừng  Lễ  Giáng  sinh,

  mừng  Con  Thiên  Chúa  làm  người

12/29/2020-conggiao.info

Khởi sự năm 2021 với những bước chân thiêng liêng đúng đắn.


2021.jpg 

Tạm biệt năm 2020, một năm nhiều khó khăn. Nhưng năm 2020 này thực ra lại mạnh mẽ thúc đẩy ta tìm ra một giải pháp tốt đẹp cho Năm Mới 2021. Và tốt đẹp, có nghĩa là thánh thiện. Thế giới luôn khiến chúng ta thất vọng - nhất là vào năm 2020 - nhưng chúng ta biết rằng Chúa luôn có những điều tốt đẹp dành cho chúng ta.

Hãy đặt ra những mục tiêu để cải thiện bản thân trong thế giới này - chẳng hạn như tập thể dục hoặc bỏ hút thuốc - nhưng rồi sau đó, hãy đi sâu hơn nữa, đi sâu vào tâm hồn và xem xét các phương cách để phát triển mạnh mẽ và gần gũi hơn với Chúa vào năm 2021.

Tạo ra những thói quen thánh thiện chính là điều đã thôi thúc tôi viết ‘Holy Hacks’: ‘Phương Thế Hằng Ngày Sống Đức Tin và Vào Cõi Thiên Đường’ để mở rộng khả năng nên thánh trong ngày sống. Làm như thế, ta sẽ quyết tâm mạnh mẽ hơn trong suốt năm 2021 vì các hành vi mới sẽ dễ dàng trở thành thói quen. Dưới đây là một số ý tưởng:

1. Đáp lại những quà tặng. Khi sử dụng một món quà, hãy đọc ngay một kinh cho người tặng quà. Ví dụ, tôi đọc ngay một kinh Kính Mừng cho người đã tặng cho tôi một cây phong mỗi khi tôi tưới cây này. Khi sử dụng quần áo hoặc đồ trang sức do ai đó tặng cho bạn, hãy đọc một kinh cho người đó.

2. Cầu nguyện ngẫu nhiên. Chọn ai đó để cầu nguyện cho họ trong suốt một ngày. Đó có thể là một chính trị gia mà bạn nghe thấy đang cổ vũ cho việc phá thai, hoặc một người nào đó trong một chiếc ô tô chạy ngang qua, hay một người mua sắm trong tiệm tạp hóa. Nếu ai đó cản trở bạn trong giao thông, hãy cầu nguyện cho họ, và cơn giận của bạn sẽ dịu đi – nhờ thế cả hai cùng được ơn phúc.

3. Gặp Chúa Giêsu thường xuyên hơn. Hẹn hằng tuần đến thăm Chúa Giêsu nơi Nhà Tạm. Bạn càng dành nhiều thời gian cho Chúa Giêsu, thì Ngài càng có thể cho bạn nhiều ơn hơn.

4. Dội lại. Thuở còn thơ bé, chúng tôi hay nói: “Tôi là cao su, còn bạn là keo dán; bất cứ điều gì bạn nói đều dội lại từ tôi rồi dính vào bạn.” Hãy nhớ Chúa nói với ta: “Ta là Chúa, và Ta đã dựng nên ngươi; bất cứ điều gì ngươi làm cho người khác, điều đó sẽ quay trở lại với ngươi”. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.” (Mt 7,2)

5. Trở nên vô hình. Hãy tìm kiếm những cách thế vô hình để làm điều tốt. Ví dụ, bỏ qua một chỗ đậu xe tốt gần cửa ra vào và cầu nguyện cho người sẽ đậu xe ở chỗ bạn đã nhường cho họ. Vào siêu thị, hãy xếp một giỏ hàng nào đó vào đúng chỗ cần thiết và cầu nguyện cho người đã bỏ nó ngổn ngang, đồng thời cầu nguyện cho người sắp sử dụng nó. “Bấy giờ, Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6, 6).

6. Đọc Lời Chúa. Đặt một cuốn Kinh Thánh ở nơi nào đó thuận tiện và mở nó ra đọc mỗi ngày một lần.

7. Gọi cho người quản lý để khen ngợi nhân viên của họ. Gọi cho người quản lý để k. Khi bạn nhận được một dịch vụ tốt từ một nhân viên, hãy gọi để báo cáo điều này cho người quản lý của nhân viên ấy. Đó sẽ là một ngày đẹp cho nhân viên này. Rồi hãy thêm lời cầu nguyện cho họ.

8. Cầu xin Chúa sắp xếp chỗ ngồi và các cuộc trò chuyện của bạn. Tôi đã biết những người (và cả bản thân tôi nữa) có những trải nghiệm đáng kinh ngạc khi cầu xin Chúa sắp xếp những người đến ngồi bên cạnh tại các sự kiện hoặc trên máy bay, và chỉ đạo các cuộc trò chuyện này (ngay cả khi giãn cách xã hội). Hãy thử làm như thế, và tôi chắc chắn là bạn sẽ rất ngạc nhiên về những sắp xếp tuyệt diệu của Chúa.

9. Chay kiêng hằng ngày. Chúa Giêsu đã ăn chay 40 ngày trước khi bắt đầu sứ vụ. Để làm cho việc nhịn ăn thành một hy sinh mỗi ngày, hãy bỏ qua một món ăn nào đó đã được dọn ra trong bữa ăn: Bỏ qua khoai tây chiên hoặc nước sốt cà chua hoặc không phết bơ lên ​​bánh mì…

10. Tận dụng lúc phải chờ đợi. Bạn sẽ làm gì trong khi chờ đồ ăn chín dần trong lò vi sóng hoặc chờ ai đó trả lời điện thoại? Hãy biến những khoảnh khắc chờ đợi vụn vặt ấy thành những lời cầu nguyện.

11. Kết thúc giao dịch mua bán với một lời nói bất ngờ. “Cảm ơn và chúc một ngày tốt lành”: Câu nói ấy bình thường đến nỗi nhân viên thu ngân hầu như không nghe thấy. Với biểu cảm chân thành, hãy thử nói khác đi: “Cảm ơn và cầu Chúa phù hộ cho bạn”. Họ sẽ cảm nhận được lời nói đó của bạn, và sẽ mỉm cười rồi đôi khi đáp lại: "Chúa cũng phù hộ cho bạn!"

12. Hãy biến còi báo động và đèn nhấp nháy của xe cấp cứu thành tín hiệu nhắc ta cầu nguyện. Hãy cầu nguyện cho người đang cần chiếc xe cấp cứu ấy, cũng như cầu nguyện cho bất kỳ ai đang gọi cảnh sát. Vì bất cứ lý do gì, họ cũng đang cần có thêm lời cầu nguyện.

13. Quên mình. Khiêm tốn sẽ dẫn đến thánh thiện. Vì thế, hãy tránh sửa lỗi người khác nếu không cần thiết. Hãy xếp mình ở chỗ chót hết. Hãy cảm ơn Chúa về sự thất bại, và xin Ngài đưa ta đến những nơi Ngài muốn.

14. Hãy nói chuyện với những người không ai trông thấy. Hãy tìm hiểu vị thánh được mừng trong ngày và xin ngài cầu nguyện cho bạn.

15. Hãy cho đi thứ mà bạn yêu thích. Bạn có thể tặng những thứ bạn không dùng đến, nhưng thỉnh thoảng hãy tặng một món đồ bạn yêu thích. Đó là sự khác biệt giữa lễ vật của Cain và Abel dâng lên Thiên Chúa.

16. Hãy đeo Thánh giá – là chứng nhân thầm lặng cho tình yêu và sự hy sinh của Chúa Giêsu.

17. Hãy chay kiêng thêm chút nữa. Hãy dành một ngày không uống cà phê, không đeo đồ trang sức, không lên mạng xã hội, hoặc chay kiêng một thứ gì đó trong ngày này...

18. Một ngày không phàn nàn. Mỗi tuần hãy dành một ngày không phàn nàn bất kỳ điều gì.

19. Chúc phúc cho ngôi nhà. Hãy xin một linh mục đến ban phúc lành cho ngôi nhà của bạn trong năm 2021.

20. Tặng quà bất ngờ. Hãy tha nợ cho ai đó; âm thầm biếu thẻ quà tặng hoặc cho tiền ai đó vào thời điểm họ gặp khó khăn; gửi bánh pizza hoặc bánh nướng đến: đồn cảnh sát, viện dưỡng lão, nhân viên bệnh viện hoặc một gia đình đông người…

Chúc bạn Năm Mới 2021 hạnh phúc và thánh thiện!

 

Patti Armstrong (NCR)

 Vi Hữu chuyển ngữ (TGPSG)

(tgpsaigon.net 28.12.2020)