Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

7 thực phẩm giàu protein tốt cho tim

 

Thứ hai, 31/7/2023, VnExprsess.net

7  thực  phẩm  giàu  protein  tốt  cho  tim

Cá béo, ức gà, các nguồn protein thực vật như đậu có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe trái tim.

Thực phẩm giàu protein tốt cho tim là loại ít chất béo bão hòa, giàu omega-3, kẽm, vitamin B12, B6 và B2. Dưới đây là những thực phẩm tiêu biểu.

Cá béo

Cá béo cung cấp protein, axit béo omega-3, nhất là EPA, DHA, giúp giảm chất béo trung tính, chống viêm, tốt cho tim. 90 g cá hồi nấu chín chứa 20 g protein. Một lon cá mòi đóng hộp có 23 g protein. Trong 100 g cá hồi, cá mòi có lần lượt là 2.150 mg, 1.460 mg EPA và DHA (kết hợp).

Sữa chua nguyên chất ít béo

Các sản phẩm từ sữa chua nguyên béo chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho tim. Ăn thực phẩm này ở mức độ vừa phải, thay thế bằng sữa chua không béo sẽ có lợi.

Ngoài công dụng bổ sung protein, sữa chua không béo cung cấp canxi, magie, kali giảm huyết áp, hỗ trợ duy trì nhịp tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), người lớn nên ăn 2-3 khẩu phần sữa chua không béo hoặc ít béo, trẻ em từ hai khẩu phần trở lên, thanh thiếu niên và người lớn tuổi có thể lên đến 4 phần..

Đậu

Đậu rất giàu protein từ thực vật. Mỗi cốc đậu đen, đậu thận có chứa 15 g protein. Chất xơ hòa tan trong đậu có khả năng giảm mức cholesterol và huyết áp. Đây cũng là nguồn thực phẩm dồi dào khoáng chất như kali, kẽm, magiê tăng cường sức khỏe tim mạch.

 


Đậu có nhiều protein thực vật, chất xơ hòa tan, tốt cho tim. Ảnh: Freepik

Các loại hạt

Quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hồ đào, đậu phộng cung cấp protein, chất béo omega-3. Các loại khác như hạt chia, hạt lanh, hạt bí ngô góp phần giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.

Ức gà

Ức gà chứa protein nạc giúp hạn chế chất béo bão hòa trong bữa ăn. Kẽm, vitamin B12 trong ức gà hỗ trợ duy trì cấu trúc tim, hàm lượng homocysteine (một amino axit trong cơ thể) ở mức bình thường. Nồng độ homocysteine cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đậu phụ

Ăn đậu phụ giảm LDL (cholesterol xấu), cung cấp omega-3 ALA, có lợi cho tim mạch. Đậu phụ còn nhờ nguồn isoflavone, chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm.

Đậu nành lên me

Temeh là món ăn làm từ đậu nành lên men, cung cấp protein nạc có lợi cho tim. Thực phẩm này còn chứa men vi sinh, chất xơ thân thiện với đường ruột. Mangan trong tempeh góp phần cải thiện lưu lượng máu, giảm khối lượng công việc của trái tim.

Người phát minh máy trợ tử

 Thứ bảy, 29/7/2023, 06:00 (GMT+7)

Người  phát  minh  máy  trợ  tử

HÀ LANTháng 6/2023, buồng trợ tử sarco được thử nghiệm lần cuối và một trong những nhà thiết kế của nó là Philip Nitschke, người được mệnh danh 'bác sĩ thần chết'.

Năm 1997, Philip Nitschke ở Australia là bác sĩ đầu tiên trên thế giới hỗ trợ một bệnh nhân thực hiện cái chết êm ái. Đã gần 30 năm kể từ ngày đó, tranh cãi về cái chết êm ái chưa bao giờ dừng lại.

Hiện chỉ có Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và một vài quốc gia khác hợp pháp hóa an tử, với điều kiện mắc bệnh nan y, tự nguyện yêu cầu được trợ tử và đã có nhiều lần đánh giá, xác nhận của bác sĩ.

Trước đây, người ta dùng thuốc tiêm cho bệnh nhân muốn chết êm ái. Tuy nhiên quá trình cũng rất phức tạp. Đó là lý do Philip tìm cách để mọi người chết êm ái hơn nữa. "Trong nhiều năm tôi nghĩ ra nhiều cách trợ tử, như thiết bị tự động tiêm thuốc, thuốc làm giảm nồng độ oxy trong tế bào, sử dụng nitơ và cuối cùng là cabin trợ tử", Philip Nitschke, 75 tuổi chia sẻ.

Buồng trợ tử đã hoàn thành thiết kế từ năm 2017, nhưng cuối tháng 6 vừa qua mới bắt đầu thử nghiệm.

Người dân tham quan cỗ máy trợ tử năm 2019. Ảnh: Zhuanlan

Người dân tham quan cỗ máy trợ tử năm 2019. Ảnh: Zhuanlan

Buồng trợ tử sarco như một con tàu vũ trụ nhỏ, xấp xỉ chiều dài người trưởng thành. Một người có thể chọn chết ở bất kỳ nơi nào, di chuyển cỗ máy đến đó, nằm bên trong và đóng cửa; trả lời một số câu hỏi đánh giá và nhấn nút. Sau đó, toàn bộ cabin sẽ chứa đầy nitơ. Khi lượng nitơ ngày càng nhiều, hàm lượng oxy sẽ giảm xuống.

Thời gian đầu, người trong buồng trợ tử sẽ không cảm thấy khó chịu, nhưng dần dần, họ có thể chóng mặt, tương tự như cảm giác mất phương hướng. Khi mức oxy giảm xuống hết cỡ, họ sẽ nhanh chóng mất ý thức nhưng toàn bộ quá trình sẽ rất thư giãn.

"Có rất nhiều điều cần xem xét bên cạnh các vấn đề đạo đức và pháp lý. Bởi vì trợ tử phải êm ái và không gây đau đớn, chúng tôi sẽ thực hiện rất nhiều thử nghiệm kỹ thuật trong vài tháng tới", Philip nói.

Người sử dụng cần làm một bài kiểm tra sự tỉnh táo qua ba câu hỏi: Bạn là ai? Bạn đang sinh sống ở đâu? Bạn có biết một khi nhấn nút chuyện gì sẽ xảy ra không?

Luật pháp Thụy Sĩ quy định bất kỳ ai chọn an tử đều phải được hỏi ba câu hỏi này và toàn bộ quá trình phải được ghi lại. Sau khi họ chết, các cơ quan liên quan sẽ đến giám định thi thể và xem lại video. Tất nhiên, chỉ hỏi những câu hỏi này là không đủ để kiểm tra khả năng tinh thần của một người. Trung tâm của Philip cũng sẽ cử một bác sĩ tâm thần đánh giá năng lực tinh thần của người dùng nhằm đảm bảo sáng suốt.

Cabin trợ tử cũng không cố định. Nhóm đã nghiên cứu công nghệ in 3D để cabin có thể di chuyển đến bất kỳ nơi nào theo nhu cầu cá nhân. "Tôi nghĩ nó rất lãng mạn, làm cho cái chết trở thành một buổi lễ trang nhã. Bạn có thể chọn thời điểm mình muốn chết, sau đó di chuyển đến một nơi có tầm nhìn tuyệt vời, gọi điện cho gia đình, bạn bè và khi bạn sẵn sàng rời đi, hãy vẫy tay chào tạm biệt", tiến sĩ Philip chia sẻ.

Nhà nhân văn người Australia Philip Nitschke bên một cỗ máy trợ tử. Ảnh: Zhuanlan

Nhà nhân văn người Australia Philip Nitschke bên một cỗ máy trợ tử. Ảnh: Zhuanlan

Philip Nitschke sinh ra trong một gia đình nhà giáo, nhận bằng tiến sĩ vật lý năm 1972. Vì sức khỏe yếu nên gần 40 tuổi ông mới học ngành y. Khi làm trong bệnh viện, ông thấy rất nhiều người đang hấp hối mà không thể làm gì giúp.

Năm 1996, luật an tử lần đầu tiên hợp pháp ở miền Bắc Australia nhưng bị phản đối kịch liệt. Một năm sau, Philip đã giúp bệnh nhân đầu tiên bị ung thư tuyến tiền liệt. Mỗi lần đến gặp, Philip đều nhìn thấy sự bất lực trong mắt bệnh nhân này.

Tuy nhiên ngày đó luật yêu cầu cần ít nhất bốn bác sĩ hỗ trợ. Philip đi vận động khắp bệnh viện và bị từ chối. Sau nhiều tháng cuối cùng có có bốn bác sĩ đồng ý tham gia vào ekip. "Trước ngày chết, anh ấy mời tôi đến nhà ăn trưa, chúng tôi đã nói chuyện nhiều và anh ấy không cảm thấy ngày mai chết là chuyện gì khủng khiếp", Philip kể.

Lúc đó, "bác sĩ thần chết" này thiết kế một thiết bị đơn giản, bệnh nhân ấn nút, thuốc sẽ tự động tiêm vào. Ngày hôm đó, vợ của bệnh nhân đã ngồi bên cạnh, ôm đầu chồng trên đùi. Khi nghe máy tính nói: "Nếu bạn nhấn nút, bạn sẽ chết", người chồng nói lời tạm biệt vợ và nhấn nút.

Trong hai năm tiếp theo, Philip đã hỗ trợ bốn người Australia chết với thiết bị này. Hiện nó được lưu giữ trong Bảo tàng Khoa học Anh ở London. Đạo luật Euthanasia ở miền bắc Australia chỉ kéo dài 8 tháng trước khi bị hủy bỏ vào tháng 3/1997.

Trong những năm đó, Philip vẫn gặp nhiều người muốn được an tử. Năm 2000 khi đang tham dự hội nghị an tử ở Perth (Australia) một người phụ nữ tìm đến Philip sau hội nghị. Bà là giáo sư đại học, nói rằng muốn chết sau bốn năm nữa và hỏi mua thuốc trợ tử ở đâu, đồng thời xin lời khuyên. Bà tâm sự khỏe mạnh, nhưng bốn năm nữa tròn 80 tuổi và cảm thấy nên chết ở tuổi này. "Lúc đó tôi không tin. Tôi nghĩ bà mắc bệnh nan y", Philip kể.

Sau đó cứ mỗi lần đến Perth, Philip lại được người này tìm đến hỏi về thuốc trợ tử. Ngày chết gần đến và bà không ngừng hỏi. Philip luôn an ủi, nói sức khỏe bà tốt, sao cứ nghĩ tới cái chết? Ông khuyên bà đi du lịch, viết sách.

Nhưng bà phản đối rằng Philip không có quyền nói với bà khi nào có thể chết. "Đây là quyết định của riêng tôi. Tôi chỉ muốn lấy một số thông tin y học từ anh, chứ không muốn bị răn dạy về cuộc sống và cái chết", bà nói.

Và bà một mực kết luận Philip đã đưa ra tiêu chuẩn sự sống, cái chết dựa trên tư cách một bác sĩ. "Tôi muốn có thông tin về thuốc trợ tử, tại sao anh lại giấu tôi?", bà chất vấn.

Lúc đó Philip đã bị sốc, điều này khác với những gì mọi người biết về cái an tử thời đó.

Philip Nitschke và mẹ. Ảnh: Zhuanlan

Philip Nitschke và mẹ. Ảnh: Zhuanlan

Ở tuổi 80, bà qua đời trong xe hơi của mình. Vụ việc gây tranh cãi ở Australia. Có người phản đối Philip, nhưng cũng nhiều người ủng hộ, rằng con người có quyền tự quyết định về cái chết của mình, miễn đầu óc minh mẫn.

Dần dần Philip thấy mình không thích hợp làm bác sĩ. Năm 2015, ông bỏ nghề chuyển đến Hà Lan, quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hành vi trợ tử. Tổ chức Exit International được ông thành lập năm 1997 đến nay có 25.000 thành viên, tất cả đều đã 70-80 tuổi. Tổ chức này chủ yếu thúc đẩy việc hợp pháp hóa an tử và cung cấp một số người khoa học về cái chết êm ái.

Bốn năm trước, Philip quay lại Australia tổ chức hội thảo, rất nhiều người lớn tuổi tham gia. Có nhiều lý do khiến họ muốn được chết êm ái. Có người cảm thấy càng già cuộc sống càng khó khăn; có người cảm thấy hiện tại mình đang hạnh phúc, chết là đủ rồi. Có người muốn chọn ra đi vào ngày lành tháng tốt.

Năm 2018, nhà thực vật học người Australia David Goodall nói Philip muốn được trợ tử. Ông đã làm việc ở trường đại học cả đời cho, ngay cả khi đã 100 tuổi. Đến năm 104 tuổi, ông muốn kết thúc cuộc đời, dù vẫn khỏe mạnh.

Có người khuyên ông giả vờ bị bệnh nếu muốn được trợ tử ở Australia. Ông khăng khăng: "Tôi không bị bệnh, tại sao tôi phải giả? Tại sao tôi phải đi đến các nơi khác trên thế giới để thực hiện quyền của mình?". Nhưng cuối cùng Philip đành phải đưa ông tới Thụy Sĩ để được chết.

Tại Hà Lan và Bỉ, trợ tử hiện được chấp nhận cho cả những người mắc bệnh tâm thần, chẳng hạn như thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ, tâm thần phân liệt và trầm cảm. Nhưng ở một số quốc gia vẫn cấm với nhóm này, dù cho đã hợp pháp an tử.

Nhóm của Phiplip hiện cũng đang nghiên cứu an tử cho những người mắc Alzheimer. Hiện Hà Lan cũng đang thảo luận về một dự luật có tên "luật trọn đời" dành cho những người trên 75 tuổi. Nếu bạn trên 75 tuổi và nghĩ mình đã đạt được một cuộc sống trọn vẹn và muốn kết thúc cuộc đời sớm, bạn có thể xin thuốc.

Bảo Nhiên (Theo Zhuanlan)

THIÊN CHÚA MỜI GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

 

Sun, 30/07/2023 - Trần Mỹ Duyệt

THIÊN CHÚA MỜI GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

Tiên Tri Isaia (55:1-3)

Đây Chúa phán: “Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền để mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị. Hãy lắng tai và đến cùng Ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa cho Đavít” (Isaia 55:1-3).

Qua Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa được diễn tả như một Thiên Chúa đáng yêu, giầu lòng rộng rãi, nhân ái và bao dung. Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta đến với Ngài.

Lời “mời” của Ngài trường hợp này mang hai nghĩa:

-Sự thu hút của lời mời. Trong Isaia chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự thu hút ấy qua những lời: Khát nước, đói, đồ bổ, món ăn mỹ vị, bánh, sữa và rượu…

-Mục đích của lời mời. Cũng trong Isaia, những lời mời ấy bao gồm mục đích: “Đến mua lúa mà ăn. Đến mua rượu và sữa mà uống.

Trong cả hai ý nghĩa trên, lời mời đều mang tính cách tích cực và vui cho người được mời cũng như cho người mời.     

Hơn thế nữa, lời mời của Thiên Chúa còn mang tính chất trang trọng, cao cả và đặc biệt. Chúng ta cũng tìm thấy những lời tương tự như thế sau này khi Chúa Giêsu trải lòng mình trước những vất vả kiếp người của chúng ta: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an” (Mt 11:28-29).

Thiên Chúa nói với dân Ngài những lời đó vì Ngài không muốn để những thất vọng trong nô lệ, và sự gò bó của tương lai sẽ khiến cho đời sống họ gặp phải khó khăn, buồn biền, và thất vọng. Ngài muốn đưa dân Ngài từ tình trạng đói khát, nghèo túng tới niềm vui viên mãn, bình an và hạnh phúc. Qua đó, Ngài cũng như muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay, là hãy nghĩ một cách nghiêm túc về những ước vọng chưa thành, sự trống vắng, và nỗi bất hạnh bên trong linh hồn mỗi người chúng ta.

Những gì mà chúng ta đã để mất qua những thử thách, vất vả và cơ cực trong công ăn việc làm, tình yêu, tình bạn hữu, những thất bại cá nhân, bệnh tật, và yếu đuối của những thói hư tật xấu… Ngài muốn biết chúng ta diễn tả tình trạng linh hồn mình như thế nào trước những mất mát, cám dỗ, và thử thách ấy. Phải chăng chúng ta giận dỗi, sợ hãi, xấu hổ, bực bội, cay đắng, mặc cảm tội lỗi, và thất vọng?!

Trước sự trần trụi và yếu đuối của con người, Thiên Chúa qua lời mời của Isaia như muốn nói với chúng ta “Hãy nhận ra tình trạng của riêng mình và hãy quay về với Ta. Ta có tất cả những gì các ngươi đang cần. Ta đã ký giao ước và Ta sẽ thực hiện những điều đó qua David (và đối với các ngươi, qua miêu duệ của David là Đức Giêsu Kitô). Chương trình của Ta không chỉ ngừng lại trên các ngươi, nhưng còn được dùng để thu hút các dân tộc về với Ta. Hãy làm sống lại và lưu giữ trong tâm hồn các người bằng khởi đầu qua việc trở về, ca tụng và kêu xin Ta giúp đỡ. Ta yêu quí những ai khiêm tốn”. 

Trở về với Thiên Chúa qua Thánh Kinh bằng việc đọc, suy ngắm và cầu nguyện, cũng như qua những thời khắc thinh lặng trước nhan Ngài. Nếu việc đọc và suy niệm Thánh Kinh không phải là cách thức thực hành, thì ta sẽ còn cách nào trong chương trình hành động của mình để tìm kiếm Thiên Chúa? Ai sẽ là người lắng nghe chúng ta nếu không phải là chính Thiên Chúa?

Những lời của Isaia còn nói trước điều mà Chúa Giêsu sẽ nói về nước hằng sống, thứ nước làm vọt lên sự sống đời đời cho những ai đang khát mà tìm được nó: “Ai uống nước này sẽ còn khát. Thứ nước mà Ta sẽ ban sẽ làm vọt lên mạch nước sự sống đời đời trong nó” (Gioan 4:14).

Tóm lại để có được nước trong mát, rượu ngon, sữa tươi, và thức ăn bổ béo giầu dinh dưỡng, thì con người chỉ cần: Tới, Mua, Ăn, và Vui Mừng.

Tới:

Hãy đến mà ăn, mà uống. Đây là lời mời gọi được ban cho mọi người. Tất cả những ai có nhu cầu đều được mời tới.

Mua:

Tất cả đều được cho không, biếu không: “không cần trả tiền, không cần đổi chác gì”. Như vậy, hành động mua đây chỉ là sự mong mỏi, đói khát trong tâm hồn và trong cả thân xác.

Ăn:

Của ăn, thức uống được dọn sẵn. Lòng khao khát kiếm tìm là điều kiện để có được bữa ăn bổ dưỡng, say sưa và,

Vui mừng:

Kết quả là sự vui mừng và hạnh phúc cho cả người mời lẫn người được mời.

Bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, suối nguồn cứu độ đã được Thiên Chúa yêu thương dọn sẵn, ban tặng. Phần con người chỉ cần: Đến, mua, ăn, vui mừng và hạnh phúc. Và đó là những việc làm căn bản của mỗi người chúng ta.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

Dọn giường ngủ theo phong cách khách sạn 5 sao

 Chủ nhật, 30/7/2023, 12:17 (GMT+7)

Dọn  giường  ngủ  theo  phong  cách  khách  sạn  5  sao

Những người trong ngành khách sạn tiết lộ cách tạo không gian ngủ mơ mộng mà không cần phải chi phí đắt. Chìa khóa chính là trải giường ba lớp.

"Những chiếc giường có thể tạo nên hoặc phá vỡ một khách sạn. Bạn có thể có một khách sạn dát vàng, đẹp nhất thế giới, nhưng nếu giường không đặc biệt, tất cả sẽ sụp đổ", William Rademacher, tổng giám đốc khách sạn Talbott ở Chicago, Mỹ cho biết.

Khách sạn của Rademacher đào tạo nên những người quản lý tiêu chuẩn giường ngủ và thường xuyên tổ chức cuộc thi những "chiếc giường hoàn hảo".

Tự làm giường của khách sạn 5 sao tại nhà không khó. Ảnh: WSJ

Tự làm giường của khách sạn 5 sao tại nhà không khó. Ảnh: WSJ

Sarah Baeumler, đồng sở hữu của khu nghỉ dưỡng sang trọng Caerula Mar Club, ở quần đảo Bahamas nằm trong Đại Tây Dương, cho biết giường khách sạn mang lại cảm giác đặc biệt đối với chúng ta vì các khách sạn cố gắng tạo ra trải nghiệm giấc ngủ yên tĩnh vượt xa sự thoải mái như ở nhà.

Với sự hướng dẫn của các chuyên gia, bạn chỉ mất 15 phút đã có thể tái tạo giao diện và cảm giác của một chiếc giường khách sạn tại nhà.

Học cách gấp "Góc bệnh viện"

Thuật ngữ này để chỉ góc giường được gấp gọn gàng và ngăn nắp như cách các y tá trong bệnh viện gấp giường bệnh hay giường của người lính trong quân đội.

Xem cách gấp ở đây:

Video Player is loading.
Current Time 0:12
/
Duration 0:12
Loaded: 0%
Progress: 0%

Tìm hiểu "Ba lớp trải giường"

Nhiều chuyên gia khuyên dùng kỹ thuật này, trong đó có Lillian Hull, giám đốc bộ phận dọn phòng tại khách sạn sang trọng Chicago Athletic Association Hotel.

- Bắt đầu với một tấm lót nệm (mattress pad), sau đó đặt một tấm ga (fitted sheet) vừa vặn. Loại này có các góc bo và đường co giãn, giúp bám sát vào nệm.

Các lớp trải giường.

Các lớp trải giường.

- Tiếp theo thêm một tấm phủ giường (flat sheet), kéo lên đầu giường. Flat sheet không có góc và đường co giãn, nên nó thường không bám sát vào nệm và cần được gấp lại để giữ ở đúng vị trí, nó có thể dùng để đắp.

- Thêm một chiếc chăn, cách đầu giường 15 cm.

- Đặt một tấm flat sheet thứ hai lên, kéo lên đầu giường. Nắm chặt hai tấm flat sheets và gập xuống 15 cm chạm mép chăn. Sau đó nắm chặt hai tấm và chăn gấp mọi thứ xuống thêm 15 cm.

- Kéo chặt các tấm trải giường và chăn, nhét hết cỡ xuống dưới đệm.

Xem video hướng dẫn trải giường ở đây:

Dọn giường ngủ theo phong cách khách sạn 5 sao
 
 

Mẹo để có một bộ đồ giường tiêu chuẩn khách sạn:

1. Làm giả một tấm mattress topper (tấm phủ nệm) nếu không có. Chức năng của nó là cung cấp thêm một lớp thoải mái, đặc biệt là khi nệm hiện có bị mòn hoặc không thoải mái.

Ép hai mền bông vào một vỏ chăn. "Chúng tôi sử dụng thủ thuật đó để chụp ảnh nhằm làm cho những chiếc giường trông đặc biệt mềm mại", nhà nội thất Kate Marker, ở Barrington, tiểu bang Illinois nói.

2. Lựa chọn ga trải giường màu trắng là lời khuyên của Diana Dobin, Giám đốc điều hành của Valley Forge Fabrics, nhà cung cấp cho đồ nội thất ngành khách sạn ở Westport, bang Connecticut.

3. Giảm nếp nhăn bằng một chai nước phun sương. "Xịt nhẹ khăn trải giường để giúp làm giãn vải trước khi kéo căng", René M. Blandón, giám đốc bộ phận dọn phòng tại Rancho Valencia Resort & Spa ở Rancho Santa Fe, bang California, cho biết.

4. Xếp gối cao gấp đôi để tạo cảm giác sang trọng. Không có đầu giường cũng không sao. Dựng gối lên sẽ tạo cảm giác có đầu giường. Đây là lời khuyên của Lori Mukoyama, giám đốc thiết kế khách sạn tại Gensler, một công ty kiến trúc, thiết kế và quy hoạch toàn cầu.

5. Gấp chăn gọn gàng và đặt nó ở cuối giường. Điều này tạo ra nhiều lớp, mà không làm mất đi vẻ ngoài được sắp xếp gọn gàng.

6. Để có trải nghiệm năm sao đầy đủ hãy đặt một chiếc khay trên giường và thêm một cây nến, cuốn sách, cắm hoa vào bình nhỏ.

7. Các phòng khách sạn rất hấp dẫn vì mặt bàn sạch sẽ, vì thế loại bỏ những thứ thừa trên bề mặt và giấu dây sạc và dây điện phía sau bàn.

8. Thêm vài giọt tinh dầu hoa oải hương (hoặc mùi hương khác) tạo cảm giác ngủ ngon vào gối. Một chiếc túi khô gần giường cũng có tác dụng. Nếu không có một trong hai hãy xịt nước thơm phòng lên ga trải giường và gối.

Theo các chuyên gia, thu hút tất cả các giác quan giúp tạo ra trải nghiệm lấy cảm hứng từ lòng hiếu khách.

Bảo Nhiên (Theo WSJ)

Lý do nhiều người viêm họng nhưng không sốt

 

Chủ nhật, 30/7/2023, VnExpress.net

Lý  do  nhiều  người  viêm  họng  nhưng  không  sốt

Một số trường hợp viêm họng do virus, trào ngược dạ dày, dị ứng, bị kích ứng môi trường hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ không gây sốt.

Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc vùng hầu họng. Khoảng 50-80% viêm họng hoặc đau họng là do virus như rhovirus, cúm, adenovirus, nCoV, parainfluenza... Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm họng, phổ biến nhất là viêm họng liên cầu, một bệnh nhiễm trùng họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.

Dấu hiệu đặc trưng của viêm họng có thể là ho, sốt, rát họng, nhưng trong một số trường hợp sau, viêm họng có thể không gây sốt.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là thuật ngữ chung cho một loạt các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra, với dấu hiệu nghẹt mũi, đau họng. Nếu là cảm lạnh thông thường, người bệnh sẽ kèm theo hắt xì, chảy nước mũi, mệt, song không sốt.

Viêm amidan

Viêm amidan là một tình trạng phát triển do sưng ở amidan (những khối mô nằm ở phía sau cổ họng). Amidan là một phần của hệ thống bạch huyết, giúp loại bỏ chất thải và nhiễm trùng khỏi cơ thể bạn. Viêm amiđan phổ biến nhất ở trẻ em và thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Sốt có thể xuất hiện hoặc không khi bị viêm amidan.

Viêm amidan gây khó hoặc đau khi nuốt, tạo một lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan, khiến bạn bị sưng hạch/hạch ở cổ và hôi miệng. Viêm amiđan do virus gây ra sẽ nhanh chóng qua đi mà không cần điều trị, còn nếu do vi khuẩn thì có thể cần dùng kháng sinh. Các trường hợp viêm amidan lặp đi lặp lại đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan.

Trào ngược axit

Bạn cũng có thể bị đau họng nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong các trường hợp GERD nghiêm trọng hoặc mãn tính, axit trong dạ dày có thể trào lên thực quản và gây kích ứng niêm mạc cổ họng. Nếu vấn đề này diễn ra quá lâu, nó thậm chí có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn đối với mô trong thực quản của bạn (thực quản Barrett).

Các bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và dùng thuốc để giúp kiểm soát việc sản xuất và trào ngược axit dạ dày của bạn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Đau họng có thể không phải là triệu chứng đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bất kỳ loại vi khuẩn và virus lây truyền qua đường tình dục nào cũng có thể xâm nhập vào miệng.

Những bệnh nhiễm trùng này thường lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng và phát triển mà không có triệu chứng nào. Đau họng cũng có thể phát triển với những bệnh nhiễm trùng này, nhưng không thường xuyên.

Sử dụng biện pháp bảo vệ răng miệng như miếng dán nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng có thể giúp ngăn ngừa.

Dị ứng

Dị ứng cũng có thể khiến bạn bị đau họng nhưng không sốt. Dị ứng theo mùa với những thứ như phấn hoa có thể gây kích ứng mũi và cổ họng, tiết dịch họng.

Không có cách chữa trị cho bệnh viêm họng do dị ứng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kiểm soát để ngăn ngừa các triệu chứng, chẳng hạn như sổ mũi hoặc đau họng khi dị ứng, bằng thuốc kháng histamine và các loại thuốc dị ứng khác.

Kích ứng môi trường

Ngoài các chất gây dị ứng, còn có những thứ khác mà bạn có thể hít vào, gây kích ứng cổ họng, đau hoặc viêm. Chúng bao gồm những thứ như ô nhiễm không khí, khói và các hóa chất khác.

Nếu bạn đang sử dụng các hóa chất mạnh mà có thể hít phải, hãy đeo khẩu trang. Chăm sóc hỗ trợ và tránh các chất kích thích là cách tốt nhất để kiểm soát các loại viêm họng này.

Mỹ Ý (Theo Verywell Health)

Những Lời Khôn Ngoan Của Thánh Phaolô

 

Sat, 29/07/2023 - Lại Thế Lãng

Những Lời Khôn Ngoan Của Thánh Phaolô

Tác giả: Joe Difato – Lại Thế Lãng chuyển ngữ

 

Phaolô phải đối mặt với nhiều thăng trầm trong sứ vụ của mình. Xây dựng giáo đoàn ở một vùng đất xa lạ không phải là dễ dàng. Nhưng Phaolô đã không ngừng nghỉ. Ông chưa bao giờ nói rằng nó quá khó. Ông không bao giờ để bất cứ điều gì—những lời gièm pha, những thất bại, vấn đề tài chính và hoàn cảnh của ông—ngăn cản ông khỏi sứ vụ của mình. Ông đã trung thành với công việc mà Thiên Chúa đã kêu gọi ông làm. Hay nói theo cách riêng của mình, ông đã “thi đấu tốt”; ông đã “hoàn thành cuộc đua”; ông “giữ vững đức tin” (2 Tm 4:7).

Phaolô đã viết những lời này cho môn đệ Timôthê để thúc giục Timôthê kiên trì theo Chúa. Nhưng chúng ta tin rằng bức thư này không chỉ là một bức thư cá nhân gửi cho một người bạn thân; đó là cách Chúa bảo tất cả chúng ta hãy trung thành. Sứ mệnh của Giáo Hội đôi khi có thể đòi hỏi và khó khăn, nhưng những thử thách đó rất xứng đáng. Cũng như thể Phaolô đang nói với tất cả chúng ta: “Anh em sẽ phạm sai lầm; anh em thậm chí có thể thua một số trận chiến. Nhưng cuối cùng, phần thưởng vinh quang vĩnh cửu sẽ đến với anh em và tất cả những ai thi đấu tốt và hoàn thành cuộc đua.

Vậy chúng ta hãy hỏi: “Làm thế nào để tôi kiên trì chạy cuộc đua, giống như Phaolô đã khuyên Timôthê làm?”

Bắt đầu ngay bây giờ! Thánh Phaolô là một người rất có năng khiếu, nhưng tính cách của ông cũng có một số khía cạnh sắc bén. Ông rất thông minh, và ông cũng có ý chí mạnh mẽ, mãnh liệt và đầu tư tình cảm vào công việc truyền giáo của mình. Khi bạn nói chuyện với Phaolô, bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ có được “lối giải thích dài” về quan điểm của ông về bất kỳ chủ đề nào. Bạn cũng có thể chắc chắn rằng Phaolô sẽ làm mọi thứ có thể để thuyết phục bạn rằng quan điểm của ông là đúng!

Đây là những đức tính đáng ngưỡng mộ, nhưng dường như đôi khi Phaolô đã đi quá xa. Có những tình huống trong sứ vụ của ông khi chính ông gây ra một số chia rẽ. Ông công khai bày tỏ sự thất vọng đối với những người rời bỏ sứ vụ. Chúng ta cũng thấy cách ông muốn Thiên Chúa trừng phạt những kẻ chống đối ông (Gl 5:12). Phaolô đã chọn đối mặt với Phêrô trước công chúng khi ông có thể nói chuyện riêng (2:11-21). Và ông chia tay với Banaba vì một vấn đề lẽ ra có thể giải quyết với sự kiên nhẫn và tin tưởng lẫn nhau hơn.

Giống như Phalô, tất cả chúng ta đều có nhiều ân sủng tuyệt vời, và tất cả chúng ta đều có những góc cạnh sắc bén của riêng mình. Nếu Phalô, ở đây hôm nay, ông sẽ nói với chúng ta: “Đừng để điều đó ngăn cản bạn làm việc.” Nếu Phaolô đợi cho đến khi sửa chữa mối quan hệ với Banaba, thì ông đã nhàn rỗi trong nhiều năm. Nếu ông ngừng rao giảng cho đến khi mọi bất đồng giữa ông với Phêrô được giải quyết, thì tất cả các giáo đoàn người ngoại bị ảnh hưởng bởi vấn đề cắt bì có thể đã chịu tổn thất lớn. Tất cả những người nam và nữ rời bỏ nhà cửa để tham gia cùng Phaolô trong nỗ lực phục vụ của ông sẽ bị giới hạn trong tất cả những gì họ có thể hoàn thành vì họ sẽ không có kinh nghiệm về một “kiến trúc sư lành nghề” để giúp hướng dẫn họ (1 Cr 3:10)

Chúng ta có thể quá bất ngờ, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta cố gắng phục vụ. Những đòi hỏi của công việc hoặc gia đình có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, nhưng chúng ta vẫn có thể cố gắng dành thời gian cho hội thánh của mình. Có thể chúng ta cảm thấy mình không có những kỹ năng phù hợp cho một loại sứ vụ nào đó, nhưng luôn có điều gì đó chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể cố gắng chào mọi người trong Thánh lễ bằng một nụ cười. Chúng ta có thể cam kết cầu nguyện cho linh mục chính xứ của chúng ta. Chúng ta có thể cùng đọc Kinh Lạy Cha với một người đang gặp khó khăn tại nơi làm việc.

Có rất nhiều cách chúng ta có thể sử dụng các kỹ năng của mình, ngay cả khi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tiếp tục đào tạo chúng ta và dạy chúng ta cách yêu thương như Chúa Giêsu đã làm.

Hãy Dấn Thân cho Chân lý. Một trong những chủ đề thường xuyên nhất trong 2 Timôthê là Phaolô tập trung vào “chân lý” (xem 2:15, 18, 25; 3:7, 8; 4:4). Phaolô muốn Timôthê bảo vệ chân lý và dạy chân lý trong vai trò giám mục của giáo đoàn ở Êphêxô. Cũng vậy, Chúa muốn chúng ta tiếp tục chạy đua bằng cách bám chặt vào chân lý trong cuộc sống hàng ngày của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải luôn luôn đo lường những gì chúng ta nghe được trong thế gian so với phúc âm và những lời giảng dạy của Giáo Hội. Cuối cùng, chỉ có Chúa Giêsu mới có thể cho chúng ta thấy hạnh phúc thật vì chính Ngài là “đường, sự thật và sự sống”.

Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga 8:31-32). Vậy, làm thế nào để chúng ta vẫn bắt nguồn từ sự thật? Dưới đây là một số gợi ý.

Được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh. Trong thư gửi Timôthê, Phaolô nêu bật giá trị của Kinh Thánh, vì Kinh Thánh “đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3:16). Nếu chúng ta có thể tiếp tục nuôi dưỡng tâm trí mình bằng lời của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ ngày càng quen thuộc hơn với các chân lý của Thiên Chúa. Kinh Thánh có thể đặt ra tiêu chuẩn để chúng ta kiểm tra mọi điều chúng ta gặp trong ngày (Rm 12:2). Kinh Thánh có thể giúp chúng ta “Cân nhắc mọi sự” và “điều gì tốt thì giữ” (1 Tx 5:21).

Nhưng nó không chỉ là vấn đề nuôi dưỡng tâm trí của chúng ta. Chúng ta cũng cần phải nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cầu xin Chúa nói riêng với chúng ta

khi chúng ta đọc, để chúng ta có thể nghe Ngài dạy dỗ và uốn nắn tâm hồn mình. Nếu Kinh Thánh được “Thiên Chúa soi dẫn”, thì Đấng đã soi dẫn Kinh Thánh cũng có thể soi dẫn chúng ta!

Hãy kiên vững trong lời cầu nguyện. Chính trong lời cầu nguyện, dù là trong Thánh lễ hay trong lời cầu nguyện cá nhân, mà chúng ta có thể gặp gỡ Chúa. Những cuộc gặp gỡ như thế này có thể khiến chúng ta cam kết giữ vững những chân lý của Ngài trong cuộc sống hàng ngày. Khi hai người dâng hiến cho nhau trong hôn nhân, họ hứa sẽ luôn trung thực với nhau, bất kể điều gì xảy ra. Họ hứa sẽ dành thời gian cho nhau và chia sẻ tình yêu của họ dành cho nhau. Họ biết rằng thời gian dành cho nhau là rất quan trọng nếu họ muốn sống theo “chân lý” của hôn nhân. Tương tự như vậy, khi chúng ta trao cho Chúa Giêsu hoa quả đầu mùa và những tình cảm đầu tiên trong lòng mình, chúng ta sẽ dễ dàng nắm giữ chân lý của Ngài hơn. Chúng ta muốn trung thành với Ngài vì chúng ta đã cảm nghiệm được tình yêu của Ngài trong lời cầu nguyện, và chúng ta muốn đáp lại tình yêu của Ngài.

Tôi biết điều này có thể khó khăn như thế nào. Đôi khi, bất chấp những ý định thực sự của tôi, tôi quên cầu nguyện hoặc bỏ lễ hàng ngày. Khi điều đó xảy ra, tôi cảm thấy xa Chúa hơn và ít bình an hơn. Nhưng khi dành thời gian để cầu nguyện, tôi cảm thấy gần Chúa hơn. Tôi độ lượng hơn và sẵn sàng tha thứ hơn cho ai đó nói hoặc làm điều gì đó làm tổn thương tôi. Tôi sẵn sàng hơn để gác lại các công việc của mình nếu có ai đó cần đến tôi hoặc nếu có cơ hội để chia sẻ phúc âm. Nói tóm lại, tôi có thể sống trong sự thật hơn!

Cảnh giác chống lại sự cám dỗ. Bước đi trong chân lý cũng có nghĩa là cảnh giác trước cám dỗ. Kinh Thánh cảnh báo chúng ta rằng “ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8). Ma quỷ liên tục gửi cho chúng ta những suy nghĩ và ước muốn có thể khiến chúng ta xa rời Chúa Giêsu, và chúng ta cần cảnh giác với những chiến thuật của hắn. Chúng ta có thể chắc chắn rằng bất kỳ suy nghĩ hoặc mong muốn nào đi ngược lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu là hãy yêu thương nhau như Ngài yêu chúng ta đều là một cám dỗ mà chúng ta cần phải kháng cự (Ga 15:12)

Cám dỗ rất nguy hiểm vì nó có thể làm cho tâm trí chúng ta trở nên chai lì trước các chân lý của Thiên Chúa. Nó có thể đặt trước mặt chúng ta những sự thật sai lầm trong thế giới để chúng ta đánh mất điều gì là sự thật và điều tốt lành từ Chúa. Đây là lý do tại sao Phaolô bảo chúng ta phải bảo vệ chân lý đức tin của mình, “hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta” (2 Tm 1:14).

“Khơi dậy ngọn lửa. . .” Phaolô khuyên Timôthê “hãy khơi dậy ân huệ của Thiên Chúa” mà ông đã nhận được (2 Tm 1:6). Hãy nghe theo lời khuyên của Phaolô. Chúa Thánh Thần, Đấng đã đổ đầy Phaolô và thêm sức mạnh cho Timôthê, ở trong lòng chúng ta. Ngài ở đó, nóng lòng chờ đợi chúng ta cầu xin Ngài giúp đỡ. Ngài muốn giúp chúng ta tiếp tục chạy cuộc đua. Ngài mong muốn giúp chúng ta dâng hiến những ân huệ và tài năng Chúa ban cho Chúa Giêsu và Giáo hội của Ngài.

Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá thấp mong muốn của Thần Khí là giúp chúng ta yêu thương nhau hoặc nâng đỡ chúng ta khi chúng ta hướng về Ngài. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Thần Khí mà chúng ta đã nhận được là Thần Khí “đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2 Tm 1:7)!

**********

Câu chuyện của một người chăm sóc

Mary Ann Russo – Lại Thế Lãng chuyển ngữ

Tuần trước, cha tôi bị ngã và gãy xương hông. Khi cuộc gọi đến từ viện dưỡng lão, chồng tôi và tôi sắp lên đường cho  một thời gian nghỉ ngơi ba ngày rất cần thiết. Nỗi thất vọng ban đầu của tôi về việc phải hủy chuyến đi nhanh chóng nhường chỗ cho sự lo lắng cho cha tôi, người đã 85 tuổi và mắc chứng mất

Trên quãng đường bốn mươi lăm phút lái xe đến bệnh viện, tôi đã dâng cha tôi cho Chúa chăm sóc, xin Ngài an ủi và bảo vệ ông khỏi cơn đau nghiêm trọng.

Khi tôi bước vào phòng cấp cứu, qua nét mặt của cha tôi, tôi có thể thấy rằng Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Nhưng sau bảy giờ trong phòng cấp cứu ngày hôm đó đã đặt ra cho tôi những thử thách khác. Vì chứng mất trí nhớ của cha tôi, ông không thể nhận thức được tình trạng thực sự của mình. Một loạt những cơn đột quỵ nhỏ đã khiến tâm trí cha tôi bối rối, nhưng động lực cả đời muốn được di chuyển vẫn còn mạnh mẽ. Vì vậy, giữa các thủ tục y tế, cha tôi cố gắng đứng dậy khỏi giường. Hàng chục lần tôi phải chạy ra hành lang để tìm một người nào đó mạnh khỏe giúp tôi giữ an toàn cho cha tôi.

Đối mặt với những ký ức đen tối. Sáng hôm sau trời nắng và mát. Trong khi cha tôi đang phẫu thuật, tôi đi bộ trong khuôn viên của khu phức hợp y tế. Khi tôi đến gần tòa nhà bệnh viện nơi cha tôi đã được gửi đến hai năm trước sau cơn đột quỵ suy nhược nhất của ông, một cảm giác khó thở bao trùm lấy tôi. Một loạt ký ức khủng khiếp vỡ òa trong tâm trí tôi—sự thất vọng vì không thể giúp gì cho cha tôi, và nỗi đau đớn nhận ra rằng đầu óc ông không còn minh mẫn nữa.

Tôi nhớ lại một người bạn y tế đã khuyến khích tôi ở lại qua đêm với cha tôi để bảo vệ ông khỏi bị lạc khi ông lang thang qua các hành lang. Tôi nhớ lại rằng mỗi đêm trong sáu tuần tiếp theo, tôi đã đi bộ và nói chuyện với ông suốt đêm, mặc dù ông đã kiệt sức đến mức không thể đứng thẳng. Mỗi sáng, vào lúc 4 giờ chồng tôi đến giúp đỡ tôi 3 tiếng rồi mới đi làm. Sau đó, tôi sẽ trở lại với mẹ tôi cho chuyến thăm hàng ngày của bà.

Những tuần lễ này là khoảng thời gian đau buồn đối với mẹ, người phải chứng kiến người chồng sáu mươi mốt tuổi của mình ngày càng sa sút và dễ bị tổn thương. Tôi cũng vậy, hoàn toàn kiệt sức, không chỉ vì những đêm ở bên cha và khi giúp đỡ mẹ, mà còn vì những cuộc tư vấn hàng ngày với anh chị em của tôi, gia đình, các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc người cao tuổi và nhân viên y tế. Tôi đã nhiều lần kêu cầu Chúa vì buồn bã và mệt mỏi. Tôi biết Ngài ở với tôi và sẽ giữ lời hứa của Ngài là không bao giờ thất hứa hay bỏ rơi tôi (Dt 13:5). Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều đau khổ.

Một Sự Chữa Lành Kỳ Diệu. Cho đến khi đi dạo quanh khuôn viên khu phức hợp y tế vào tuần trước, tôi đã không nhận ra nỗi đau và sự bối rối của khoảng thời gian đó đã hằn sâu trong tôi đến mức nào. Khi tôi tiếp tục bước đi, tôi bắt đầu kêu cầu Chúa xin giải thoát tôi khỏi nỗi đau của những ký ức đó. Dần dần, tôi bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của Ngài trong tôi. Với những làn sóng yêu thương, Ngài cho tôi thấy Ngài đang tác động mạnh mẽ như thế nào trong tôi và những người trong gia đình tôi để phá bỏ tính tư lợi và sự tự mãn, đồng thời dạy chúng tôi nhiều hơn nữa về việc tin tưởng vào Ngài.

Tôi đi vòng quanh phòng khám đó ba lần, lời cầu nguyện của tôi phát triển từ tiếng kêu cứu thành lời cầu nguyện tạ ơn và sau đó là những bài ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa một cách tự phát. Cuối cùng, khi tôi cảm thấy được giải thoát khỏi những ký ức đó, tôi đi bộ về phía nơi cư trú được dành cho người được hỗ trợ sinh sống, nơi cha tôi đã sống một thời gian ngắn trước đó. Một lần nữa tôi cầu nguyện để thoát khỏi nỗi đau của những ký ức đó. Nhanh chóng, Chúa đã cho tôi thấy tất cả những phước lành đến từ căn bệnh của cha tôi, và chẳng bao lâu sau tôi đã hát những lời ca ngợi và mỉm cười với niềm vui chỉ đến từ sự đảm bảo về tình bạn của Chúa.

Khi tôi tiếp tục đi vòng quanh trung tâm y tế, mỗi tòa nhà đều gợi lại những ký ức về những sự kiện đau thương khác. Khi tôi đi vòng quanh toàn bộ khu phức hợp thêm hai lần nữa, tôi cảm thấy những gánh nặng trĩu rơi khỏi vai mình! Tôi đang trải nghiệm thực tế là Chúa “đang biến sự than khóc của tôi thành niềm vui” (Gr 31:13) và ban cho tôi “áo ngày hội thay tâm thần sầu não”. (Is 61:3). Cha tôi đã trải qua ca phẫu thuật, nhưng tôi cũng đang được chữa lành.

Tôi trở lại phòng chờ của bệnh viện với một niềm tin mới và sâu sắc hơn vào tình yêu của Chúa. Ngài đã thay thế những ký ức đáng sợ của tôi bằng sự đảm bảo về sự hiện diện thường trực của Ngài. Tôi biết sâu xa hơn bao giờ hết rằng không có gì tách được tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. (Rm 8:39)

Phước Lành Bất Ngờ. Sáu năm trước, ngay sau khi cha tô inghỉ hưu, cha tôi bắt đầu có dấu hiệu hay quên, mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. Đôi khi ông đi dạo trong khu phố nơi ông đã sống hai mươi lăm năm và trở nên mất phương hướng đến nỗi không tìm được đường về nhà. Ngày và đêm của ông ngày càng trở nên bối rối và căng thẳng. Tôi và anh chị em lo lắng cho cha tôi, nhưng cũng lo lắng cho mẹ nữa, vì bà đã phải chịu nhiều căng thẳng khi chăm sóc cha tôi

Sau khi cân nhắc các lựa chọn, cha mẹ tôi quyết định chuyển từ ngôi nhà ở miền nam cả đời của họ để ở gần tôi và gia đình tôi ở vùng ngoại ô Maryland của Washington, D.C. Mặc dù việc chuyển nhà này sẽ đặt thêm một số gánh nặng cho chồng tôi và bản thân tôi, nhưng nó cũng mở đầu cho một thời kỳ phước lành mà tôi không ngờ tới.

Khi tôi còn nhỏ, thật bất thường khi bố nói với chúng tôi rằng ông yêu chúng tôi. Nhưng ông trung thành thể hiện tình yêu thương của mình bằng cách sống một đời sống kỷ luật và đưa ra những lời hướng dẫn hữu ích. Tình yêu đó đã hun đúc tôi và các anh chị em của tôi, và ảnh hưởng đến con cái của chúng tôi. Giờ đây, mặc dù mắc chứng mất trí nhớ, cha tôi vẫn chưa bao giờ quên nói: “Bố yêu các con.”

Nếu cha tôi qua đời nhiều năm trước, chúng tôi đã không thể chia sẻ tình yêu thương chân thành và thẳng thắn mà chúng tôi dành cho nhau như bây giờ. Trí nhớ của cha tôi có thể bị xáo trộn và tâm trí của ông bị rối loạn, nhưng khi cha tôi cầu nguyện hoặc nghe Kinh thánh hoặc các bài hát thiêng liêng, cha tôi trở nên rất tôn kính và bình yên lạ thường. Đôi khi, những lời cầu nguyện tự phát đẹp đẽ lăn ra khỏi lưỡi cha tôi. Mẹ và tôi thực sự ngạc nhiên và tràn đầy lòng biết ơn về cách Chúa chuẩn bị cho cha tôi để gặp Ngài.

Học hỏi từ Cha Tôi. Trong khi cố gắng giúp cha tôi vật lộn để đi lại, tôi nhận ra rằng ngay cả trong tình trạng bất lực hiện tại, cha tôi vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của Chúa. Tôi biết Thiên Chúa nhìn thấy cả cuộc đời của cha tôi từ lúc thụ thai cho đến thời vĩnh cửu—những năm làm việc hiệu quả của ông cũng như giai đoạn bất lực này. Cha tôi vẫn là một phần quan trọng trong gia đình của Chúa. Cha tôi dạy tôi những bài học mà tôi không thể học ở nơi nào khác.

Căn bệnh của cha tôi khiến tôi ấn tượng về nhu cầu thiết yếu phải nâng đỡ người khác—đặc biệt là những người già yếu—với lòng tự trọng. Chúa đang dò xét lòng tôi, không chỉ về cách tôi tôn trọng cha mình, mà còn về cách tôi tôn trọng các y tá, người chăm sóc và từng cư dân trong viện dưỡng lão của ông. Bất cứ khi nào tôi đến gặp cha tôi, một bà lớn tuổi luôn chào đón tôi: “Chào con yêu, lại đây nói chuyện với bà nào!” Tất cả những gì bà ấy cần là một nụ cười và một cái chạm, và bà ấy tỏa ra niềm vui. Tôi tận hưởng những cơ hội vô giá để nói với những người lớn tuổi dễ tiếp thu rằng Thiên Chúa yêu thương họ biết bao. Niềm hạnh phúc của họ cho tôi thấy rằng thông điệp này thấm nhuần, ngay cả khi có những người không thấy như vậy.

Khi chứng kiến sức lực của cha mẹ tôi ngày càng suy giảm, tôi đang học cách dâng cho Chúa một số ước mơ và ước muốn của mình. Mỗi ngày tôi thấy cuộc sống của mình trôi qua nhanh như thế nào. “Con người khác chi hơi thở, vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (Tv 144:4). Sự tập trung hàng ngày của tôi đã tiến gần hơn đến cõi vĩnh hằng—không phải theo một cách thần bí, mà trong một ước muốn hữu hình được kết hợp với Chúa Giêsu và “đám mây bao quanh” này (Dt 12:1), những người đang xem xét cuộc sống của chúng ta và cổ vũ chúng ta.

Phụng sự trong sức mạnh của Thần khí. Trong thời điểm khó khăn này, tôi đặc biệt khao khát được nghe từ Chúa Thánh Thần mỗi buổi sáng trong lời cầu nguyện. Tôi cầu xin Ngài chỉ cho tôi cách sống mỗi ngày và chăm sóc cha mẹ tôi bằng sức mạnh và ân sủng của Ngài. Khi cố gắng xoay xở một mình, ngoài sự hiện diện của Thần khí và sự khôn ngoan của Kinh thánh, tôi bắt đầu nghĩ: “Hôm nay mình không thể làm được. Gánh nặng quá lớn.” Nhưng nếu tôi sẵn sàng đón nhận tình yêu và sức mạnh của Chúa, thì tôi có một điều gì đó thực sự mà tôi có thể trao tặng cho cha mẹ và mọi người xung quanh mình.

Đôi khi, sau khi đến thăm cha tôi, tôi tràn ngập tình yêu thương và lòng biết ơn đối với lòng chung thủy và những biểu hiện dịu dàng của ông, ngay cả khi ông mắc chứng mất trí nhớ. Những khoảng thời gian này khiến tôi dễ tiếp nhận công việc của Chúa hơn trong cuộc đời mình. Tôi biết Chúa có một kế hoạch cho cuộc đời tôi, và kế hoạch đó bao gồm cả việc chăm sóc cha mẹ tôi. Khi tôi đặc biệt mệt mỏi và kêu cầu Chúa, thì Ngài trả lời từ trong lòng: “Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi!” (Dt 13:5). Tôi có thể tin tưởng Ngài với cuộc sống của tôi và với cuộc sống của cha mẹ tôi. Già yếu không phải là điều dễ dàng, nhưng đó là một phần tự nhiên của cuộc sống, một thời gian có thể làm phong phú và giáng phúc cho tất cả chúng ta khi chúng ta chuẩn bị gặp Chúa.