Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Tình yêu có ích cho sức khỏe như thế nào








Tình  yêu  có  ích  cho  sức  khỏe  như  thế  nào

(Thứ bảy, 21/5/2016 -VnExpress.net)


Ảnh: mamiverse.com

Mối quan hệ tình cảm tốt đẹp có khả năng cải thiện các cơn đau mạn tính, bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Không chỉ giúp chúng ta hạnh phúc hơn, tình yêu còn mang đến những lợi ích sức khỏe bất ngờ. Dưới đây là những hiệu ứng tuyệt vời chứng minh tình yêu ảnh hưởng tích cực đến tâm trí và cơ thể, theo Bright Side.

Giảm đau
Các nghiên cứu gần đây cho thấy oxytocin được giải phóng khi bạn ôm người khác 10-20 giây, giúp chống lại các cơn đau, đặc biệt là đau đầu.
Ngắm ảnh người yêu làm tăng ngưỡng chịu đựng của cơ thể, hạn chế 15-40% cảm giác đau đớn. Ngoài ra, cảm giác cực khoái giúp cải thiện nhiều chứng đau mạn tính, triệu chứng viêm khớp và chuột rút.

Bảo vệ tim mạch
Cảm xúc yêu đương làm giảm nhịp tim, nhất là trong các tình huống căng thẳng, nhờ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch. Hormone tình yêu oxytocin cũng có tác dụng hạ huyết áp, căng thẳng; tăng tự tin và giúp con người tránh khỏi bệnh trầm cảm.

Tăng cường hệ miễn dịch
Các cử chỉ tình yêu từ nắm tay đến hoạt động tình dục thúc đẩy sản xuất endorphin, hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

Cải thiện chứng mất ngủ
Hoạt động tình dục là một trong những phương pháp điều trị mất ngủ tốt nhất do giải phóng oxytocin, endorphin để ức chế hormone căng thẳng cortisol. Bên cạnh đó, nhờ kích thích sản xuất dopamine, tình yêu ngăn chặn các hành vi nghiện rượu, thuốc lá, thuốc phiện và giúp bạn đối phó với các triệu chứng cai. 

Kéo dài tuổi thọ
Các khảo sát cho thấy người có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp sẽ sống lành mạnh hơn, biết chú tâm đến bữa ăn, nghỉ ngơi đầy đủ và ít khi ốm đau. Kết quả là tuổi thọ được kéo dài.

Điều trị tâm lý
Con người tìm đến bác sĩ tâm lý chủ yếu vì muốn được lắng nghe, thấu hiểu. Vượt lên tất cả chuyên gia, người bạn yêu chính là thầy thuốc tốt nhất. Sự ủng hộ của cô ấy/anh ấy cả về tinh thần lẫn thể chất sẽ bảo vệ bạn khỏi sợ hãi, lo âu, trầm cảm cùng nhiều vấn đề khác.
Minh Nhật

TRỞ THÀNH DỤNG CỤ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG XÓT



 

TRỞ  THÀNH  DỤNG  CỤ
CỦA  TÌNH  YÊU  THƯƠNG  XÓT
(+ GB. BÙI TUẦN-Chủ nhật - 29/05/2016 )

1.  Càng về già, tôi càng rút vắn cách cầu nguyện. Bởi vì sức khoẻ của tôi mỗi ngày mỗi giảm sút. Khó tập trung. Dễ căng thẳng.
Cầu nguyện, nếu là gặp gỡ Chúa, thì cầu nguyện của tôi vẫn dài. Nhưng, nếu cầu nguyện là đọc kinh, thì đọc kinh của tôi bây giờ thường rất vắn.
Tôi thường đọc lời kinh sau đây: “Lạy Chúa, xin thương xót con”.

2. Mỗi ngày, tôi cầu nguyện với Chúa bằng lời kinh vắn tắt đó rất nhiều lần. Lần nào cũng là gặp gỡ Chúa. Lần nào gặp gỡ Chúa cũng là như mới.

3.  Chủ yếu của gặp gỡ Chúa là đón nhận Thiên Chúa giầu tình yêu thương xót.
Tôi càng nghéo khó, bé nhỏ, hèn mọn, thì càng dễ đón nhận  tình yêu xót thương của Chúa.

4.  Một dấu chỉ giúp tôi nhận ra tôi được đón nhận tình yêu Chúa xót thương là tôi thấy mình được thay đổi sâu sắc. Thay đổi đó có thể gọi là đổi mới. Tôi được đổi mới một cách lạ lùng.
Tôi được đổi mới thế nào?
Thưa đổi mới nơi tôi là tôi cảm thấy mình thuộc về Chúa (Rm 14,8). Tôi cảm thấy mình trở thành của lễ hiến dâng lên Chúa (Rm 12,1). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa (Rm 8,16), một Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8). Tôi cảm thấy mình được làm con Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương tôi (Ep 2,4).

5.  Những đổi mới trên đây, mà Chúa cho tôi được cảm thấy trong tôi, cho dù còn mờ nhạt, nhưng đã mở ra cho tôi những con đường mới.
Những con đường mới đó là những gì?
Thưa là những con đường tình yêu mà Chúa đã dạy.

6. Ở đây tôi chỉ xin nói sơ qua về con đường tình yêu trong dụ ngôn “người Cha đón người con phung phá” (Lc 15,11-33).
Yêu của Chúa là đợi chờ người con phung phá trở về.
Yêu của Chúa là nhìn đứa con phung phá với tấm lòng xót thương âu yếm.
Yêu của Chúa là chạy ra đón người con trở về.
Yêu của Chúa là tha thứ mà không đòi điều kiện.
Yêu của Chúa là ăn mừng vì con trở về.
Yêu của Chúa là cứng rắn với đứa con kết án việc Chúa xót thương đứa con phung phá.

7. Đối với tôi, bài học tình yêu mà Chúa dạy trên đây là hãy đi bước trước, hãy bước xa hơn trong những liên đới với những con người, đặc biệt là những con người tội lỗi.

8. Đi bước trước và bước xa hơn về tình yêu thương xót trong những liên đới mục vụ, truyền giáo và xã hội, đó là điều tôi vui mừng nhận thấy nơi nhiều môn đệ Chúa Giêsu tại Việt Nam hôm nay.
Họ đi bước trước và bước xa hơn về tình yêu trong những điểm rất sát cuộc sống. Như:
Trong tư duy, trong tư cách, trong việc làm, trong đối xử, trong tha thứ, trong hy sinh.

9. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu dạy trong bất cứ lãnh vực nào của tình yêu, trên bất cứ con đường nào của tình yêu, luôn cần phải cụ thể. Như phải biết chào hỏi họ, phải biết cầu nguyện cho họ, phải biết làm mọi sự có thể, để đem lại bình anh cho họ, phải giúp đỡ họ, phải tha thứ cho họ.

10. Yêu như Chúa dạy là rất khó. Nhưng Chúa quả quyết là khó, mà vẫn làm được, nhờ dựa vào ơn Chúa. Hãy tìm đến với Chúa Giêsu. Người sẽ bổ sức cho, Người sẽ làm cho gánh nặng trở nên nhẹ nhàng (x.Mt 11,30).

11. Nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay, đã có kinh nghiệm quý giá đó.
Khó mà vẫn làm được, nhờ ơn Chúa. Vì thế, họ quan tâm nhiều đến việc “Ở lại trong Chúa” (Ga 15,4). “Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

12. Với những chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu chúc cho mọi người con Chúa tại việt Nam hôm nay, mau được ơn Chúa đổi mới chính mình, nhờ đó sẽ trở thành nhân chứng của tình yêu Chúa giàu lòng thương xót, ngay tại môi trường mình sống.

13. Cách riêng, tôi tha thiết cầu chúc cho các tân linh mục, và các người đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, được thực sự đổi mới bản thân, nhờ đó sẽ mang nơi mình dấu ấn tình yêu thương xót của Chúa là Chúa Giêsu trên thánh giá.
Việt Nam đang rất cần một hàng tư tế mới như vậy.

14. Tôi hết lòng cảm tạ Chúa vì những đổi mới Chúa thực hiện trong tôi. Nhưng tôi vẫn ý thức sâu sắc về khả năng sụp đổ trong tôi. Bởi vì tôi luôn yếu đuối. Với sự tự do Chúa còn để lại trong tôi, tôi vẫn có thể từ chối và lạm dụng ơn Chúa. Và còn biết bao lực lượng phá hoại khác. Vì thế, tôi không ngừng xin Chúa xót thương tôi. Mỗi ngày tôi như phải bắt đầu lại. Xin anh chị em thương cầu nguyện rất nhiều cho tôi.
Tôi hết lòng phó thác mình cho Chúa giàu lòng thương xót. Xin đón nhận mọi sự, cho dù là thánh giá, vì vâng phục thánh ý Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi luôn vững tin:
Tình yêu thương xót của Chúa là nguồn cứu độ tôi.
Xin Chúa xót thương con.
Long Xuyên, ngày 27.5.2016

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

10 điều bạn có thể chưa biết về gan



10  điều  bạn  có  thể  chưa  biết  về  gan

(Thứ sáu, 13/5/2016-VnExpress.net)

Bệnh gan có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài; 50% người mắc bệnh không có triệu chứng, đến khi xuất hiện dấu hiệu có nghĩa bệnh đã nặng. 

Nhiệm vụ của gan là gì?
Gan có nhiệm vụ làm sạch máu. Ngoài việc thải độc tố, gan còn thực hiện khoảng 500 công việc khác như tạo ra mật - một chất dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Nó cũng làm nhiệm vụ hấp thụ những gì bạn ăn, uống và chuyển hóa chúng thành năng lượng và dinh dưỡng.

Kích thước của gan
Kích thước của gan tương đương với một quả bóng. Cân nặng khoảng 1,3 kg, gan là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, lớn hơn cả lớp da. Nó nằm ở phía bên phải của cơ thể, ngay dưới khung xương sườn.

Làm thế nào để bạn biết gan đang khỏe mạnh?
Xét nghiệm các bác sĩ thường chỉ định để kiểm tra xem gan có mắc bệnh, tổn thương hay nhiễm trùng là xét nghiệm máu. Đây thường là các xét nghiệm máu được làm đồng thời.

Gan có thể tái sinh?
Câu trả lời là có. Gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh khi một phần bị cắt hoặc bị tổn thương. Đó là lý do vì sao bạn có thể hiến tặng một phần gan. Phần lớn người cho gan là anh chị em hoặc bố mẹ.

Bạn nên giải độc gan hàng tháng?
Một vài người ép cơ thể thanh lọc thải độc bằng cách hạn chế một số thức ăn hoặc đồ uống và hy vọng rằng điều đó giúp thải độc tố ra khỏi gan. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh về hiệu quả của chế độ ăn kiêng này. Thay vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp cho gan những chất cần thiết.

Tại sao rượu không tốt cho gan?
Rượu gây tổn thương các tế bào gan. Gan giúp đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn uống lượng nhiều hơn công việc gan có thể đảm nhận thì nó có thể gây hại cho gan. Có một số bệnh gan liên quan đến đồ uống có cồn như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Nếu bạn thấy khó có thể hạn chế lượng rượu uống hãy tư vấn bác sĩ.

Vì sao bạn bị vàng da và mắt?
Nếu mức độ bilirubin trong máu tăng lên, bạn có thể bị vàng da, vàng mắt. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra do vỡ hồng cầu. Thông thường gan sẽ chuyển hóa bilirubin nhưng nếu nó quá nhiều hoặc gan bị tổn thường thì vàng da sẽ xuất hiện.
Viêm gan A là bệnh có thể dẫn đến vàng da. Ngoài ra, trẻ mới sinh cũng có thể bị vàng da do gan chưa phát triển hoàn thiện và gặp vấn đề khi chuyển hóa bilirubin.

Xơ gan và nghiện rượu luôn đi cùng nhau?
Điều này không hoàn toàn đúng. Xơ gan dùng để mô tả tình trạng sẹo gan, chức năng gan suy giảm là bệnh về gan nghiêm trọng nhất. Rượu có thể dẫn đến xơ gan, cứ 5 người nghiện rượu nặng thì một người bị xơ gan, tuy nhiên nó cũng là hậu quả của bệnh viêm gan B hoặc C trong số nhiều nguyên nhân khác. Bạn không đảo ngược được quá trình xơ gan.

Cách duy nhất để gan không bị tổn thương là hạn chế uống rượu?
Uống rượu ít có thể giúp ngừa một số bệnh gan. Tuy nhiêu, có nhiều bạn cần phải làm để bảo vệ gan như: duy trì cân nặng ở mức hợp lý, chế độ ăn uống cân đối. Bên cạnh đó, bạn nên làm xét nghiệm để biết mình có bị viêm gan C. Bạn cũng nên tư vấn bác sĩ để biết có nên tiêm phòng viêm gan B và A.

Bạn sẽ biết ngay nếu gan có bệnh?
Bệnh gan có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài. Khoảng một nửa người mắc bệnh nhưng không có biểu hiện gì. Nếu bạn thấy những dấu hiệu của bệnh thì có nghĩa bệnh đã nặng, chẳng hạn như thường xuyên mệt hay đau nhức cơ bắp. Bạn cũng có thể bị ngứa da, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, da hoặc mắt vàng. Khi đó, bạn cần đi xét nghiệm máu để xác định vấn đề ở gan.
Phương Trang

Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ



 

Người  Mỹ  gốc  Việt  và  lễ  Chiến  sĩ  Trận  vong  ở  Hoa  Kỳ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
 
Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.

Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
-   Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.

Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
-  Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Của Hoa Kỳ Năm 2016



L  Chiến  Sĩ  Trn  Vong  Ca  Hoa  K  
Năm  2016




"Sự  sng  này  vào  nm  m  mà  không  mđi,

Chúa  thương  tng  bu  cây  lá  c,

Đâu  nun  con  người  phi  mt  tan  đi!

Trn  kiếp  này, ai  theo  đường  s  sng  trn  tình,

Mai  sau  sẽ  được  Phc  Sinh  trong  Chuá,

Được  sng  muđời  cuc  sng  hin  vinh!"


Vi  Tâm  Tình  BiếƠn
Và  Tưởng  Nh  Nhng  Chiến Sĩ 
 Đã  Hy  Sinh  S  Sng  Vì  Chúng  Ta.
Xin  Cu  Nguyn  Cho  Tt  C  Nhé!
Thân  Mến,
duyenky

Những dịch bệnh mùa hè thường gặp



Những  dịch  bệnh  mùa  hè  thường  gặp

(Thứ sáu, 20/5/2016 -VnExpress.net)


Mùa hè dễ bùng phát nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, cúm, viêm não...
Bác sĩ Nguyễn Bá Đăng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cách tránh một số bệnh truyền nhiễm phổ biến.

1. Sốt xuất huyết
Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa, bỏ muối, dầu, hóa chất diệt loăng quăng bọ gậy vào bát nước kê ở chân chạn và các ổ nước đọng.
Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

2. Tay chân miệng

 Trẻ bị tay chân miệng. Ảnh: Lê Phương.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. 

3. Bệnh tiêu chảy
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.
Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

4. Bệnh viêm não do virus
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản cần tiêm văcxin đầy đủ và đúng lịch. 

5. Bệnh cúm
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

6. Bệnh đau mắt đỏ
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...
Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Cần được nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng. Đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

7. Bệnh thủy đậu
Hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường. 
Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Lê Phương

CHUYỆN LÒNG THƯƠNG XÓT



CHUYỆN  LÒNG  THƯƠNG  XÓT

(2016-05-26- TRM THIÊN THU)

[Đăng báo CHÂN LÝ, s 02-2016, Dòng Đaminh xut bn ti Canada]

 

 

Thomas Heyne là một bác sĩ 28 tuổi, tốt nghiệp ĐH Dallas khoa Lịch sử và Sinh học, có bằng thạc sĩ thần học của ĐH Oxford ở Anh, và hoàn tất chương trình Fulbright Fellowship về nghiên cứu tôn giáo. Dù không được Giáo hội chính thức sai đi, nhưng anh đúng là một nhà truyền giáo, là một tâm hồn vĩ đại, và là một thầy thuốc của Lòng  Chúa Thương  Xót. Đó  là  một  ơn  gọi  quý  giá.
BS Thomas Heyne được nhận Giải thưởng uy tín năm 2012 là Giải Ho Din của ĐH Y dược Tây Nam Texas. Trước khi tới Boston làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, chuyên khoa nhi, anh đã trả lời phỏng vấn của NCRegister.

Xin anh cho biết về gia đình và việc thụ hưởng nền giáo dục Công giáo.
Tôi là con thứ 6 trong 8 anh chị em: Em gái kế tôi là nữ tu đã vĩnh khấn. Chị tôi tốt nghiệp ĐH Công giáo Hoa Kỳ, có gia đình và là luật sư bảo vệ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Cha tôi là BS Roy Heyne, chuyên khoa nhi, mẹ tôi là BS Elizabeth Heyne và là nhà tư vấn tâm lý. Cha mẹ tôi quan tâm đến các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đã thành lập Trung tâm Phát triển Trẻ em Sinh thiếu tháng để chăm sóc các gia đình của các em này. Cha mẹ tôi thực sự hít thở không khí Tin Mừng. Cha mẹ đưa chúng tôi đi lễ hằng ngày tại tu viện Xitô và lần chuỗi Mân Côi chung hằng đêm trước khi đi ngủ. Công việc của cha mẹ tôi làm vì người nghèo (và vì chúng tôi) là tấm gương sáng ghi sâu trong lòng chúng tôi.

Điều gì thúc đẩy sự quan tâm của anh về ngành y và đặc biệt là nhu cầu cần thiết về y tế của người nghèo?
Chắc chắn tôi ảnh hưởng giáo dục. Có 5 thế hệ gia đình tôi làm y bác sĩ và y tá, có thể ngành y đã mã hóa gen của chúng tôi. Hồi nhỏ, tôi đọc Matthêu 25:31-46 nói về cuộc phán xét, thấy Chúa Giêsu nhắc tới việc phục vụ “những người bé mọn nhất là phục vụ chính Ngài”, Thánh Phanxicô Assisi và Chân phước Teresa Calcutta đã sống như vậy và cuộc đời các ngài đã in đậm trong tôi. Theo tôi, chúng ta phải hợp lý hóa các giáo huấn của Đức Kitô về sự nghèo khó. Tôi càng đi nhiều, càng nhận thấy nhiều người sống trong những điều kiện hầu như không được nghe đến ở Hoa Kỳ. Ý tưởng phục vụ những người nghèo nhất có vẻ vừa hợp lý vừa tốt lành.

Công tác y tế của anh ở Mexico, Haiti, Ấn Độ, các nước Phi châu và Mỹ châu La tinh đã ảnh hưởng đến anh thế nào?
Từ viễn cảnh y tế, tôi học thêm các lĩnh vực y học mà tôi không biết: Người ta không gặp nhiều bệnh sốt rét,  bệnh  leishmaniasis  (do  ký  sinh  leishmania  gây ra), bệnh sởi, bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), chứng kwashiorkor (suy dinh dưỡng thể phù),… ở Hoa Kỳ. Từ viễn cảnh nhân đạo, tôi thấy những con người sống với phẩm giá và niềm tin giữa những điều kiện sống đau khổ. Tôi khâm phục sự đại lượng và cao quý của họ.
Ngay cả khi chúng ta nhận phần thưởng này hay phần thưởng nọ, ngay cả trong những ngày chúng ta hạnh phúc nhất, chúng ta cũng chỉ có thể nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn  phận  đấy  thôi” (Lc  17:10).  Nếu  gặp  hoàn  cảnh tương tự, có bao nhiêu người làm được hơn? Tôi nghĩ tới một em bé sắp chết đói mà tôi gặp ở Uganda, nhiều người bị mất chân hoặc mất tay ở Haiti, hoặc một phụ nữ bị bệnh lao xương nặng ở Ấn Độ. Những người này có thể đã làm được những điều vĩ đại hơn nếu họ có cơ hội tốt như chúng ta.
Từ viễn cảnh tâm linh, tôi đã đến những nước hầu như không nghe nói tới Phúc Âm hoặc các nước Công giáo vẫn có nhiều người hầu như không biết gì về đức tin.

Anh đã được một số giải thưởng và rất tích cực đưa  ra  các  sáng  kiến.  Điều  gì  thúc  đẩy  anh  thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả tại ĐH Tây Nam Texas?
Huynh đoàn Thánh Basiliô là một hội “lạ” trong trường y dược. Tôi cảm hứng từ một thành viên trong khoa đề nghị rằng chiến lược ở trường thuốc không nên chỉ là sinh tồn mà còn là tiến bộ (nỗ lực làm thánh, phát triển đức tin và giúp đỡ người khác cũng làm như vậy).
Trường  y  dược  là  cơ  hội  minh  chứng  đối  với  người khác, giúp họ đến gần đức tin và đến gần tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Thánh  Basiliô  Cả  là  giám  mục  GP  Caesarea, thế kỷ IV, là người mở bệnh viện công đầu tiên cho người nghèo (gọi là Basiliad). Chọn ngài là Thánh bảo trợ,  chúng  tôi  muốn  nhấn  mạnh  ảnh  hưởng  tích  cực của Giáo Hội Công giáo đối với y tế, nhất là đối với người nghèo.
Thành  công  của  nhóm  không  là  gì,  chỉ  có  200 người (cả Công giáo và không Công giáo) trong vòng 2 năm thành lập nhóm. Những buổi nói chuyện buổi trưa của chúng tôi thường do các bác sĩ địa phương đảm trách hoặc các phát ngôn viên được hoan nghênh như Peter  Kreeft.  Qua  những  buổi  nói  chuyện  này,  cũng như việc phục vụ và tâm linh, chúng tôi cố gắng loan truyền tình yêu của Thiên Chúa, của Giáo hội và lòng nhân đạo.

Anh có dự định riêng gì cho tương lai?
Tôi nói được tiếng Tây Ban Nha và thích văn hóa La tinh, cho nên tôi nghĩ tới việc hoạt động ở một trong các nước nghèo đói của Mỹ châu La tinh, có thể mở một bệnh viện Công giáo hoặc hỗ trợ một tổ chức Công giáo  phi  chính  phủ  nào  đó.  Dĩ  nhiên,  tôi  muốn  một chiều kích tâm linh đối với công việc của tôi. Tôi cũng nghĩ tới việc giúp mở một trường học, giúp một giáo phận hoặc một tổ chức tôn giáo về các chương trình giáo dục.

Các khó khăn về y tế ở Hoa Kỳ thì sao?
Bạn không cần là một thầy thuốc cũng có thể nhận ra rằng hệ thống y tế ở Hoa Kỳ có những vấn đề quan trọng. Nhưng, thành thật mà nói, nhu cầu y tế và các vấn đề của các nơi như Uganda hoặc Haiti làm còi cọc các mối quan tâm của chúng ta.
Một vấn đề khác là vấn đề đạo đức hoặc chính trị đối với cuộc sống. Đặc biệt vào lúc này, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện cho nhiều vấn đề đang được giải quyết tại các tòa án. Chúng ta được mời gọi yêu thương và bảo vệ con người, kể cả các thai nhi, những người già, những người nghèo và những người nhập cư.
Đối  với  tôi,  các  vấn  đề  trong  HHS  [Health  and Human Services – lệnh y tế và con người] là nghiêm trọng. Ngay khi còn là sinh viên y khoa, tôi đã cố gắng tìm cách hoàn tất phần việc liên quan đến sản phụ khoa mà không vi phạm lương tâm (một số thầy thuốc cho rằng thuốc phá thai hầu như là thuốc chữa bệnh). Khó để là một người Công giáo tích cực trong cộng đồng y dược ngày nay. Đó là lý do khác để chúng tôi thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả, nhằm củng cố các bác sĩ tương lai đang bị áp lực đè nặng trên đe dưới búa.

Mẹ Teresa Calcutta đã ảnh hưởng đến ơn gọi y tế của anh thế nào?
Tôi may mắn được làm việc với các nữ tu Dòng Truyền  giáo  Bác  ái  (Missionary  of  Charity)  ở  nhiều nước, tấm khăn sari trắng với đường viền xanh luôn khiến tôi vui. Mẹ tôi đã đưa Mẹ Teresa tới Dallas để mở cơ sở của Dòng Truyền giáo Bác ái. Mẹ Teresa sống cơ bản, giản dị và chính thống về Phúc Âm – cầu nguyện tập  trung  vào  Thánh  Thể,  trực  tiếp  phục  vụ  những người nghèo và những người bị bỏ rơi, nhân đức tôi luyện trong sự nghèo khó, khiết tịnh và bác ái. Cách sống đó nói mạnh với thế giới hậu hiện đại. Mẹ Teresa luôn vui vẻ, tươi cười, đó là châm ngôn sống cho mọi người: “Hãy mỉm cười về mọi thứ, hãy dâng tất cả cho Chúa bằng một nụ cười vui vẻ”.

TRẦM THIÊN THU
Chuyển  ngữ  từ  NCRegister.com,  All-About-The-Virgin-Mary.com và TheDivineMercy.org