Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Quang Minh: 'Điều hối hận nhất là...

Quang  Minh:
'Điều  hối  hận  nhất  là  không  về  ăn  Tết  khi  ba  má  còn  sống'
Thiên Hương (ghi)-30/01/2017 Thanh Niên Online


 Quang Minh và mẹ lúc bà còn sống


'Tới giờ phút này, tôi vẫn hối hận nhất một điều, đó là khi ba mẹ còn sống, năm nào tôi cũng hứa tết này con sẽ về. Nhưng rồi thì...', Quang Minh chia sẻ về việc 25 năm chưa đón tết ở Việt Nam.
Nhắc đến tết Việt là giống như khơi lại vết thương lòng của tôi. Tới giờ phút này, tôi vẫn còn hối hận nhất một điều, đó là khi ba má còn sống, năm nào tôi cũng hứa tết này con sẽ về ăn tết với ba má. Nhưng khổ là, ngoài việc đi show, có những lúc tết rơi vào ngày thường thì các con tôi phải đi học.
Tết đối với người Việt Nam là dịp đoàn tụ nhưng tôi muốn về ăn tết với ba má thì lại nghĩ đến các con. Tết mà bỏ mấy đứa nhỏ để về Việt Nam vui chơi sao đành. Cứ đắn đo như vậy riết cho tới lúc ba má mất rồi, tôi vẫn không thực hiện được lời hứa. Tới giờ, tôi vẫn còn cảm thấy lương tâm cắn rứt nên gặp ai, tôi cũng khuyên họ về ăn tết với gia đình đi, đừng để ngày mai rồi sẽ muộn. Đó là điều tôi tâm sự thật lòng.


Quang Minh và hai con gái trong chuyến về Việt Nam hồi tháng 8.2015


25 năm qua, tôi chưa được một lần ăn tết trên chính quê hương mình. Hoặc là tôi về sau tết, khoảng mùng 5 - 6 hoặc sang Việt Nam trước tết khoảng 26 - 27 âm lịch rồi trở về Mỹ chuẩn bị đón tết cùng gia đình. Thường cả nhà chỉ có thể về thăm quê vào dịp hè. Năm 2015, má tôi bệnh nặng, linh cảm thời gian không còn nhiều, tôi dẫn cả nhà về gặp má lần cuối. Má tôi mất tháng 10 năm đó. Năm ngoái, tôi làm đám giỗ cho má ở Mỹ và rước bàn thờ ba má sang đó luôn để tiện hương khói.
Hiện tại, chị gái và em trai của tôi đã lập gia đình và cũng ở hải ngoại, chỉ còn cô em gái ở lại Việt Nam. Ở Mỹ, tôi và Đào sống gần nhà mẹ vợ, cách chừng 45 phút đi xe. Chúng tôi thường gửi con qua nhà bà, cũng nhờ như vậy con tôi biết nhiều về Việt Nam.
Vào tháng 8.2015, tôi và bà xã Hồng Đào dẫn hai con về Việt Nam. Các con rất ngạc nhiên với những chuyện như ra đường thì phải giữ chặt túi để tránh bị giật hay kẹt xe, xe máy leo lên lề mà vẫn chửi mắng người đi bộ... Được cái, con tôi rất thích ăn đồ ăn Việt Nam.
Ăn một miếng mứt, nhớ quê nhà da diết...
Dù xa Việt Nam đã nhiều năm nhưng đối với tôi hay các thành viên trong gia đình thì những ngày lễ tết, dù bận thế nào cũng phải tề tụ bên nhau, cho dù có khi chỉ là 2-3 ngày thôi. Như dịp tết này, dù bận quay hình một số chương trình tại Việt Nam nhưng tôi vẫn bay về Mỹ vì ngày này, các con vẫn phải đi học bình thường, đến cuối tuần mới được nghỉ về nhà.
Mấy ngày này, tôi cũng bày biện cúng ông bà y như hồi ở quê để tạo cho con cảm giác đây là tết Việt Nam để cho nó nhớ. Ngày 30, tôi nhờ mẹ vợ nấu giúp một mâm cơm để rước ông bà rồi mùng 3 tết cũng cúng tiễn ông bà đi. Nói chung là năm nào tôi cũng chuẩn bị y như cái tết ở Việt Nam, cũng cho con mừng tuổi rồi phát lì xì.
Ở Mỹ tuy không đầy đủ những món truyền thống như ở Việt Nam nhưng cũng có bông mai, dưa hấu... Đặc biệt vùng tôi ở Little Saigon, đêm giao thừa còn có pháo hoa gần một tiếng đồng hồ. Thậm chí lúc chưng cây mai, treo các bao bì lì xì, tôi cũng giải thích cặn kẽ cho con biết tết Việt là phải như vậy.

Quang Minh và gia đình. Với anh, tết là phải đoàn tụ


Tôi thường đi diễn ở vùng California nắng ấm, ít ra vẫn có không khí tết. Thương nhất là những kiều bào ở xa, đặc biệt là ở miền Đông của nước Mỹ, tết thường rất lạnh. Tết Việt ở Mỹ, người ta hay đến chùa chiền, nhà thờ... cũng giống như Việt Nam, tối đón giao thừa, sáng mùng 1 đi chùa.
Trong nhà, bà xã Hồng Đào nhận nhiệm vụ đi chợ vì rành giá cả. Tôi thì lo bày biện, trang trí, dọn dẹp. Mọi thứ trong nhà tôi đều làm hết, trừ cái bếp ra vì tôi ăn rất dễ nhưng... không biết nấu. Đa phần phải nhờ bà ngoại, khi nào rãnh thì Đào mới nấu. Khi tôi vắng nhà thì ông bà ngoại là người đưa đón hai cháu đi học. Con gái lớn của tôi đã vào đại học, trường cách nhà trên 100 km.
Mâm cơm ngày tết lúc nào cũng có món thịt kho và dưa giá. Đào là người Bắc nên còn có món gà luộc chấm nước mắm. Cái gì thuộc về mắm thì tôi và các con đều rất mê. Nhờ ở với bà ngoại từ nhỏ đến lớn nên các con rất thích những món Việt Nam.
Một năm trời làm việc, không có thời gian để nghĩ ngợi hay nhớ nhung nhưng tới tết là ai cũng hướng về quê hương. Khi ấy, ai có người thân ở Việt Nam gửi mứt qua thì rất mừng. Mứt Việt Nam quý như vàng, ăn một miếng nhớ quê nhà da diết...

Thiên Hương (ghi)

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nỗi niềm xa quê của những kiều bào ở Mỹ

Nỗi  niềm  xa  quê  của  những  kiều  bào  ở  Mỹ
22/01/2017 Thanh Niên



Nếu nước Mỹ cho người trẻ xa quê cơ hội học hành, lập nghiệp, kiếm tiền và họ dần hội nhập thích nghi thì với người lớn tuổi, cuộc sống ở xứ sở này là những chuỗi ngày đau đáu quê hương.
Chị T. có một công ty chăm sóc sức khỏe cho người già ở Mỹ, chủ yếu phục vụ khách Việt. Những người này thường không biết tiếng Anh, không biết lái xe hoặc gặp vấn đề về đi lại khó khăn do tuổi tác. Vì vậy, khi họ cần đi chợ hoặc muốn đến trung tâm khám bệnh, chị sẽ có dịch vụ đến đưa đón và giúp làm các thủ tục cần thiết.
Nhiều người bên nhà vẫn bảo, ở Việt Nam, sếp là trời, nói một là một, hai là hai, nhân viên răm rắp nghe theo. Còn ở Mỹ thì sếp và nhân viên ngang hàng, mặc sức tranh cãi,

Tiết kiệm 30.000 USD để... chết
Một ngày, chị T. chở tôi đến đón một bác gái đi kiểm tra sức khỏe. Xe vừa dừng lại ở cổng, đã thấy bác đứng tần ngần đợi chị. Chị mở cửa, dìu bác vào xe. Chưa để chiếc xe kịp nổ, bác vội vàng tíu tít kể chuyện mấy đứa con đi làm để bác ở nhà với con chó. Bác bảo hồi ở VN xa cách con cháu nhưng còn có bạn bè.
Từ hồi qua Mỹ đoàn tụ, con cháu không thấy, bạn bè cũng không, chỉ có con chó làm bạn mà bác thì không ưa chó.
Bác cần tìm người nói chuyện. Thế nên việc sử dụng dịch vụ của chị T. không hẳn là bác cần giúp đỡ. Bác cần người tâm sự.
Sau khi giúp bác hoàn thành các thủ tục khám sức khỏe, chị T. bận việc nên nhờ tôi dẫn bác đi chợ. Bàn tay nhăn nheo của bác nắm chặt lấy tay tôi. Bác bảo thích đi chợ dù mỗi lần đi chẳng mua gì nhiều. Bác nhờ tôi chọn mua mấy củ khoai mỡ về nấu canh. Bác bảo nấu ra chỉ có mình bác ăn chứ mấy đứa con không biết ăn canh khoai mỡ. Bác thích bày ra nấu nướng cho có chuyện để làm. Chứ không ở nhà một mình thì buồn chết. Có lần buồn bác nhờ người ta mua hẳn trái mít chục ký về ngồi gỡ hạt tách múi cho đỡ buồn. 
Nhiều người Việt ở Mỹ, có thói quen lo cuộc sống bên này thì ít, mà lo bên Việt Nam thì… nhiều.
Rồi bác bắt đầu kể chi tiết hơn chuyện bác qua đây đã gần chục năm, do mấy đứa con bảo lãnh. Hồi mới qua bác ở nhà chăm cháu. Giờ cháu lớn rồi cũng không cần chăm nữa. Mỗi tháng bác hưởng được tiền trợ cấp của chính phủ khoảng 700 USD. Tiền đấy bác không làm gì cả, lâu lâu cho mấy đứa cháu chút đồng bạc mua kẹo. Còn lại, bác tích cóp, tính đến nay đã gom được 30.000 USD. Một nửa số tiền bác đã gửi về VN nhờ người thân xây mộ. Nửa còn lại, bác bảo cất đó để chờ đến lúc chết nhờ con cháu chuyển hài cốt về VN.
Tôi cười khì bảo, nếu tôi mà có số tiền như bác, tôi dùng đi du lịch khắp nơi, chết đâu đó cũng được, miễn là được đi cho thỏa cái đã. Bác bảo không, đi đâu thì đi, nhưng chết thì phải về với nguồn cội. Nên bằng cách nào, bác cũng phải được chôn ở VN, về với tổ tiên ông bà.



Kiều bào ở New Orlean (bang Louisiana, Mỹ) gói bánh tét, bánh chưng tối 20.1

Chồng đãng trí chăm vợ liệt giường
Một ngày khác, chị T. chở tôi đến thăm một cặp vợ chồng già ở Allen, Texas. Ra đón chúng tôi là con dâu cả của hai bác. Bác trai già rồi, nghe đâu đã 85, bị đãng trí, lâu lâu ông lại mặc áo vest, chải chuốt tóc tai gọn ghẽ rồi chạy ra đường đi lẩn thẩn bảo là đi trình diện “sếp”. Có lần bác đi lạc quên cả đường về, cả nhà phải nhờ đến cảnh sát đi tìm. Nên để tránh bác bỏ nhà đi lần nữa, mỗi lần chị con dâu đi làm là khóa trái cửa.
Cạnh phòng khách khang trang là chiếc giường của bác gái. Bác gái bằng tuổi bác trai, bị té gãy chân nên không đi lại được. Bác nằm liệt giường như vậy đã nửa năm. Vết thương ở mông của bác lở loét dần, phần vì do tuổi đã cao phần vì bác nằm quá lâu. Con cháu bác cũng khá đông nhưng hầu hết bận đi làm nên chuyển giao nhiệm vụ trông bác cho cô con dâu cả.
Chị dâu ham công tiếc việc nên cũng không thể ở nhà lâu để chăm hai bác. Chị quyết định thuê người đến chăm sóc hai ông bà cụ. Nhưng để thuê một người đến túc trực và chăm hai bác theo mức lương 8 USD/giờ, tiền đi làm của chị không đủ trả lương cho người trông nom. Nhà không có ai giúp, bỏ công ăn việc làm để chăm sóc hai bác thì tiếc nên chị khóa trái cửa đi làm.
Thức ăn chị mua sẵn bỏ vào tủ lạnh cả, dặn ông đến bữa thì nhớ mang cơm ra đút cho bà. Nhưng vì lẩn thẩn, thay vì nghĩ bà chưa ăn cơm ông lại nhớ nhầm là bà chưa uống nước. Thế nên cả ngày ông pha trà cho bà uống. Bà uống nhiều thì lại tè nhiều. Căn nhà nồng nặc mùi khai khi chúng tôi đến thăm.

Nghề rửa chân cho khách
Phần đông người Việt ở Mỹ chọn nghề nail (làm móng tay móng chân) vì xét về mặt bằng chung, nghề nail là nghề nhẹ nhàng và kiếm tiền nhanh nhất so với các nghề còn lại. Nhưng làm nail cũng có nhiều cảnh. Những thợ nail chia sẻ, nếu làm cho khu người da màu, kiếm tiền dễ do hầu hết phụ nữ da màu đều thích những bộ móng lòe loẹt. Nhưng họ cũng là tầng lớp thường ít vệ sinh tay chân nhất, vì vậy những thợ nail rất sợ rửa chân cho người da màu.
Làm cho khách da trắng thì sướng hơn vì khách tương đối sạch sẽ. Dù vậy, khách da trắng yêu cầu cao và chất lượng phục vụ cũng cần phải có đẳng cấp. Tiệm nail bạn tôi làm việc ở thủ đô Washington phục vụ cho khách da màu vì vậy lúc nào cũng đông kín người. Giữa những thợ nail trẻ trung, tôi bất ngờ khi thấy một bác trai tuổi đã 60 xách hộp đồ nghề ra rửa chân cho khách.

 Bạn tôi nói, thông thường những thợ rửa chân cho khách là thợ mới vào nghề, chưa biết gì nên chỉ có thể làm công việc mát xa, cắt móng, rửa chân và sơn móng đơn giản. Những thợ lành nghề sẽ đảm nhận việc sơn vẽ hoặc đắp móng tay giả, thứ yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhưng công việc nhẹ nhàng hơn. Khi cụ già 60 tuổi vừa cầm cọ sơn được vài đường, người phụ nữ da màu vung chân mắng xối xả với lý do cụ già sơn không đẹp. Bác trai nước mắt lưng tròng xách hộp đồ nghề vào trong chờ chị chủ tiệm chạy lại sơn giúp.
Lúc ngồi ăn cơm, tôi tò mò hỏi chuyện, được biết bác chỉ vừa qua Mỹ đúng một năm. Hồi ở VN, bác là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở Q.5 (TP.HCM). Con gái bác đi du học rồi lấy chồng có quốc tịch Mỹ. Cặp vợ chồng trẻ dẹp bỏ những kiến thức đại học để cùng đi làm nail. Sau vài năm dành dụm tiền, con gái bảo lãnh bố mẹ qua Mỹ. Hai vợ chồng già nghe qua Mỹ thì vui mừng khôn xiết...
Sang đến nơi, mấy ngày đầu thấy vui vì cái gì cũng lạ, cái gì cũng đẹp và tiện nghi hơn ở nhà. Nhưng được khoảng tuần, bác bỗng dưng thấy trống trải vì con cái bắt đầu đi làm cả, hai vợ chồng quanh quẩn trong nhà hoài cũng chán. Thế là bác xin đi làm hãng, vợ bác xin đi làm nail cùng con gái. Để làm ở hãng, mỗi sớm bác phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, lục đục chuẩn bị đồ đạc, lái xe đi cho đúng giờ vì làm ca sớm.
Lương hãng trả “bèo” nhưng có việc còn vui hơn ở nhà. Được vài tháng, công ty cắt giảm nhân viên, bác bị sa thải. Lần này, bác xách giỏ theo con rể đi làm nail.
Bác bảo cả đời chưa rửa chân cho ai, mà qua đây phải khúm núm rửa chân cho khách, lại còn bị chửi lên chửi xuống. Nước mắt chảy dài, miếng cơm nghẹn đắng khiến bác dừng đũa không ăn nữa. Mà bác bảo lần nào ăn cơm cũng chẳng ngon, có lúc vừa cầm đũa thì khách đến, lật đật chạy ra rửa chân cho khách, rửa xong chạy vào không dám ăn tiếp vì chân khách bẩn quá.
Tôi hỏi bác sao không về lại VN mà sống, bác ngậm ngùi, “muốn về lắm, nhưng nhà cửa bán cả rồi, hơn nữa con cái phải đóng thuế cả mấy chục ngàn USD để bảo lãnh bác qua, bây giờ bỏ về coi sao được hả cô?”. Tôi chặc lưỡi, không biết nên buồn hay nên vui cho bác.

Những ngày này, người Việt ở Mỹ lại xôn xao tổ chức đón tết. Tôi đã không còn ở đó để xem bà cụ tiết kiệm 30.000 USD đón tết thế nào, cặp vợ chồng già bây giờ ra sao hoặc bác thợ nail có chịu nghỉ rửa chân cho khách ngày nào để chuẩn bị cho tết không.
Tôi nghĩ, rồi họ sẽ ổn thôi. Nhưng hơn ai hết, chính họ là những người luôn đau đáu hướng về quê nhà nhất, cho dù là sự trở về lúc đã nhắm mắt xuôi tay....
Võ Mỹ Linh (từ Mỹ)




Ảnh mâm cỗ Tết của 12 gia đình Bắc, Trung, Nam

Ảnh mâm cỗ Tết của 12 gia đình 
Bắc, 
Trung, Nam







Thứ sáu, 27/1/2017 | 22:56 GM






Gia đình anh Thành, gốc Lạng Sơn, trong mâm cỗ Tết không thể thiếu món xôi nếp cẩm. Nhà chị Minh Thư, ở Kiên Giang, lúc nào cũng phải có món thịt kho trứng.









Miền Bắc
mon-an-10
Người miền Bắc thường ăn tất niên vào ngày cuối cùng của năm cũ, tức 30 Tết. Trong mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội thường có bánh chưng, giò xào, xôi, nem, dưa hành, cá kho, thịt đông, canh bóng thả (hoặc canh măng). Năm nào cũng vậy, gia đình nhà cô Thu Thủy (Đường Thành, Hà Nội) đều không thể thiếu các món này.
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-1
Bữa cơm tất niên với canh măng, giò tai, giò bò, thịt rán, gà luộc và canh măng xương của nhà chị Lan Thanh, thành phố Hòa Bình.
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-2
Là người gốc Hà Nội nên khi lấy chồng ở Nam Định, ngoài những món khá quen thuộc, chị Lan Anh vẫn giữ thói quen làm món bò kho, món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết nhà chị ở thủ đô.
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-3
Trong bữa cơm tất niên, ngoài các món quen thuộc đặc trưng miền Bắc, gia đình anh Ngọc Thành (hiện ở Xa La, Hà Đông), có quê gốc ở Lạng Sơn, còn có món xôi nếp cẩm và xôi gạo nếp nứt. Tùy theo từng năm, nhà anh làm thêm một số món đổi vị khác như thịt xiên nướng, chân giò hun khói và xôi chiên đổi vị.

Miền Trung
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-4
Gia đình anh Mai Nhật (Quảng Nam, Đà Nẵng) đã ăn tất niên từ tối ngày 28 Tết. Anh cho biết năm nào gia đình mình cũng sum họp vào ngày này, để hai ngày còn lại có thời gian dọn dẹp nhà cửa. Trong bữa cơm tất niên, không thể thiếu món nem rán, canh khoai sườn, và đặc biệt là món chả bò, đặc sản của vùng Tam Kỳ, Quảng Nam.
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-5
Bữa tất niên nhà anh Trung An (Huế) cũng được tổ chức từ vài ngày trước. Anh cho hay trong bữa cơm ngày Tết của người Huế thường có xôi, thịt heo quay, cá rô chiên, canh rau (hoặc canh khổ qua). Trong mâm cỗ cúng tổ tiên, thường có khoai, sắn, lạc và chè.

anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-6
Bữa cơm tất niên đơn giản nhưng đầy đủ các món chính ngày Tết của gia đình anh Xuân Tân (Anh Sơn, Nghệ An).
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-7
Bữa tối sum họp cuối cùng trong năm tại nhà chị Linh Giang (Thanh Hóa).

Miền Nam
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-8
Mâm cơm trưa 30 Tết nhà chị Minh Thư (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) đậm chất Tết miền Tây với gà luộc, thịt kho trứng, chả giò (nem), canh khổ qua nhồi thịt, canh chua, đồ xào, củ kiệu tôm khô, gà luộc, gỏi và mì xào chay...
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-9
Nhà anh Anh Tuấn (Biên Hòa, Đồng Nai) đã tổ chức tất niên, cúng ông bà tổ tiên, từ trưa ngày 28 Tết. Tùy theo từng nhà mà có thêm các món như chả giò, thịt luộc, chả cá chiên...
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-10
Gia đình buôn bán, bận rộn hàng hóa cho đến tận 30 Tết nên bữa cơm tất niên nhà anh Đức Đồng (Vũng Tàu) không đầy đặn như nhiều nhà khác. Tuy nhiên vẫn đủ các món chủ đạo, bên cạnh cá kho, thịt kho măng, dưa món, củ kiệu...
anh-mam-co-tet-cua-12-gia-dinh-bac-trung-nam-11
Không quá cầu kỳ nhưng gia đình anh Hữu Anh (Tây Ninh) cũng đầy đủ những món truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua, canh chua, ngoài ra còn có mì xào đậu hũ, nem và vài món rau củ ăn kèm.
Tuệ Minh

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Giống gà đen từ máu đen ra đắt nhất thế giới


Giống  gà  đen  từ  máu  đen  ra  đắt  nhất  thế  giới

                               http://www.canhdongtruyengiao.net/tag/ga-ayam-cemani


                                         Gà Ayam Cemani, giống gà được cho là đắt nhất thế giới
(Dân Việt) Giống gà độc và lạ này có màu đen từ trong ra ngoài, được mệnh danh là “siêu xe Lamborghini” của gia cầm.

Trên thế giới có rất nhiều giống gà độc đáo và đắt đỏ. Nhưng đứng đầu danh sách đó phải nhắc đến một giống gà Indonesia có tên Ayam Cemani. Vì sự độc và hiếm của nó, mỗi con gà này được bán với giá hàng nghìn USD.
Năm 2014, Paul Bradshaw, một chủ trang tại ở Florida, Mỹ, đã bán gà Ayam Cemani với giá 2.500 USD/ con (gần 57 triệu đồng) và 4.999 USD/cặp (gần 114 triệu đồng). Với mức giá này, Ayam Cemani trở thành một trong những giống gà đắt nhất thế giới, theo Amusing Planet.
Bradshaw nói với tờ Business Insider rằng đây là “giống già được hỏi mua nhiều nhất” và ông là người đầu tiên nuôi giống gà này thành công ở Mỹ.

Gà Ayam Cemani có giá 2.500 USD/ con (gần 57 triệu đồng)

Dana Cowin, tổng biên tập tờ Food and Wine của Mỹ, giải thích lý do tại sao giống gà này lại đắt như vậy.
“Nó là một giống già đen toàn tập”, cô nói. “Vì vậy, nó rất sang trọng. Lông của nó màu đen. Nội tạng của nó màu đen. Thịt của nó màu đen. Nó rất đặc biệt, nó là một giống gà hiếm.”
Thực vậy, giống gà Ayam Cemani đen “từ đầu đến chân”. Nhìn kĩ các bức ảnh, bạn có thể nhận thấy da, mào, lông, lưỡi, chân, mắt, móng chân của nó đều mày đen. Theo trang Amusing Planet, chỉ có máu của gà Ayam Cemani là không đen, nhưng cũng có màu rất sẫm.
Vì sự đặc biệt và hiếm có, Ayam Cemani được giới chăn nuôi gọi là “siêu xe Lamborghini” của gia cầm.

Đây là “giống già được hỏi mua nhiều nhất” ở một trang trại Mỹ

Trong tiếng Indonesia, từ “Ayam” có nghĩa là gà, từ “Cemani” có nghĩa là đen hoàn toàn. Giống gà kỳ lạ này có nguồn gốc từ Java, Indonesia. Màu đen là kết quả của một đặc điểm di truyền được gọi là “fibromelanosis”, thúc đẩy sự phát triển của các sắc tố màu đen.
Giống gà này được đưa đến châu Âu vào năm 1998 bởi một người chăn nuôi Hà Lan. Những người sưu tầm, chủ trang trại rất thèm muốn giống gà này vì nó đẹp kì lạ, hiếm và là “hàng ngoại”.

Giống gà Ayam Cemani đen “từ đầu đến chân”

Tại Indonesia, thịt của Ayam Cemani được cho là có quyền năng huyền bí, theo Amusing Planet. Do đó, phụ nữ địa phương có thai được khuyến khích ăn loài gà này. Thậm chí, đôi lúc, gà Ayam Cemani còn được “hiến tế” trong nhiều dịp lễ vì người Indonesia tin rằng nó sẽ đem lại may mắn.
Một số người còn tin rằng ăn thịt gà này sẽ xoa dịu lương tâm của họ, và tiếng gáy của nó mang lại sự thịnh vượng.
Tuy có màu đen từ trong ra ngoài, gà Ayam Cemani vẫn đẻ trứng màu kem như nhiều loài gà khác.

                                             Thịt của Ayam Cemani được cho là có quyền năng huyền bí


Vì sự đặc biệt và hiếm có, Ayam Cemani được giới chăn nuôi gọi là
“siêu xe Lamborghini” của gia cầm

image013

Không khí đón Tết nhộn nhịp khắp châu Á


Không  khí  đón  Tết  nhộn  nhịp  khắp  châu  Á

ZING.VN – Những người cuối cùng đã trở về đoàn tụ bên gia đình, các nước châu Á sẵn sàng chào đón Tết trong niềm hân hoan và màu đỏ rực rỡ của cờ, hoa, đèn lồng trước thềm năm mới Đinh Dậu.

Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 1
Người dân ở Liêu Ninh, Trung Quốc trở về quê hương trong cơn bão tuyết. Họ là những người cuối cùng trở về để đón năm mới cùng gia đình. Ảnh: Reuters.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 2
Đường phố nhiều thành phố ở Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ với màu đỏ và biểu tượng hình gà, con giáp của năm mới. Ảnh: Getty.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 3
Múa lân ở Phnom Penh, Campuchia chào mừng năm mới trong ngày 26/1. Ảnh: Reuters.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 4
Người dân ở Manila, Philippines tổ chức chọi gà và triển lãm những giống gà khác nhau nhân dịp năm mới Đinh Dậu. Ảnh: Reuters.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 5

Chợ hoa Tết ở Hà Nội sáng 26/1. Người Việt đã bắt đầu đoàn tụ gia đình và mua sắm, lau dọn nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Các chợ hoa truyền thống ở Quảng Bá, Hàng Lược… luôn thu hút nhiều người dân và khách du lịch. Ảnh: Getty.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 6
Đường phố Hong Kong ngập tràn màu đỏ của các loại đèn lồng, đồ và hoa trang trí. Hong Kong luôn được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khắp thế giới trong năm mới âm lịch bởi nét truyền thống pha lẫn hiện đại. Ảnh: Getty.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 7
Không khí lễ hội tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Người dân xứ kim chi có kỳ nghỉ ngắn ngày, họ bắt đầu lau dọn nhà cửa, tảo mộ từ ngày hôm nay. Tết ở Hàn Quốc là khi các gia đình thực hiện nhiều nghi lễ nhằm bày tỏ lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên. Ảnh: Getty.

Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 8
Một du khách cầu nguyện tại Sri Lanka. Đây là đất nước theo đạo Phật và cũng sẽ đón năm mới Đinh Dậu vào ngày 28/1 tới. Các đền, chùa được trang hoàng lộng lẫy để sẵn sàng cho dịp này. Ảnh: Getty.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 9
Cộng đồng người Hoa tại thủ đô Jakarta của Indonesia trình diễn múa lân trong sáng 26/1. Số lượng người Hoa tại đất nước vạn đảo khá đông, vì vậy Tết âm lịch trở thành một mùa lễ hội lớn tại đây. Ảnh: Getty.
Khong khi don Tet nhon nhip khap chau A hinh anh 10
Đèn lồng đỏ được treo ở khu phố người Hoa tại Yangon, Myanmar trước thềm năm mới. Ảnh: Getty.

Tết hiện đại vắng bóng những điều gì?


Tết  hiện  đại  vắng  bóng  những  điều  gì?

(cđtg)
Những ngày rộn ràng nhất của Tết đã đi qua nhưng liệu Tết cùng những vẻ đẹp truyền thống đặc trưng sẽ vẫn vẹn nguyên, trường tồn… để mãi trở thành một dòng chảy văn hóa thiêng liêng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt?

1.jpg

Tết trong quan niệm của người xưa gắn liền với sự sum họp của nhiều thế hệ gia đình: con cháu về quê đón Tết với ông bà, những người đi xa trở về nhà đoàn tụ bên mâm cơm ấm cúng. Ngoảnh nhìn lại mấy cái Tết gần đây, không biết nên buồn hay vui khi trẻ con được ăn Tết trong nhà hàng, khách sạn khi cả nhà đang mải mê du lịch xa trong 3 ngày Tết.

2.jpg

Ngày nay, những bà mẹ hiện đại dần dần đón Tết ngày càng “gọn nhẹ”, chẳng còn cái sự công phu, lo lắng, tất bật như người xưa. Với mẹ, Tết là dịp để nghỉ ngơi, book tour du lịch… một phần bởi trong năm mẹ đã quá vất vả.

3.jpg
Những cô bé, cậu bé chẳng còn cơ hội cùng ông bà, bố mẹ quây quần gói bánh chưng, háo hức lắng nghe những câu chuyện “Ngày xưa, nhà mình…”. Thật vậy, không phải người mẹ nào cũng có đủ quyết tâm và lòng dũng cảm “ngụp lặn” với nồi bánh ngày Tết.

4.jpg

Trẻ em ngày nay không có nhiều cơ hội cùng bố mẹ chăm bẵm cây mai từ những này đầu tháng Chạp và càng không biết đến cái thú đi ra đi vào mong ngóng những cánh mai đầu tiên nở bung vào đêm giao thừa bởi mai được… thuê từ các nhà vườn lúc nào cũng rực rỡ và khá… kinh tế.

5.jpg

Ngày 23 tháng Chạp, phong tục thả cá chép tiễn ông Táo về trời đang dần bị lấn át bởi việc… hóa vàng cá chép giấy!

6.jpg

Ngày nay, các gia đình trẻ thường đón giao thừa ở… địa điểm bắn pháo hoa. Có còn không hình ảnh đêm giao thừa, cả gia đình già trẻ lớn bé quây quần bên bàn thờ thành kính thắp nhang, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết?

7.jpg

Ngày xưa, trẻ thường được bố mẹ đưa tới những lễ hội xuân và tham gia bịt mắt bắt dê, kéo co, nặn tò he, xin chữ đầu năm… Ngày nay, những chiếc tablet, smartphone khiến các cô bé, cậu bé trở nên trầm hẳn trong 3 ngày Tết.

8.jpg

Khai bút đầu xuân giúp trẻ “mở hàng” may mắn cho việc học cả năm và hiểu hơn tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc. Thế nhưng đa số mọi người hiện nay, kể cả trẻ con tiểu học, chủ yếu khai bút trên… Facebook!
Tết là thời điểm chuyển giao sang năm mới. Đây lại là một cơ hội để chúng ta củng cố lại nền tảng lâu bền của gia đình và dân tộc. Vì thế, các bậc cha mẹ vẫn nên lưu giữ những giá trị truyền thống, để con cái chúng ta có thể lớn lên với ký ức trọn vẹn và đúng nghĩa nhất về ngày Tết cổ truyền. Và đây còn là dịp để ký ức về Tết trong chúng không chỉ là một kỳ nghỉ dài, là những phong bao lì xì hay trò chơi điện tử…