Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Những nghịch lý trong thời đại ngày nay



Những  nghịch  lý  trong  thời  đại  ngày  nay

Càng có nhiều thuốc men, sức khỏe càng giảm thiểu; Có được nhiều bằng cấp, nhưng lại thiếu kiến thức; Con người càng cao lớn, phẩm chất càng thấp dần,…
Bài viết này tổng hợp những nghịch lý trong thời đại ngày nay, rất đáng để chúng ta suy ngẫm! Mời bạn đọc Ohay TV cùng xem qua!

Những nghịch lý trong cuộc sống đời thường




Những nghịch lý trong cuộc sống đời thường,nghịch lý cuộc sống,thời đại ngày nay,thực trạng cuộc sống,suy ngẫm

1. Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh, con người ngày càng mập béo.

2. Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta 
cười, còn điện thoại rơi thì người ta khóc.

3. Thời đại gì mà tính năng quan t
rọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân.

4. Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác.

5. Thời đại gì mà hẹn hò muốn
 sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau.

6. Thời đại gì mà khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?

,nghịch lý cuộc sống,thời đại ngày nay,thực trạng cuộc sống,suy ngẫm
7. Thời đại gì mà người ta ngồi bên bia rượu hàng giờ dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.

8. Thời đại gì mà vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày.

9. Thời đại gì mà biết dành vài phút mỗi ngày để tập thể dục khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.

10. Thời đại gì mà người ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít kiến thức.

11. Thời đại gì mà con người có ít nhưng xài nhiều, mua nhiều nhưng sử dụng ít.Công nghệ kết nối càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn và xa rời thực tại…

Những nghịch lý trong tâm hồn


Những nghịch lý trong tâm hồn,nghịch lý cuộc sống,thời đại ngày nay,thực trạng cuộc sống,suy ngẫm

1. Thời đại gì mà “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.

2. Thời đại gì mà con người có nhiều hiểu biết, nhưng lại kém trong xử sự.

3. Thời đại gì mà chúng ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu trò chuyện, giao lưu thực tế.

4. Thời đại gì mà con người quá vô tư và quá ít cười.

5. Thời đại gì mà con người làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.

6. Thời đại gì mà người ta nói quá nhiều, yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.

,nghịch lý cuộc sống,thời đại ngày nay,thực trạng cuộc sống,suy ngẫm

7. Thời đại gì mà người ta chinh phục được vũ trụ nhưng không thắng được cõi lòng.

8. Thời đại gì mà chúng ta thu nhập cao hơn nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.

9. Thời đại gì mà người ta chuộng số lượng nhưng quên mất chất lượng.

10. Thời đại gì mà còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại.

11. Thời đại gì mà giải trí thì nhiều nhưng niềm vui lại ít.

Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi nhưng chia ly thì lại nhiều.

Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài nhưng bên trong thì rỗng tuếch.

Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này nhưng bạn có thể chọn một là sống khác đi và hai là chỉ buông xuôi.

Giải pháp bằng hành động thiết thực


Giải pháp bằng hành động thiết thực,nghịch lý cuộc sống,thời đại ngày nay,thực trạng cuộc sống,suy ngẫm
  1. Lấy ngay smartphone của bạn ra gọi về cho mẹ.
  2. Tập trò chuyện bằng cách nhìn vào mắt bạn gái, và đoán xem cô ấy cần gì?
  3. Dừng đúng vạch quy định, tuân thủ luật giao thông.
  4. Đọc một cuốn sách mới.
  5. Bớt dùng smartphone, tăng sử dụng bút chì lên trang giấy trắng một ý tưởng sáng tạo cho ngày sinh nhật một người bạn thân, hoặc thậm chí là một ý tưởng giúp bạn hái ra tiền.
  6. Rủ ngay đứa bạn thân đi mua NOKIA 1280, sau đó tổ chức một chuyến du lịch và để smartphone của bạn ở nhà.
  7. Dành ra 10 phút ngồi thiền mỗi ngày.
  8. Một tuần/lần leo lên nơi cao nhất thành phố để hóng gió.
  9. Ngày hôm nay, tôi sẽ ngủ sớm hơn hôm qua 10 phút.
  10. Sáng mai, tôi sẽ dậy sớm hơn hôm qua 5 phút.
  11. Dành 10 phút Sun Salutation vào buổi sáng. Bạn có thể vào Google tìm theo từ khóa: “Sun Salutation” để biết thêm chi tiết.
  12. Luôn mỉm cười mỗi ngày.

Quyên Nguyễn – Ohay TVTổng hợp
https://www.ohay.tv/view/nhung-nghich-ly

Nếu môi của bạn chuyển màu thâm đen...

Nếu  môi  của  bạn  chuyển  màu  thâm  đen,  hãy  cẩn  thận  những  loại  bệnh  này
(Thứ năm, 25/01/2018-trithucvn.net)


Trạng thái của môi phản ánh trực tiếp tình trạng sức khoẻ của cơ thể, loại trừ việc các cô gái dùng son môi sậm màu hay tính di truyền sắc tố, vậy thì nguyên nhân đôi môi chuyển sang màu thâm đen là gì? Điều này có quan hệ như thế nào với sức khoẻ? Đôi môi chuyển màu thâm đen thì phải làm thế nào?

Môi thâm và bệnh tật có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là đối với bệnh hệ tiêu hóa

Nguyên nhân khiến đôi môi thâm đen

1. Hệ thống tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây môi thâm đen có liên quan chặt chẽ với bệnh tật, đặc biệt là bệnh hệ tiêu hoá. Nếu rối loạn chức năng tiêu hóa, hoặc táo bón, tiêu chảy kéo dài, sẽ làm môi thâm đen. Nguyên nhân làm hệ thống tiêu hóa trục trặc có nhiều, chẳng hạn như thói quen ăn uống không tốt hoặc thói quen sống có vấn đề… gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, nên chú ý xây dựng thói quen ăn uống tốt và lối sống lành mạnh.

2. Tuần hoàn máu

Tuần hoàn máu hoặc máu lưu thông không tốt sẽ làm môi thâm đen, vì thế nếu môi chuyển màu thâm đen cũng nên xem xét vấn đề lưu thông máu. Nghiên cứu phát hiện, tuần hoàn máu không tốt thường sẽ gây bệnh tim mạch, mạch máu não, phổ biến nhất là bệnh tim mạch, thiếu máu, trường hợp xấu nhất thậm chí có thể gây ra đột quỵ, vì vậy nếu môi chuyển thâm đen cũng nên đi kiểm tra sức khỏe huyết áp.

3. Chức năng thận

Chắc nhiều người cũng biết khi thận chúng ta có vấn đề về chức năng thì cũng thường khiến môi đổi màu thâm đen. Chẳng hạn như những triệu chứng thận hư, viêm thận, nhiễm độc niệu là những bệnh thận phổ biến, nghiên cứu lâm sàng phát hiện một số bệnh nhân này có môi chuyển màu thâm đen. Vì vậy nếu môi chuyển sậm màu, ngoài việc kiểm tra sức khỏe các khía cạnh trên, cũng cần chú ý kiểm tra sức khỏe của thận.

4. Gan B

Bệnh nhân viêm gan B cũng thường xuất hiện môi thâm đen, còn môi thâm đen là một trong những triệu chứng cho thấy tình hình bệnh gan B xấu đi, khi chức năng gan bị hư hỏng nghiêm trọng sẽ khiến sắc tố đen của cơ thể tăng lên, làm môi thâm đen. Do đó, bệnh nhân viêm gan loại B nên định kỳ kiểm tra chức năng gan, nếu gan suy giảm chức năng nên sớm điều trị.

Phương pháp điều dưỡng
Có nhiều lý do khiến đôi môi bị thâm đen, vì vậy phải tìm ra nguyên nhân chính để điều trị.

1. Nếu môi xuất hiện màu xanh đen vì máu lưu thông kém, nên ăn thực phẩm đa dạng, không quá kén chọn, đặc biệt là ăn nhiều trái cây và rau.

2. Mỗi ngày 30 phút chạy bộ sẽ hoàn toàn thay đổi màu môi của bạn. Nếu hút thuốc, tốt nhất là giảm thuốc lá hút.

3. Mỗi ngày uống 1 – 2 muỗng giấm, sau một khoảng thời gian có thể làm cho đôi môi màu xanh đen của bạn thay đổi màu.

4. Môi chuyển thâm đen do thiếu vitamin C thì hãy ăn rau và trái cây giàu vitamin C, như rau bina, cà chua, trái kiwi.

5. Nếu môi thâm đen do vấn đề về tim, có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống, ăn một số loại hạt giàu axit amin và các axit béo không bão hòa như hạnh nhân, đậu phộng… có lợi cho tim, làm giảm nguy cơ bệnh tim. Cũng có thể ăn nhiều khoai tây, loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, natri, kali, sắt, trong đó hàm lượng kali dồi dào nhất, mỗi 100 gram có 502mg kali, nằm trong số ít loại rau giàu kali nhất. Người bệnh tim thường đi kèm tình trạng kali thấp. Ăn khoai tây vừa bổ sung kali, cũng bổ sung đường, protein và khoáng chất, vitamin.

6. Môi thâm đen do thiếu máu gây ra thì ưu tiên bổ máu, ăn nhiều hơn thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm có hàm lượng calo cao và giàu protein, chẳng hạn như táo chín, đậu đỏ, đậu phộng.


Thanh Xuân

TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?

TẠI  SAO  PHẢI  XƯNG  TỘI  VỚI  MỘT  LINH  MỤC?


Hỏi: xin cha giải thích rõ những câu hỏi sau đây:

1. Các mục sư Tin Lành đều  dạy phải xin Chúa tha tội, chứ không qua  trung gian của ai cả. Như vậy có được không?

2. Có được xưng tội qua điện thoại hay email không?

3. Khi nào được phép xưng tội tập thể?

Trả lời:

1. Như tôi đã có đôi lần nói rõ là: chỉ có trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) mới  có đầy đủ bảy Bí Tích hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập và ban cho Giáo Hội xử dụng để thánh hóa và ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn lãnh nhận để được cứu rỗi.

Liên quan đến Bí Tích hòa giải (penance= reconciliation) Chúa Kitô đã ban quyền tha tội  trước hết  cho các Tông Đồ, và  sau này  cho Giáo Hội tiếp tục sứ mệnh Tông Đồ như sau:

“Anh em tha cho ai, thì người ấy được tha

Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20: 23)

Như thế rõ ràng cho thấy là Chúa muốn cho con người phải chạy đến với những người trung gian  thay mặt Chúa là các Tông Đồ xưa kia và các vị thừa kế các Tông  Đồ ngày nay  là  các Giám Mục trong Giáo hội để nhận lãnh ơn tha thứ qua bí tích Hòa giải. Các giám mục lại chia sẻ  quyền tha tội  này  cho các linh mục là những cộng sự viên thân cận  trực thuộc, cũng  được chia sẻ Chức linh Mục đời đời của Chúa Kitô. (Linh mục chia sẻ một phần, Giám Mục chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mụcđó).

Nếu chỉ cần xưng tội trưc tiếp với Chúa mà không qua trung gian ai thì Chúa Giêsu đã không nói với các Tông Đồ những lời trên đây, sau khi Người từ cõi chết sống  lại và hiện ra với các ông; cũng như  trước đó đã không phán bảo Phêrô những lời  sau đây :

 “Thầy sẽ  trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo gỡ điều gì, trên trời cũng sẽ tháo gỡ như vậy.” (Mt 16: 19)

Với quyền to lớn trên đây, Giáo Hội- cụ thể là Đức Thánh Cha-có quyền ra hình phạt nặng nhất là  vạ tuyệt thông (ex-communication) và tháo gỡ vạ này.

Như vậy, muốn được ơn tha thứ của Chúa,  thì  buộc phải xưng tội cá nhân với một linh mục đã được chịu chức thành sự (validly) và đang có năng quyền (priestly Faculties) được tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi). Sở dĩ thế, vì nếu một linh mục đang bị Giám mục của mình rút hết  năng quyền  - hay gọi nôm na là bị treo chén (suspension. x. giáo luật số 1333)- thì tạm thời không được phép cử hành bí tích này và các bí tích khác cho đến khi được trao lại năng quyền đầy đủ. (trừ trường hợp khẩn cấp nguy tử thì linh mục – dù đang bị “treo chén” vẫn được phép tha tội cho hối nhân đang lâm nguy mà không tìm được linh mục khác để xưng tội và lãnh phép lành sau hết. (x.giáo luật số 976).

Giáo lý và giáo luật của Giáo Hội cũng dạy phải xưng tội cá nhân với một linh mục như sau:

“Thú nhận tội lỗi của mình với vị linh mục là một điều chủ yếu của bí tích Giải tội.Khi xưng tội, các hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà  mình biết đã phạm, sau khi xét mình cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai giới răn sau cùng của bản thập giới; bởi vì các tội này làm cho linh hồn bị trọng thương hơn hết , và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rõ.”(x, SGLGHCG số:1456; giáo luật số 960).

Như thế chắc chắn  không thể nói như anh  em Tin Lành là chỉ cẩn xưng tội trực tiếp với Chúa mà không cần qua trung gian của ai. Dĩ nhiên Chúa tha tội khi ta thực tâm sám hối và xin Chúa thứ tha. Nhưng vẫn cần phải xưng tội với một linh mục  thay mặt Chúa để tha tội, vì Chúa đã ban quyền ấy cho các Tông Đồ trước tiên và sau này cho Giáo Hội ngày nay.

Nghĩa là  khi Giáo Hội thi hành lời Chúa để cử hành các bí tích- cách riêng bí tích Hòa giải để tha tội cho con người  nhân danh Chúa Kitô( in persona Christi), thì chúng ta phải nghe và tuân theo ý muốn của Giáo Hội, cũng là ý muốn của Chúa; nghĩa là xưng tội  với một linh mục  để  nhận lãnh   ơn tha thứ của Chúa qua trung gian của các thừa tác viên con người là Giám mục và  linh mục. Đây là điều các anh  em Tin Lành không  đồng ý với  chúng ta nên họ dạy  các tín đồ của họ chỉ cẩn xưng tội trực tiếp với Chúa mà thôi.

Dĩ nhiên khi ta xưng tội với một linh mục, thì cũng xưng tội với Chúa để xin Người tha thứ cho ta qua trung gian của linh mục. Và đây là ý muốn của Chúa Giêsu   khi Người trao quyền tha tội cho các Tông Đồ xưa và cho Giáo hội ngày nay. Và đó cũng là tất cả ý nghĩa lời Chúa dạy  sau đây:

“Ai nghe anh  em là nghe Thầy.

Ai khước từ anh  em là khước từ Thầy

Mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.” (Lc 10: 16)

Kinh nghiệm thiêng liêng của mỗi người chúng ta cho ta biết rằng  mỗi khi xưng tội – đặc biệt là tội trọng- cách thành thật và với tinh thần sám hối , thì  ta cảm thấy nhẹ nhõm và an vui trong  tâm hồn, một  giác mới lạ của an vui sung sướng nội tâm, khác hẳn với  tâm tình sẵn  có trước khi xưng tội. Điều này chứng  minh cụ thể là Chúa đã tha thứ cho ta qua trung gian của linh mục. Ngược lại, khi có tội trọng  hay nhẹ  mà chỉ xin Chúa tha thứ  nhưng  không đi xưng tội,  thì không bao giờ cảm nghiệm được sự an vui nội tâm như khi xưng tội với một linh mục và nhận lãnh ơn tha thứ ( absolution).

Các anh em tin Lành không thể có được cảm nghiệm thiêng liêng này, dù cho họ có ca tụng lòng thương xót  của Chúa  đến đâu, có sám hối nội tâm và  xin Chúa tha thứ mà không đi xưng tội như người Công giáo. Họ không đi xưng tội vì trước hết họ không công nhận vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc ban phát các ơn sủng của Chúa cho con người, cho nên họ chủ trương đi thẳng tới Chúa là vì vậy.

Vả lại, tất cả  các nhánh Tin Lành( Protestantism) và Anh Giáo ( Anglican Communion) đều không có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession)  nên không có chức linh mục và giám mục để cử hành hữu hiệu các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải,  Sức dầu nệnh nhân và truyền Chức Thánh. Chính vì họ không có chức linh mục hữu hiệu, nên họ không thể có bí tích Thánh Thể và  tha tội cho ai được. Đó là lý do tại sao  họ chủ trương chỉ  cần xưng tội trực tiếp với Chúa, vì họ cho rằng  các thừa tác viên con người như linh mục và giám mục không có năng quyền tha tội cho ai như Giáo Hội Công Giáo tin và dạy..

Một điều quan trọng nữa liên quan đến việc xưng tội cá nhân với một  linh mục là đừng ai lo sợ những tội mình xưng với linh mục có thể bị tiết lộ ra ngoài.

Mọi linh mục đều buộc phải giữ kín những gì hối nhân nói với mình trong tòa giải tôi. Đây là Ấn tòa giải tội (Seal of confessons) mà mọi linh mục buộc phải giữ kín. Linh mục nào vi phạm sẽ  tức khắc  bị vạ truyệt thông tiền kết (đương nhiên mắc vạ và chỉ có Tòa Thánh tháo gỡ mà thôi)  (x giáo luật số1388)

Tóm lại, là người Công giáo,  chúng ta phải nghe và thi hành những gì Giáo Hội là Mẹ dạy bảo thay mặt Chúa Kitô để bỏ ra ngoài tai những gì không phù hợp với giáo lý, tín lý, luân lý và phụng vụ của Giáo Hội.

2- Có được xưng tội qua email hay điện thoại không ?

Chắc chắn là không được,  à Giáo Hội không bao giờ cho phép thực hành này.Lý do là  nó  trái với giáo lý về cách xưng tội đòi hỏi hối nhân phải trực tiếp thú nhận  các tội mình đã phạm với một linh mục, là người  nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) để nghe và tha tội cho mình. (đọc giáo lý trích ở  phần trên).

Lại nữa, tiện đây cũng xin nói thêm là  ngay cả việc xem lễ trên truyền hình, củng  chỉ có ích cho các bệnh nhân ở tư gia hay ở nhà thương,  không thể đến nhà thờ để dự lễ cùng  với cộng đoàn. Xem lễ cách này chỉ giúp thông công với các tin hữu đến nhà thờ dự lễ thực sự, nhưng vẫn thiếu phần hiệp lễ  là  không được rước Mình Mấu Chúa Kitô, như mọi tín hữu đến dự lễ ở nhà thờ. Như thế,  người khỏe mạnh không thể xem lễ trên Truyền hình như phương tiện chu toàn luật buộc tham dự  lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng.

Tóm lại, muốn hiêp thông Thánh Lễ trọn vẹn thì phải đến nhà thờ để hiệp dâng Thánh Lễ cùng với cộng đoàn đức tin. Thánh Lễ trên truyền hình chỉ dành riêng cho các bệnh nhân ở nhà thương , hay người già yếu ở tư gia, không thể đến nhà thờ  để  dự Lễ  được mà thôi.Vả lại, những bệnh nhân hay người già yếu ở tư gia thì không buộc phải tham dự Thánh Lễ  ở nhà thờ hay trên truyền hình. Luật buộc tham dự Thánh Lễ chỉ áp dụng cho những người khỏe mạnh mà thôi.

3- Khi nào được  phép xưng tội tập thể ( communal confessions)?

Thông thường thì phải đi xưng tội cá nhân, nghĩa là xưng tội riêng với một linh mục sau  khi đã xét mình nghiêm chỉnh và sám hối nội tâm, như đã nói ở trên.

Tuy nhiên, trong thực tế, có những hoàn cảnh mà linh mục không thể giải tội cá nhân cho nhiều người trong một thời lượng hạn chế. Thí dụ, khi có thiên tai, bão lụt, đắm tầu, sóng thần  hay động đất gây nguy tử cho nhiều người  ở một địa phương nào, khiến linh mục không thể  có đủ  giờ để nghe từng hối nhân muốn xưng tội trong những hoàn cảnh ấy,.

Lại nữa, trong những dịp trọng đại như Lễ Giáng Sinh, Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh là những dịp có rất nhiều người muốn xưng tội. Nhưng chỉ có một mình cha xứ phải làm mục vụ cho một giáo xứ lớn hay nhiều xứ nhỏ họp lại,thì không thể nào giải tội cá nhân cho một số lớn hối nhân trong một thời gian ngắn được. Do đó, vì nhu cầu mục vụ và  vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, linh mục được phép cử hành bí tích hòa giải tập thể. Nghĩa là cho gom giáo dân lại và giúp họ xét mình, thống hối ăn năn,  rồi ban phép tha tội tập thể cho họ. Nhưng việc này phải được phép trước  của giám mục giáo phận. Vì thế,  ở mỗi giáo phận, giám mục địa phận sẽ cho phép trường hợp nào có thể giải tội tập thể.Nghĩa là, linh mục không thể tự ý  giải tội tập thể  mà không có phép của giám mục  giáo phận; trừ trường hợp nguy tử  như đắm tầu, động đất, chiến tranh,  khiến nhiều người- trong đó có người công giáo - có thể chết mà không kịp xưng tội  cá nhân. Nên nếu linh mục có mặt trong trường hợp này, thì được phép giải tội tập thể cho các tin hữu công giáo trong cơn nguy tử đó.  Nhưng dù được tha tội tập thể trong những trường hợp trên, nếu ai xét mình có tội trọng,  thì-  sau khi qua cơn nguy biến đó-   vẫn buộc phải  đi xưng tội cá nhân  với linh mục.( giáo luật số 961-62).

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn các câu hỏi đặt ra.Amen


Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

7 tai nạn trẻ em hay gặp nhất...

7  tai  nạn  trẻ  em  hay  gặp  nhất  do  lỗi  chủ  quan  của  bố  mẹ  Việt
(Ngày 27 Tháng 1, 2018-giadinhvn.net)

 
Cho con đứng nghịch trong xe đẩy siêu thị, vừa trông con vừa chơi điện thoại... là cảnh không hiếm thấy ở Việt Nam.
Các bé có xu hướng thích khám phá thế giới bên ngoài mà không biết môi trường xung quanh luôn rình rập chứa đựng nhiều mối nguy hiểm. Nếu cha mẹ không để tâm chú ý đến thì có thể gây ra nhiều hậu quả đau lòng.

Dưới đây là những điều các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trông giữ trẻ:

1. Không cho trẻ đứng hoặc leo trèo cầu thang, hành lang

Trẻ nhỏ nhất là các bé trai thường rất hiếu động, luôn tìm tòi những khu vực làm khu vui chơi hoặc leo trèo mạo hiểm. Ngoài việc lắp đặt hệ thống lưới chắn tạo an toàn cho bé, mẹ nên nói với con về độ cao và sự nguy hiểm nếu chẳng may rơi xuống.

Ngoài ra, mẹ không nên để các vật dụng có thể leo trèo gần ban công, cửa sổ như ghế, thang, bàn học...(Ảnh minh họa)

2. Khi ăn uống, cho bé ngồi vị trí an toàn tránh gần nồi, bát canh nóng

Không ít những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ khi đi ăn cùng gia đình. Hồi tháng 9/2017 một nam nhân viên ở Trung Quốc bị trượt chân khi đang bưng nồi nước lẩu, văng vào mặt em bé ngồi chờ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh khi cho con vào nhà hàng ăn uống.

Cho dù ăn uống tại nhà hàng hoặc ở nhà thì mẹ vẫn phải luôn để mắt tới tới con nhỏ và đặc biệt chọn cho bé vị trí ngồi an toàn. Tránh cho trẻ chạy qua lại vì rất có thể va vào đồ vật hoặc người xung quanh.

3. Tuyệt đối không vừa trông con vừa nghịch điện thoại

Các bậc phụ huynh có thói quen vừa nghịch điện thoại vừa chơi với con, thậm chí có những người bỏ con luôn một bên và chỉ quan tâm đến chiếc điện thoại của mình.

Cha mẹ lướt mắt trên điện thoại nhiều lần trong khi họ đang trông con thì đứa trẻ cũng giảm khả năng tập trung. (Ảnh minh họa)


Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cha mẹ lướt mắt trên điện thoại nhiều lần trong khi họ đang trông con thì đứa trẻ cũng giảm khả năng tập trung. Người chăm sóc trẻ mà lơ đãng thì sẽ tác động tiêu cực đến khả năng chú ý của đứa trẻ trong giai đoạn phát triển.

Tại Việt Nam, may mắn rằng chưa có trường hợp nào trẻ tử vong do bố mẹ mải dùng điện thoại, lướt facebook mà quên theo dõi con nhưng những tai nạn như trẻ bị ngã, bị va đập… do bố mẹ không chú ý là điều không hề hiếm gặp trên thế giới và cả ở Việt Nam

4. Không cho bé ngồi hoặc đứng trong xe đẩy ở siêu thị

Trẻ nhỏ hiếu động thường tự ý trèo lên xe đẩy trước mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ. Trọng lượng của bé sẽ làm mất lực cân bằng của xe, nhất là khi bé trèo lên từ một bên hoặc đứng nhún nhảy trên xe đẩy hàng.

Bé có thể bị chấn thương vùng đầu, vùng cổ nếu bị ngã khỏi những chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị vì sự hiếu động của mình. (Ảnh minh họa)


5. Đừng để bé đi thang cuốn 1 mình

Để trẻ đi thang cuốn 1 mình là sai lầm lớn của các bậc phụ huynh vì nguy cơ mắc kẹt giày dép, quần áo sẽ khiến bé bị ngã, thậm chí là cuốn vào thang. Trẻ đi thang cuốn một mình đôi khi còn trượt chân, té ngã vô cùng nguy hiểm, gây thương tích hoặc đe dọa tới tính mạng.

6. Để bé vui chơi trong tầm kiểm soát của người lớn

Bất kể ở đâu mẹ hãy luôn để mắt tới bé vì chỉ cần ra khỏi tầm nhìn của người lớn bé có thể gặp nguy hiểm khó lường. Một số nơi như nhà để xe, chợ…hoặc những nơi công cộng có đông người qua lại rất dễ xảy ra va chạm. Đặc biệt, mẹ không cho bé ra đường một mình mà không có sự kèm cặp của người lớn.

7. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc vật dụng nhà bếp, chất tẩy rửa…

Đồ vật sắc nhọn dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)


Đồ vật sắc nhọn như dao kéo, thuốc, chất tẩy rửa, phích nước nóng… phải được để xa tầm với của trẻ. Vật dụng và các loại hóa chất này có khả năng sát thương cao nguy hiểm tới tính mạng mẹ cần lưu ý.

Theo Thanh Hường


Khổng Tử luận bàn về người quân tử

Khổng  Tử  luận  bàn  về  người  quân  tử
(Thứ năm, 04/08/2016 -tritrhucvn.net)

Bức tranh cổ vẽ Khổng Tử và các học trò của ông (Ảnh: The Epoch Times)


Luận về người quân tử, Khổng Tử cho rằng cần đánh giá dựa trên 4 khía cạnh sau:

1. Đức hạnh
Khi nhận xét về học trò Nhan Hồi của mình, Khổng Tử nói: “Nhan Hồi có được bốn loại đức hạnh của một người quân tử. Một là có ý chí kiên cường trong việc thực hành nhân nghĩa. Hai là khi người khác khuyên can thì có thể nhu thuận mà tiếp nhận. Ba là khi được ban bổng lộc chức tước thì từ tốn, thận trọng thoái lui. Bốn là trong cuộc sống thì thận trọng từ lời nói đến việc làm.”

Còn khi nhận xét về học trò Sử Thu, Khổng Tử nói: “Sử Thu cũng có được ba loại đức hạnh của người quân tử. Một là mặc dù không có địa vị quan lại, nhưng đối với cấp trên vẫn trung thành tận tâm. Hai là dù không lễ bái nhưng đối với Thần linh vẫn vô cùng tôn kính. Ba là đối với bản thân thì vô cùng nghiêm khắc, nhưng lại vô cùng khoan dung với người khác.”

Học trò của Khổng Tử là Tằng Sâm nói: “Con thấy có ba việc mà Thầy làm rất giỏi, nhưng còn thì mãi vẫn không thể làm được. Một là thầy chỉ cần nhìn thấy người khác làm được một việc tốt nào đó là có thể tha thứ cho hàng trăm thiếu sót mà người ấy đã phạm. Hai là thầy nhìn chỗ tốt của người khác cũng như chỗ tốt của mình, tuyệt không ghen tị. Ba là thầy chỉ cần nghe được một câu nói hay nào đó thì sẽ nghiêm túc thực hành trong cuộc sống, tuyệt không buông lơi. Con thấy ba việc này của thầy mà mình mãi vẫn không làm được cho nên, con quả thực vẫn không bằng được Nhan Hồi và Sử Thu.”

2. Kết giao
Khổng Tử nói: “Sau khi ta mất, Tử Hạ sẽ vẫn tiến bộ, còn Tử Cống thì lại một mực thụt lùi.”

Tằng Sâm hỏi lại: “Thầy nói như vậy là vì sao ạ?”

Khổng Tử giải thích: “Tử Hạ luôn kết giao với những người mạnh hơn mình, còn Tử Cống thì lại luôn kết giao với những người không bằng mình. Ta nghe nói, muốn biết rõ về một người nào đó thì hãy nhìn vào cha và bạn bè của người đó để xem xét. Muốn biết rõ tính chất của một mảnh ruộng thì xem sự sinh trưởng của cỏ cây mọc ra trên đó. Cho nên mới nói: “Kết giao cùng với một người tốt, thì cũng giống như gieo trồng hoa lan trong nhà kính vậy. Lâu dần thì không cảm nhận thấy hương thơm nữa là bởi vì ngươi từ lâu vô hình chung cũng đã “nhiễm” mùa hoa lan ấy rồi. Còn kết giao với người không tốt thì cũng giống như cá ở trong chợ. Lâu ngày cũng sẽ không cảm thấy mùi tanh hôi, là bởi vì bản thân cũng đã “nhiễm” mùi tanh ấy rồi. Một thứ nào đó đặt vào thùng thuốc nhuộm màu đỏ thì sẽ có màu đỏ, còn đặt vào thùng thuốc nhuộm màu đen thì sẽ có màu đen. Cho nên, người quân tử nhất định sẽ thận trọng người mà mình kết giao.”

 3. Thận trọng và tự ước thúc bản thân
Khổng Tử nói: “Thuyền nếu không có nước thì sẽ không thể chuyển động được. Nhưng nếu nước mà chảy vào trong thuyền thì thuyền sẽ chìm. Bậc quân vương nếu không có dân thì không thể trị quốc, nhưng nếu dân mà “cưỡi” lên đầu quân vương thì quốc gia cũng sẽ tiêu vong. Cho nên, ở vị trí quân vương thì phải cẩn trọng, còn ở vị trí người dân thì cũng không thể không tự ước thúc, ràng buộc mình.”

4. Đạo của người quân tử
Cao Đình là người nước Tề, đến gặp Khổng Tử nói: “Tôi từ Tề quốc tới gặp tiên sinh là vì muốn học đạo của người quân tử. Hy vọng tiên sinh có thể nói rõ cho tôi biết.”

Khổng Tử nói: “Người quân tử, trong lòng phải bảo trì chính trực, thuần khiết, đây là cái gốc của làm người. Bên ngoài phải khiêm cung thận trọng, thủ hộ tâm chí của bản thân, miệt mài thực hành nhân nghĩa. Người quân tử có tài có đức, khiêm tốn học tập, gặp tiểu nhân bất tài thì tự tránh xa. Đối với người có tài năng thì tuyệt đối không có tâm ghen ghét đố kỵ, mà phải nghiêm túc học tập hành vi và việc làm của họ. Như vậy thì người xa ngàn dặm cũng sẽ đối với ngài như huynh đệ một nhà. Nếu không thể học tập hành vi và việc làm của người quân tử thì cho dù là người ngay bên cạnh cũng không thể ở cùng.

Hơn nữa, chúng ta trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày đều nói nhiều lời như vậy, làm nhiều sự tình như vậy thì việc tránh nói những lời để rước rắc rối vào thân, tránh làm những việc phải hối hận là điều không dễ dàng. Đây chỉ có người thực sự trí tuệ mới có thể làm được. Cho nên, làm việc phải cẩn thận, thận trọng, lúc nào cũng phải chú ý đến ngôn hành cử chỉ của mình. Phải biết rằng, một người cho dù cả đời không làm sai điều gì thì cũng có thể vì một câu nói không thích đáng mà thành “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”. Cho nên mới nói, muốn thành một người quân tử thì nhất định lúc nào cũng phải thận trọng.”


Uyển Như

7 LÝ DO ĐỂ XƯNG TỘI

7  LÝ  DO  ĐỂ  XƯNG  TỘI
(Chủ nhật - 04/02/2018)





ĐGH Gioan-Phaolô II xưng tội hằng ngày, ngài nói: “Theo ơn gọi mà con người nhận từ Thiên Chúa, tìm sự thánh thiện sẽ là ảo tưởng nếu không thường xuyên tham dự Bí tích Hòa giải. Những người thường xuyên xưng tội với ước muốn tiến bộ sẽ thấy những bước dài trong đời sống tâm linh”.
Đây là 7 lý do để thường xuyên xưng tội trong Mùa Chay Thánh (hằng tuần hoặc hai tuần một lần):

1. ƠN THA TỘI LÀ TẶNG PHẨM
Đức Kitô đã trao ban cho chúng ta Bí tích Hòa giải và muốn chúng ta tận hưởng hồng ân qua Bí tích này. Ngài nói với các linh mục tiên khởi, các Tông đồ: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Ga 20:22). Chúa Kitô trao cho chúng ta Bí tích của Ân Sủng và Lòng Tha Thứ vì Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Đó là Tặng phẩm của Lòng Thương Xót chứ không chỉ là nhiệm vụ.

2. CHÚNG TA ĐỀU LÀ TỘI NHÂN
Chúng ta đều là tội nhân, cần phải xét mình và sám hối để lãnh nhận ơn tha thứ.“Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1:8). Chúng ta thường không chân thật với lòng mình và không dùng “thầy thuốc tâm hồn” để giúp chẩn đoán chúng ta về phương diện tâm linh. Nếu bạn đau ở tay hoặc ở lưng, bạn phải đi bác sĩ. Nếu bạn bị đau ở linh hồn qua việc phạm tội, sao bạn không đi chữa bệnh tâm linh – đi xưng tội?

3. XƯNG TỘI LÀ NHẬN HỒNG ÂN
Không nên sợ xưng tội. Xưng tội là bình an. Chúng ta vui mừng lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Bí tích Hôn phối, và Bí tích Truyền chức. Tại sao chúng ta không dùng phương kế xưng tội là cuộc chiến đấu vĩ đại nhất của người tin vào Đức Kitô? Tại sao chúng ta không vui mừng khi được Chúa Kitô tha thứ qua vị linh mục đại diện cho Thiên Chúa và giáo hội?

4. TỘI LỖI DẪN TỚI SỰ CHẾT
Có những tội dẫn đến cái chết: “Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy” (1 Ga 5:16). Tội dẫn đến cái chết và tách linh hồn chúng ta khỏi sự sống vĩnh hằng thuần khiết ở nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự ăn năn và sự tha thứ bảo toàn tâm hồn chúng ta ở trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sự tha tội truyền ân sủng vào tâm hồn chúng ta và “phê chuẩn” sự sám hối của chúng ta.

5. TỘI LỖI GÂY KHÓ CHỊU
Ma quỷ thường đè nặng chúng ta bằng tội lỗi. Tội lỗi có thể là điều tốt nếu chung ta chuyển tội lỗi thành lòng sám hối. Dĩ nhiên ma quỷ ghét điều này, nhưng Thiên Chúa và các thiên thần lại yêu thích điều đó. Do đó, hãy thoát ra khỏi tội lỗi và nghe linh mục nói: “Tôi tha tội cho bạn nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”.

6. XƯNG TỘI KẾT HỢP BẠN TRỌN VẸN VỚI GIÁO HỘI
Khi bạn xưng tội, bạn nhận biết mình đã phạm tội chống lại Thiên Chúa, đồng thời chống lại những người khác, bạn đã làm suy yếu sự làm chứng của mỗi Kitô hữu. Vô tình bạn nói với những người không có niềm tin Kitô rằng: “Tất cả Kitô hữu đều giả nhân giả nghĩa” (All Christians are hypocrites). Khi bạn đi xưng tội, bạn nhận biết mình đã làm đau lòng các Kitô hữu bằng chính tội lỗi của mình. “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12:26). Linh mục đại diện Thiên Chúa và giáo hội nhờ Bí tích Truyền chức, linh mục nhận lời thú tội của bạn và bảo đảm ơn tha tội của Thiên Chúa và toàn thể giáo hội.

7. RƯỚC LỄ LÀM BẠN MẠNH MẼ HƠN
Khi bạn rước lễ, bạn lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô thật, Ngài là Đấng Cứu Độ. Khi bạn xưng tội và rước lễ, bạn được kết hợp với Chúa Kitô qua Bí tích Thánh Thể. Cũng vậy, nếu bạn sống trong tội, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ được lãnh nhận Thánh Thể vì bạn sẽ phỉ báng Chúa Kitô và và đáng nguyền rủa đời đời! Do đó, xưng tội là chữa lành linh hồn và làm sâu lòng yêu mến Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Canterburry Tales)

[Đăng báo ĐMHCG số 378, tháng 2-2018, Xuân Mậu Tuất, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Đàn bà con gái thời nay:..

Đàn  bà  con  gái  thời  nay:
Gái  Tây & Gái  Việt
(Thanh Nguyên sưu tầm)



Sau đây là những dòng chia sẻ của chị Hân Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn đăng trên trang cá nhân. Bài viết đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn bè trên cộng đồng mạng, xin phép trích nguyên văn bài viết của chị để gửi tới độc giả:

“Thấy nhiều người cứ đem ‘zai’ Tây & zai Việt ra so sánh hoài rồi chửi ‘zai’ Việt tan nát! Mình tạm kể ra vài cái so sánh giữa gái Tây & gái Việt, để mọi người coi cho vui nhé!

1. Mới hẹn hò, gái Tây nhìn tình huống thằng ‘zai’ say nắng con khác là bình thường, nếu say con kia quá thì mình đành rút, vì đang là giai đoạn tìm hiểu, không hợp thì thôi. Còn gái Việt sẽ tụm 5 tụm 3 với đám bạn gái, khóc lóc kể lể, chửi thẳng kia là đồ bắt cá 2 tay, sở khanh, lừa lọc.

2. Khi yêu, gái Tây thích gì nói nấy, sẵn sàng theo đuổi người mình “chấm”. Gái Việt mê ‘bỏ xừ’ ra, nhưng cứ õng ẹo, bắt thằng kia phải trồng cây si cây mê, đưa đón chăm bẵm hầu hạ mình, để chứng tỏ tình yêu, vắt nó ra bã thì mới chịu.

3. Sống thử, gái Tây vui vẻ share chi phí của cuộc sống chung. Gái Việt đòi ‘zai’ bao hết, có khi ‘zai’ còn phải nộp tiền cho xài vặt, không bao không nộp thì bị chửi là keo kiệt, tính đàn bà, thiếu trách nhiệm.

4. Make-love (làm tình), gái Tây thoải mái, cởi mở, hợp tác win-win. Gái Việt cứ theo kiểu xin - cho, chán chết được! ‘Zai’ mà khuyến khích, bảo em cứ win-win đi là lên báo kể lể, bảo bạn trai em nó biến thái lắm mấy chị ơi! Hu hu…

5. Kết hôn, gái Tây sẵn sàng trả giá để có cuộc sống riêng tư bằng cách tách hẳn với mẹ chồng, thuê người giữ trẻ hoặc nghỉ việc để tự mình chăm sóc con cái. Gái Việt vẫn muốn mẹ chồng phải giữ con, lau nhà, nấu cơm, giặt giũ cho mình. Mình vẫn đi làm để có cơ hội đi đú, nhưng trong lòng thì coi mẹ chồng như ‘phù thủy.’

6. Có con, gái Tây dạy con tự lập, vợ chồng hục hặc cũng giấu kín bưng không cho con biết. Gái Việt chăm cho con thành búp bê bằng bông & cố dạy con theo “phe” mình. Khi vợ chồng hục hặc, con mà không về phe mình để rình rập báo cáo, nói xấu, kể tội cha là sẽ thấy nó rất đáng trách, trong lòng gái tổn thương ghê gớm!

7. Dù có chồng, gái Tây vẫn duy trì không gian riêng, sở thích riêng, niềm vui riêng, … Gái Việt coi chồng con chính là thế giới duy nhất của mình, khi thế giới đó có tì vết, thì gái thất vọng và đau khổ ghê gớm, trút hết tội lỗi lên đầu chồng vì tội không thể làm mình hạnh phúc. Trong khi chính mình còn chưa chắc làm mình hạnh phúc được, đòi hỏi người ta như vậy có quá quắt không?

8. Gái Tây xem việc lục lọi đồ cá nhân, bóp tiền, điện thoại của chồng là việc đáng xấu hổ. Gái Việt coi việc đó là đương nhiên, léng phéng biết tay bà!

9. Gái Tây chấp nhận việc chồng làm việc nhà rất kém, vẫn khích lệ, để cho chồng tập tành, dần dần làm tốt hơn, chia sẻ việc nhà. Gái Việt thì rú lên khi chồng lỡ tay làm không vừa ý, chửi chồng như chửi con, giành làm hết cho vừa ý mình. Sau đó lê la với bà hàng xóm là chồng em ngu lắm, hư lắm, không phụ giúp được gì, em làm hết, em khổ lắm!

10. Gái Tây có thể hút thuốc, uống rượu, ngồi bàn luận chuyện xã hội với chồng, cùng chồng đi tiếp khách, tiếp sếp. Gái Việt thấy khách chồng tới là đon đả kêu mấy anh ngồi chơi, lật đật nhào vô bếp, nấu nướng tưng bừng cho đầu bù tóc rối lên, vì sợ người ta chê mình không đảm. Tới khi ra ăn mệt quá người ta nói gì cũng chỉ biết cười, chẳng đối đáp gì được, khách về thì trách chồng là sao không quan tâm tới mình, làm mình mất mặt.

11. Gái Tây chấp nhận bạn ‘zai’ thời trẻ là play-boy (dân chơi), nhưng khi kết hôn là phải đàng hoàng, rửng mỡ cái là nó bỏ ngay. Gái Việt đòi phải lấy 1 bạn ‘zai’ ngoan, trong ngọc trắng ngà, nghèo mà hiền, chí thú làm ăn. Đến khi có tiền, zai dở chứng, chơi cho biết hoa biết lá thì gái Việt lại bỏ qua, coi đó là “ngoài chồng, ngoài vợ”, “ăn bánh trả tiền”,… Chỉ sợ ‘zai’ bỏ thì con không cha, của cải theo con khác. Chấp nhận hết lần này đến lần khác, cứ đến thầy bói là kêu ếm bùa cho con kia buông chồng em ra. Còn than em sống vị tha bao dung vậy mà sao em khổ quá? Thầy bói tay cầm tiền, bụng nghĩ, ngu ráng chịu, than gì!

12. Chồng ngoại tình, gái Tây chỉ tập trung trừng trị thằng chồng, kẻ phản bội. Gái Việt thì hạ mình làm mọi cách để lôi kéo chồng trở về, không được thì tổ chức quánh ghen, trừng trị kẻ đôi khi cũng là nạn nhân bị lừa như mình thôi! Vậy mà đã quánh ghen thì quánh rất lớn, kéo cả bạn bè rảnh rang đi theo quánh hôi, không hiểu nổi cả đám bị gì?!

13. Ly dị, gái Tây tỉnh bơ, vì ở Mỹ, thống kê cho thấy kết quả của hôn nhân là khoảng ½ số đó sẽ ly dị, gái Tây sẽ vui vẻ sống, tiếp tục tìm zai khác để khỏa lấp cô đơn, được thì tiếp tục lấy, lấy xong không được lại ly dị, có gì phải xoắn? Gái Việt đau khổ vật vã, chửi đàn ông toàn là cặn bã, có khi trút giận lên những đứa con, hậu ly dị sẽ là địa ngục trần gian. Kết cuộc sau 30 năm thường là 1 bà già cô đơn héo hắt, không ai dám lại gần.

Đấy! Sơ sơ thôi, chưa kể hết là đã ra ngay kiểu đàn bà thích chiếm hữu nhưng lại dựa dẫm, ích kỷ, cứ đòi mọi thứ phải theo ý mình, luôn đổ lỗi cho người khác, thiếu tư tưởng tích cực. Vậy thì đòi ‘zai’ ngon ở đâu ra? ‘Zai’ Việt nó lấy, nó chịu đựng dùm cho là may rồi! Ở đó mà so với sánh!”


Theo WTT