Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Thân phận ngôn sứ


Mon, 28/08/2023 - Huệ Minh

Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả bị chém đầu

St 2:1-8; Tv 139:1-3,4-6; Mt 23:23-26

Thân  phận  ngôn  sứ

          Thánh Gioan tẩy giả là người anh họ của Chúa Chúa Giêsu. Thân mẫu ngài là thánh nữ Êlizabeth và thân phụ ngài là ông Zacaria. Chương đầu tiên của Tin mừng theo thánh Luca thuật lại biến cố sinh nhật tuyệt vời của thánh Gioan. Và Tin mừng theo thánh Marcô, nơi chương thứ 6, các câu 14-29, kể lại những chi tiết tàn bạo về cái chết của Gioan tẩy giả.

          Tin Mừng hôm nay là một thảm kịch diễn ra trong một bữa tiệc, kết thúc thật là bi thảm với cái chết oan nghiệt của Gioan Tẩy Giả. Ông đã bị bỏ tù vì dám quở trách Hêrôđê Antipa về tội ngoại tình lộ liễu. Cuối cùng ông đã phải chết cách bi thảm vì sự thật.

          Trình thuật này khiến ta nghĩ đến số phận đang chờ đón Chúa Giêsu, báo trước cho thấy cuộc khổ nạn, cái chết và cuộc an táng sau này của chính Ngài. Ông Gioan là chính hình ảnh phản ánh Chúa Giêsu, đến độ mới chỉ nghe danh tiếng Chúa Giêsu, vua Hêrôđê đã bị ám ảnh, mường tượng đó chính là hiện thân của Gioan Tẩy Giả trỗi dậy nên mới quyền năng như thế.

        Cả cuộc đời và cả cái chết của ông Gioan đều báo trước cho sứ mạng Tiền Hô, tiền hô cả khi sống và cả lúc chết cho Đấng Cứu Thế. Cái chết của vị Ngôn sứ cuối cùng nói lên số phận của các Ngôn sứ là thế đó. Mở đầu và kết thúc đoạn Tin Mừng này đều nhắc tới Chúa Giêsu, cho thấy cái chết của ông Gioan như mối liên hệ, là báo trước cho cái chết của Chúa Giêsu. “Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Chúa Giêsu.”

          Hêrôđia đã giữ mối hận thù đối với Gioan. Và khi dịp thuận tiện xảy đến, bà đã ra tay sắp đặt để Gioan bị chém đầu. Gioan đã phải chấp nhận những hậu quả nghiệt ngã cho việc giảng dạy chân lý Phúc âm.

          Thánh Gioan tẩy giả rao giảng phép rửa sám hối, chuẩn bị cho người ta đón nhận Đấng Mêsia. Ngài đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu trong dòng sông Giođan và được hưởng kiến niềm vui vì sứ mệnh công khai của Chúa Giêsu đã khởi sự. Gioan tẩy giả đã khích lệ các môn đồ của mình đi theo Đức Chúa Giêsu. Ngài biết rằng danh Chúa phải tỏa sáng ra, còn danh mình phải lu mờ đi. Trong chương thứ nhất Tin Mừng theo thánh Gioan, thánh Gioan tẩy giả nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, chỉ thức tỉnh người ta hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng mà thôi! Thánh nhân mời gọi mọi người hãy sẵn sàng để chuẩn bị đón nhận Đấng Mêsia.

          Gioan không phải là ánh sáng, nhưng Gioan tới để minh chứng về ánh sáng. Vì chứng minh cho Chúa Giêsu là sự thật, là ánh sáng. Gioan đã không bao giờ chịu khuất phục trước những việc chướng tai gai mắt của con người, của xã hội đương thời và của nhân loại. Gioan đã có lần nói: “Có Đấng đến sau ông và ông không xứng đáng cởi giây dép của Ngài”. Gioan quả thực đã tới trần gian để dọn đường cho Chúa Cứu Thế.

          Làm công tác dọn đường, Gioan đã sống đích thực sứ mạng của vị tiên tri. Ngôn sứ phải nói lên sự thật và không bao giờ sợ nguy hiểm cho dù công tác của vị ngôn sứ luôn gặp sự hiểm nguy. Để làm chứng cho Đấng cứu thế, Ngài đã nói công khai với mọi người khi họ lầm tưởng Gioan là Đức Kitô: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Gioan đã lớn lên trong sự minh chứng cho sự thật. Chống lại hành động loạn luân và dâm dật của đôi dâm phụ Hêrôđê và Hêrodias. Gioan Tẩy Giả đã phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời ngôn sứ của mình: cái chết. Hêrôdias vì không chấp nhận sự thật, không chịu nổi lời quở trách của vị tiên tri. Nên đã căm thù tìm cơ hội khử trừ vị ngôn sứ đầy uy tín. Với sự nhảy múa cuồng nhiệt nhân ngày sinh nhật, Hêrodiađê đã làm ngây ngất vua Cha. Cái đầu, vẫn là sự căm tức ngông cuồng của Hêrôdias. Đầu của vị ngôn sứ Gioan Tẩy Giả đã nằm gọn trong chiếc dĩa trước mặt Hêrôđê.

          Thánh Gioan Tẩy Giả đã sống hoàn toàn đúng nghĩa của một vị ngôn sứ chân chính, đích thực, Ngài đã hoàn toàn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa: “Ngài đã không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các Vua Chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã vạch mặt chỉ tên mọi người sống bê tha, tội lỗi. Lời rao giảng sám hối và phép rửa cải tà qui chánh, cải hoá nội tâm của Ngài đã nói lên một sự thực muôn đời: “Tất cả đều phải sám hối và ăn năn”. Thánh nhân đã không chùn bước trước những thế lực mạnh nhất lúc đó là Hêrôđê. Ngài đã can đảm nói lên việc Hêrôđê cướp vợ của anh mình là Philíp, nàng Hêrôđia… Sự can đảm và cương quyết của Ngài đã bị cường bạo đè bẹp bằng lời hứa thật đê hèn và thô bạo. Nhưng cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả đã minh chứng cho chân lý ngàn đời: “Sự thật sẽ giải phóng tất cả”.

          Gioan Tẩy Giả đã chết đi để bảo vệ cho sự thật, minh chứng cho Chúa Giêsu: “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6).

          Gioan Tẩy Giả chỉ là vị ngôn sứ dọn đường cho Chúa Cứu Thế: “Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, để dọn đường cho Chúa đến” (Mc 1,23) và khi Đấng Thiên Sai đến, thánh nhân xác định rõ ràng: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30). Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở nên chứng nhân tuyệt vời và hoàn hảo nhất nơi Đức Kitô Giêsu.

           Dù biết rằng mình sẽ phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời, Gioan Tẩy Giả vẫn nói lên tiếng nói bất khuất của vị ngôn sứ. Mọi tiên tri đều phải trả giá cho lời chứng của mình. Gioan Tẩy Giả đã sống anh dũng, can trường với lời nói của mình. Cái đầu phải trả là giá nặng nề và đáng nguyền rủa nhất của vị ngôn sứ sau cái chết chịu đóng đinh nơi thập giá đối với người Do Thái lúc đó. Gioan Tẩy Giả đã tự xóa nhòa mình để cho Đấng cứu độ lớn lên trong lịch sử nhân loại. Lời chứng và cái chết của Ngài, đã nói lên sự thật muôn đời là Gioan đã hoàn toàn đáp trả hoàn toàn lời mời gọi của Thiên Chúa: “Ngài không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các vua chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý”.

         Gioan Tẩy Giả đã lên tiếng tố cáo bất công và sẵn sàng chết cho công lý. Trong ý nghĩa ấy, ngài là vị tiền hô của Chúa Giêsu, ngài qua đi nhưng tinh thần ngài vẫn sống mãi trong các môn đệ của ngài, và một cách nào đó, ngài cũng sống trong chính con người Chúa Giêsu và nơi mỗi người Kitô hữu. Từ 2000 năm qua, Giáo Hội vẫn sống trong niềm xác tín đó. Chính tinh thần của Gioan Tẩy Giả, của các Tông Ðồ, của các Thánh Tử Ðạo, đã sống mãi trong Giáo Hội và trở thành giây liên kết mọi Kitô hữu.

          Chúng ta cũng hãy hiên ngang nói lên niềm tin và lòng trung thành với Chúa Kitô. Cùng với thánh Phaolô, chúng ta cũng hãy thốt lên: "Không gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô".


28.8

Thánh Augustinô, Gmtsht

St 1:2-5,8-10; Tv 149:1-2,3-4,5-6,9; Mt 23:13-22

Kết Án Tội Mù Quáng

          Augustinô chào đời năm 354 trên đất Phi Châu đầy sức sống. Xuất thân từ một gia đình trung lưu với những khuynh hướng tôn giáo hỗn hợp: Cha chàng là Patricius, một người ngoại đạo sống khá phóng túng, nuôi nhiều tham vọng cho cậu con trai đầy hứa hẹn này. Mẹ chàng là Monica, một Kitô hữu sốt sắng đã dành cho chàng một tình thương đặc biệt sáng suốt, đã phải khuyên răn và khóc lóc nhiều về hạnh kiểm của con mình nhưng cuối cùng đã được chứng kiến cuộc trở lại của Augustinô và đồng thời được Augustinô dẫn lên những đỉnh cao của chiêm niệm và lòng say mê Thiên Chúa.

          Nói về thiếu thời của mình, Augustinô tự nhân: “Tôi chỉ ham chơi”. Cậu bé thần đồng ấy rất sợ đi học, nhưng khi đã bị đẩy đến trường thì cậu trở thành một học sinh ưu tú vượt hẳn các bạn đồng liêu.

          Đặt nhiều hy vọng vào con đường học vấn của cậu, thân sinh đã gửi cậu đến Carthagô là một trong những trung tâm văn hóa trứ danh nhất thời đó. “Tôi đến thành Carthagô, tất cả chung quanh tôi vùng dậy những quay cuồng đam mê ngang trái”.

          Augustinô học hành xuất sắc bao nhiêu thì ăn chơi cũng sành sỏi bấy nhiêu. Chàng đã yêu và yêu tha thiết với sức đam mê mãnh liệt của loài người với một trái tim nóng hổi, với tất cả giác quan nhạy bén. “Lao mình vào tình ái, tôi muốn bị kẹt trong đó luôn”.

          Với tài hùng biện sẵn có, Augustinô tự rèn luyện khoa ăn nói và làm quen với các văn hào la tinh, với các triết gia Hy Lạp. Một hôm tình cờ chàng giở quyển Hortensius của Cicéron, và nhận được ánh sáng bừng chiếu qua những hàng chữ của tác giả.

          “Quyển sách này đã đổi hẳn các tình cảm của lòng con, hướng con về với Chúa, các ước nguyện và ý muốn của con được xoay chiều. Tất cả những ước mộng viển vông trở thành phi lý. Với một sức mạnh phi thường, con thèm muốn đức khôn ngoan bất diệt. Con bắt đầu đứng dậy trở về với Ngài”.

          Từ Carthagô, cuộc sống dần đưa chàng đi tìm kế sinh nhai tại Rôma, Milan. Augustinô nay đã 30 tuổi, với thời gian, nhiều mộng đẹp đã tan vỡ. Những khó nhọc của cuộc sống giúp chàng trưởng thành hơn.

          Cho tới một ngày kia, ơn Chúa đã toàn thắng, như một cơn gió lốc cuốn đi tất cả những do dự, khắc khoải trong lòng Augustinô. Một hôm, ngồi ngoài vườn với một người bạn chí thân, Augustinô nghe tiếng trẻ nhỏ nhẩm câu:

          “Hãy cầm lấy mà đọc”. Nghe vậy, Người mở thánh thư và câu đâu tiên Người đọc là: “Hãy mặc lấy Đức Kitô và đừng thỏa mãn với những đam mê xác thịt”.

          Câu này quả dành riêng cho Augustinô đó. Đây chính là lời đáp của ơn trên. Augustinô chạy báo tin vui này cho mẹ. Bà điềm nhiên trả lời: “Mẹ đã biết mà, Mẹ ở đâu thì con cũng sẽ đến đó”. Sứ mệnh của bà đã chấm dứt, bà mừng rỡ thấy Augustinô bắt đầu cuộc sống mới. Từ nay, Augustinô sẽ rảo bước trên con đường của Luật Chúa.

          “Dưới sự hướng dẫn của Ngài, Lạy Chúa, con đã bước vào chính thâm tâm con. Con đã làm được điều đó nhờ sức Chúa nâng đỡ.”

          Sau khi khám phá Thiên Chúa là Đấng đáng để cho ta bán hết tất cả để đi theo, Augustinô quyết tâm rút vào sa mạc sống ẩn dật để được thưởng thức Chúa, nhưng Augustinô sẽ không bao giờ được sống ẩn dật lâu. Danh tiếng của ngài đã được truyền lan, dân chúng theo đuổi Augustinô xin ngài hướng dẫn họ, xin ngài cố vấn cho họ trong công ăn việc làm, chỉ dẫn cho họ đường ngay nẻo chính.

          Một hôm, trong khi dự lễ tại Hippone, dân chúng nảy ra ý kiến: Augustinô sẽ làm Linh mục của họ, và hơn thế nữa sẽ là Giám Mục chăn dắt học. Ý dân là ý trời, ngay lúc đó Augustinô được tôn làm làm Linh mục và sau một thời gian Augustinô trở thành Giám Mục của dân.

          Vì mến Chúa đi đôi với yêu người, Augustinô mang tất cả kinh nghiệm, kiến thức rộng lớn của mình để phục vụ anh em. Nhưng trên hết mọi sự, Augustinô là con người của tình yêu: Ngài dành trọn vẹn tất cả khả năng yêu đương cho Chúa và cho anh em, điểm nổi bật của Ngài là một trái tim nóng hổi.

          Năm 430, sau một cơn hấp hối, Augustinô về với Chúa, Đấng mà Ngài đã tha thiết mến yêu.

           Toàn chương 23 Phúc Âm thánh Mátthêu ghi lại những lời kết án của Chúa Giêsu đối với các Luật sĩ và Biệt phái. Nhưng trước khi công bố 7 lời kết án đó, tác giả Mátthêu ghi lại nhận định chung của Chúa Giêsu (c.1-12): Chúa Giêsu, Ngài đề ra luật sống mới cho tất cả những ai muốn theo Ngài, Ngài là vị thầy duy nhất thay thế Môsê và các vị thầy nhân loại khác, Ngài muốn cho các môn đệ đừng rơi vào thái độ của những Luật sĩ và Biệt phái: mù quáng, giả hình, vụ hình thức, chú trọng đến cái phụ thuộc mà bỏ quên giáo lý làm linh hồn cho những hình thức bên ngoài.

          Ba lời lên án của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay có cùng một điểm chung là sự mù quáng. Vì mù quáng, các Luật sĩ và Biệt phái chẳng những không được vào Nước Trời, mà còn cản trở những ai muốn vào đó; vì mù quáng, họ chỉ muốn khoe khoang lòng nhiệt thành tông đồ của họ, chứ không thực sự nhằm đến ơn cứu rỗi của những người họ muốn đưa về cùng Chúa; vì mù quáng, họ thay đổi luật Chúa theo ý riêng để có lợi cho cá nhân, chứ không thực sự màng đến luật Chúa.

          Ðó là ba lời kết án của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã tự ví mình như người chăn chiên nhân lành đi tìm chiên lạc, như thầy thuốc cần cho bệnh nhân, như một Vị Thiên Chúa quyền năng sẵn sàng tha thứ và giải phóng con người tội lỗi. Thế nhưng, Ngài đã không sợ đưa ra những lời kết án mạnh mẽ, thẳng thắn: "Khốn cho các ngươi", không phải vì Ngài không còn lòng nhân từ và tha thứ, nhưng vì sự cứng lòng chai đá của con người đã đến mức tột cùng; không hoán cải khỏi thái độ giả hình, mù quáng, lạm dụng tôn giáo, con người không thể hưởng được tình yêu thương nhân từ của Thiên Chúa.

          Ước gì Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta khỏi thái độ mù quáng, khép kín, tư lợi, và cho chúng ta biết sống khiêm tốn, chân thành trước mặt Chúa và đối với anh em, để chúng ta xứng đáng hưởng chúc lành của Chúa.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

TRÁCH MẮNG

 

Sun, 27/08/2023 -Trầm Thiên Thu

TRÁCH  MẮNG

Kinh Thánh nói: “Trăm roi đánh người dại không bằng một lời mắng người khôn.” (Cn 17:10) Còn đối với trẻ nhỏ, Kinh Thánh nói: “Có chịu đòn chịu mắng mới nên khôn, trẻ con thả lỏng gây tủi buồn cho mẹ.” (Cn 29:15)

Trách mắng (trách móc, trách cứ) là chuyện tế nhị. Người ta thích tránh né, đổ lỗi cho người khác, chứ ít ai dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi là người chân thật và can đảm, thực sự khiêm nhường. Joseph Brodsky nói: “Khi đổ lỗi cho người khác, bạn tự làm suy yếu quyết tâm thay đổi bất cứ điều gì.” Và còn hơn thế nữa, bởi vì “việc đổ lỗi rất lãng phí thời gian, dù tìm thấy bao nhiêu lầm lỗi ở người khác và có trách móc họ bao nhiêu thì điều đó cũng không thay đổi con người của bạn.” (Jack Canfield) Tưởng khôn mà dại! Còn Oscar Wilde nói: “Có niềm vui sướng trong việc tự trách mình. Khi ta quy lỗi cho mình, chúng ta cảm thấy không ai có quyền đổ lỗi cho chúng ta nữa.” Tưởng dại mà khôn!

Trách mắng cũng phải có nghệ thuật – có khi cần nói thẳng, có khi chỉ cần bóng gió. Thánh Mátthêu cho biết rằng Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết “bí mật” bất ngờ: Ngài phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Vốn dĩ ngư dân chân chất, tính nóng như lửa và thẳng như ruột ngựa, ông Phêrô liền kéo riêng Ngài ra và nói: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16:22)

Chúa Giêsu liền quay lại “phang” liền bằng một câu rất nặng: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” (Mt 16:23) Ôi chao, Phêrô là “tổ trưởng” mà Thầy cũng chẳng nể nang gì hết. Nhưng phải vậy, vì Chúa Giêsu luôn thẳng thắn, không phải cứ làm lớn thì có thể làm láo. Càng làm lớn càng phải làm gương, đó mới là người lãnh đạo đích thực. Có lẽ Chúa Giêsu chưa nguyền rủa ai nặng như trách mắng Phêrô – vị giáo hoàng tiên khởi. Phải vậy thì Phêrô mới không dám lên mặt, phải xem lại mình mà khiêm nhường. Ngày nay một số người lạm dụng chức quyền vì ảo tưởng.

Trong tình huống này, chúng ta thấy tính cách của ông Phêrô rất bộc trực, chân thật, nghĩ sao nói vậy, không rào trước đón sau. Ông là dân chài chính hiệu, ít học, không giỏi giang hơn người khác, không nổi trội, nhưng Chúa Giêsu vẫn chọn ông làm “hoa tiêu” của Giáo Hội, làm “đá tảng” để xây dựng Giáo Hội, vì Ngài biết rõ tâm địa ông thẳng thắn và khiêm nhường. Thiên Chúa cần người khiêm nhường, dù không giỏi, Ngài không cần người giỏi mà kiêu ngạo. Chính Thần Khí Thiên Chúa sẽ tác động: “Đức Khôn Ngoan mở miệng người câm, và cho lưỡi trẻ thơ nói năng dễ dàng.” (Kn 21:25) Ai khiêm nhường thì có Chúa, và có Chúa là có tất cả. Tấm gương Thánh Gioan M. Vianney còn tỏa sáng mãi muôn đời.

Điều kiện khả dĩ trở nên môn đệ được Chúa Giêsu đề cập: “Ai muốn theo Thầy, phải TỪ BỎ chính mình, VÁC THẬP GIÁ MÌNH mà theo. Quả vậy, ai muốn CỨU mạng sống mình thì sẽ MẤT; còn ai LIỀU MẤT mạng sống mình vì Thầy thì sẽ TÌM ĐƯỢC mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16:24-26) Chẳng có ai ra điều kiện “ngược đời” như Chúa Giêsu. Khi muốn người khác về phe với mình, người ta đưa ra những điều kiện “béo bở,” được lợi này ích nọ, chứ chẳng ai dám hứa hẹn về sự đau khổ. Các công ty muốn có nhân viên giỏi thì hứa hẹn lương bổng cao, các tổ chức muốn có nhiều thành viên thì hứa hẹn nhiều lợi lộc. Chúa Giêsu hoàn toàn khác, vậy mà càng ngày người ta càng nghiệm ra “ẩn số” trong tính cách độc đáo của Ngài và muốn theo Ngài. Thật lạ lùng!

Sinh thời, ông Mohandas Karamchand Gandhi (1869–1948) là nhà ái quốc chủ trương bất bạo động, được dân Ấn Độ coi là “cha già” và “vị thánh,” cũng đã thần tượng Chúa Giêsu sau khi đọc Kinh Thánh, đặc biệt là Bài Giảng Trên Núi. Ông nhận định: “Tôi không cần biết có một Chúa Giêsu trong lịch sử hay không, nhưng những gì Người dạy trong Bài Giảng Trên Núi là sự thật. Đối với tôi, Thiên Chúa là sự thật và tình yêu. Ngay lần đầu tiên đọc cuốn Tân Ước, tôi không hề tìm thấy chỗ nào bày về sự yếu đuối hay nhát đảm của Chúa Giêsu. Không phải qua gươm giáo, nhưng qua thái độ chịu đau khổ sẽ giúp cho người ta đánh giá được bản lãnh và nhân đức của một con người. Ở đâu có yêu thương, ở đó có sự sống.” Chỉ có người giỏi mới nhận ra tài năng và cái giỏi ở người khác. Và người thực sự giỏi sẵn sàng tin nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể làm người.

Chữ nghĩa cũng có điều kỳ diệu: Chữ SANTA (thánh) và SATAN (ma quỷ) chỉ khác nhau ở cách xếp mẫu tự. Cách đảo tự có thể trở thành tốt hoặc xấu. Sai một ly đi một dặm. Cách sống cũng tương tự. Đôi khi cứ tưởng là “bác ái” nhưng thực chất lại là “bái ác.” Khoảng cách để làm Thánh hoặc làm Quỷ thật là mong manh!

Chúa Giêsu không hứa hẹn mà chỉ giải thích: “Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ THƯỞNG PHẠT AI NẤY XỨNG VIỆC HỌ LÀM.” (Mt 16:27) Thêm một ngày mới là thêm một khoảng sống, nhưng cũng là bớt một khoảng sống, nghĩa là cuộc đời mỗi người cứ dần ngắn lại, thời gian cứ dần dần khép lại để mở ra Thời Điểm Cánh Chung...

Việc trách mắng có liên quan vấn đề giáo dục – và cũng là chuyện muôn thuở. Kinh Thánh nói: “Con người do Thiên Chúa làm nên, vốn đơn sơ ngay thẳng, nhưng chính họ lại đi tìm đủ chuyện rắc rối quanh co.” (Gv 7:29) Con người cần tái giáo dục vì đã phạm tội. Mỗi thời mỗi khác về cách giáo dục, nhưng trọng tâm vẫn là muốn hoán cải người ta nên tốt hơn theo “bản gốc” của con người là “tính bổn thiện.” Ngày nay, tuy hình thức trừng phạt thể lý không được đề cao, nhưng đôi khi vẫn thực sự cần thiết. Vả lại, “Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt.” (Dt 12:6) Mẹ Teresa Calcutta cho biết: “Khi đau khổ xuất hiện trong cuộc đời bạn, hãy nhớ rằng buồn phiền và đau khổ là nụ hôn của Chúa Giêsu, dấu chỉ cho thấy bạn ở gần Ngài tới mức Ngài có thể hôn bạn.”

Trách mắng để sửa dạy – sửa dạy vì yêu thương chứ không ghét bỏ, nhưng phải cương quyết: “Hãy nghiêm khắc sửa dạy họ, để họ có một đức tin lành mạnh.” (Tt 1:13) Ngoài ra, người được sửa dạy không nên tự ái, nghĩa là phải biết khiêm nhường, phục thiện và chấp nhận: “Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy.” (Dt 12:7) Triết gia Tuân Tử (313-238, thời Chiến quốc, nước Sở, Trung Hoa) phân tích: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.”

Điều gì xảy ra hợp ý mình thì người ta cho đó là may mắn, điều gì xảy ra không hợp ý mình thì người ta cho đó là xui xẻo. Thật ra chẳng có gì là hên – xui, may – rủi, chỉ là cách so sánh của con người mà thôi. Kinh Thánh nói: “Người khôn ngoan biết thinh lặng chờ dịp tốt, còn kẻ bép xép, dại khờ lại bỏ lỡ cơ may. Kẻ nhiều lời sẽ bị chán ghét, người hiếu thắng thì bị khinh chê.” (Hc 20:7-8) Người ta cũng nói: “Mình tính không bằng trời tính.” Một khái niệm đầy chất tâm linh. Rõ ràng tất cả mọi sự xảy ra không ngoài Thánh Ý Chúa. Có những mơ ước cháy bỏng nhưng rồi tan thành mây khói, có những điều mình không dám nghĩ tới thì lại xảy ra bất ngờ.

Có những điều tưởng là “trời cho” mà chỉ là “trò chơi,” có những điều tưởng chỉ là “trò chơi” thì lại là “trời cho.” Thực tế cho chúng ta thấy có những điều nghịch lý mà không trái ngược – gọi là nghịch-lý-thuận, và có những điều thuận lý mà lại “nghịch” – gọi là thuận-lý-nghịch. Một điều hiển nhiên: Thập Giá là đau khổ, là xui xẻo, nhưng chính Thập Giá lại trở nên hạnh phúc, là cái hên. Con người không thể hiểu hết hoặc biết chính xác nên cho là hên – xui. Khoa tâm lý học cũng chỉ suy luận từ những gì đã xảy ra nhiều lần ngẫu nhiên trùng hợp.

Kinh Thánh cũng đề cập những nghịch lý: “Có khi lâm nạn lại thành công, gặp may mà hóa thiệt thòi.” (Hc 20:9) Liên quan vấn đề “hên – xui,” có câu chuyện “Tái Ông mất ngựa” mà ai cũng biết. Cái mà chúng ta gọi là xui thì lại là hên, cái mà chúng ta cho là tốt có thể là xấu. Chỉ có Thiên Chúa biết. Ngay cả những gì chúng ta cho là tự nhiên thì cũng chẳng tự nhiên, mà là cách Thiên Chúa quan phòng và tiền định. Chính Chúa Giêsu đã xác định: “Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi.” (Lc 12:7)

Thiên Chúa toàn năng, toàn tri, chúng ta không thể nào hiểu hết Ý Chúa nhiệm mầu, vì thế chúng ta chỉ có thể cúi đầu và thân thưa: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.” (Tv 63:2-3) Chúng ta làm như vậy không phải vì miễn cưỡng hoặc “bị triệt buộc,” mà vì khiêm nhường chân nhận Thiên Chúa là Đấng duy nhất.

Thánh Vịnh gia vừa lý giải vừa xác tín với tư cách đại diện cho mỗi chúng ta: “Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.” (Tv 63:4-6) Ôi, thật là niềm vui trào dâng, chúng ta thực sự hạnh phúc sống trong sự quan phòng và sự chăm sóc của Thiên Chúa: “Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui. Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Tv 63:8-9)

Khiêm nhường là nhân đức, người đời còn yêu quý huống gì Kitô hữu. Vì thế, tính cách của mỗi Kitô hữu phải là khiêm nhường. Không khiêm nhường sao được, bởi vì chúng ta chỉ là tội nhân đáng án tử, nhưng được Thiên Chúa thương xót nâng lên khỏi chốn bùn nhơ hôi tanh để được làm con cái của Ngài. Phép lạ cả thể! Chúng ta đang “xui” mà “hên” nhờ Thiên Chúa nhân hậu. Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12:1-2)

Cuộc đời tín nhân là chuỗi dài hoán cải, tu tâm sửa tính, thay đổi tính nết để có thể hoàn thiện mỗi ngày một hơn như lòng Chúa mong muốn. Đó là cách đáp lại Lòng Chúa Thương Xót vô biên và vô điều kiện, vì chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5:48)

Người ta đã ghét Chúa Giêsu Kitô đến nỗi giết chết Ngài chỉ vì ganh tỵ. Ngài có tính cách “khác người,” nhưng rất độc đáo: Thẳng thắn, cương trực, dứt khoát, nhưng khiêm nhường và nhân hậu. Ngài nói ít mà làm nhiều. Ngài rất ghét những kẻ ba hoa, nói hay mà làm dở, ưa chỉ tay năm ngón, thích ăn trên ngồi trước, phe cánh, ưa hình thức, tự tôn,... Nói chung là dạng giả hình theo kiểu Pharisêu. (Mt 23:2-7; Mc 12:38-40; Lc 11:39-46; Lc 11:52; Lc 20:45-47)

Đối với những người thích làm “ông này, bà nọ,” khoái “có tiếng” hơn “có miếng,” Ngài khuyến cáo: “Hãy phục vụ, đừng hưởng thụ.” (Mt 20:28; Mc 10:45) Thực tế không như người ta tưởng! Dale Carnegie phân tích: “Sự mệt mỏi thường không xuất phát từ công việc, mà từ lo lắng, thất vọng và oán trách.” Và Shannon Alder nói: “Sự giận dữ, oán trách và ghen tuông không làm thay đổi trái tim người khác, chúng chỉ khiến trái tim bạn thay đổi.”

Cách quyến rũ của Thiên Chúa không giống như cách của loài người. Người ta HỨA HẸN đủ thứ bằng những lời đường mật, còn Thiên Chúa lại quyến rũ bằng cách không HỨA gì “ngon lành” hoặc “béo bở” mà Ngài HẸN những thứ hoàn toàn trái ý của phàm nhân chúng ta: HẰNG NGÀY PHẢI TỪ BỎ MÌNH và VÁC THẬP GIÁ. Thế mà ngôn sứ Giêrêmia vui mừng thổ lộ: “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng.” (Gr 20:7) Thật lạ lùng biết bao!

Lạy Thiên Chúa chí minh chí thiện, con đã phạm bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu lần con đã phản nghịch, đã đắc tội với Ngài, xin cho con được biết. (G 13:23) Xin sửa trị con theo lẽ công minh, chứ đừng theo cơn thịnh nộ, kẻo con phải co rúm. (Gr 10:24) Xin soi sáng để con biết hoán cải đúng Ý Ngài, và xin cho con được công chính hóa. Con chân thành cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Vỏ gối chứa lượng vi khuẩn gấp 17.000 lần so với bồn cầu

 

Thứ sáu, 25/8/2023, VnExprss.net

Vỏ  gối  chứa  lượng  vi  khuẩn gấp  17.000  lần  so  với  bồn  cầu

MỸNghiên cứu mới chỉ ra rằng sau một tuần sử dụng, vỏ gối chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 17.000 lần so với bồn cầu.

Nghiên cứu do công ty AmeriSleep phối hợp Viện Spencer thực hiện. Để kiểm tra, các nhà khoa học yêu cầu tình nguyện viên không giặt ga trải giường trong vòng 4 tuần. Ở giai đoạn cuối của thử nghiệm, họ phát hiện vỏ gối chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 39 lần bát ăn dành cho thú cưng, ga trải giường có số vi khuẩn gấp 5,4 lần hộp đựng bàn chải đánh răng. Sau một tuần không giặt, lượng vi khuẩn bám trên vỏ gối gấp 17.000 lần so với bệ toilet.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy 4 chủng vi khuẩn chính có trong ga giường là vi khuẩn gram âm (41,45%), gram dương (24,94%), trực khuẩn (23,38%) và cầu khuẩn gram dương (10,23%).

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, hầu hết vi khuẩn gram âm đều nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Mặt khác, trực khuẩn là nguyên nhân chính gây ngộ độc và nhiễm trùng thực phẩm.

Theo một cuộc khảo sát của YouGov công bố năm 2014, 33% người dân giặt ga trải giường một tuần một lần, 14% làm điều này sau một tháng. Năm 2015, Yahoo cũng thực hiện một cuộc khảo sát thói quen với hơn 1.100 độc giả. Kết quả, chỉ 44% phụ nữ giặt ga trải giường một tuần một lần, 31% giặt hai lần một tháng và 16% giặt mỗi tháng một lần. 32% còn lại cho biết họ hiếm khi thay vỏ gối.



Gối chứa lượng vi khuẩn gấp 17.000 lần so với bệ toilet. Ảnh: Freepik

Các chuyên gia cho biết khi nằm trên giường, cơ thể sẽ thải ra lớp da chết cùng bụi bẩn, mồ hôi sau cả ngày. Sau khi rửa mặt hoặc tắm, mỹ phẩm và kem dưỡng da vẫn có thể đọng lại trên giường. Mạt bụi và các chất gây dị ứng có thể tích tụ dần theo thời gian, tìm đường xâm nhập vào gối đệm.

Mạt bụi là loại động vật chân đốt cực nhỏ, thường xuất hiện trong các hộ gia đình. Chúng không cắn người, nhưng gây phát ban, kích ứng da, có khả năng khiến các triệu chứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài mạt bụi, giường còn chứa nhiều loại nấm. Một nghiên cứu trên tạp chí Allergy tiết lộ gối lông vũ sử dụng trên 1,5 năm chứa tới 16 loại nấm, phổ biến nhất là Aspergillus fumigatus, có thể gây bệnh aspergillosis, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và ghép tủy xương. Nấm cũng có thể khiến bệnh hen suyễn ở người lớn thêm nghiêm trọng.

Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến cáo người dân nên thay ga trải giường, vỏ gối hàng tuần. Nếu bạn nuôi thú cưng ngủ trên giường, nên thay ga trải giường ba đến bốn ngày một lần. Vệ sinh chăn bông, vỏ chăn hai đến ba tháng một lần; cứ 6 tháng một lần hoặc lâu hơn cho đệm.

CHÂN DUNG LINH MỤC

 

Thu, 24/08/2023 - Lm Nguyễn Văn Nghĩa

CHÂN  DUNG  LINH  MỤC

Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, nhiều linh mục phân trần cách dí dỏm rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể là thế, tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi như là tất yếu.

Theo cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh, quyền hiến dâng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, quyền tha các tội đã phạm sau khi được rửa tội qua bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu (J. A. Hardon). Theo giáo huấn Công đồng Vaticanô II, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis nhấn mạnh linh mục là Kitô hữu đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác để nên đồng hình đồng dạng với Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử (x.GH số 28).

1. Là người lãnh đạo và là người thầy: Chúa Giêsu đã từng khẳng định rõ ràng: “Anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời, chỉ có một Thầy và một vị lãnh đạo là Đức Kitô” (x.Mt 23,8-10). Dưới ánh sáng đức tin, nếu xét Cha là cội nguồn của mọi hiện hữu và mọi điều thiện hảo thì chỉ có một Cha là Đức Chúa Trời Ngôi thứ Nhất. Nếu xét người thầy như là người truyền giảng chân lý không hề sai lầm thì duy chỉ có Chúa Kitô mới thực là thầy. Và nếu xét người lãnh đạo là người dẫn dắt tha nhân không hề lầm đường, lạc lối thì cũng chỉ một mình Đức Kitô mới thực là người lãnh đạo. Các mục tử trong giáo hội dù vai cao vị trọng, dù được gọi là cha hay đức cha, dù được phong làm thầy dạy chân lý, dù được gọi là lãnh đạo tối cao một giáo phận hay cả thế giới thì cũng chỉ là những người được thông phần vào phụ tử tính của Cha trên trời, thông phần vào vai vị làm thầy, làm người lãnh đạo của Chúa Kitô. Vì được thông phần nên có đó sự hạn chế, sự bất cập vốn là lẽ tất nhiên.

Vai trò làm thầy và phận vụ lãnh đạo của Đức Kitô là hướng dẫn nhân loại nhận biết chân lý, thúc giục con người tìm kiếm, đón nhận chân lý để được cứu độ. Chúa Kitô đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì đi theo Người (x.Ga 18,37). Khi đứng đầu trong một tập thể là giáo xứ hay một cộng đoàn, các linh mục phải biết tổ chức các sinh hoạt, đề ra đường lối hoạt động, để gìn giữ và làm phát triển tập thể được giao phó. Việc tổ chức các đoàn thể, lập ra các ban bệ, việc đề ra các chương trình sinh hoạt…đúng là cần thiết. Tuy nhiên những hình thái tổ chức, sinh hoạt ấy không phải là điểm đến của linh mục trong vai trò lãnh đạo và là người thầy. Mục tiêu hàng đầu và không thể thiếu của linh mục khi lãnh đạo đoàn chiên đó là giúp đoàn chiên nhận biết chân lý, ái mộ chân lý và đón nhận chân lý bằng mọi giá để được cứu độ. Như thế trọng tâm của vai trò linh mục là giúp đoàn chiên biết phân biệt các giá trị, không chỉ biết phân biệt điều tốt với điều xấu mà còn phải biết phân biệt giữa điều tốt ít với điều tốt hơn, theo bậc thang giá trị để rồi biết vượt qua cả những điều tốt hữu hạn mà chọn lấy điều tốt nhất.

Để có được khả năng này thì ngoài sự học hỏi tìm tòi nghiên cứu, người linh mục không thể thiếu một điều căn bản đó là cầu nguyện. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta ở việc này. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường xuyên lên núi hay vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện cùng Chúa Cha (x.Mc 1,35). Để có thể lãnh đạo dân thoát ra khỏi cảnh nô lệ mà vào đất hứa, nhất là để huấn luyện dân trở thành một dân tuyển lựa thì Môsê ngày ngày vào Trướng Tao Phùng để hội ngộ, đàm đạo cùng Thiên Chúa (x.Xh 32,7-11).

Một trong những nghệ thuật lãnh đạo đó là không bao giờ làm một mình mà biết sử dụng nhân sự, biết dùng người đúng việc, hợp khả năng. Dù là Con Thiên Chúa, là Đấng mà không có sự gì là không thể, Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai tông đồ và thêm bảy mười hai môn đệ để công tác với Người trong việc loan báo tin mừng. Môsê sau khi được nhạc gia hiến kế “đã chọn trong toàn dân những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người…” (x. Xh 18,13-27).

Một vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo là chọn người cho việc hay chọn việc cho người? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta liên tưởng đến tình trạng bố trí nhân sự trong nhiều tổ chức xã hội, nhất là trong xã hội Việt nam chúng ta một thời gian đã qua và có thể còn tồn tại trong hiện nay. Đã có lúc, có thời người ta tìm việc cho nhân sự để giải bài toán nhân sự của mình. Như thế vô tình người ta xem nhẹ ích lợi của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà đã có nhiều trường hợp, có người thú nhận công khai rằng tôi không có khả năng, nhưng vì do tổ chức phân công, nên chuyện sai sót là do khách quan, do cơ chế…Trái lại, một nhà lãnh đạo có tâm có lòng thì luôn lấy đại sự làm trọng, lấy lợi ích của quần chúng nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Và như thế người lãnh đạo công tâm sẽ luôn tìm người cho việc chứ không ngược lại.

Một phẩm tính nữa của người lãnh đạo chân chính đó là luôn liên đới trách nhiệm với cộng sự viên, luôn biết cảm thông và đồng phận với những người mình chăm nom, hướng dẫn. Cung cách hành xử của ông Môsê cho ta hiểu thế nào là liên đới với số phận của đoàn dân mình lãnh đạo. Nhiều khi Thiên Chúa đã như hết kiên nhẫn trước sự phản phúc của dân mà Người đã ưu ái tuyển lựa, dẫn dắt ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đói một chút họ cũng la toáng, khát một tí họ cũng phản loạn, chán chê mùi vị Manna lại nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ đến nỗi không muốn sống đời tự do mà phải vất vả, thà làm nô lệ mà có cái ăn… Thiên Chúa đã từng đe dọa tiêu diệt họ và cho Môsê trở thành tổ phụ một dân tộc thay thế. Môsê đã hoàn toàn đứng về phía dân để cầu xin Chúa tha thứ. Có lần ông đã như “chơi khăm” Thiên Chúa để mong Người thu hồi cơn giận: “Lạy Chúa là Đức Chúa, xin đừng hủy diệt dân Ngài, cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền đưa ra khỏi Ai Cập. Xin nhớ đến các tôi tớ Ngài là ông Abraham, ông Isaác và ông Giacóp, xin đừng để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và tội của dân này, kẻo tại miền đất từ đó Ngài đã đưa chúng con ra, người ta lại nói: Chính vì Đức Chúa đã không thể đưa chúng vào đất Người đã thề hứa với chúng, và chính vì ghét chúng mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong sa mạc!” (Đnl 9,26-28).

Sự liên đới trách nhiệm của Đấng là Môsê mới, Giêsu Kitô, đã được bốn tin mừng minh chứng cách rõ nét. Chọn gọi môn đệ xong, Chúa Giêsu huấn luyện họ đủ đầy các phương diện. Những lần sai đi thực tập truyền giáo thì không thiếu những lời căn dặn thiết yếu cùng việc trao ban quyền năng trên các thần ô uế và bệnh tật. Khi đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người khẩn khoản nài xin Cha gìn giữ những kẻ mà Cha đã ban cho Người (x.Ga 17,9-19 ). Trước đám đông quân lính tìm bắt Người tại vườn cây dầu, Người đã tìm cách che chở môn sinh cho đến cùng (x.Ga 18,8).

Chúa Giêsu không chỉ liên đới với các môn đệ mà còn với mọi người, với cả những người vì ganh tương đố kỵ mà loại bỏ Người. Vốn sang giàu, Người đã tự nguyện nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu (x.2Cor 8,9-12). Vốn vô tội, Người đã tự nguyện mang kiếp tội nhân để chúng ta được thứ tha. Ngay phút giây hấp hối trên thập giá, Người cũng không quên nài xin chúa Cha tha tội cho những kẻ giết Người (x.Lc 23,34).

2. Là vị mục tử nhân lành và là con chiên ngoan hiền: Hình ảnh vị mục tử nhân lành được minh họa nhiều trong Thánh Kinh và Kitô hữu chúng ta vốn đã rất thân quen. Dưới cái nhìn của Thánh Kinh, đặc biệt qua sách ngôn sứ Êdêkien và Tin mừng Thánh Gioan chúng ta cùng phác họa đôi nét về chân dung vị mục tử nhân lành.

- Sự hiện hữu của vị mục từ là vì đàn chiên và cho đàn chiên. Trước hết chúng ta cần khẳng định chân lý này: Sẽ không có mục tử nếu không có đàn chiên. Không có chiên thì cũng chẳng cần có sự hiện hữu của mục tử. Mục tử chỉ là mình trong tương quan với chiên. Bí tích truyền chức thánh là bí tích mang tính cộng đoàn, nghĩa là vì cộng đoàn, cho cộng đoàn. Sẽ không còn ý nghĩa hay sẽ là một dấu phản chứng khi mục tử chỉ biết sống cho mình. Ngôn sứ Êdêkien đã nói thay Thiên Chúa những lời chúc dữ: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn…Ta lấy mạng sống Ta mà thề ... Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta…” (Ed 34).

-Mục tử nhân lành là người biết chiên: Cái “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là một sự gắn bó, đồng thân, đồng phận như trong nghĩa tình phu thê (x.St 4,1; 25). Khi đã có cái sự “biết” như thế giữa mục tử và đàn chiên thì mục tử sẽ luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến dòng suối mát, đến đồng cỏ xanh tươi, đồng thời đi trước đàn chiên để bảo vệ chiên khỏi nanh vuốt của sói dữ, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên, chứ không bỏ chạy lấy thân như kẻ chăn thuê (x.Ga 10,1-18).

Là kẻ trộm, kẻ cướp trong vai vị mục tử thì xem ra rất hoạ hiếm. Tuy nhiên trong thực tiễn có đó sự nhập nhằng đen trắng giữa hình ảnh mục tử và người chăn thuê. Người chăn thuê vẫn đường đường chính qua cửa ràn chiên tức là được lãnh nhận thánh chức cách hữu hiệu và hợp pháp. Không khác gì mục tử, người chăn thuê vẫn biết chiên và dẫn chiên đến đồng cỏ xanh và nguồn nước trong lành nghĩa là vẫn chu toàn bổn phận rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích cũng như chăm sóc mục vụ. Tuy nhiên xin đừng quên rằng đã là chăn thuê thì luôn đặt lợi nhuận của mình lên trên thiện ích của đàn chiên, trái lại đã là mục tử thì luôn lấy sự sống và hạnh phúc của đàn chiên làm mục tiêu hàng đầu. Người làm thuê thì thường làm hết giờ hơn là hết việc và có khi làm hết việc nhưng chưa hẳn đã hết tình. Trái lại người mục tử vẫn có nhiều khi làm không hết việc, có một đôi khi làm không được việc nhưng đã làm thì luôn làm với cả tấm lòng vì đàn chiên. Đã là làm thuê thì ít có ai muốn dài tay, tuy nhiên đã là mục tử thì không chỉ chăm lo chiên trong đàn mà còn biết nghĩ đến chiên ngoài đàn. Một hiện thực mà Chúa Giêsu đã từng nói đó là kẻ chăn thuê thì không hề có trong tâm trí chuyện hy sinh mạng sống vì đàn chiên mà đây là một tiêu chí không thể thiếu để thẩm định mục tử chính danh. Thời gian dịch bệnh Côvid 19, tạ ơn Chúa về tấm gương sáng của nhiều tu sĩ nam nữ và linh mục tình nguyện xả thân vì đồng loại. Tuy nhiên cũng có đó không ít hình ảnh không được sáng đó đây mà nói theo ngôn ngữ bình dân là vì “quá sợ chết” mà đóng quá chặt các cánh cửa...

Biện chứng mục tử - chiên: Để là một mục tử nhân lành thì cần phải là một con chiên ngoan hiền, thanh sạch và ngược lại. Chúng ta nhận ra cái biện chứng này nơi cuộc đời Chúa Giêsu. Chắc hẳn không một ai phủ nhận sự thật là Chúa Giêsu đã vuông tròn trong vai trò mục tử nhân hậu. Chính Người đã khẳng định sự thật này cách công khai: Tôi là mục tử tốt lành…” (Ga 10,11). Để chu toàn phận vụ mục tử tốt lành thì Chúa Giêsu đã sống trọn hảo thân phận Con Chiên Thiên Chúa, con chiên tinh tuyền xóa tội trần gian (x.Ga 1,29). Thánh Giám Mục Âugustinô đã có câu nói thời danh: “cho anh em, tôi là giám mục (mục tử), cùng với anh em, tôi là tín hữu (con chiên).

Quả thật không ít vị khi đã lãnh nhận thiên chức linh mục thì vô tình quên bẳng đi sự thật là mình vẫn là một tín hữu và như thế vô tình hay hữu ý, không lưu tâm gì đến tâm tư, nguyện vọng của đàn chiên. Câu chuyện một linh mục sau khi qua đời, phải đền tội ở luyện ngục với hình thức là phải nghe lại tất cả các bài giảng của mình, là một minh họa. Lạm dụng bài giảng hình như đang dần được xem không chỉ là tệ nạn mà là một loại hình tội phạm. Ngoại trừ các cha dòng sống tập thể và các cha trong Chủng viện, các cha triều ở ngoài xứ rất ít có dịp nghe các cha khác giảng lễ, trừ một vài lễ đồng tế trong các dịp lễ đặc biệt. Và hình như các ngài rất hiếm khi tham dự Thánh Lễ trong tư cách một tín hữu bình thường (ở hàng ghế giáo dân).

Để sống cái biện chứng mục tử -chiên , thiết nghĩ rằng các linh mục hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Giám mục cho các ứng viên trong lễ phong chức linh mục: “Anh em hãy tin điều anh em đọc, dạy điều anh em tin và thực thi điều anh em dạy”. Có thể nói rằng hầu hết các linh mục đều dâng Thánh Lễ mỗi ngày theo lời khuyên dạy của giáo hội (GL Đ.904), và đại đa số đều có giảng lễ. Thật tuyệt vời nếu các linh mục đều sống, thực hành trước một điều gì đó trong nội dung những gì mình giảng dạy. Vị mục tử nhân lành và là Con chiên tinh tuyền, Giêsu Kitô là mẫu gương cho chúng ta điều này. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15).

Trên bờ hồ Tibêria, trước khi trao phó tất cả chiên mẹ lẫn chiên con cho Phêrô, Chúa Phục Sinh dù đã thoáng nhắc khéo vị tông đồ về sự yếu đuối của ngài, nhưng Chúa không hề khiển trách mà chỉ nhấn mạnh đến lòng mến của vị Tông đồ cả (x.Ga 21,15-19). Cảm cho mình thì sẽ biết nghĩ đến người. Thánh Phêrô đã có những lời khuyên nhủ hữu lý, đạt tình với các mục tử: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ lãnh được triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát” (1P 5,2-4)

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

ĐẠI ĐẢM

 

Wed, 23/08/2023 - Trầm Thiên Thu

ĐẠI  ĐẢM

Thiên Chúa Giáo Huấn Công Bình Theo Chân Lý

Tín Nhân Tuân Hành Thánh Ý Suốt Kiếp Người

Đại đảm là một nhân đức cần thiết cho cả đời thường và tâm linh. Người đại đảm là người rất can đảm, dám bảo vệ lẽ phải bằng mọi giá dù phải thiệt mạng. Như Kinh Thánh nói: “Dù phải chết, con hãy phấn đấu cho sự thật, và Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ bênh vực con.” (Hc 4:28) Chính Gioan Tẩy Giả là con người như vậy.

Ngày xưa, danh tướng Trần Bình Trọng (1259-1285) đã bất khuất dù bị giặc bắt, và ông vẫn khẳng khái tuyên bố: “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Ông chết vì chính nghĩa, vì đại nghĩa. Cái chết của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng là cái chết vì chính nghĩa. Đó là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng sa sút đạo đức của xã hội loài người, là tiếng kêu tỉnh thức những tâm hồn mê muội, là lời thúc giục chúng ta sám hối và tin yêu “vì Nước Trời đã đến gần.” (Mt 3:2; Mt 4:17)

Sau đó có chí sĩ Nguyễn Trãi (1380-1442) viết “Bình Ngô Đại Cáo” theo hai nguồn cảm hứng là cảm hứng sáng tác và chính trị. Cảm hứng sáng tác đưa tới lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn chương, cảm hứng chính trị tạo nên BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP đầy ý nghĩa cho Việt sử, và đó là áng thiên cổ hùng văn (bài văn hùng tráng muôn đời) của dân tộc Việt Nam.

Trong “Bình Ngô Đại Cáo” có nguyên lý chính nghĩa của Nguyễn Trãi, với hai nội dung chính: Nguyên lý NGHĨA – có tính chất chung của các dân tộc và nhiều thời đại, và CHÂN LÝ đó thuộc về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt đã được chứng minh qua lịch sử.

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại chí sĩ Phạm Ngũ Lão. Ông là người đã từng ngồi đan sọt, lo nghĩ quốc sự (việc chung) mà quên cả bản thân. Quân lính lấy giáo đâm vào đùi ông mà ông vẫn coi như không. Đó là lời nhắc nhở đối với Kitô hữu về việc quên mình để theo Chúa, về sự can đảm đối với cái xấu: “Thà chết vinh hơn sống nhục.”

Chính nghĩa là “lẽ phải,” là cái người ta phải theo, phải giữ. Chắc hẳn khó có một định nghĩa xác đáng làm thỏa mãn mọi người, tạm hiểu là “những gì được công nhận theo lương tâm chính đáng.” Quan trọng là “lương tâm chính đáng” chứ không thể “lệch lạc.” Nói chung, chính nghĩa là công lý (justice, bons sens), liên quan rất gần với sự thật và lẽ phải. Chính nghĩa cũng đa dạng: Chính nghĩa dân tộc, chính nghĩa tôn giáo, chính nghĩa cá nhân, chính nghĩa độc tài, chính nghĩa tự do, chính nghĩa cộng sản, chính nghĩa tư bản, chính nghĩa dân chủ, chính nghĩa chuyên chế, .... Ở đây chúng ta chỉ đề cập chính nghĩa chân lý – chính nghĩa của Thiên Chúa.

Nhân chi sơ tính bổn thiện, như Kinh Thánh cho biết: “Con người do Thiên Chúa làm nên, vốn đơn sơ ngay thẳng, nhưng chính họ lại đi tìm đủ chuyện rắc rối quanh co.” (Gv 7:29) Thoái hóa là lỗi tại mình. Không chịu chấn chỉnh nên càng thoái hóa, riết rồi thành thói quen – quen làm ác. Dùng bạo lực mà thi hành lẽ phải thì thật kinh hãi, nguy hiểm vô cùng. Sự thật minh nhiên: “Chính nhân cầm quyền, dân mừng rỡ. Ác nhân cai trị, dân oán than.” (Cn 29:2)

Thánh Vịnh gia nhắn nhủ: “Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa (của) bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý (của) bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ.” (Tv 37:4-6) Như vậy, theo nghĩa Kinh Thánh thì “chính nghĩa” và “công lý” không xa nhau.

Thánh Gioan Tẩy Giả là người đại đảm, có lối sống khác người: Áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da; ẩm thực là châu chấu và mật ong rừng. (Mt 3:4; Mc 1:6) Ông cương trực, không a dua, không xu nịnh, không tâng bốc bất cứ ai, quyết tâm bảo vệ lẽ phải và công lý tới cùng, sống và đấu tranh cho chính nghĩa của Thiên Chúa. Ông xác định: “Người [Chúa Giêsu] phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi.” (Ga 3:30)

Không thể làm ngơ khi thấy điều trái tai gai mắt, vi phạm luân lý, nên ông Gioan đã can ngăn nhà vua: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” (Mc 6:18) Lý do là vua đã lấy bà Hêrôđia, vợ của người anh Philípphê. Đó là tội loạn luân. Nhưng thuận ngôn nghịch nhĩ, sự thật phũ phàng làm mất lòng Hêrôđê, thế là ông ta sai người đi bắt và xiềng ông Gioan trong ngục.

Tình yêu gian tà khiến Hêrôđê điên đảo và mù quáng. Thời cơ đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Liên hoan tưng bừng, nhà vua ngà ngà rồi nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” (Mc 6:22) Thậm chí ông ta thề độc: “Con xin gì, ta cũng cho, dù MỘT NỬA NƯỚC của ta cũng được.” (Mc 6:23) Vua mà dám bán nước cho một đứa con gái nhãi ranh. Hèn mà không biết nhục!

Vừa nghe xong, cô gái liền đi hỏi mẹ xem nên xin gì. Bà Hêrôđia lạnh lùng nói: “Đầu Gioan Tẩy Giả.” (Mc 6:24b) Lập tức cô vội trở vào tâu với nhà vua: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm.” (Mc 6:25) Nghe vậy, nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề công khai trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Vua lập tức sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.

Hai mẹ con bà Hêrôđia là dạng không vừa, không chỉ lăng loàn trắc nết mà còn mưu mô thâm độc với ánh mắt như tia điện. Kinh Thánh nói: “Đàn bà say sưa khiến người ta nổi giận, cái nhục của thị, thị cũng không che. Mắt lẳng lơ của người đàn bà để lộ thói dâm đãng: cách liếc mắt đưa tình khiến ai cũng nhận ra.” (Hc 26:8-9) Hêrôđê “chết” là phải. Kinh Thánh căn dặn: “Trước một đứa con gái trơ trẽn, con hãy giữ mình cho cẩn tắc: thấy con sơ hở là nó lợi dụng ngay. Trước cái nhìn táo bạo của nó, con hãy giữ gìn cho cẩn thận, và đừng bỡ ngỡ nếu nó không để ý đến con.” (Hc 26:10-11) Để được vậy thì nam giới phải cứng rắn và can đảm.

Tấn bi kịch về cái chết của ông Gioan có thể là chuyện bình thường, nhưng tấn bi kịch về lòng nham hiểm ác độc mà con người vẫn dành cho nhau mới đáng quan ngại. Sự thật bị che khuất, lẽ phải bị bóp méo, công lý bị chà đạp, chính nghĩa bị xô lệch,... Không chỉ vậy, người ta cũng vẫn thường xuyên thiếu tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền. Đó là bi kịch do con người tạo ra vì theo cái xấu để thỏa mãn ý riêng. Thế nhưng người ta không phục thiện, vẫn có đủ kiểu biện hộ cho tội lỗi của họ.

Sự thật mãi mãi là sự thật. Thiên Chúa là chân lý, Ngài sẽ ra tay đúng lúc theo sự quan phòng của Ngài, như Kinh Thánh nói: “Đức Chúa không trì hoãn, không bắt họ đợi lâu. Sẽ đến lúc Người đập gãy lưng bọn tàn ác, và báo oán chư dân. Sẽ đến lúc Người tiễu trừ lũ ngạo ngược, đập tan vương trượng bọn ác nhân.” (Hc 35:19-21)

Lạy Thiên Chúa chí thánh, xin hoán cải và che chở chúng con khỏi mọi sự dữ, xin giúp chúng con can đảm bảo vệ chân lý, dám đấu tranh cho chính nghĩa và công lý. Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con, nhất là trong xã hội nhiễu nhương ngày nay. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Mật mã của hạnh phúc

 

Thứ tư, 23/8/2023, VnExpess.net

Mật  mã  của  hạnh  phúc

Hạnh phúc không phải là việc có được mọi thứ tốt nhất mà là sống vui vẻ nhất với những gì đang có.

Nếu bạn khao khát sự thỏa mãn bên trong nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy xem 10 mật mã để hạnh phúc dưới đây.

Chấp nhận

Hạnh phúc ẩn chứa trong sự chấp nhận bản thân chứ không phải cố gắng đạt được sự hoàn hảo trong mắt người khác. Cuộc sống không thể tránh được nghịch cảnh. Sự thật là mọi thứ, tốt hay xấu, bước vào cuộc sống của chúng ta đều có lý do. Ngay cả trong tình huống xấu nhất, bạn vẫn có thể chọn cách đối mặt với nó một cách tích cực thay vì thụ động và phàn nàn.

Đầu tiên hãy học cách chấp nhận, không trốn tránh. Chấp nhận thực tế cho phép ta tập trung để giải quyết vấn đề, để có thể bình tĩnh và sáng suốt hơn. Đại văn hào người Pháp Alexandre Dumas đã nói: "Chìa khóa của hạnh phúc nằm ở việc chấp nhận số phận".

 

Ảnh:

Để hạnh phúc, cần phải học cách chấp nhận. Ảnh minh họa: iStockphoto

Nhìn vào mặt tích cực

Tỷ phú Mỹ John Rockefeller từng nói "Cách chúng ta nhìn mọi thứ quyết định thế giới mà chúng ta nhìn thấy".

Dù rơi vào những tình huống đau đớn, khó khăn nhất, cũng hãy cố giữ thái độ tích cực. Đầu tiên hãy bình tĩnh, lùi lại một bước và soi xét lại bản thân. Khi tâm trí tập trung vào những khía cạnh tích cực, chúng ta sẽ dễ chấp nhận và nhìn thấy hy vọng. Ngược lại nếu để nỗi buồn và sự tuyệt vọng len lỏi vào tâm trí, sẽ chỉ khiến bạn càng bị nhấn chìm.

Lấp đầy cuộc sống bằng tình yêu

Cuộc sống trở nên phức tạp khi chúng ta trưởng thành vì nỗi lo cơm áo gạo tiền, từ đó làm ta quên đi những hy vọng và ước mơ đầu tiên của mình.

"Điều quan trọng không phải là sống mà là sống như thế nào", triết gia Hy Lạp cổ đại Aristoteles từng nói. Một khi cảm thấy lạc lối và bị sống mòn, sống không ý nghĩa, hãy xem xét lại cuộc sống của mình, nghĩ xem điều gì mang lại cho bạn hạnh phúc thực sự. Ví dụ đam mê, sở trường, mối quan hệ nào bạn muốn đầu tư... Đam mê có thể khơi dậy động lực bên trong, chúng ta hãy tích cực theo đuổi và sáng tạo.

Sống giá trị từng phút giây

Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới và thứ duy nhất thực sự sở hữu chính là hiện tại, chỉ như vậy bạn mới cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Đây cũng là tinh thần chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Hãy luôn nhớ rằng mỗi phút trong cuộc sống của bạn đều có giá trị. Cho dù bạn làm gì, hãy tập trung làm những thứ thực sự muốn, thay vì để thời gian trôi qua lãng phí.

Tăng cường trải nghiệm

Thói quen mang lại sự an toàn, dễ dàng, nhưng lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến sự nhàm chán, làm thui chột khả năng.

Hạnh phúc của con người nằm trong sự theo đuổi. Bạn có thể chủ động tạo ra những trải nghiệm mới để phá vỡ khuôn mẫu của cuộc sống. Ví dụ thay đổi đường về nhà, đi đâu đó ngắn ngày, khám phá món ăn. Khám phá là bản chất của con người. Những trải nghiệm mới mẻ sẽ mang lại cảm giác tươi mới, kích thích chất dẫn truyền thần kinh "dopamine" liên quan đến hạnh phúc.

Đặt mục tiêu và hướng tới mục tiêu

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không mục đích, đã đến lúc đặt ra một số mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn cho bản thân.

Đặt mục tiêu theo từng giai đoạn và sắp xếp thời gian, nỗ lực để đạt được. Quá trình kiên trì theo đuổi mục tiêu và gặt hát thành quá là nguồn mang tới hạnh phúc. Bí quyết của hạnh phúc chính là biết mình muốn gì và hãy quyết tâm theo đuổi,

Biết ơn

Lòng biết ơn cho phép chúng ta nhìn mọi thứ quen thuộc trong cuộc sống, dù là vật chất hay tinh thần, bằng một cái nhìn mới, luôn thấy mình may mắn và dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc.

Thể thao

Thân và tâm không thể tách rời. Thể dục có thể kích thích cơ thể giải phóng hormone endorphin và tăng dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin, có liên quan chặt chẽ đến việc điều chỉnh tâm trạng và hạnh phúc.

Có nhiều cách để hoạt động thể chất như đi bộ đến một cửa hàng gần nhà thay vì lái xe, làm việc nhà hoặc làm vườn. Sức mạnh của cơ thể dẫn đến sức mạnh của tinh thần. Nghiên cứu khoa học cho thấy hoạt động thể chất có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng.

Thiện nguyện

Hoạt động tình nguyện giúp chúng ta nhận ra thực tế cuộc sống và cho cơ hội giúp đỡ người khác, từ đó tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng.

Đặt trái tim và tâm hồn của bạn để giúp đỡ người khác cũng là một cách tuyệt vời để chăm sóc cảm xúc của chính bạn.

Nhà sạch

Ngôi nhà là tấm gương của tâm hồn, phản ánh tâm trạng và tính cách bên trong. Dọn dẹp môi trường cũng giống như quá trình dọn dẹp tâm hồn, giúp ta trở về với bình yên và cân bằng nội tâm.

 

Bảo Nhiên (Theo Aboluowang)

 

Chăm sóc da thời điểm nào trong ngày tốt nhất?

 

Thứ tư, 23/8/2023, VnExpress.net

Chăm  sóc  da  thời  điểm  nào  trong  ngày  tốt  nhất?

Tôi thường chăm sóc da ngay sau khi tắm vào khoảng 18-19h, nhưng thời gian này có phù hợp không vì làn da không cải thiện nhiều? (Ngân, 25 tuổi, Tiền Giang)

Trả lời:

Khoảng thời gian 21-23h là khung giờ vàng để da hấp thụ tốt dưỡng chất. Quá trình ngủ là lúc cơ thể và làn da bắt đầu chuyển sang chế độ tự sửa chữa, tái tạo, khôi phục những tổn thương. Đây cũng là thời điểm các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da hoạt động hiệu quả nhất.

Khi ngủ, cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormone melatonin và cả HGH (the human growth hormone). Hormone melatonin hoạt động giúp cơ thể chống lại những tổn thương trên da bằng cách thay thế tế bào chết hoặc hư hại bằng tế bào mới. Còn hormone HGH chịu trách nhiệm phối hợp và thúc đẩy quá trình phục hồi tái tạo tế bào da.

Ngoài ra, trong quá trình ngủ, làn da không phải tiếp xúc với những tác nhân xấu như lớp trang điểm, môi trường ô nhiễm, tia UV... Do đó, buổi tối là khoảng thời gian hoàn hảo để áp dụng các bước chăm sóc da đầy đủ như tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết, toner, mặt nạ cấp ẩm, serum, chống lão hóa, dưỡng trắng, điều trị mụn.

Từ 23h đến 4h sáng, các tế bào mới có thể được sản sinh gấp đôi. Nếu ngủ sâu trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ thu được một lượng lớn các tế bào thay thế tế bào già.

Những ngày đi ngủ sớm, bạn sẽ thấy da trông khỏe hơn, tươi tắn hơn, các lỗ chân lông thu nhỏ, da tiết ít dầu hơn. Quan trọng hơn, những vết ửng đỏ thường thấy ở làn da nhạy cảm sẽ giảm hẳn.

 

Bác sĩ Ngô Thị Ngọc Vân

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM

Chiến thắng lòng ghen tị

 

Wed, 23/08/2023 - 11:34

Tác giả:  Huệ Minh

Tl 9:6-15; Tv 21:2-3,4-5,6-7; Mt 20:1-16

Chiến thắng lòng ghen tị

Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để cảnh cáo người Do thái không nên so đo, phân bì với người tội lỗi hay người ngoại giáo được ơn Chúa trở lại và thừa hưởng Nước Trời, bởi vì Nước Trời là phần thưởng nhưng không do lòng quảng đại của Chúa, chứ không do lòng đạo đức hay công nghiệp của con người. Câu trả lời của Chúa Giêsu cho những kẻ phàn nàn kêu trách nêu bật lòng quảng đại của Thiên Chúa: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi một quan sao; cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn, tôi không có quyền được tùy ý sử dụng của cải tôi sao?”. Thiên Chúa đối xử tốt với mọi người, Ngài ban ơn cho mọi người chỉ vì lòng thương của Ngài mà thôi. Còn con người thì dễ bị cám dỗ, ghen tỵ, hẹp hòi, muốn giới hạn hành động yêu thương của Thiên Chúa.

Trình thuật tin mừng hôm nay là cả một câu chuyện về tình yêu và lòng thương xót của Thiên chúa. Cho dù bạn là ai, tuổi tác thế nào, địa vị ra sao, tài năng vượt trội hay hạn chế, sức khỏe dồi dào hay suy kiệt, bạn vẫn nhận được lời mời gọi của thiên Chúa “Hãy vào làm vườn nho cho ta.”

Vì thế không bao giờ là quá muộn màng để chúng ta có thể làm việc cho Chúa, và đồng thời bất cứ lúc nào chúng ta cũng có cơ hội để làm việc cho Người với một phần thưởng gấp trăm luôn sẵn sàng chờ đợi để trao ban cho chúng ta.

Những ai đã từng thất nghiệp hẳn sẽ cảm được một niềm vui lớn lao như thế nào khi nghe tin mình được tuyển dụng, có được việc làm với một mức lương hậu hĩnh.      Vì vậy, ‘Đi làm vườn nho cho Chúa’ là một lời mời gọi, hiệu triệu đặc biệt các Kitô hữu sống đức tin, làm chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa trong gia đình, tại giáo xứ, và ở những nơi chúng ta hiện diện để danh Chúa được ‘rạng rỡ vinh quang’. Đồng thời chúng ta tin rằng ‘lương bổng’ Thiên Chúa ban cho chúng ta sẽ luôn dư dật. Vì thế, bạn và tôi còn chần chờ lưỡng lự gì nữa trước lời mời gọi đi ‘làm vườn nho’ cho Chúa.

Thiên Chúa không bao giờ chê bỏ những thiện chí và cố gắng của chúng ta và Ngài luôn đưa tay ra cho chúng ta nắm lấy để cứu vớt, để đỡ nâng. Đồng thời đến lượt chúng ta, chúng ta cũng hãy đưa tay ra cho những anh em đồng loại để nâng đỡ, cảm thông, sẻ chia với một tình yêu không tính toán. Thiên Chúa là Đấng công bình, nhưng sự công bình của Ngài là sự công bình của tình yêu thương xót. Có lẽ chúng ta sẽ không so đo khi một người thân yêu của chúng ta đang có nguy cơ lâm vào cảnh thất nghiệp, nhưng lại được nhận vào làm việc cùng chúng ta, với một mức lương như chúng ta, mà trái lại chúng ta sẽ vui mừng khôn xiết cho họ.

Cũng thế, trong ‘vườn nho’ yêu thương của Thiên Chúa sẽ không có chỗ cho sự so đo tính toán, nhưng hoàn toàn là một tình yêu vô vị lợi. Nếu ta tự mãn về lòng ‘đạo đức’ hay sức lực, tài năng của mình cống hiến cho Giáo hội thì hãy coi chừng, vì Chúa cảnh báo: “Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.” (c.16) Vì vậy chúng ta hãy quảng đại làm việc cho Chúa với hết khả năng của mình để Giáo hội – ‘Vườn nho của Chúa’ sinh nhiều hoa trái tốt lành mà không so đo tính toán, còn mọi sự khác Người sẽ ban cho sau.

Cuối ngày, những người thợ vườn nho đi làm từ sáng sớm, đã được chủ trả tiền công đúng như thoả thuận, không thiếu một hào. Thế nhưng họ vẫn không hài lòng, lại còn lẩm bẩm kêu trách chủ vườn đã cho những người đến làm sau được hưởng đồng lương bằng họ. Họ tỏ ra bất bình và ghen tị với các đồng nghiệp chỉ vì những người nầy ít tốn mồ hôi hơn mà cũng được hưởng tiền công bằng mình.

Lòng ghen tị đã xuất hiện từ khởi thuỷ loài người. Ca-in ghen tị với A-ben chỉ vì lễ vật của A-ben được Chúa thương chấp nhận, còn lễ vật của anh thì bị Thiên Chúa khước từ. Lòng ghen tị đã xui khiến Ca-in đánh chết đứa em thân yêu.

Lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Sa-un khi Đa-vít chiến thắng Gô-li-át và đập tan quân thù nên dân chúng ca tụng Đa-vít hơn cả vua, khiến vua Sa-un lùng sục Đa-vít tận thâm sơn cùng cốc, quyết hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt xuất nầy. (Samuen I, chương 17-18).

Người ta không muốn cho kẻ khác trội hơn mình và thậm chí không muốn cho người khác bằng mình. Ai cũng muốn mình nổi bật hơn, chói sáng hơn, vinh quang hơn người khác. Khi khát vọng nầy không được thoả mãn, và nhất là khi thấy người khác thành công, thắng lợi hơn mình, thì lòng ghen tị phát sinh.

Chỉ có Chúa là ông chủ tốt bụng, không đến để khai thác sức lao động của công nhân, nhưng chăm lo cho đời sống của từng người.

Thiên Chúa là ông chủ tốt bụng quan tâm tới từng người, đặc biệt là người bị bỏ rơi. Người thợ không có ai thuê là người kém may mắn trong xã hội. Bị xã hội gạt ra ngoài lề. Chỉ có Thiên Chúa mới quan tâm, mời họ vào làm vườn nho cho Chúa.

Thiên Chúa là ông chủ tốt bụng, không chỉ có công bình mà còn có tình thương. Công bình tuyệt đối chỉ có trong hỏa ngục. Xã hội không tình thương không thể sống được. Xã hội là một toàn thể, là một gia đình Thiên Chúa. Trong một toàn thể, cần phải có sự hài hòa trong tổng thể. Ta liên đới với người khác. Ta không thể hạnh phúc một mình. Người đau khổ là lời chất vấn lương tâm trách nhiệm của ta. Thiên Chúa dậy ta hãy quan tâm tới anh em bé nhỏ khi trả cho người thợ chỉ làm 1 giờ số lương đủ sống cho cả gia đình.

Thiên Chúa là ông chủ tốt bụng, không nhìn con người theo hiệu năng công việc nhưng nhìn theo tình người. Xã hội hôm nay nhìn con người theo hiệu năng. Nên những người già cả, ốm yếu bị loại trừ. Trong mắt Thiên Chúa, con người không những là nhân vị đáng kính trọng mà còn là những người con đáng yêu mến. Theo nhãn quan thiêng liêng, những người bất hạnh, đau khổ là nguồn ơn phúc cho chúng ta vì những đau khổ của họ thông phần vào sự đau khổ của Chúa Giêsu.

Qua trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su phê phán những người biệt phái vì họ đã ghen tị với những người thu thuế và tội lỗi chỉ vì những người nầy được Chúa Giê-su yêu thương và tiếp đón.

Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp giữa anh em, bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm tiến và kém phát triển.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Chuyên gia gợi ý chọn dầu ăn cho các món chiên xào

 

Thứ ba, 22/8/2023, 14:00 (GMT+7)


Chuyên  gia  gợi  ý  chọn  dầu  ăn  cho  các  món  chiên  xào

Theo chuyên gia, dầu ăn kết hợp ba nguyên liệu: gạo lứt, đậu nành và hướng dương tốt cho sức khỏe, phù hợp với thói quen nấu ăn của người Việt.

Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong các gian bếp, vừa gia tăng hương vị món ăn, hỗ trợ quá trình nấu nướng, vừa cung cấp chất béo cho cơ thể. Chọn mua một chai dầu ăn giúp món ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe luôn là mối quan tâm của nhiều người tiêu dùng.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng tiêu chí đầu tiên cần xem xét khi chọn dầu ăn là nguyên liệu, bởi đây là một yếu tố quyết định giá trị dinh dưỡng, công dụng của sản phẩm. Chuyên gia khuyến nghị người tiêu dùng nên lựa chọn loại dầu làm từ nguyên liệu giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như dầu gạo lứt, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Ba loại dầu này ngoài tốt cho sức khỏe còn chịu được nhiệt độ cao, phù hợp với cách nấu ăn của người Việt là dùng dầu có gia nhiệt như xào, chiên.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai. Ảnh: NVCC

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai. Ảnh: NVCC

Chuyên gia dinh dưỡng lý giải, về giá trị dinh dưỡng, dầu gạo lứt, dầu đậu nành và dầu hướng dương có thể được ví như 3 loại "dầu vàng". Trong đó, dầu gạo lứt dồi dào dưỡng chất gamma-oryzanol và phytosterol có tác dụng kiểm soát, giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, từ đó, góp phần ngăn ngừa tình trạng dư thừa cholesterol, giúp phòng chống rối loạn mỡ máu. Dầu đậu nành chứa các loại a-xít béo thiết yếu gồm omega 3, 6, 9 và phytosterol, mang lại nhiều lợi ích cho thị giác, não bộ và tim mạch. Dầu hướng dương chứa hàm lượng vitamin E cao, không chỉ bổ sung lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng hỗ trợ chống lão hóa.

Dầu ăn có thành phần gạo lứt, đậu nành, hướng dương tốt cho sức khỏe. Ảnh: pexels.com

Dầu ăn có thành phần gạo lứt, đậu nành, hướng dương tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pexels

Vì mỗi loại dầu đều có giá trị dinh dưỡng và công dụng riêng, người tiêu dùng có thể sử dụng kết hợp hoặc dùng riêng từng loại. Không có loại dầu đơn lẻ nào có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chất béo của cơ thể, nên để tối ưu, Phó giáo sư Lê Bạch Mai khuyến khích các gia đình lựa chọn loại dầu ăn kết hợp nhiều loại dầu thành phần, ví dụ cả dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương, để đảm bảo cơ thể được cung cấp đa dạng các chất béo trong mỗi bữa ăn.

Bên cạnh lợi ích dinh dưỡng, việc chọn đúng thành phần dầu ăn khi nấu nướng còn giúp món ăn trở nên bắt mắt và gia tăng hương vị. Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, vị bếp trưởng từng chịu trách nhiệm phục vụ hàng trăm yến tiệc cho các nguyên thủ quốc gia khẳng định "chọn đúng dầu ăn là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo món ăn ngon".

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết. Ảnh: NVCC

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết. Ảnh: NVCC

Lựa chọn yêu thích của nghệ nhân là dầu ăn Neptune Light, sản phẩm sở hữu công thức kết hợp cả 3 loại dầu gạo lứt, dầu đậu nành và dầu hướng dương.

Nghệ nhân sử dụng Neptune Light cho nhiều món ngon khác nhau, từ món nem rán giòn tan, món xào ngũ sắc, đến món gà hấp muối bóng mướt quyện vị. Theo chuyên gia ẩm thực, chính nhờ công thức đặc biệt kết hợp 3 loại dầu mà chất dầu sánh quyện, giúp món xào, hấp sáng bóng, bảo toàn vị và màu đặc trưng nguyên bản của thực phẩm. Món chiên với Neptune Light cũng có màu vàng giòn, đẹp mắt, thực phẩm không bị ngậm dầu, gây ngán ngấy. Ngoài ra, với món chiên, nghệ nhân còn tiết lộ bí quyết cho vài giọt chanh vào chảo lúc dầu bắt đầu sôi. Kết hợp với việc sử dụng Neptune Light, món ăn sẽ có màu vàng đẹp mắt và giòn lâu hơn.

Kim Anh