Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận

 

Loại  đu  đủ  được  đánh  giá  có  công  dụng  vượt  trội  hơn  hẳn  đu  đủ  chín,  chuyên  gia  cũng  tấm  tắc  công  nhận

Đu đủ chín rất ngon ngọt, hấp dẫn nhưng nói về công dụng sức khỏe, giới chuyên gia đánh giá cao hơn loại đu đủ này.

Nhiều người thích ăn đu đủ xanh do nhiều lợi ích mà nó mang lại, đôi khi còn hơn cả quả chín. Đu đủ xanh dễ ăn, có thể chế biến đa dạng như làm salad, ăn tráng miệng, sinh tố, muối chua… Không những thế, nó còn có công dụng chữa bệnh rất tốt, xứng đáng là thực phẩm chữa bệnh hiệu quả lại rẻ tiền trong bếp người Việt.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 1.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng quốc gia), đu đủ xanh chứa ít đường. Nồng độ đường trong đu đủ tăng khi nó chín nên ăn đu đủ chín cũng cung cấp nguồn năng lượng cao hơn.

Chưa kể, đu đủ xanh có hàm lượng chất xơ cao và ít chất béo. Nó chứa nhiều khoáng chất kali và magiê, tiếp theo là phốt pho và natri. Nó chứa nhiều enzym hoạt tính papain và chymopapain có nhiều chức năng trong cơ thể.

Đu đủ xanh tự nhiên có chứa mủ có đặc tính làm sạch tuyệt vời. Nó chứa nhiều beta-carotene và lycopene hơn so với đu đủ chín, cà rốt và cà chua.

Độ ẩm trong đu đủ xanh thấp nên bạn có thể bảo quản trong thời gian dài hơn mà không lo hư hỏng. Nó cũng chứa nhiều chất phytochemical như alkaloid, saponin, cardenolide, tannin và anthraquinon.

Cụ thể, dưới đây là những lợi ích sức khỏe bạn có thể có được khi ăn đu đủ xanh:

Tốt cho đường tiêu hóa
Đu đủ xanh được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.

Nó có thể giúp điều trị tiêu hóa bất thường như ợ chua, đầy bụng, táo bón, hội chứng ruột kích thích và nhiều rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Điều này có thể là do sự hiện diện của hai enzym tự nhiên mạnh là papain và chymopapain cùng lượng chất xơ dồi dào.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 2.
Tăng cường hệ thống miễn dịch 

Tác dụng điều hòa miễn dịch của đu đủ xanh chủ yếu là do sự hiện diện của các chất chống oxy hóa quan trọng như saponin, tannin, beta-carotene, magiê và flavonoid. Những chất chống oxy hóa này giúp duy trì hệ thống phòng thủ của cơ thể bằng cách tăng mức độ kháng thể IgG và IgM, chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể một cách hiệu quả.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 3.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim 

Chất cardenolides và saponin trong quả đu đủ xanh có thể giúp điều trị suy tim sung huyết bằng cách tăng cường sự co bóp của cơ tim. Ngoài ra, beta-sitosterol và quercetin trong đu đủ xanh có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ cholesterol của ruột, do đó làm giảm lượng cholesterol trong máu và nguy cơ mắc các bệnh tim như đột quỵ và đau tim. Magiê trong đu đủ xanh cũng giúp duy trì nhịp tim khỏe mạnh.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 4.
Có đặc tính ngăn ngừa khối u 

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nghiên cứu đã chỉ ra rằng đu đủ xanh có thể ức chế hoạt động chống lại yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF alpha) với 71,2% do các hoạt động chống viêm của nó. TNF alpha có nhiệm vụ phát tín hiệu cho các tế bào gây ra tình trạng viêm cấp tính dẫn đến quá trình apoptosis hoặc nguy cơ ung thư. Với đặc tính chống viêm mạnh, đu đủ xanh có thể giúp tăng sinh tế bào và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 5.
Làm sạch ruột 

Papain, vitamin và chất xơ trong đu đủ hoạt động như những chất làm sạch tuyệt vời giúp làm sạch ruột và loại bỏ độc tố. Các nghiên cứu nói rằng khi ăn đu đủ xanh lúc bụng đói sẽ làm sạch đường tiêu hóa và thải độc tố ra ngoài. Tránh ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 1 giờ sau khi ăn đu đủ xanh để có kết quả tốt hơn. Mặc dù vậy, lương y Bùi Hồng Minh khuyên, những người có vấn đề dạ dày không nên áp dụng cách này.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 6.
Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một lượng lớn các khoáng chất như kali, magiê, kẽm, crom và canxi trong đu đủ xanh có thể giúp duy trì lượng đường trong cơ thể và kích thích giải phóng insulin.

Ngoài ra, đu đủ xanh ức chế các enzym quan trọng trong cơ thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 7.
Giảm cân

So với đu đủ chín, đu đủ xanh có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và tinh bột kháng. Nó giúp giảm tổng mức cholesterol và giữ trọng lượng khỏe mạnh cho cơ thể.

Các enzym thiết yếu như papain trong đu đủ xanh cũng giúp giảm viêm và stress oxy hóa – nguyên nhân gây ra béo phì.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 8.
Chống lại nhiễm trùng

Theo một nghiên cứu trên Healthline, thịt quả đu đủ xanh có đặc tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn như Escherichia coli, Bacillus subtilis, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus và nhiều loại khác.

Điều này giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 9.
Giúp chữa lành vết thương 

Có thể nói, chữa lành vết thương là một trong nhiều vai trò quan trọng của đu đủ xanh. Ở những người bị bệnh tiểu đường, quá trình lành vết thương diễn ra rất chậm và rất khó kiểm soát mặc dù được chăm sóc cẩn thận. Trong khi đó, nghiên cứu đăng tải trên Webmd cho thấy, đu đủ xanh có thể được sử dụng như một loại thuốc pha chế hoặc thuốc thảo dược để điều trị hiệu quả các vết thương do lượng glucose cao trong cơ thể.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 10.
Tăng lượng sữa mẹ

Một số nghiên cứu đề cập rằng các enzym phân giải protein papain và chymopapain trong đu đủ xanh có thể có lợi cho các bà mẹ đang cho con bú và giúp tăng sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra, đu đủ thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ coi là thực phẩm an toàn cho bà mẹ cho con bú. Các vitamin và khoáng chất quan trọng khác trong đu đủ xanh cũng giúp duy trì chất lượng và nguồn cung cấp sữa mẹ cũng như có lợi cho trẻ sơ sinh.

Loại đu đủ được đánh giá có công dụng vượt trội hơn hẳn đu đủ chín, chuyên gia cũng tấm tắc công nhận - Ảnh 11.

H.H

7 bộ phận cơ thể mà rất nhiều người vệ sinh sai cách khi tắm

 

7  bộ  phận  cơ  thể  mà  rất  nhiều  người  vệ  sinh  sai  cách  khi  tắm

LĐO | 03/09/2021

Những bộ phận cơ thể thường không được chú ý vệ sinh khi tắm. Ảnh minh hoạ: Nhật Quang.


Cơ thể có rất nhiều góc khuất mà đôi khi chúng ta bỏ qua khi đi tắm. Những bộ phận cơ thể mà ít người chú ý này lại thực sự quan trọng và cần được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Da đầu

Thông thường, mọi người luôn tập trung vào mái tóc, nhưng da đầu thường bị bỏ qua. Mặc dù không nhất thiết phải làm sạch da đầu mỗi ngày vì có thể ảnh hưởng đến lượng dầu tự nhiên, nhưng điều quan trọng là phải làm sạch đúng cách, sử dụng các kỹ thuật massage nhẹ nhàng. Điều này có thể giúp tránh được sự tích tụ của các tế bào da chết, nơi có rất nhiều vi khuẩn.

Sau tai

Đây là vị trí có thể rất ít ai chú ý đến. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có rất nhiều vi khuẩn trú ngụ ở đây. Nếu không chú ý vệ sinh vị trí này thường xuyên, có thể khiến nó gây ra mùi hôi.

Đằng sau lưng

Những vị ở phía đằng sau lưng là những nơi mà tay chúng ta không thể chạm tới, ngay dưới cổ, giữa hai vai và lưng. Dùng dụng cụ chà lưng, hoặc bông tắm với sữa tắm dịu nhẹ và làm sạch chỗ này thường xuyên. Điều này có thể làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng da.

Lưỡi

Lưỡi là một bộ phận có thể cho chúng ta biết cơ thể có khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, việc bỏ qua vệ sinh lưỡi là một sai lầm nghiêm trọng của nhiều người. Các bác sĩ cho biết, bên cạnh răng và nướu, việc giữ sạch lưỡi cũng rất cần thiết cho sức khỏe và vệ sinh răng miệng. Do đó, sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên làm điều này mỗi ngày.

Sau gáy

Phía sau gáy là một vị trí trên cơ thể mà không ai chú ý việc phải giữ sạch sẽ, đặc biệt là những người để tóc dài. Tuy nhiên, đó là nơi tuyệt vời cho vi khuẩn trú ngụ. Vị trí này rất dễ tiếp cận nên hãy lau sạch hàng ngày khi đi tắm.

Khuỷu tay

Trong suốt cả ngày, khuỷu tay có thể tiếp xúc với các bề mặt khác nhau, trong đó có một số bề mặt bị bẩn một cách nguy hiểm. Ngoài ra, các vết nứt ở khuỷu tay có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng. Khi tắm, chúng ta hãy tập trung vào phần này của cơ thể và làm sạch nhẹ bằng xà phòng.

Bàn chân

Bàn chân là nơi có rất nhiều vi khuẩn do chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc sàn nhà. Rất nhiều người trong chúng ta đôi khi không chú ý vệ sinh  bàn chân khi tắm, bởi vì chúng ta nghĩ rằng nước xà phòng chảy xuống sẽ làm bàn chân sạch. Điều quan trọng là phải vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng và thỉnh thoảng sử dụng đá bọt để loại bỏ các tế bào da chết.

NHẬT QUANG (THEO INDIAN EXPRESS)

Oct 3, 2021 - Chúa nhật 27 thường niên năm B

 

Oct  3,  2021 - Chúa  nhật  27  thường  niên  năm  B

Thiên  Chúa  kết  hợp  hôn  nhân!

https://canhdongtruyengiao.net/loi-chua/thanh-vinh-dap-ca-chua-nhat-xxvii-thuong-nien-nam-b.html

Các Bạn thân mến,

Những ai đã sống trong bậc gia đình lâu năm hẳn thấy việc tôn trọng và chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời thật là quá sức khó khăn, quá sức chịu đựng, nên nhiều khi ngã lên ngã xuống, chết đi sống lại…không biết bao nhiêu lần với nửa thân xác kia của mình!

Nên hằng năm Giáo Hội đã có nhiều dịp khuyên bảo, nhắc nhở, an ủi, động viên chúng ta sống an hòa, trung thành với bạn đời. Tuần này Giáo Hội cho nghe lại bài Tin Mừng nổi tiếng của Đức Giesu nói về sự chung thủy trong đời sống vợ chồng. Qua đó còn như nhắc nhở chúng ta cần phải chung thủy với tình yêu của Thiên Chúa nữa.

Đây là dịp để những ai đã lập gia đình nhắc nhở mình mục đích của sự hy sinh chịu đựng nhau trong tình nghĩa vợ chồng mà tiếp tục sống với nhau. Cũng như những ai chưa lập gia đình, nên tìm hiểu cặn kẽ, tường tận và chuẩn bị cho những ngày tháng sẽ như dài vô tận, nếu thiếu niềm tin, hầu đảm bảo sự chung thủy bậc gia đình theo luật Chúa khi thành hôn.

 Tin Mừng thánh Macco ghi rõ ràng:"Có mấy người Pharisieu đến gần Đức Giesu và hỏi rằng:"Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?"

Đức Giesu thường gặp những câu hỏi khúc mắc như thế do những người am hiểu luật pháp đạo đời thuộc nhóm Pharisieu, biệt phái, tư tế hay rabi đặt ra, trong hành trình rao giảng Tin Mừng của Ngài.

Nhưng đây là một trong những câu hỏi có nhiều ẩn ý, nhiều động cơ nhất: có thể để thử Ngài về phương diện giáo lý Chính Thống, có thể để Ngài tự mâu thuẫn với mình, có thể dể Ngài sẽ gặp rắc rối, có thể để đẩy Ngài vào chỗ thù nghịch với vua Herode, là người đã ly dị vợ để cưới người khác, có thể xem phản ứng Ngài trước luật lệ của Mose hầu tố cáo Ngài là tà giáo, và cũng có thể họ thật lòng muốn biết ý kiến của Ngài.

Bởi ly dị luôn là một vấn đề nóng bỏng, dù nó đã xuất hiện từ rất lâu cùng với con người, trong lãnh vực tình yêu vợ chồng.

Về lý thuyết, không có gì cao hơn lý tưởng của hôn nhân trong Do Thái giáo. Sự trinh tiết được xem như đức hạnh quan trọng nhất, hơn mọi đức hạnh. Lý tưởng đã nằm sẵn ở đó nhưng thực tế lại hụt hẫng quá xa!

Điểm cơ bản làm xáo trộn mọi sự ở đây là theo luật Do Thái thì phụ nữ bị xem như một đồ vật, không có quyền lợi pháp định, hoàn toàn bị đặt dưới quyền xử dụng của người đàn ông làm chủ gia đình. Hậu qủa là người đàn ông có quá nhiều quyền để ly dị vợ mình với bất cứ lý do gì, không cần ý kiến của người vợ; trong khi người phụ nữ có rất ít lý do để được phép bỏ chồng. Phụ nữ chỉ được phép ly dị khi chồng mắc bệnh phong, khi chồng xâm phạm tiết hạnh một trinh nữ, khi chồng cáo gian vợ phạm tội trước khi kết hôn với nhau, cùng lắm người vợ chỉ có thể xin chồng ly dị mình!

Do vấn đề then chốt là việc họ giải thích luật pháp ly dị theo sách Thứ Luật qui định:"Người đàn ông có thể ly dị vợ nếu thấy nơi nàng một xấu hổ".

Thế là người Do Thái tha hồ mà phân tích, giải thích thế nào là“xấu hổ” theo trường phái riêng của họ. Hậu qủa các lý do để ly dị đôi khi rất nhỏ nhặt, hoặc chẳng có lý do nào cả lại là chuyện phổ biến tai hại. Sự việc cứ tiếp diễn như thế cho đến thời Đừc Giesu, phụ nữ thường ngại không muốn lập gia đình nữa, vì hôn nhân quá bấp bênh.

Nhưng hôm nay Đức Giesu đã quan tâm đến vấn đề nóng bỏng, bức xúc này, không chỉ của riêng phụ nữ, mà còn của cả xã hội, cũng như vãn hồi địa vị thích đáng phải dành cho hôn nhân chính đáng.

  1. Luật của Mose:

-  Khi được hỏi, Đức Giesu không trả lời ngay, mà Ngài hỏi ngược lại:"Thế ông Mose đã truyền dạy các ông những gì?"

-  Họ đáp:" Ông Mose cho phép viết giấy mà ly dị vợ."

-  Đức Giesu phân tích: sở dĩ Mose đã qui định như vậy:"Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mose mới viết điều răn đó cho các ông."

-  Ngài vạch cho thấy nguồn gốc của ly hôn là lòng dạ chai đá, lòng xấu xa của con người mà ra.

-  Nghĩa là có qui định như thế vì đó là điều tốt đẹp nhất người ta có thể trông mong nơi dân mà ông đã ban bộ luật pháp cho.

-  Cũng có nghĩa là qui định như thế vì Mose muốn cố gắng kiểm soát tình hình lúc bấy giờ đã thoái hóa trầm trọng.

-  Nó cũng như là một nỗ lực nhằm kiểm soát việc ly dị vợ, đưa nó vào trong phạm vi một thứ luật lệ, khiến việc ly dị vợ gặp nhiều khó khăn hơn, chứ thật ra không hề có chuyện cho phép người đàn ông ly di vợ.

 -  Đức Giesu đã cho thấy rõ Ngài chỉ coi luật đó như một qui định do hòan cảnh, không phải là một sự ràng buộc vĩnh viễn.

-  Cũng như Giáo Hội, trước sau như một, luôn duy trì luật hôn nhân, nhưng do hoàn cảnh xã hội, gia đình, con người, càng ngày càng nhiêu khê, phức tạp, phát sinh xáo trộn, mất bình an, dẫn đến nhiều nguy cơ trầm trọng, có thể thiệt hại cả tinh thần lẫn thể xác, nên đã cho phép ly dị một số trường hợp mà Giáo Hội đích thân cứu xét.

-  Luật hôn nhân một vợ một chồng đã được nhiều quốc gia dân tộc hưởng ứng, và ghi chép vào hiến pháp như một luật lệ cố định.

-  Tuy nhiên cũng có luật ly dị để cởi trói cho cả vợ lẫn chồng trong những trường hợp nghiêm trọng, nhưng luôn có nhiều điều kiện nghiêm khắc kèm theo.

-  Bởi cuộc sống gia đình thực tế đã có những cặp vợ chồng tuy bước đi bên nhau trong đời, nhưng những bước chân đó đã dẫm lên đời nhau nhiều đau thương. Làm cho cuộc sống bất an, thiêu rụi tình yêu, gia đình biến thành địa ngục, cuộc hành trình không trọn vẹn an toàn.

-  Lịch sử con người đầy rẫy những cuộc chia tay, đổi vợ, phản chồng cách đau thương, tàn nhẫn.

-  Từ thời Mose, người ta đã biết đến ly di, ngay cả vua Davit được Thiên Chúa ban phúc, tràn trề vinh hoa phú qúi, dân chúng tôn kính ái mộ nhưng cũng không tránh khỏi lầm lỗi này.

 -  Vì thế luật Chúa cấm ly dị trở thành một trợ giúp đắc lực cho các cặp vợ chồng biết nhẫn nhục, kiềm chế, tự chủ trước những khó khăn, giống tố, bất hòa để giữ gìn hạnh phúc gia đình, và lành mạnh hóa xã hội. Đó chính là một ơn huệ của bí tích hôn nhân.

2.  “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”:

-   Trả lời câu hỏi của mấy người Pharisieu xong, như để thêm uy quyền, Đức Giesu nêu lại chuyện sáng tạo trời dất như đã ghi trong sách Sáng Kế.

-   Theo quan điểm của Ngài, ngay trong bản chất của sự việc, hôn nhân vốn có tính chất vĩnh viễn, là sự kết hợp bền vững giữa hai người bằng một phương cách mà không bao giờ luật lệ, qui định của con người có thể phá vỡ, cắt đứt được sự ràng buộc ấy.

-    Ngài tin quyết trong cơ cấu của vũ trụ, hôn nhân là một sự kết hợp tuyệt đối vĩnh viễn, bất khả phân ly, chẳng có qui tắc nào của Mose hay con người nhắm vào hoàn cảnh tạm thời lại có thể thay đổi được.

-    Ngài nhắc: "Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ. Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ trở thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."

-   Yếu tính đích thật của đọan Tin Mừng này là Đức Giesu không chỉ muốn nhấn mạnh tình trạng lỏng lẻo của nền đạo đức về hôn nhân và tình dục vào thời đại của Ngài, cần phải được hàn gắn, sửa đổi, và xuyên suốt tất cả các thời đại, đều phải được quan tâm như thế.

-   Bởi hôn nhân cũng là trách nhiệm, một sự liên hợp thuộc linh, không phải chỉ để tìm lạc thú, thỏa mãn đam mê nhất thời.

-  Nên Ngài đã, đang và sẽ mãi mãi xây dựng một thành lũy chung quanh gia đình.

-   Hãy cảm tạ Ngài đã bảo vệ hôn nhân gia đình cho chúng ta, và nhiệt thành cùng Ngài xây dựng, vun xới thành lũy cho gia đình mình.

3. Trẻ thơ:

-   Tin Mừng ghi: "Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giesu, để Ngài chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẳng giọng với chúng."

-   Nghĩa là người ta muốn xin Chúa ban phúc lành cho trẻ em, nhưng lại bị các người thân cận của Chúa cản ngăn.

-   Ngày nay cũng vậy, người ta thường ngăn cấm không cho trẻ em đến những nơi trang nghiêm hay gặp những người quan trọng.

-    Người Do Thái coi khinh trẻ nhỏ, cho là hạng người còn ở ngoài xã hội; nhiều người chúng ta cũng thế, còn không muốn cho trẻ em đi tham dự thánh lễ vì sợ chúng quấy phá làm mất sự trang nghiêm.

 -    Đức Giesu thì khác, Ngài đã bực mình nói với các môn đệ:"Cứ để trẻ em đến với Thầy, đứng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng."

-   "Rồi Ngài ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng", cử chỉ thân thương như cha mẹ ôm yêu con cái mình, khẳng định quan điểm của Ngài và cho thấy Ngài rất yêu thương trẻ nhỏ.

 -    Tuần trước Đức Giesu đã dạy không được làm cớ cho con trẻ sa ngã; tuần này Ngài lại tuyên bố:"Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.”

-    Thế mà những bậc làm cha mẹ, khi bị thử thách, khó khăn, chỉ muốn tìm giải pháp thỏa mãn cho riêng mình cách nhanh nhất, dứt khoát nhất, bằng con đường ly dị. Mặc cho số phận của những đứa con còn thơ ngây non trẻ.

-   Thật ra nhiều cha mẹ cũng hiểu biết được những bất hạnh sẽ chờ đón con cái mình, nhưng họ đã không đủ can đảm vượt qua, không đủ tình thương để bảo vệ con trẻ, không đủ niềm tin để chiến thắng cám dỗ. 

 -   Tâm trạng của một đứa trẻ khi cha mẹ ly dị như bị xâu xé, ray rứt, đau đớn, mặc cảm… có thể biến thành thù ghét cha mẹ, nhưng lại thèm tình thương của cha mẹ.

 -   Thực tế cho thấy phần lớn những trẻ em ấy đã nổi loạn, chống phá mọi người và phá hoại cả cuộc đời của chúng.

 -   Vì thế, với lý luận nào thì những cha mẹ ly hôn cũng phải chịu trách nhiệm về sự ít lưu tâm đến hoàn cảnh đau khổ lớn lao của con trẻ chưa có kinh nghiệm sống, cũng chẳng có gì trong tay! Tệ hơn nữa, càng ngày người ta lại càng ủng hộ việc ly dị.

 -   Do quan niệm qúa giản dị,"không thể sống chung thì chia tay!", "mình cũng phải có cuộc sống cho riêng mình", nhưng đó là những thiếu sót trầm trọng:

       . ích kỷ: muốn mình được thoải mái, trên cả con cái,

        . phản bội: ly dị là không giữ lời thề hứa, cả với chính lương tâm mình.

       . yếu đuối: nông cạn, gần như nhu nhược, muốn lẩn tránh trách nhiệm.

- Đừng quên rằng trong cuộc sống hôn nhân, ai cũng phải trải qua những cuộc khủng khoảng, những khó khăn nhất thời hoặc lâu dài. Nên phải kiên trì chịu đựng, đừng nóng nảy muốn thoát thân bằng cách ly hôn, ly dị để dứt bỏ nhanh chóng.

 -   Vì thế lập trường của Đức Giesu thật rõ ràng, không thể có ly dị, không có quyền ly dị, không cộng tác thỏa hiệp hay xúi dục ly dị.

 -   Thái độ Ngài ôm trẻ nhỏ vào lòng đã nhắc mọi người nhớ đến những đứa trẻ vô tội cần tình thương bao bọc và phải được hưởng mọi thứ đầy đủ an toàn.

 -   Đừng lẩn tránh, ruồng bỏ, chia chác, rao bán con cái để tìm cuộc sống riêng cho mình bằng con đường ly dị.

 -   Cũng đừng cản con trẻ đến với Thiên Chúa bằng cách đẩy chúng vào con đường bất mãn, nổi loạn, sa đọa khi cha mẹ chúng đã ly dị.

 -   Tuy nhiên trẻ em ở đây cũng không chỉ được hiểu là do tuổi đời, mà còn được hiểu về sự trẻ trung của tâm hồn, tính cách, niềm tin, một con người hồn nhiên, lành mạnh, trong sáng, không vướng bận điều gì, không tham sân si!

 -   Ai cũng đã từng có và đã trải qua tuổi thơ ngây trong sáng ấy, nhưng cùng với thời gian, chúng ta đã đánh mất sự hồn nhiên, để thay vào đó những lo toan, ưu phiền, nghi ngờ, tính toán, sợ hãi, thất vọng…

 -   Hãy nhớ, niềm tin làm chúng ta sống an vui, trẻ trung, hy vọng, lạc quan, hăng hái, thân thiện chan hòa với mọi người…

 -   Hoài nghi, bi quan, giận hờn làm chúng ta phiền muộn, lo lắng, bệnh tật, cằn cõi gìa nua…

 -   Nên vẫn có thể tìm được sự hồn nhiên để trở lại như trẻ thơ. Bằng cách lạc quan, chan hòa, mở rộng vòng tay đón tiếp tất cả mọi người, không phân biệt, không loại bỏ ai.

-   Đừng đánh mất cảm thức của mình về những điều ngạc nhiên như trẻ thơ trước cuộc sống, trước vũ trụ. Bởi ngạc nhiên là trọng tâm mọi lời khẩn nguyện và thờ phụng.

-    Nếu không, chúng ta sẽ cảm thấy khó cầu nguyện và thờ phượng Chúa, sẽ trở nên mù loà, không nhìn thấy dấu tay Thiên Chúa trong vũ trụ chung quanh, đặc biệt nơi ánh mắt và khuôn mặt của trẻ nhỏ.

-    Hãy nghiêm chỉnh nghe theo lời Đức Giêsu, biết luôn tiếp xúc với những trẻ em chung quanh, đừng bao giờ quên lời Ngài truyền dạy hôm nay:"Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.”

Lạy Chúa, Chúa đã gắn bó người nam và người nữ qua phép hôn phối với tất cả những ưu, khuyết điểm của họ. Nhưng cuộc sống hôn nhân tốt đẹp hạnh phúc bao nhiêu thì cũng đau thương thử thách bấy nhiêu.

Xin Chúa cho tất cả những ai đã liên kết nhau bằng bí tích hôn phối, được tồn tại và trở nên sâu xa nhờ biết quảng đại, kiên nhẫn chịu đựng, để được hưởng cuộc hôn nhân trọn vẹn suốt đời theo tinh thần Kito giáo, cùng nhau chia xẻ trách nhiệm, vui, buồn; đừng để hôn nhân của họ phải nửa vời cả về thời gian, sự chọn lựa và sự dấn thân. Vì cả hai đã thật sự trở thành một xương một thịt như Thiên Chúa đã phối hợp. Amen. (mượn ý)

Than men,

M.Goretti duyenky

 


Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

ĐỨC MẸ AN ỦI TÔI

 

ĐỨC  MẸ  AN  ỦI  TÔI

Thứ năm 16/09/2021- Đức Giám mục GB Bùi Tuần

Lúc này, tôi cần đủ thứ. Nhưng sự tôi cần hơn cả, đó là sự an ủi. Tôi thấy nhiều người cũng như Bùi-Tuần 2381

1.

Lúc này, tôi cần đủ thứ. Nhưng sự tôi cần hơn cả, đó là sự an ủi.

Tôi thấy nhiều người cũng như vậy.

Chúng tôi coi an ủi là nhu cầu rất cần cho cuộc sống hiện nay.

 2.

Tôi đem nhu cầu đó trình bày với Đức Mẹ. Đức Mẹ trả lời: Mẹ đã và đang an ủi những ai hoán cải mình, để theo Mẹ sống lời “Xin vâng”.

3.

Nghe vậy, tôi xin Mẹ cho tôi thấy: Tôi có hoán cải mình để sống lời Xin vâng, như Mẹ muốn không? Thì Mẹ cho tôi thấy: Tôi rất yếu đuối, có nhiều thiết sót. Nhưng khi biết sám hối, thì Mẹ không từ chối an ủi tôi.

4.

Thực sự, Đức Mẹ an ủi tôi suốt đời sống ơn gọi của tôi.

5.

Nhờ được Mẹ an ủi, tôi có những cái nhìn rất đơn sơ, về Chúa, về Hội Thánh, về những người ngoài Hội Thánh, về những kẻ khổ đau, về những ai lầm lạc.

6.

Đơn sơ là không phức tạp, không rắc rối.

Gương đơn sơ xưa nhất là Đức Mẹ.

Gương đơn sơ gần nhất là thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

 7.

Tôi thấy hoán cải mình để trở nên người đơn sơ theo ý Chúa là chuyện không dễ chút nào.

8.

Tình hình lúc này là rất phức tạp, khiến con người khó mà sống đơn sơ được.

 9.

Tuy nhiên, tôi được Đức Mẹ dạy là: Chính vì tình hình rất phức tạp, nên các con của Mẹ càng cần phải sống đơn sơ.

Đơn sơ là hãy tập trung vào những gì căn bản, bỏ đi những gì không cần đối với tình hình lúc này.

10.

Muốn được như vậy, người môn đệ Chúa cần có ơn phân định, đôi khi cũng cần đến ơn tiên tri.

11.

Đức Mẹ đang an ủi Hội Thánh tại Việt nam lúc này, khi ban cho nhiều môn đệ Chúa nơi này nơi nọ được ơn phân định và ơn tiên tri. 

12.

Tuy nhiên, quỷ Satan lại đang dùng nhiều cách, để quấy phá ơn phân định và ơn tiên tri.

Đó là chuyện có thực.

Xin hãy tỉnh thức và cầu nguyện.

13.

Xưa, tại tiệc cưới Cana, Đức Mẹ đã nói với Chúa Giêsu: “Nhà này hết rượu rồi”. Nể lời Đức Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước trở thành rượu.

14.

Nay, tôi cũng đang nghe thấy Đức Mẹ nói về nơi này nơi nọ tại Hội Thánh Việt Nam: “Nhà này hết ơn phân định, hết ơn tiên tri, hết ơn an ủi rồi”.

Tôi thấy Chúa Giêsu đang làm phép lạ cho những nơi đó.

Long Xuyên, ngày 16.9.2021

Người đàn ông 16 năm chăm sóc chồng cũ của vợ

 

Người  đàn  ông  16  năm  chăm  sóc  chồng  cũ  của  vợ

Chủ nhật, 5/9/2021, VnExpress.net

16 năm liền, Zhao Jinlong cùng với vợ chăm sóc chồng cũ của cô, họ xem nhau như người nhà. Ảnh: NewQQ.


TRUNG QUỐCTừng bị nghi là "có ý đồ bất thường" khi lấy một người phụ nữ có chồng, lại ở chung với chồng cũ và con gái riêng của vợ, nhưng anh Zhao không bận lòng.

Năm 2005, Zhao Jinglong, một nông dân ở Tùng Dương, Lệ Thủy, Chiết Giang yêu và kết hôn với chị Zhou Yuying, một phụ nữ từng có một đời chồng.

Chồng cũ của chị Zhou là anh Liu Haojin, 21 năm trước gặp tai nạn rơi từ tầng ba xuống khi đang làm việc. Cú ngã khiến người đàn ông liệt nửa dưới cơ thể, không tự chủ vệ sinh. Gánh nặng gia đình dồn hết lên vai người vợ. Anh Liu đã nhiều lần chủ động đệ đơn ly hôn, thậm chí nghĩ đến việc tự tử khi thấy mình làm khổ vợ.

Nhưng chị Zhou tuyên bố: "Nếu tái hôn, chồng mới phải cho tôi mang anh ấy và con gái theo". Cho đến khi quen biết và nảy sinh tình cảm với Zhao Jinlong, chị vẫn giữ suy nghĩ đó. Hai người làm đám cưới khi anh Zhao hứa xem chồng cũ của Zhou như anh trai và con gái chị cũng là con mình.

Cuộc hôn nhân ban đầu bị dân làng chỉ trích. Nhiều người nghĩ Zhao Jinlong có mưu toan gì đó. Nhưng Zhao Jinglong khẳng định trong anh chỉ có tình yêu và tin mình sẽ vượt qua mọi khó khăn, áp lực. "Tôi quyết tâm để gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn và chứng minh cho Zhou Yuying thấy lựa chọn của cô ấy không sai", anh nói.

Trên vùng chè Tùng Dương, Lệ Thủy, cặp vợ chồng mới cưới mua máy móc về trồng và sản xuất chè. Sau vài năm làm việc chăm chỉ, họ trả hết nợ vay điều trị cho Liu Haojin, xây một ngôi nhà ba tầng. Cuộc sống của bốn người thay đổi, nhưng lời hứa chăm sóc chồng cũ của vợ Zhao vẫn nguyên vẹn.

"16 năm liền tôi ngồi xe lăn, Zhao đã chăm chỉ làm việc vì tôi. Cậu ấy như một người anh em ruột thịt của tôi", Haojin nói. Sống với gia đình mới của vợ, anh gạt bỏ sự ngại ngùng, tự ti, dần trở nên vui vẻ. Nhờ sự giúp đỡ của hội người khuyết tật, Haojin mở một quán trà để chủ động hơn trong cuộc sống.

Câu chuyện hiếm có của bộ ba này khi xuất hiện trên mạng gây xúc động mạnh ở Trung Quốc. "Họ đều là những người tốt bụng, không quan tâm người khác nghĩ gì, sống chu toàn và sống hạnh phúc", người dùng mạng xã hội ngưỡng mộ.

Những câu chuyện "chồng mới chăm sóc chồng cũ của vợ" luôn gây xúc động mạnh với cộng đồng. Tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn Kiên ở ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang suốt 8 năm qua cũng đã chủ động đón người chồng cũ của vợ là anh Nguyễn Văn Bé Hai, bị chấn thương sọ não sau một vụ tai nạn giao thông tám năm trước, về nhà chăm sóc.

Nhật Minh (Theo NewQQ)

Tư thế ngủ nào tốt nhất cho sức khỏe?

 

Tư  thế  ngủ  nào  tốt  nhất  cho  sức  khỏe?

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Khi Hội thánh giang tay ra

 

Khi  Hội  thánh  giang  tay  ra

9/15/2021-conggiao.info

khi-hoi-thanh-giang-tay-ra.jpg

...tôi cầu xin như dân Chúa xưa, chúng ta sẽ mở lòng ra trước lời khẩn xin của biết bao người đang gõ cửa nhà chúng ta. Tôi nhớ lại những lời sau đây: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Kh 3, 20)..

ỦY BAN MỤC VỤ DI DÂN

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Hướng tới Ngày Thế giới những người Di dân và Tị nạn năm nay (26/09/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp với chủ đề: “Tiến tới một cộng đồng 'chúng ta' ngày càng rộng lớn hơn”, nhằm xây dựng gia đình nhân loại trong công lý và hòa bình, bảo đảm không ai bị loại bỏ lại đằng sau. Ngài kêu gọi tất cả, các tín hữu công giáo và mọi người trên thế giới, cùng quan tâm và thể hiện tình liên đới đối với những người dễ bị tổn thương khi di tản. Theo Đức Thánh Cha, “Làn sóng di dân có thể được xem là ‘biên cương’ mới cho sứ vụ, một cơ hội đặc biệt để loan báo Chúa Kitô và làm chứng cho đức tin Kitô trong tinh thần bác ái và tôn trọng sâu sắc dành cho các cộng đồng tôn giáo khác”. Đức Thánh Cha kêu gọi nỗ lực phá đổ những bức tường ngăn cản chúng ta và xây dựng các nhịp cầu kiến tạo văn hóa gặp gỡ, với ý thức sâu sắc về mối liên kết sâu sắc của chúng ta. Ngài nói rằng các phong trào di dân là cơ hội để chúng ta vượt qua sợ hãi và để cho mình được phong phú bởi sự đa dạng khả năng của mỗi người.

Tôi xin giới thiệu các bài suy tư được gợi ý do Phân Bộ Di Dân và Tị Nạn của Bộ Phát triển Con người toàn diện: “ONE CHURCH, ONE HOME, ONE FAMILY” và “A CHURCH THAT REACH OUT” của Rev. Marcel Uwineza, S.J., Ph.D., do ông Antôn Uông Đại Bằng và Gioan Lê Quang Vinh chuyển ngữ.

+Louis Nguyễn Anh Tuấn

Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Di Dân – HĐGMVN.

* * *

KHI  HỘI  THÁNH  GIANG  TAY  RA

L.m. T.s. Marcel Uwineza, S. J.

Bản dịch của Antôn Uông Đại Bằng

Hội Thánh là một cộng đoàn thế nhân được Thiên Chúa, hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô, Con của Người, mời gọi. Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến loan báo Tin Mừng Cứu Độ và Nước Trời. Nước Trời hiện diện ngay bây giờ và Hội Thánh, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, hằng mong chờ Nước Trời chung cuộc sẽ được thể hiện trọn vẹn. Niềm mong đợi của Thiên Chúa bộc lộ qua Đức Giêsu là tất cả những ai theo Ngài sẽ hiểu được rằng mối tương quan của họ với Thiên Chúa không phải chỉ là một chuyện riêng tư, nhưng là một sự kiện chung cho toàn thể mọi dân tộc trên toàn thế giới.

Tư cách là thành viên Hội Thánh được thực hiện cụ thể qua việc lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy của mỗi cá nhân. Hội Thánh là một hiệp thông của những cộng đoàn, được nâng đỡ bởi ký ức về Đức Giêsu Kitô hằng luân lưu trong Truyền thống Tông đồ. Hội Thánh hóa thân trong những câu chuyện và thực tiễn Kitô giáo của những người lữ hành đi tìm ơn cứu độ. Hội Thánh bám rễ trong xác tín và đức tin thần học rằng “tập thể nhân thế này, quốc gia lữ hành này, trong và cho thế giới, là một phần cơ bản trong kế hoạch lịch sử của Thiên Chúa, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.” Do đó, đây không phải là một cộng đoàn của thuần những người chúc lành, hay một nghiệp đoàn của những người cùng một nếp suy nghĩ.

Hội Thánh là dấu chỉ bí tích sự hiện diện của Đức Kitô trong thế giới. Đây chính là một cộng đoàn những người nhờ gặp được Đức Kitô mà có một căn tính mới. Tin Mừng Thánh Gioan giải thích căn tính mới này trong Đức Kitô trong đoạn tường thuật cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu với Nicôđêmô, một thành viên của Công nghị và của phái Pharisêu, kẻ lén gặp Đức Giêsu vào ban đêm (Ga 3, 1-21). Nicôđêmô mong muốn biết thế nào là “sinh ra một lần nữa” để dự phần trong Nước Trời. Đức Giêsu đã cho ông một lời giải đáp khá lạ lùng. Nhà thần học dòng Tên Agbonkhianmeghe E. Orobator lưu ý rằng: “Đức Giêsu quay ngoắt sang một cuộc độc thoại tỉ mỉ về xác thịt và thần khí, các chuyện dưới đất và các chuyện trên trời, Con Người, Người Con làm quà tặng của Thiên Chúa cho thế giới, ánh sáng và bóng tối, vân vân.” Diễn từ này tác động Nicôđêmô ra sao thì chúng ta không biết được. Có thể ông ta ra về mà tâm trí lại bối rối hơn không chừng. Tuy nhiên, câu chuyện của Nicôđêmô và Đức Giêsu không kết thúc đêm hôm đó. Về sau, trong sách Tin Mừng này, chúng ta được nghe kể Nicôđêmô bênh vực cho Đức Giêsu ngay giữa ban ngày. “Nicôđêmô, người trước đây đã đến gặp Đức Giêsu và là một người trong nhóm của họ, đã lên tiếng hỏi rằng: “Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ trả lời: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả” (Ga 7, 50-52). Xem ra Nicôđêmô đã thoát ra khỏi vai trò một chứng nhân yên lặng của Đức Giêsu và trở thành một người lớn tiếng bênh vực cho Ngài; và chúng ta có thể suy luận rằng cuộc gặp gỡ Đức Giêsu hôm xưa đã gây một ấn tượng sâu xa trên tâm hồn ông. Nicôđêmô không còn “bước đi trong sợ hãi” – biểu lộ qua việc đến gặp Chúa giữa đêm khuya – và đi theo ánh sáng ban ngày – biểu lộ qua việc bênh vực Đức Giêsu giữa thanh thiên bạch nhật. Trước cái chết của Đức Giêsu, những môn đệ thân tín của Ngài bỏ rơi Ngài, còn ai là người xuất hiện trong cuộc Khổ nạn của Ngài? Nicôđêmô chính là người đã mang chừng một trăm cân một dược trộn với trầm hương để tẩm liệm thân xác Chúa (Ga 19, 39-42). Cha Orobator kết luận: “Nicôđêmô là gương mẫu của một tín nhân ra sức đào sâu sự hiểu biết niềm tin của mình.” Nicôđêmô biểu trưng cho tất cả những ai nhận thức được sự độc đáo nơi Đức Kitô và quyết định dành chỗ trong đời mình cho điều khám phá mới mẻ và có sức biến đổi này mang đến. Ai gặp được Đức Kitô sẽ có một căn tính mới và một triển vọng mới.

Khi đọc sách Tân Ước, chúng ta biết được rằng: không có người nào đã gặp gỡ Đức Giêsu mà lại không được biến đổi sau đó. Vì lý do gì đi nữa thì một lối sống mới cũng phát sinh. Một cuộc gặp gỡ nghiêm túc với Đức Giêsu sẽ biến đổi con người tận căn. Thật không nói ngoa khi bảo rằng: trọn cả cuốn Phúc Âm không có một người nào đến với Đức Kitô rồi rời khỏi Ngài mà không được biến đổi. Ví dụ đầy dẫy. Hãy nhớ lại các vị đạo sĩ, sau khi đã thờ lạy Hài nhi Giêsu, đã được báo trong giấc mơ là đừng gặp lại Vua Hêrôđê nữa, nhưng hãy trở về quê nhà theo ngả đường khác (Mt 2, 12). Hay hãy nghĩ về những cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với ông Lêvi hoặc Zakêu, hay người Nữ Samaritanô, hay người Thanh niên Giàu có (người này bước đi mà lòng buồn rầu), người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người trộm treo trên thập giá và những người khác. Người nào trong số họ gặp được Đức Giêsu rồi cũng thay đổi một cách nào đó. Phần lớn nhất của sách Tân Ước bị chi phối bởi Phaolô (Saulô) mà cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh trên đường đi Đa-mas đã biến đổi ngài thành vị Tông đồ của dân ngoại.

Như Đức Giêsu, Hội Thánh cũng có nhiệm vụ làm một cộng đoàn của tiếp xúc nhân bản đích thực. “Cung cách” Giêsu thách đố Hội Thánh biết lắng nghe và đồng hành với hết mọi người,  đồng thời chú ý đặc biệt tới những người đang khổ đau trong xã hội chúng ta. Cung cách ấy thúc giục chúng ta đi vào những phố phường của những vùng ngoại vi để chữa lành “những người di cư, tị nạn, những người bị dời chỗ cư trú và những nạn nhân của nạn buôn người, những người mà Chúa muốn biểu lộ tình thương yêu và loan báo ơn cứu độ.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công giáo làm thành viên của một Hội Thánh biết liều mình và sẵn sàng bị lầm lẫn khi dấn thân vào thế giới, nhất là những ai bị coi như đồ bỏ đi trong thế giới chúng ta. Ngài cổ vũ vun trồng một nền văn hóa gặp gỡ với khát vọng thăng tiến đối thoại chân thành, bằng cách biết lắng nghe và sẵn sàng trực diện với những thách đố và bất đồng. Đức Thánh Cha  Phanxicô mời gọi Hội Thánh ‘nỗ lực cho một nền văn hóa gặp gỡ’,  theo một cách đơn giản, ‘như Đức Giêsu đã nói: đừng chỉ trông thấy thôi, nhưng phải nhìn; đừng chỉ nghe thấy thôi, nhưng phải lắng nghe; đừng chỉ đi ngang qua thiên hạ thôi, nhưng phải dừng lại với họ; đừng chỉ nói ‘thật đáng xấu hổ, tội nghiệp họ!’ nhưng phải để cho mình chạnh lòng thương họ; và tiến lại gần, chạm vào họ mà nói: ‘Đừng khóc nữa’ và trao cho họ ít ra một giọt sự sống.” Nói khác đi, sẽ chưa phải là Hội Thánh nếu chưa biết dấn thân và biến đổi thế giới ở quanh mình. Cần phải là một Hội Thánh biết nuôi dưỡng gặp gỡ với tha nhân, và như Emmanuel Levinas nói: “…Cuộc gặp gỡ này bám rễ vào tha tính cơ bản của tha nhân, với sự chấp nhận ngay cả phải chịu đựng để đáp lại sự khó chịu của tha nhân và sự thức tỉnh về cảm giác của mình về trách nhiệm của mình đối với và cho tha nhân.”

Một Hội Thánh của tiếp xúc nhân bản đích thực đòi hỏi chúng ta thực hiện điều đó như Simôn Kyrênê vác đỡ thập giá Đức Giêsu (Mc 15, 21), như người Samaritanô Nhân hậu (Lc 10, 25-37); những điều này chưa đủ. Simôn Kyrênê và người Samritanô Nhân hậu đã thực hiện những hành động tuyệt hảo trong những hoàn cảnh cá nhân. Tuy nhiên, chúng la lại được mời gọi gặp gỡ Đức Giêsu không phải chỉ bằng thực hiện những việc thiện cá nhân nhưng bằng cách lên tiếng với giới hữu trách về những bất công trong xã hội chúng ta hôm nay, và làm cho con đường tới Giêricô được an toàn khỏi nạn cướp bóc và côn đồ. Chúng ta cần phải lớn tiếng nói lên rằng: không thể nào chấp nhận được cảnh người người cứ bị bạo ngược và nghèo khổ, sống kiếp tỵ nạn, di cư và lánh cư mãi.  Điều này có nghĩa là khi tỏ lòng xót thương đối với ai mà không “quan tâm đối với các cơ cấu xã hội vốn khiến cho họ trở thành đối tượng đáng xót thương thì mới chỉ là có tình cảm chứ chưa phải là yêu thương.” Tỏ niềm cảm thương là quan trọng, nhưng điều ấy chưa đủ. Một Hội Thánh của tiếp xúc nhân bản đích thực sẽ hành động như một người đáp ứng đầu tiên – biết chạy ngay vào ngôi nhà đang cháy, chứ không phải là tìm cách lánh xa ngôi nhà đó. Hội Thánh cần có những con người chữa lành những vết thương của dân Chúa. Hội Thánh không cần đến những con người làm cho các vết thương lớn thêm ra.

Có một câu chuyện tuyệt vời minh họa những gì một Hội Thánh tiếp xúc nhân bản đích thực cần phải thể hiện. Nhiều năm trước đây ở Scotland có một nhà quý tộc Anh lên đường đi tới Luân đôn để tham dự một khóa họp quan trọng của nghị viện. Xe hơi của ông bị sa lầy bùn trên con đường quê và lâm vào cảnh tuyệt vọng. Không có cần AAA mà cũng chẳng có một ai phụ giúp đẩy xe cho ông ta được. Ông nghĩ mình không thể nào tới Luân đôn kịp lúc bỏ phiếu cực kỳ quan trọng như đã hoạch định được. Đột nhiên lúc đó có một chàng nông dân Tô cách lan cùng với một cặp bò đi qua và kéo luôn xe hơi của nhà quý tộc. Thế là ông ta khỏi lỡ mất ngày hôm ấy. Nhà quý tộc vô cùng biết ơn chàng trai và muốn thưởng cho chàng. Ông nói: “Nhất định là tôi có thể làm một điều gì để đền ơn cậu.” Nhưng chàng trai nói; “Thưa không, cháu rất vui được phục vụ ông.” “Nhưng chắc hẳn cháu phải có một ước mơ nào chứ. Một điều gì đó cháu thực sự mong muốn có được trong đời mình.” Nhưng chàng trai cười đáp “Ồ, vâng. Cháu luôn muốn làm một bác sĩ. Nhưng đó là điều ở ngoài tầm khả năng cháu.” Nhà quý tộc trở lại Luân đôn. Ông cứ nghĩ xem làm thế nào tưởng thưởng được cậu bé kia. Ông dẫn cậu bé đi tiếp xúc với một ngôi trường mà ông đã sắp xếp để cho cậu có được một học bổng. Và cậu bé ấy đã nhập học.

Nhiều năm sau, trong giai đoạn khốc liệt nhất của Thế chiến II, Winston Churchill lâm cơn nguy tử vì bệnh cúm, giữa lúc ông đang đảm nhiệm chức vị Thủ Tướng Anh quốc (1940-1945). Người ta đã cứu được mạng sống ông nhờ thứ thần dược tên là Peniciline do Fleming phát minh. Và Fleming chính là cậu bé nông dân đã nhận được học bổng của nhà quý tộc vốn là thân phụ của ông Churchill.

“Những hành động yêu thương có hiệu ứng gợn sóng và có thể biến đổi một cách sâu xa sinh thái con người. Nhiệm vụ chúng ta là xây dựng một nền văn minh tình thương hoặc sẽ chẳng còn một nền văn minh nào hết”, Đức Hồng y Sean O’Malley nói. Trong khi chúng ta mừng Ngày Thế giới Di cư và Tỵ nạn, tôi xin mời gọi anh chị em thực hiện nhiều hơn nữa những hành động yêu thương với và cho những người di cư và tỵ nạn, bởi vì nơi họ chúng ta sẽ có được những tiềm năng “Fleming” chưa được khai thác. Nếu chúng ta tiếp tục yêu thương và gặp gỡ họ, chúng ta sẽ thấy một cách sâu xa ý nghĩa của lòng nhân ái và vai trò Hội Thánh, đem lại niềm hy vọng, biến đổi những nỗi u buồn thành những niềm vui, và những ước mơ của họ trở thành những cơ hội.

Kết thúc suy niệm này, tôi cầu xin như dân Chúa xưa, chúng ta sẽ mở lòng ra trước lời khẩn xin của biết bao người đang gõ cửa nhà chúng ta. Tôi nhớ lại những lời sau đây: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.”(Kh 3, 20). Người ta nói: những người nào cùng ăn chung với nhau sẽ không ăn lẫn nhau. Amen.”

(hdgmvietnam.com 15.09.2021)