5 dấu hiệu cho thấy sếp không ưa bạn
Thứ ba, 24/8/2021, VnExpress.net
Mỗi người thường dành 1/3
thời gian trong ngày ở công sở. Do đó, mối quan hệ với cấp trên có thể ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Patrick Veroneau - CEO của
một đơn vị đào tạo doanh nghiệp tại Mỹ cho rằng, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu
để biết được liệu sếp có ưa bạn không. Trong trường hợp bạn nhận ra những dấu
hiệu đó, đừng hoảng sợ, bởi vì sẽ luôn có những cách phù hợp để xoay chuyển
tình thế.
Bị bỏ qua
Nếu sếp dường như tránh
nán lại để trò chuyện thân mật với bạn, đó là một dấu hiệu đáng lưu tâm. Hạn chế
tiếp xúc cho thấy sếp không sẵn sàng xây dựng quan hệ với bạn, trong khi vẫn
không ngừng gia tăng áp lực và giám sát nhưng lại không sẵn sàng để thiết lập sự
gần gũi với cấp dưới. Đây là một vòng luẩn quẩn nhằm củng cố thành kiến của sếp
đối với sự làm việc kém hiệu quả của nhân viên và khiến người đó mỗi ngày một mất
hứng thú.
Vì vậy, nếu sếp phớt lờ
tin nhắn của bạn hoặc hủy các cuộc họp với bạn thường xuyên, trong khi vẫn gây
áp lực cho bạn về các nhiệm vụ, có thể họ không thích bạn.
Bị quản lý quá "tiểu tiết"
Quản lý vi mô cũng có thể
là một dấu hiệu của Hội chứng thiết lập thất bại (set-up-to-fail). "Trong
hình thức quản lý này, sếp tăng thời gian và sự chú ý vào nhân viên, yêu cầu
nhân viên phải được đồng ý trước khi quyết định bất cứ việc gì, yêu cầu xem thêm
thủ tục giấy tờ liên quan tới các quyết định hoặc phê bình các nhận xét của cấp
dưới mạnh mẽ hơn", các nhà nghiên cứu về quản trị nhân lực Jean-François
Manzoni và Jean-Louis Barsoux của của HBR nhận định.
Thường
xuyên bị hỏi về công việc
Nếu sếp bắt đầu hỏi bạn về
cách bạn dành thời gian cho công việc, hoặc nếu họ hỏi bạn các câu hỏi
"móc", "mỉa", có lẽ họ đang không thiện cảm với bạn.
Việc bị chất vấn có thể
cho thấy sự thiếu tin tưởng tiềm ẩn. Bạn và sếp không thể có mối quan hệ tích cực
nếu không có sự tin tưởng. Trong khi đó, rõ ràng những câu hỏi như vậy chẳng
khiến bạn dễ chịu chút nào.
Không bao
giờ được đề đạt, bổ nhiệm
Veroneau nhận định:
"Nếu cấp trên hỏi ý kiến của bạn, khen ngợi và cung cấp cơ hội để phát triển
cho bạn, điều đó chứng tỏ rằng họ thích bạn". Ngược lại, nếu bạn liên tục
được giao những công việc quen thuộc và không bao giờ được giao những trách nhiệm
lớn hơn hoặc những thách thức mới, có khả năng sếp không thích bạn.
Bị đối xử khác với những người khác
Nghiên cứu của HBR cho thấy,
90% các sếp coi một số cấp dưới như "nhóm thân cận", trong khi coi những
người còn lại như "người ngoài". Vì vậy, nếu sếp tỏ ra cực kỳ tốt với
các đồng nghiệp khác nhưng lại lạnh lùng với bạn thì điều đó có nghĩa là họ
không coi bạn là thành viên nhóm thân cận của mình.
Phải làm gì nếu sếp không thích mình?
Theo Veroneau, bạn cần phải
xác định đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ với sếp đã đi chệch hướng, sau
đó, nên đặt một cuộc gặp với sếp để hiểu những gì họ cần ở bạn. "Mặc dù việc
này có vẻ rủi ro nhưng cũng có thể hữu ích cho nhân viên, khi họ bày tỏ với cấp
trên về việc họ muốn có mối quan hệ tốt hơn với người quản lý, cũng như muốn biết
người quản lý cần gì ở mình", Veroneau nói.
Bạn cũng có thể tự mình
giải quyết vấn đề bằng cách tác động đến nhận thức của sếp thông qua cách hành
xử tích cực và tử tế.
Một nghiên cứu được công
bố trên tạp chí The Leadership Quarterly đã kết luận rằng sự ăn ý giữa hành động
để ai đó thích bạn, kết hợp với ảnh hưởng tích cực khi đối mặt với căng thẳng
trong công việc có thể giúp vô hiệu hóa mối quan hệ xấu giữa sếp và nhân viên.
Đối phó với một người sếp
không thích bạn không phải là điều đơn giản. Vì vậy, vì lợi ích và sức khỏe của
chính bạn, hãy nhớ tập trung vào việc nuôi dưỡng sự tự tin của bản thân, cho dù
có chuyện gì xảy ra.
Thùy Linh (Theo The
Ladders)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét