Sống với một viễn cảnh thiên đàng
- Gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa
The Word Among Us – Lại Thế Lãng dịch- Fri, 20/08/2021
Vào ngày 1 tháng Giêng
năm 1863, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng,
tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệ.
Ba năm sau, với sự phê
chuẩn của Tu chánh án thứ mười ba đối với Hiến pháp Hoa Kỳ, tuyên bố của
Lincoln trở thành luật của đất nước. Tất cả các nô lệ đã được trả tự do một
cách hợp pháp. Tuy nhiên đối với nhiều người trong số những người chịu sự gò
bó, họ cảm thấy không hoàn toàn phù hợp với tình trạng pháp lý của họ. Nhiều
người da đen ở miền Nam hãy còn bị những người da trắng quyền lực hơn đối xử
như nô lệ. Họ không có việc làm, bị đe dọa và bị lạm dụng, thậm chí còn có một
số bị giết. Một số được cho biết rằng luật pháp không áp dụng cho họ và vì vậy
đã bị lùa trở lại làm nô lệ. Như vậy, đối với nhiều người, việc tuyên bố tự do
hầu như không ảnh hưởng gì đến đời sống của họ.
Một chút lịch sử này có
thể giúp chúng ta hiểu, làm thế nào chúng ta với tư cách là những tín hữu có thể
được Thiên Chúa tuyên bố giải thoát khỏi nô lệ của tội lỗi, nhưng lại không cảm
nhận được sự tự do đó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một mặt, đó là
chân lý về đức tin của chúng ta rằng khi chúng ta được rửa tội, chúng ta nhận
được một bản chất mới và trở thành những công dân đầy đủ và tự do của vương quốc
Thiên Chúa. Nhưng mặt khác, kinh nghiệm của chúng ta cùng với những lời dối trá
và cám dỗ của ma quỷ, có thể kết hợp lại cho chúng ta biết rằng chúng ta không
hề tự do. Làm thế nào điều này có thể xẩy ra nếu Sa-tan đã hoàn toàn bị đánh bại
và nếu chúng ta đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của hắn.
“Tiếng nói từ phòng khác” Thật hữu ích cho
chúng ta để biết rằng khi Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã cứu chuộc
chúng ta khỏi tội lỗi và rửa sạch chúng ta trong máu của Ngài. Bởi vì chúng ta
đã được chuộc khỏi cái chết, Sa-tan đã mất quyền thống trị đối với chúng ta. Hắn
có thể vẫn còn có một mức độ quyền lực trong thế giới này, nhưng sức mạnh thực
sự duy nhất hắn có đối với chúng ta là khả năng đánh lừa chúng ta khiến chúng
ta nghĩ rằng chúng ta không thực sự thoát khỏi sự cầm giữ của hắn.
Có lẽ cách suy diễn thứ
hai có thể giúp chúng ta hiểu điều này tốt hơn. Hãy tưởng tượng hai căn phòng rộng
ở cạnh nhau, cách biệt nhau bởi một bức tường. Trong một phòng là tất cả những
người do đức tin và Phép rửa bây giờ là thành viên của vương quốc Thiên Chúa.
Trong phòng kia- vẫn ngăn cách với những tín hữu chúng ta – là ma quỷ, bị xích
vào bức tường. Trong lúc Sa-tan đã bị ngăn cấm và không thể vào được phòng bên
kia, hắn vẫn có thể gọi qua bức tường bằng tất cả những lời dụ dỗ và hứa suông.
Hắn có thể không có quyền lực vượt qua và giành lại chúng ta, nhưng hắn vẩn có
thể dùng “tiếng nói” của hắn để quyến rũ và lừa gạt chúng ta. Và đây chính là
những gì hắn làm.
Mục tiêu của Satan là làm
rối loạn bản năng tâm linh của chúng ta – phần sâu nhất trong cuộc sống của
chúng ta, nơi chúng ta nghe tiếng nói của Thiên Chúa và nhận ân sủng của Ngài để
phát triển trong hình ảnh và dung mạo của Ngài. Ma quỷ sử dụng những tuyên bố
trống rỗng và thái quá của hắn để làm chúng ta bối rối và làm mờ nhạt mối quan
hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, hắn hành động đối với
chúng ta theo cách mà nhiều người da trắng ở miền Nam đã hành động đối với người
nô lệ sau khi họ đã được trả lại tự do. Satan biết hắn không thể thay đổi sự thật
về những gì Chúa Giêsu đã làm, nhưng hắn có thể cố gắng thuyết phục chúng ta từ
bỏ cuộc sống mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta – đời sống mà chúng ta có “quyền
hợp pháp” với tư cách là con cái của Thiên Chúa đã được rửa tội.
Đây là lý do tại sao
chúng ta có thể thấy khó chia tay với tội lỗi, mặc dù chúng ta đã được giải
thoát khỏi quyền lực của nó. Đây là lý do tại sao tự do của chúng ta trong Chúa
Kitô bị xáo trộn và tại sao trải nghiệm của chúng ta về đời sống Kitô giáo có
thể mạnh mẽ ngày hôm nay lại yếu đi vào ngày hôm sau.
Tất cả là của chúng ta
ngay bây giờ. Thật tốt khi biết rằng khi Chúa Giêsu đến lần thứ hai, “phòng” của
Satan sẽ bị phá hủy vĩnh viễn. Nó sẽ không còn tồn tại nữa. Sự cám dỗ liên tục,
sức lôi cuốn của tội lỗi, thậm chí ý niệm về việc xa cách với Chúa Giêsu và nhu
cầu hòa giải, tất cả sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Tất cả những điều này là
những tin tức đáng khích lệ, nhưng chúng ta không cần phải đợi đến ngày Chúa đến
lần thứ hai để bắt đầu trải nghiệm sự tự do của chúng ta. Chúa Giêsu đã không để
chúng ta một mình và khoan dung trước sự dụ dỗ của ma quỷ. Bằng nhiều cách khác
nhau, Ngài ban cho chúng ta sức mạnh thiêng liêng để chống lại những cám dỗ
này. Ngài đã ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần để luôn ở với chúng ta. Ngài đã
ban cho chúng ta Bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng và củng cố chúng ta. Và Ngài
đã ban cho chúng ta Bí tích Hòa giải để phục hồi chúng ta khi chúng ta sa ngã.
Khi nắm giữ những món quà
quý giá này, chúng ta thấy bản năng tâm linh của mình năng động, giúp kết nối
chúng ta với ân sủng của Thiên Chúa và giúp chúng ta tập trung tâm hồn vào lời
hứa của Chúa Giêsu đến lần thứ hai. Chúng ta thấy Chúa Thánh Thần thuyết phục
chúng ta đặt niềm hy vọng vào những lời hứa của Thiên Chúa đang chờ đợi được thực
hiện. Và chúng ta tìm thấy sức mạnh để hướng mắt lên Chúa Giêsu và ở gần Ngài
nhất có thể cho đến ngày Ngài lại đến.
Hai mẫu mực của sự chờ đợi
kiên nhẫn. Một trong những ví dụ điển hình nhất của Tân ước trong việc luôn chú
tâm về nhưng lời hứa của Thiên Chúa là tiên tri Simêon. Thánh Luca cho chúng ta
biết rằng Simêon là môt người công chính và đạo đức đã dùng tất cả thì giờ của
mình trong đền thờ chờ đợi và cầu nguyện cho sự an ủi của It-ra-en (2: 25).
Chúa Thánh Thần đã cho Simêon biết rằng ông sẽ không chết trước khi nhìn thấy đấng
Mêsia. Khi Giuse và Maria đưa đứa trẻ mới chào đời của họ đến dâng hiến cho
Chúa, Simêon biết rằng đứa bé này là sự hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa. Ông
bước tới gần cặp vợ chồng, ẵm Chúa Giêsu trên tay, chúc phúc cho Ngài và ca ngợi
Thiên Chúa đã ban cho ông niềm khao khát sâu thẳm nhất.
Simêon có thể thấy rằng đứa
bé này khác hơn một đứa trẻ bình thường. Nhưng làm sao ông có thể thấy điều mà
không có ai ở trong đền thờ ngày hôm đó thấy được? Simêon đã nhận ra Chúa Giêsu
cùng một cách mà Êlisabet và con của bà cũng như các nhà thông thái và các mục
đồng đã nhận ra Ngài. Ông đã ở gần Chúa Thánh Thần và vì vậy bản năng tâm linh
của ông rất tỉnh táo và năng động. Nói cách khác, Simêon nhận ra Chúa Giêsu vì
Chúa Thánh thần ở trên ông.
Cũng giống như Simêon, nữ
tiên tri Anna cũng đang chờ đợi Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài. Và giống
như Simon, Anna cũng nhìn thấy Chúa Giêsu là ai. Theo cách riêng của mình, Anna
là môt chiến binh cầu nguyện. Bà ăn chay thường xuyên và không bao giờ rời khỏi
Đền thờ. Bà luôn ở đó cầu nguyện và chờ đợi. Bà không muốn bỏ lỡ khi Đấng Mêsia
cuối cùng được tỏ lộ. Bà nắm kỳ vọng rất nhiều vào lời hứa của Thiên Chúa và bà
sẽ không bị chối từ.
Simêon và Anna không chờ
đợi ngày Chúa đến lần thứ hai như chúng ta, nhưng chờ đợi Chúa đến lần thứ nhất.
Tuy nhiên cách họ chờ đợi đã làm sáng tỏ rất nhiều con đường mà chúng ta sẽ chờ
đợi Chúa Giêsu lại đến. Khi chúng ta suy gẫm về việc Chúa đến lần thứ hai, có
thể nào chúng ta nhìn vào trẻ Giêsu để xem Simêon và Anna thấy gì? Chúng ta có
thể nhìn vào khung cảnh máng cỏ và thấy Đấng Mêsia của chúng ta ở đó? Khi chúng
ta nhìn vào đôi mắt của trẻ thơ đó, chúng ta có thể thấy Chúa và Đấng cứu độ
chúng ta không? Chúng ta có thể nếu đi theo sự dẫn dắt của Simêon và Anna và học
cách nhường mình trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần?
Simêon và Anna đã để lại
một tín hiệu cho tất cả chúng ta. Họ là bằng chứng cho thấy những ai nóng lòng
chờ đợi, kỳ vọng và kiên nhẫn sẽ tìm thấy Chúa Giêsu trong đời sống của mình.
Chờ đợi trong niềm hy vọng
vui sướng. Anh chị em thân mến, khi Chúa Giêsu trở lại, Thiên Chúa sẽ ở với
chúng ta mãi mãi. Sẽ có một trật tự hoàn toàn mới cho tạo vật của Ngài: không
còn cám dỗ, tội lỗi, chia rẽ và sợ hãi. Tình yêu của Ngài sẽ tràn đầy chúng ta
và kêu gọi chúng ta ngợi khen và thờ phượng trong sự biết ơn. Nữ tiên tri Anna
đã hơn tám mươi năm chờ đợi Chúa Giêsu đến. Chúng ta hãy theo gương bà và chờ đợi
bao lâu cần thiết.
Khi chúng ta chờ đợi, hãy
bảo đảm rằng chúng ta tin tưởng vào sự thật, đặc biệt là khi chúng ta nghe giọng
nói của ma quỷ cám dỗ hay nói với chúng ta rằng chúng ta thật sự không được tự
do. Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta từ chối những lời dối trá
này bất cứ khi nào chúng đến với chúng ta. Hãy giữ vững niềm hy vọng của chúng
ta– bất kể những tiếng nói đó mạnh mẽ đến đâu. Chúa Giêsu đã thực sự làm người
và ở giữa chúng ta. Ngài đã thực sự hy sinh mạng sống cho chúng ta. Và Ngài
đang thực sự trở lại để đem chúng ta về nhà và ở với Ngài.
Gia đình trong
kế hoạch của Thiên Chúa
Đức Tổng Giám Mục William E. Lori – Lại Thế
Lãng dịch
Điều răn thứ tư hướng dẫn
chúng ta phải “Thảo kính cha mẹ”. Bao nhiêu lần khi còn trẻ, chúng ta đã xưng tội
rằng chúng ta đã không vâng lời cha mẹ mình theo nhiều cách lớn và nhỏ? Tuy
nhiên, chúng ta có thể hiểu điều răn này một cách đầy đủ hơn bằng cách xem xét
cách nó bao hàm toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa cho đời sống hôn nhân và gia
đình.
Khi lớn lên, tôi đã coi
là điều hiển nhiên rằng cha mẹ của một đứa trẻ bao gồm một người mẹ và một người
cha. Ngày nay những người ủng hộ hôn nhân đồng tính và những tiếng nói khác nói
với chúng ta rằng điều răn thứ tư đề cập đến một người mẹ và người cha đã lỗi
thời, là sản phẩm của một nền văn hóa đã qua. Quan điểm này gây trở ngại cho
chúng ta trong việc học hỏi chân lý cứu rỗi của Kinh Thánh và việc lắng nghe tiếng
nói của lý trí nói với chúng ta về hôn nhân và gia đình.
“Giáo hội tại gia” Bản tóm tắt Giáo lý của
Giáo hội Công giáo nhắc nhở chúng ta rằng gia đình không chỉ đơn thuần là một
cái gì đó do con người phát minh ra. Đúng hơn, nó là một món quà do Thiên Chúa
thiết lập và “chỉ định cho lợi ích của những người phối ngẫu cũng như cho việc
sinh sản và giáo dục con cái”. Thật vậy, Giáo hội dạy rằng các cặp đôi có khả
năng bày tỏ tình yêu và sinh ra sự sống mới, được liên kết với nhau về bản chất
(Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI Tông Thư Sự Sống Con Người, 12).
Tình yêu thương lẫn nhau
của vợ chồng được bắt nguồn và củng cố bởi tình yêu của Chúa Kitô, tạo ra một
môi trường thích hợp để sinh sản và nuôi dạy con cái. Trong gia đình, trẻ em học
những bài học cơ bản nhất bao gồm cách tôn trọng và yêu thương nhau, cách nói sự
thật và cách trưởng thành trong nhân đức. Trong gia đình, đức tin được dạy dỗ
và truyền đạt, và gia đình là nơi con cái học cách cầu nguyện. Vì những lý do
này, gia đình được gọi là giáo hội tại gia.
Trong thời đại ngày càng
ít trẻ em lớn lên trong các gia đình nguyên vẹn, chúng ta phải nhấn mạnh rằng
gia đình được coi là sự kết hợp của một người nam và một người nữ cùng với con
cái của họ, là “tế bào đầu tiên” của xã hội loài người. Tình yêu vợ chồng chung
thủy vĩnh viễn là cách con cái nên người. Tồn tại trước tất cả các chính phủ
nhân loại và được pháp luật thừa nhận, gia đình đóng một vai trò duy nhất và
không thể thay thế trong việc truyền các đức tính và giá trị cho những người trẻ
tuổi và giúp họ trở thành những công dân tốt và hữu ích. Vì lý do đó, tất cả
các chính phủ có nhiệm vụ tôn trọng bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống hôn nhân và
gia đình đích thực. Trừ những lý do nghiêm trọng như bảo vệ vợ, chồng, con cái
khỏi bị cơ quan công quyền xâm hại thì không nên can thiệp vào cuộc sống gia
đình. Đồng thời, các chính phủ nên bảo vệ “đạo đức công cộng”, quyền của cha mẹ
và sự thịnh vượng trong nước.
Sẽ là sai lầm nếu chúng
ta nghĩ rằng hôn nhân và gia đình là một công việc bình dị dễ dàng. Các ông bố
và các bà mẹ ở khắp mọi nơi biết rõ điều này. Cần có sự cống hiến và năng lượng
to lớn để hình thành con cái để chúng có thể chấp nhận và hoàn thành trách nhiệm
thích hợp của chúng. Chúng phải được dạy bằng lời nói và gương sáng về cách
liên hệ với Thiên Chúa, với gia đình và xã hội nói chung.
Tương tự như vậy, trẻ em nên học cách mang lại
sự hòa thuận cho phạm vi gia đình và giúp bản thân và cả gia đình phát triển
trong sự thánh thiện. Chẳng hạn, tôi biết những người trẻ có đức tin mạnh mẽ đã
thuyết phục cha mẹ họ tiếp tục tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn. Thật vậy, bổn
phận của con cái đối với cha mẹ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Con cái trưởng
thành nên tiếp tục yêu thương, tôn kính cha mẹ và chu cấp cho họ trong những
năm tháng ở phía trước, không chỉ về vật chất mà còn về mặt tình cảm và tinh thần,
chẳng hạn như bảo đảm rằng họ đang lãnh nhận các Bí tích.
Quan hệ gia đình. Cha mẹ
chia sẻ trong khả năng sáng tạo của Thiên Chúa để ban sự sống và từ đó họ có
trách nhiệm yêu thương và tôn trọng con cái của họ như những người được tạo ra
theo hình ảnh và dung mạo của Thiên Chúa. Theo đó, cha mẹ nên giáo dục con cái
và hình thành cho chúng trong đức tin. Họ làm như vậy thông qua sự cầu nguyện,
hướng dẫn tôn giáo trong gia đình và tham gia vào đời sống Giáo hội, đặc biệt
là bằng cách tham dự Bí tích Thánh Thể mỗi Chúa nhật.
Như Nghi thức Rửa tội cho
Trẻ sơ sinh giải thích “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái họ trên
con đường đức tin”. Họ phải cung cấp cho con cái những nhu cầu vật chất và tinh
thần, đặc biệt là giáo dục của chúng. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải cởi
mở với ơn gọi mà Thiên Chúa dành cho mỗi đứa con của họ - cho dù đó là ơn gọi
giáo dân như hôn nhân hoặc ơn gọi tu trì như chức linh mục - và giúp hướng dẫn
chúng về phía đó cũng như hướng tới một nghề nghiệp thích hợp.
Một câu nói xưa cho chúng
ta biết rằng “máu đặc hơn nước”. Mối quan hệ gia đình ngày càng sâu sắc và ngày
nay người ta nhận thấy sự cần thiết phải củng cố chúng. Các gia đình cần dành
thời gian ở cùng nhau, dùng bữa, nói chuyện với nhau và cùng nhau cầu nguyện. Đồng
thời quan hệ gia đình không phải là tuyệt đối. Nghĩa vụ đầu tiên của mọi thành
viên trong gia đình là noi theo và yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô. Tình yêu thương của
chúng ta đối với Chúa Kitô phải hơn cả tình yêu thương của chúng ta đối với cha
mẹ và con cái (Mt 10:37).
Trong các gia đình lành mạnh
và hạnh phúc, có nhiều khả năng sẽ phát triển sự hiểu biết phù hợp về thẩm quyền,
bao gồm cả thầy giáo và chính quyền dân sự. Chúng ta phải hiểu quyền lực là sự
phục vụ cho sự thật đạo đức và công ích, một sự phục vụ tôn trọng phẩm giá và
quyền của con người và tìm cách tạo ra những môi trường có lợi cho lợi ích đích
thực của tất cả mọi người. Trong một nền văn hóa coi mình là trung tâm, điều
này thường khó hiểu đối với mọi người.
Hơn nữa, các bậc cha mẹ
phải nuôi dưỡng cho con cái của họ những thói quen về quyền công dân tốt bao gồm
đức tính yêu nước, quyền và nghĩa vụ bỏ phiếu, đóng thuế và quyền tự do ngôn luận.
Và điều quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là truyền cho con cái của họ tinh thần
phục vụ người khác và sẵn sàng tình nguyện và giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Suy ngẫm cá nhân
1. Mục đích của hôn nhân do Thiên Chúa thiết lập là gì?
Môi trường gia đình lành mạnh có nghĩa là gì đối với việc nuôi dưỡng? Tại sao gọi
gia đình là “Hội thánh tại gia” là phù hợp?
2. Từ quan điểm và kinh nghiệm hiện tại của bạn với tư
cách là một người trưởng thành, hãy phản ánh mối quan hệ của bạn với cha mẹ bạn
theo điều răn thứ tư. Bạn có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ vào thời điểm này trong
cuộc đời bạn?
3. Bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là
gì? Nếu bạn là cha mẹ, bạn thấy trách nhiệm nào trong số những trách nhiệm này
là thử thách nhất? Bạn có thể tìm thấy sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc tư vấn tốt từ
đâu để hoàn thành tốt hơn vai trò làm cha mẹ của mình?
4. Gia đình bạn dành thời gian bên nhau như thế nào? Thời
gian này có được sử dụng tốt và có ý nghĩa, làm sâu sắc thêm mối quan hệ gia
đình của bạn với nhau không? Bạn có thể làm gì để tăng cường mối quan hệ gia
đình của bạn?
5. Xem xét cách các lực lượng văn hóa đương đại đang phá
hoại hoặc cố gắng xác định lại hôn nhân và gia đình. Bạn có thể làm gì để gìn
giữ và bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa cho hôn nhân và gia đình?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét