Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

'Hạ hỏa' qua ăn uống

'Hạ  hỏa'  qua  ăn  uống
(24/02/2018 - THANH NIÊN)



Cơn tức giận không kiểm soát được có thể gây tổn hại cho sức khỏe như đường huyết tăng, độc tố trong gan bị tiết ra nhiều... Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì các chuyên gia chỉ ra cách “hạ hỏa” qua thực phẩm như sau.

Quả chuối chứa dopamine giúp cải thiện tâm trạng, đồng thời giàu vitamin A, B, C và B6 có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Nguồn dồi dào ma giê trong quả chuối đem lại tâm trạng tích cực.

Ăn một miếng sô cô la đen thúc đẩy não sản sinh hormone tạo cảm giác tích cực, giảm hormone gây căng thẳng, theo trang tin mindbodygreen.com.

Quả óc chó chứa a xít béo omega-3, vitamin E, melatonin và chất chống ô xy hóa hữu ích cho não người, không chỉ tăng vui vẻ mà còn giúp giảm bớt sự tức giận.

Cà phê có một số chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến kiểm soát tâm trạng và cũng giảm nguy cơ lo lắng. Uống một tách cà phê góp phần hạn chế sự tức giận vì nó hoạt động như một cơ chế trong não kích hoạt các tế bào gốc ở não tạo ra các nơ ron thần kinh mới.

Thịt gà chứa nhiều a xít amin góp phần thúc đẩy tâm trạng, giảm các triệu chứng trầm cảm. Cơn tức giận mau chóng “hạ nhiệt” nếu bạn thường đưa thịt gà vào chế độ ăn uống.

Trà hoa cúc đem lại sự thư giãn cho hệ thần kinh, giúp bạn mau lấy lại bình tĩnh. Loại trà này chứa chất chống ô xy hóa và flavonoid có tác dụng làm dịu cơ thể. Uống loại trà này 3 lần/ngày kiểm soát được cơn giận.

Khoai tây nướng rất giàu carbohydrate và vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp và giảm mức độ căng thẳng. Khoai tây nướng kiểm soát sự tức giận và cũng tốt cho sức khỏe tinh thần.

Cần tây giúp xoa dịu tâm trạng, dọn sạch tâm trí và dễ dàng thổi bay cơn tức giận. Bạn có thể ăn sống hoặc thêm vào trong lúc nấu ăn.


Súp cải bó xôi giàu serotonin, chất dẫn truyền thần kinh rất tốt cho não và ổn định tâm trạng. Mỗi lần cảm thấy “nóng” trong người, hãy ăn một chén súp để lấy lại bình tĩnh.

Trên thế gian có hai kiểu phụ nữ:...


Trên  thế  gian  có  hai  kiểu  phụ  nữ:
 Một  là  hạnh  phúc,  hai  là  kiên  cường
Thứ ba, 27/06/2017-kienthucvn.net



Tôi thích cảm giác kiêu hãnh trên giày cao gót, nhưng cũng rất dựa dẫm vào cảm giác an toàn khi đi giày đế bằng. Giày cao gót cho bạn sự kiêu hãnh mà giày đế bằng không có được… Nhưng giày cao gót không mang đến cảm giác an toàn như giày đế bằng…

Trên thế gian có hai kiểu phụ nữ: Một là hạnh phúc, hai là kiên cường! Người phụ nữ hạnh phúc là người được nâng niu trong lòng bàn tay, không cần phải kiên cường. Người phụ nữ kiên cường thì bị vùi dập trong nước mắt và tủi thân, không thể không kiên cường. Đây chính là điều khác biệt!

Thế giới rối ren ngoài kia cần phải trầm tĩnh và hơn thế nữa là phải dũng cảm để đối mặt. Chỉ vì bạn là phụ nữ, bạn có thể không thành công, nhưng bạn phải trưởng thành.

Đời người, có mưa gió, có những thăng trầm, dù có ra sao, chúng ta đều phải sống thật tốt. Cuộc sống có đắng cay ngọt bùi, bất kể là gì, chúng ta đều phải sống vui vẻ.

Có lẽ là thể xác và tinh thần bị kiệt quệ, nhưng hãy cố gắng chịu đựng. Có lẽ là gặp phải tình huống không biết phải làm thế nào, nhưng hãy cố chịu đựng để đối diện. Có lẽ là dở khóc dở cười, nhưng cứ bước đi rồi cũng sẽ qua.

Không có ai che mưa chắn gió, tự mình có thể nắm lấy một khoảng trời; đừng cứ tự thương hại mình, bởi vì không có ai sống dễ dàng cả.

Đừng tự xem mình là vô dụng, nếu bạn chịu nỗ lực, 10 năm sau bạn sẽ trở thành có ích; đừng cứ oán trách bản thân không có gì cả, nếu bạn biết thế nào là đủ thì mỗi giây mối phút đều là hạnh phúc.

Thật ra mỗi chúng ta đều có cái khó khăn của riêng mình và những điều tủi nhục không nói nên lời.

Chúng ta đều phải tự kiểm soát tâm trạng của chính mình thật tốt, đừng áp chế, đừng kìm nén. Chúng ta phải nỗ lực làm việc của mình thật tốt, không so bì, không nản chí.

Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe, biết yêu quý sinh mệnh vì bản thân, vì người thân.

Chúng ta đều phải sống thật tốt, đường đời còn rất dài, hãy kiên cường, đừng từ bỏ; còn rất nhiều việc phải làm, hãy kiêu hãnh, kiên trì đến cùng.

Đừng để người phụ nữ của bạn phải quá kiên cường. Nếu cô ấy đã kiên cường có nghĩa là bạn có thể “biến mất” được rồi đấy.

Trước đây, một người phụ nữ rất muốn đi du lịch cùng chồng, chuẩn bị rất lâu, nhưng chồng không bao giờ có thời gian cả, kể từ khi đó, con đường cô ấy đi không còn cần đến chồng nữa.

Cô ấy đi làm đẹp cùng bạn bè, trời đã khuya lại mưa to, cô ấy gọi điện thoại nhờ chồng đến đón, đầu dây bên kia nóng nảy buông một câu: “Trời mưa to như vậy, cô không biết tự mình đón xe về à?”. Kể từ đó, khi ra ngoài, cô ấy luôn sẽ nhớ tự mang theo áo mưa và dù.

Khi ra ngoài cùng chồng vào đêm mùa đông, trên mặt đường đóng băng, rất trơn, cô ấy khoác tay chồng theo bản năng, anh ta lại cứ tự mình bước đi, từ đó về sau, cô ấy không bao giờ cần sự bảo vệ nữa.

Đạo vợ chồng của người xưa: Hoạn nạn có nhau
Cô ấy muốn chồng tham gia buổi họp mặt cùng bạn bè, chồng nói rằng bận rộn phải tăng ca, thấy người khác ai cũng có đôi cô ây rất nhớ chồng, gọi điện thoại cho anh thì nghe thấy anh ta đang chơi đánh bài. Từ đó, cô ấy không yêu cầu chồng tham gia bất cứ cuộc họp mặt nào nữa.

Con bị ốm, một mình bối rối không biết làm sao, gọi điện thoại cho chồng, câu đầu tiên chồng trả lời đó là: “Sao lại để cho con bị ốm chứ hả?”. Từ đó, dù có bối rối cô ấy cũng sẽ không để anh ta biết nữa.

Tôi từng đọc được một câu nói trong một tác phẩm kinh điển rằng: Đôi khi phụ nữ cần một người đàn ông giống như người nhảy khỏi máy bay cần dù nhảy vậy. Nếu chẳng bao giờ anh ta có mặt thì sau này anh ta cũng không cần có mặt nữa.

Cô ấy có thể rất cần bạn, bạn là tất cả. Cô ấy có thể không cần bạn nữa thì bạn chẳng là gì cả.

Ngọc Trúc biên dịch

KHẢI HOÀN (Chúa Nhật Phục Sinh, năm B)


KHẢI  HOÀN
( Chúa  Nhật  Phục  Sinh,  năm  B)


MỘ ĐÁ CHỨNG MINH ĐỨC CHÚA SỐNG LẠI
NHÂN GIAN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH
Chúa Giêsu đã phục sinh khải hoàn, tất cả tín nhân hân hoan hợp xướng “Alleluia!”, nhưng đồng thời cũng phải có trọng trách: “Anh em PHẢI CỞI BỎ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí Chúa đổi mới tâm trí anh em, và PHẢI MẶC LẤY con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4:22-24). Hai mệnh lệnh “phải” rất quyết liệt!
Chúa Giêsu đã chiến thắng Tử Thần, niềm vui phục sinh đang tràn ngập lòng người, ánh sáng phục sinh đang chiếu tỏa chói ngời trên mỗi Kitô hữu. Chúng ta vô cùng vui mừng vì Đức Kitô đã sống lại thật và lòng chúng ta đầy tin tưởng nhờ Lời Chúa động viên: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1:17-18). Chúa Giêsu sống lại là lời xác định về niềm tin của chúng ta: XÁC LOÀI NGƯỜI SẼ SỐNG LẠI. Chắc chắn như vậy, nhưng phần chúng ta là phải cố gắng sống để hoàn tất lời hứa của Ngài: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:3).
Thiên Chúa là ĐẤNG CÔNG CHÍNH (Tv 11:7; Tv 35:28; Ga 17:25) nên Ngài cũng CÔNG MINH CHÍNH TRỰC (Dcr 9:9b; Hc 5:3; Br 2:6; Br 2:9; Đn 9:14; Tv 7:18; Tv 9:9; Tv 11:7; Tv 25:8; Tv 67:5; Tv 146:7). Ngài còn là ĐẤNG CẦM QUYỀN SINH TỬ (Đnl 32:39; 1 Sm 2:6; Kn 16:13) nhưng Ngài lại chẳng thiên vị bất kỳ ai, như Thánh Phêrô xác quyết: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào” (Cv 10:34). Đó là điều chắc chắn, dĩ nhiên cũng chẳng loại trừ ai, bởi vì MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC MẶT CHÚA. Thế nên chớ cậy quyền ỷ thế hoặc ảo tưởng mình “ngon” hơn người khác!
Nói về Đấng Phục Sinh, Thánh Phêrô giải thích một loạt: “Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Ngài” (Cv 10:37-38). Rút kinh nghiệm sau lần lỡ chối bỏ Sư Phụ Giêsu của mình chỉ vì quá khiếp nhược, và rồi nhận biết sự thông cảm của Thầy khi Thầy quay lại nhìn mình (Lc 22:61), ông Phêrô “thót tim” khi thấy ánh mắt ấy “rất lạ”, vừa nhân từ vừa trách móc, nhẹ nhàng mà có sức xoáy vào sâu vào lòng người, nên ông đã “khóc hết nước mắt”, khóc vì biết mình yếu đuối và khốn nạn. Nhưng điều đó lại là đại phúc. Không biết khóc cho tội mình mới là khốn nạn đời đời.
Ngay sáng sớm, được mấy phụ nữ báo “tin nóng”, ông Phêrô cũng đã ba chân bốn cẳng chạy tới mộ, thế là chắc chắn rồi. Từ khi biết chắc Thầy Giêsu đã thực sự sống lại, ông Phêrô mạnh dạn nói một lèo, nói như chưa bao giờ được nói: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Ngài đã làm trong cả vùng dân Do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Ngài lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy, và cho Ngài xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Ngài, sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Ngài là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Ngài và nói rằng phàm ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ danh Ngài mà được ơn tha tội” (Cv 10:39-43). Chẳng còn thứ gì có thể khiến ông lo sợ như trước nữa. Ông đã biến đổi thành một con người hoàn toàn mới.
Trước đây, một Phêrô-năng-động-và-cương-trực (trước mặt đám côn đồ mà ông dám rút gươm chém đứt tai một người đầy tớ thầy thượng tế cũng “liều mạng” lắm chứ – Ga 18:10) đã biến thành một Phêrô-khiếp-nhược (chối Thầy khi chỉ có mấy đứa tớ gái chân yếu tay mềm – Mt 26:69-75; Mc 14:66-72; Lc 22:56 -62; Ga 18:15-18, 25-27). Thế nhưng sau khi Chúa Giêsu phục sinh, một Phêrô-hèn-nhát-và-nhu-nhược đã biến thành một Phêrô-mạnh-mẽ-và-can-đảm, lại dám nói thẳng nói thật như xưa. Đó chính là nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng canh tân mọi sự.
Và rồi mỗi chúng ta cũng chẳng hơn gì Phêrô, cũng đã bao phen “chối” Chúa, thậm chí còn dám “bán” Chúa không văn tự. Nếu không tin cứ “sờ gáy” và thật lòng xét mình kỹ lưỡng mà xem. Nhưng dù chúng ta dã tâm với Ngài thì Ngài vẫn cho là “chuyện nhỏ”, và Ngài sẵn sàng “cho qua” hết, chỉ cần chúng ta thật lòng sám hối. Mặc dù tội lỗi và bất xứng, nhưng chúng ta hãy can đảm kêu gọi: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1). Cả Thánh Vịnh 136 cũng lặp đi lặp lại 26 lần điệp ca này: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Hãy vững lòng tin tưởng và tự thề hứa: “Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống, để loan báo những công việc Chúa làm” (Tv 118:21). Tại sao làm vậy? Đây là lý do minh nhiên:
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
Lại trở nên đá tảng góc tường
Đó chính là công trình của Chúa
Một công trình kỳ diệu vô thường
(Tv 118:22-23)
Với lòng nhiệt thành và sự ân cần, Thánh Phaolô căn dặn mỗi chúng ta: “Anh chị em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh chị em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh chị em đã chết, và sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3:1-3). Có lẽ sợ chúng ta nản chí sờn lòng nên Thánh Phaolô tiếp tục động viên: “Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh chị em sẽ được xuất hiện với Ngài, và cùng Ngài hưởng phúc vinh quang” (Cl 3:4). Đó là lời hứa chắc chắn và là niềm tin bất tử của tất cả chúng ta – những người đã, đang và sẽ hành động vì Đức-Kitô-Phục-Sinh.

Đây là tường thuật của người-môn-đệ-Chúa-yêu: Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến.
Lo sợ và hoang mang, Cô Maria Mađalêna hốt hoảng thông báo: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu” (Ga 20:2). Vì quá sợ bọn thủ ác mà ai cũng quên khuấy những gì Thầy mình đã nói trước. Con người thế đấy, nỗi sợ hãi khiến người ta hóa ngớ ngẩn. Nghe nói vậy, ông Phêrô và Gioan liền tức tốc chạy ra mộ, họ cùng chạy, chạy như bay. Nhưng chàng trai Gioan trẻ hơn nên chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Chàng Gioan cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào, vì lịch sự và vì “kính lão đắc thọ”.
Sau đó, ông Phêrô cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ Gioan mới bước vào. Chàng Gioan “đã thấy và đã tin” (Ga 20:8). THẤY và TIN là hai động từ quan trọng. Thấy rồi mà không lòng tin thì cũng vô ích. Nếu thấy và tin rồi cũng chưa xong, mà còn có bổn phận phải làm chứng. Một “chiếc kiềng” vững chắc nhờ cả ba chân: Thấy – Tin – Thực Thi.
Dựa vào Kinh Thánh, chúng ta được biết rằng ĐỨC GIÊSU PHẢI TRỖI DẬY TỪ CÕI CHẾT. Nhưng trước đó, cả Phêrô và Gioan cũng chưa hiểu (Ga 20:9), dù cả hai ông đều là những đệ tử ruột của Chúa Giêsu. Thế nên người thời nay, tất nhiên không loại trừ mỗi chúng ta, cho rằng “không thấy thì rất khó tin” – theo kiểu thực nghiệm. Nhưng Chúa Giêsu lại xác định: “Phúc thay những người KHÔNG THẤY MÀ TIN!” (Ga 20:29). Không thấy mà vẫn tin, đó không phải là hồ đồ, mù quáng hoặc ảo tưởng, mà là đức tin do Thiên Chúa mặc khải.
Lạy Thiên Chúa uy linh cao cả, xin tạ ơn Ngài đã soi sáng cho chúng con nhận biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, nhận biết Đức Kitô là Đấng chịu chết và sống lại, xin ban thêm đức tin cho chúng con, xin giúp chúng con sống trọn niềm vui phục sinh ngay trên đường lữ hành trần gian này, đồng thời cũng giúp chúng con can đảm làm chứng nhân về Ngài trong suốt cuộc đời này. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng cứu độ duy nhất của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU

† HÀO QUANG PHỤC SINH: https://youtu.be/NUDnFPbf9aQ



Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Chùc Mừng Phuc Sinh Năm 2018


Chúc  Mng  Phc  Sinh  Năm  2018





 Ly Chúa Phc Sinh!

Xin Cho Chúng Con 

Được Hân Hoan Gp Ngài Trong Ngày Sau Hết!

Thân Mến,

Duyenky




4 dấu hiệu khi ngủ dậy cảnh báo có bệnh

4  dấu  hiệu  khi  ngủ  dậy  cảnh  báo  có  bệnh
(Ngày 20 Tháng 2, 2018-giadinhvn.net)

 
Những dấu hiệu bất thường khi ngủ dậy có thể báo hiệu về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có 4 dấu hiệu sau khi thức dậy cần phải cảnh giác:

1. Phù nề chân tay
Đây là dấu hiệu của cơ thể thừa nước hoặc do uống rượu quá nhiều vào ban đêm. Dấu hiệu này thường sẽ giảm bớt sau 20 phút, nhưng nếu không giảm nhẹ nên nghĩ ngay đến các bệnh liên quan đến thận.

2. Ngón tay cứng, bàn tay không nắm được
Triệu chứng này rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là một biểu hiện quan trọng của việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, theo các bác sĩ khớp bị cứng càng lâu thì bệnh càng nghiêm trọng.

3. Thức dậy với cảm giác rất khát nước
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, dạ dày không hoàn toàn “tỉnh dậy”, vì vậy chúng ta hiếm khi cảm thấy đói ngay khi chúng ta thức giấc. Nếu bạn thường thức dậy và đói hoặc cơn đói làm bạn tỉnh giấc, kèm theo cảm giác khô miệng khát nước, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

4. Mất ngủ, dậy sớm
Điều này đặc biệt chú ý với người già. Nhiều người thường xuyên thức dậy rất sớm và khó ngủ lại, điều này sẽ làm tăng khả năng mất trí nhớ.

5 hành động sau giúp cải thiện sức khỏe cần thực hiện thường xuyên vào buổi sáng. Những hoạt động này có thể kéo dài tuổi thọ, giảm bệnh tật.

     1. Hít thở
Sau khi thức dậy, không nên đột ngột ngồi bật dậy tránh gây chóng mặt và các triệu trứng sốc khác. Cách tốt nhất là nằm ngửa trên giường, chân thẳng, tập hít thở sâu vào bụng, để cơ bụng có thể dẻo dai giảm sự tích tụ chất béo, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

     2. Ép tai
Từ giường, dùng hai lòng bàn tay ép chặt vào tai, những ngón tay gõ nhịp nhàng vào da đầu. Mỗi lần gõ khoảng 10 tiếng đếm sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi, ngăn ngừa chóng mặt ù tai.

     3. Đảo mắt
Mắt nhìn quanh, từ từ đảo mắt, có thể đảo con ngươi xung quanh rồi lên trên, xuống dưới. Mỗi lần làm khoảng 10 tiếng đếm. Hành động này sẽ làm cho dây thần kinh quanh mắt linh hoạt, có thể làm giảm sự mệt mỏi thị giác và giảm tỉ lệ mắc bệnh mắt.

     4. Massage mặt
Rửa mặt bằng nước ấm.Có thể bắt đầu từ mắt, sau đó tiếp tục mở rộng, liên tục cọ xát nhẹ nhàng lên da mặt. Hành động này có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.

Massage mặt hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nếp nhăn trên khuôn mặt và làm chậm quá trình lão hóa.

     5. Gõ răng, đảo lưỡi
Khép môi lại, dùng hai hàm răng gõ nhẹ vào nhau nhiều lần. Sau đó thực hiện động tác đảo lưỡi vùng quanh vòm miệng. Hành động này có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tiết dịch nước bọt, vệ sinh răng miệng, tăng chức năng nhai của răng.


Theo Tiền Phong

Sĩ diện là vẻ ngoài của người trí thức, vậy thì xấu ở chỗ nào?


Sĩ  diện  là  vẻ  ngoài  của  người  trí  thức,  vậy  thì  xấu  ở  chỗ  nào?
Thứ năm, 22/03/2018-nghethuatsong



Chúng ta ngày nay hay mắng những kẻ khoe khoang, tự cao tự đại là “sĩ”, “sĩ diện”. Nhưng thực ra, bản thân từ “sĩ diện” không có nghĩa xấu như vậy. Hàm ý được thêm vào kia là sản phẩm của một thời tốt xấu đảo điên, và người trí thức bị xem là “kẻ thù giai cấp”…

Từ “sĩ diện” vốn không tồn tại trong tiếng Hán, nó là một từ ghép gồm hai từ Hán-Việt, là “sĩ” và “diện” ghép thành. “Diện” có nghĩa là vẻ ngoài, còn “sĩ” nghĩa là người có học thức thời cổ.

Trí thức thời cổ đại được xếp là những người đứng đầu trong bốn kiểu người dân là “sĩ, nông, công, thương”. Những người trí thức là những người có Đạo, phải là những người giỏi về cả hai phương diện tu dưỡng đạo đức và học thức. Vậy thì đối với một người mà nói, vẻ ngoài có học thức, sang trọng quý phái, lịch lãm trầm ổn, là điều mà ai cũng hướng đến. Người có học giữ “sĩ diện” cũng là một lẽ tự nhiên.


Từ “sĩ diện” ngày nay lại thường để chỉ những kẻ khoe khoang, tự cao tự đại, thích làm ra vẻ có học thức, ví như mắt sáng mà lại giả vờ đeo kính cận… Nhưng thực ra, ẩn đằng sau hàm ý đó còn lại sự chê bai và miệt thị những người trí thức. Nguyên nhân sâu xa của nó chính là sự ảnh hưởng của những cuộc vận động chống trí thức tại Trung Quốc đối với Việt Nam.

ĐCSTQ hủy diệt hình ảnh trí thức
Trong cuộc vận động chống trí thức tại Trung Quốc bắt đầu từ 1957, Mao Trạch Đông nói rằng: “Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 460 nho sĩ, còn chúng ta thì thủ tiêu đến 46 ngàn tên trí thức. Có người cho chúng ta là kẻ độc tài thống trị, giống như Tần Thủy Hoàng, chúng ta thừa nhận tất cả. Nó phù hợp với thực tế. Tiếc thay họ nói thế còn chưa đủ, cho nên chúng ta cần phải gia tăng để bổ sung.”

Nhân loại tiến bộ được là nhờ tích lũy kiến thức, nhưng, dưới chế độ ĐCSTQ, đạt được kiến thức lại bị coi là xấu. Những người trí thức bị xếp vào loại hôi thối thứ chín — tệ nhất trên bậc thang từ một đến chín. ĐCSTQ bảo những người trí thức phải học hỏi những người mù chữ, và cần phải bị giáo dục lại bởi những người nông dân nghèo để được cải tạo và bắt đầu một cuộc sống mới.

Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Và ĐCSTQ đã cải tạo người trí thức ra sao? Lấy ví dụ là các giáo sư của trường Đại học Thanh Hoa, một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc, bị đi đày đến Đảo Như Châu ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Bệnh sán máng là một bệnh rất phổ biến ở khu vực này, và thậm chí một trại lao động cải tạo trước kia ở đây cũng đã phải rời đi nơi khác. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn đày những giáo sư đến đây, và ngay sau khi tiếp xúc với nước sông, những vị giáo sư này đã bị nhiễm sán và bị sơ gan, và bị mất khả năng sống và làm việc.

Không chỉ như vậy, ĐCSTQ còn muốn hủy diệt hình ảnh người trí thức bằng cách tuyên dương ‘phủ bùn khắp người và làm chai đầy tay’. ĐCSTQ nghĩ rằng mọi người là tốt khi “tay lem luốc và chân dính phân bò” (theo “Buổi nói chuyện tại diễn đàn Diên An về Văn học và Nghệ thuật 1942” của Mao). Những người như vậy được coi là có tinh thần cách mạng cao nhất, và có thể học đại học, được kết nạp Đảng, được thăng chức và cuối cùng sẽ trở thành những người lãnh đạo. Điều đó thậm chí làm đảo lộn lý niệm sạch – bẩn, tốt – xấu của người ta. Vẻ ngoài lem luốc giờ được xem là trong sạch nhất.

Cũng chịu ảnh hưởng của phong trào chống trí thức này, mà từ “sĩ” bị xem như một sự sỉ nhục, và ở Việt Nam, từ “sĩ diện” khoác lên mình hàm nghĩa xấu.


Đàm luận chân chính về “sĩ” – người trí thức
Hàm nghĩa của từ “sĩ” trong văn hóa truyền thống là rất uyên thâm. Trong “Luận ngữ” có ghi lại một đoạn đàm luận giữa Khổng Tử và học trò của mình là Tử Cống như sau:

Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy ai mới được gọi là “sĩ” ạ?” .

Khổng Tử nói: “Hành dĩ hữu sỉ, sử vu tứ phương, bất nhục quân mệnh”.

Vậy “sĩ” là một người phải chịu trách nhiệm đối với chính hành vi của mình, có ý thức trách nhiệm, có cảm giác xấu hổ và luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn. Khi bản thân gánh vác trọng trách thì luôn có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia. Bất luận là đi đến địa phương nào thì họ đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình gánh vác một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những việc khiến quốc gia phải hổ thẹn và nhân cách của mình bị sỉ nhục. Đây được gọi là ‘sĩ’.

Cũng trong câu chuyện ấy, Khổng Tử còn bàn về những người trí thức hạng kém hơn, là người mà khi ở trong gia tộc họ hàng thì ai ai cũng đều ca ngợi đó là người con có hiếu. Đối với hàng xóm láng giềng thì phải thân mật hữu ái. Và hạng kém hơn nữa thì cũng phải là người “ngôn tất tín, hành tất quả”. Nói lời phải có tín, đưa ra lời hứa thì nhất định phải thực hiện được, làm việc gì cũng phải nghiêm túc chịu trách nhiệm đến cùng, có thủy có chung, có đầu có cuối.

Sĩ diện là vẻ ngoài của người trí thức, vậy thì xấu ở chỗ nào?
Khổng Tử và học trò – Một vị lương sư như Khổng Tử cũng bị quật mộ nhục thi trong Đại Cách mạng Văn hóa. (Tranh sưu tầm)
Tuy nhiên, Khổng Tử cũng nhấn mạnh rằng loại “sĩ” như vậy lại không có tầm nhìn và hoài bão cao xa, làm việc chỉ là để lấy mấy đấu gạo, kiếm tiền sống tạm qua ngày, nông cạn và cố chấp. Đối với việc của bản thân thì họ có thể đảm nhận được, còn đối với việc quốc gia đại sự thì không nhất định có thể gánh vác được. Người như thế cũng tạm được xưng là “sĩ“. Nhưng suy cho cùng thì họ cũng không phải là người có chí lớn, không đáng được tôn sùng.

Như vậy, kẻ sĩ trong văn hóa truyền thống là một người được tôn trọng bậc nhất trong xã hội, mà ở đỉnh cao nhất là người mà từ nhân cách, đạo đức, cho tới tài năng đều vượt xa người thường.

Khi Nho giáo bị ma hóa trong lòng người dân vì tuyên truyền, thì hình ảnh những người trí thức chân chính cũng mờ nhạt theo. Ngày nay, không chỉ là “sĩ diện”, mà cả “diện” thông thường nhất người ta cũng không còn giữ được: không chú ý lễ nghi lịch sự, mặc quần áo ngủ ra ngoài đường, ăn mặc hở hang khoe hết mọi thứ, v.v. Tại nhiều cửa hàng quán xá nước ngoài, người ta đã phải ghi biển cấm bằng tiếng Trung và tiếng Việt… Đây chính là hậu quả của không biết giữ “sĩ diện”.

Hy Vọng



Apr 1, 2018 - Chúa nhật Đại Lễ Phục Sinh năm B


Apr 1,  2018 -  Chúa  nhật  Đại  Lễ  Phục  Sinh  năm  B
Hãy  nhìn  mọi  sự  bằng  con  mắt  đức  tin



Các Bạn thân mến,
Ðức Kitô đã sống lại. Ngài đang sống trong Thiên Chúa. Nơi Ngài có cả bản tính Thiên Chúa lẫn bản tính loài người. Ngài là Ngôi Hai nhập thể để là người ở giữa chúng ta. Hơn nữa, Ngài đã mang lấy tất cả tội lỗi của loài người vào thân mình để chịu đóng đinh thân thể và chết đi, tiêu diệt bản tính tội lỗi loài người, để khi sống lại, Ngài đổi mới bản tính ấy hầu nó được ở nơi vinh hiển phục sinh. Và như thế, ai kết hợp với thân thể Ðức Kitô, thì cũng được ở với Ngài trong Thiên Chúa. Ðó là điểm then chốt, độc đáo của đạo chúng ta.
Kitô giáo không phải là tôn giáo ở đó mỗi người chỉ trực tiếp giao thiệp với Thiên Chúa mà thôi, nhưng còn là đạo để ai nấy có thể kết hợp với Ðức Kitô, hầu ở trong Ðức Kitô người ta gặp được Thiên Chúa, giao thiệp được với Ngài và làm đẹp lòng Ngài. Không ai có thể ở trong người nào, khi hai người đang còn sống trong xác thịt. Nhưng bây giờ thân xác Ðức Kitô đã phục sinh, đã trở thành thân thể mầu nhiệm, nên chúng ta đã có thể ở trong Ngài bằng tinh thần, chờ ngày được ở trong Ngài bằng cả xác thịt sống lại nữa.
Mầu nhiệm Phục sinh vì thế là nền tảng của đạo mới. Thân thể Chúa Phục sinh là đền thờ mới dựng nên sau ba ngày đền thờ cũ bị phá hủy. Ai muốn thờ phượng Thiên Chúa Cha, phải ẩn náu ở trong thân thể phục sinh của Ngài, là đền thờ đạo mới. Như vậy chúng ta chỉ có thể đẹp lòng Thiên Chúa, nếu ở trong Con Người phục sinh của Ðức Kitô. Vì chỉ ở nơi đó mới có ơn tha tội và cứu độ. Ðồng thời, thân xác phục sinh của Ðức Kitô bảo đảm cho sự sống lại của thân xác chúng ta sau này, nếu ngay bây giờ chúng ta bắt đầu sống kết hợp với Chúa Phục sinh.
Vậy làm thế nào để tất cả chúng ta ý thức được tầm mức quan trọng của việc Chúa sống lại, đó là mục đích của Phụng vụ hôm nay và của mùa Phục sinh này. Không ý thức được tầm quan trọng đó, chúng ta sẽ không tha thiết với việc kết hợp cùng Ðức Kitô Phục sinh. Không kết hợp với Ngài, không có đời sống mới; cuộc đời chúng ta sẽ hoàn toàn vô ích về phương diện tôn giáo.
Công việc quan trọng là tìm ra liên lạc giữa việc Chúa sống lại và đời sống đạo đức của chúng ta.
Hôm nay, Phúc Âm trình bày việc Chúa Phục sinh là một biến cố rõ ràng nhưng quá bất ngờ đối với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những người tin Chúa. Mặc dù Chúa đã khẳng định cách công khai cho biết Ngài sẽ bị nộp, bị đánh đòn, bị treo trên Thập giá, và ngày thứ ba sẽ sống lại.
 Đại lễ Phục Sinh này không riêng gì Giáo Hội Công Giáo, mà tất cả những người tin vào Đức Kito Giesu trên khắp thế giới đều hân hoan mừng kính cuộc chiến thắng sống lại khải hoàn của Ngài trên mọi tội lỗi và trên cả mọi sự chết.

1." Người ta đã đem Chúa di khỏi mộ":
-   Đó là lời bà Macdala nói với ông Phero và môn đệ Đức Giesu thương yêu khi bà ra thăm mộ Ngài lúc sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, thấy tảng đá che mộ đã bị lăn ra mà không thấy xác Đức Giesu đâu.
-   Chứng tỏ Bà không hiểu biết, cũng chẳng nhớ gì đến Cựu Ước hoặc những lời Đức Giesu loan báo về sau cái chết của Ngài.
-   Các môn đệ cũng vậy, chỉ hiểu trọn vẹn mầu nhiệm Phục Sinh khi Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần.
-   Hiển nhiên Macdala sợ hãi lo lắng, băn khoăn, nhanh chóng chạy ngay về báo cho hai môn đệ quan trọng của nhóm là ông Phero và Gioan biết.
-   Hai ông này có tính tình khác hẳn nhau, nhưng họ có mối tương quan đặc biệt với Đức Giesu, khiến họ như cặp bài trùng, nối kết nhau trong ân sủng của Ngài.
-   Trong Tin Mừng Gioan, ông thường không nêu tên mình, mà dùng kiểu nói "một môn đệ khác, hay môn đệ Đức Giesu yêu mến…"
-   Sự kiện ngôi mộ trống vẫn được coi như là một bằng chứng cụ thể để chứng minh Chúa đã sống lại thật.
-   Tuy nhiên sự kiện xác Đức Giesu không còn trong mồ đã được giải thích khác nhau: bị đánh cắp, cất giấu, động đất…
-   Nhưng thật đơn giản, ai cũng biết không có lý do nào thực tế, hợp lý và thuyết phục. Vì kẻ thù, những người có trách nhiệm đã cho quân lính canh mộ Đức Giesu rất cẩn thận. Như vậy chỉ còn một lý do là chính Đức Giesu đã tự ra khỏi mộ mà thôi.
-   Thật vậy, nếu những đồ vật trong ngôi mộ lộn xộn bừa bãi thì có thể có sự trộm cắp, động đất, nhưng việc các khăn liệm được xếp gọn gàng chứng tỏ không vội v ã, hấp tấp trong việc ra đi của xác chết Đức Giesu.
-    Đối với tín hữu chúng ta, sự kiện đó đã là một bằng chứng hiển nhiên, rõ ràng khẳng định sự sống lại của Đức Giesu mà cả bốn sách Tin Mừng đều ghi lại.
-    Tuy nhiên, ngôi mộ trống cũng khiến ngay các môn đệ cũng có nhiều phản ứng khác nhau:
         . Macdala nghi người nào đó đã lấy xác Chúa đi mất. Đó là cái nhìn tự nhiên, tình cảm, khiến bà buồn rầu lo lắng.
         . Phero xông xáo tìm hiểu hiện tượng nhưng không phản ứng ngay.
         . Còn Gioan nhìn thấy sự việc là nhớ lại lời Chúa đã nói, nên tin liền. Đây là cái nhìn do Đức Tin hướng dẫn, cái nhìn thấy được sự thật và niềm vui giúp con người thanh thản và lạc quan.
-   Vậy việc đầu tiên mà chúng ta cần cố gắng, cũng là ơn đầu tiên chúng ta cần xin trong mùa Phục Sinh là biết nhìn mọi sự, mọi điều bằng con mắt đức tin. Để giúp chúng ta có thể lạc quan sống và đón nhận thánh ý Thiên Chúa trong mọi tình huống.
-   Sự Phục Sinh của Đức Giesu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của toàn thể nhân loại, đến cuộc sống thiết thực, đến lòng tin, và niềm hy vọng của mọi người.
-    Nghĩa là tin Chúa sống lại là tin rằng chúng ta sẽ được cứu chuộc, bởi nếu Ngài chết luôn như mọi người, thì Ngài chẳng có quyền hành gì, nhưng Ngài đã sống lại để chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa và Ngài có quyền cứu chuộc tất cả những ai tin nhận Ngài.
 2. “Ông đã thấy và đã tin”:
   Được Macdala báo tin, cả hai môn đệ đều vô cùng hối hả chạy ra mộ xem tình hình. Tin Mừng ghi rõ thái độ của hai ông:
         .  Gioan chạy nhanh hơn nên tới mộ trước, ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.
         .  Gioan không giải thích tại sao không vào, nên có thể do tính cẩn thận suy xét kỹ càng của ông, có thể do ông muốn nhường bước cho vị tông đồ trưởng Phero, hay chính điều ông thấy đã khiến ông tin rồi.
         .  Còn Phero khi đến nơi, ông không đắn đo, không sợ hãi, mạnh dạn vào thẳng ngay trong mộ, xem xét kỹ lưỡng những băng vải đã được cuộn lại xếp riêng ra một nơi.
         .  Sau đó Gioan mới vào trong mộ, và ông ghi lại: “ông đã thấy và đã tin", nhưng không giải thích rõ là ông thấy gì.
-    Tuy nhiên câu nói đó đã trình bầy đức tin của Gioan như là vị tông đồ đầu tiên nhận thức được những gì xẩy ra với Đức Giesu, vì tuy chưa thấy Ngài, nhưng ông đã tin.
-    Cũng có thể do trực giác, sự nhạy bén của tình yêu giữa Chúa và Gioan đã mách bảo ông.
-   Gioan đã tin nhanh chóng rằng những khăn liệm là bằng chứng rõ rằng sự phục sinh của Thầy.
-    Hiện trường đó cũng giúp các ông nhớ lại lời Kinh Thánh cùng lời nói của Đức Giesu là Ngài phải chỗi dạy từ cõi chết.
-   Thật thế, đức tin phải được tìm kiếm dựa trên nền tảng vững chắc của Kinh Thánh.
-   Nhìn các tấm khăn liệm được xếp lại để riêng một nơi, các ông còn như được thêm sức mạnh, đánh bại sự nhút nhát, yếu tin và cả sự chết để khám phá trọn vẹn Con Người Giesu.
-    Chỉ có tình yêu mới đem lại cho các ông cặp mắt sáng suốt, biết nhìn ra mầu nhiệm sau những sự kiện.
-    Rồi các môn đệ khác cũng thế, các ông xác tín vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa để đổi mới cuộc đời mình và nhiệt thành rao truyền làm chứng cho Tin Mừng trên khắp thế giới.
-    Đây là một điều hết sức quan trọng, bởi Kito Giáo không phải là một hệ thống những giáo điều, những tín lý, mà là một phạm vi một Con Người.
-    Con Người ấy cũng đồng thời là Con Thiên Chúa, đã được sai đến trần gian để dâng mình trên thập gía làm của lễ đền tội cho loài người.
-    Khi rao truyền đạo, Con Người ấy đã nhiều lần tuyên bố sau khi chết chuộc tội cho loài người, bị chôn vùi trong mộ ba ngày, rồi Con Người sẽ tự sống lại.
-   Và hôm nay Ngài đã thực hiện lời nói để bảo đảm cho giáo thuyết của Ngài.
-    Vì thế sự sống lại của Đức Giesu không phải là một huyền thoại, nhưng là một sự thật, một thực tế, một sự kiện lịch sử, đối đầu và chiến thắng tử thần để phục sinh.
-    Đức Giesu đã tự sống lại để cho những ai tin nhận Ngài cũng nhận được sự sống lại vĩnh cửu như Ngài.
-   Thời gian rao giảng, Đức Giesu đã làm cho người chết sống lại, còn Ngài, Ngài đã tự nói về cái chết và tự sống lại của Ngài như một sự cần thiết do chính Thiên Chúa định sẵn, là nơi duy nhất trên mặt đất này cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh cứu của Thiên Chúa.
-    Tiếp theo là chính các môn đệ của Ngài, chính những người đã thấy và đã tin đó, đã ra đi làm chứng về sự Phục Sinh của Ngài, dù các ông bị bách hại, bắt bớ, giam cầm, lưu đầy, xử tử bằng nhiều cách ghê sợ.
-    Tin vào Đức Giesu sống lại còn là niềm hy vọng cho tất cả thân xác chúng ta cũng sẽ sống lại. Là một bảo đảm có gia trị bằng chính sự Chúa Phục Sinh.
-    Cũng nói thêm rằng thường thì đức tin của Tin Hữu có chiều kích của trí óc, nghĩa là tin có Thiên Chúa, tin rằng Ngài tạo dựng mọi vật và điều hành mọi sự.
-    Đức tin này thường hướng tới đời sau, tức là tin mình sẽ được ở với Thiên Chúa sau khi từ bỏ đời này.
-    Nhưng như vậy chưa đủ, tín hữu còn phại bổ sung thêm chiều kích của hiện sinh: tức là không phải chỉ tin bằng trí óc, mà phải tin bằng cả cuộc sống. Không chỉ nhắm tới cuộc sống mai sau, mà phải nghĩ tới cả cuộc sống hiện tại nữa.
-    Bởi chỉ có các tông đồ là những chứng nhân thật sự, dựa trên những điều đã thấy tận mắt, vì các ông đã cùng sống và đi theo Đức Giesu từ đầu cho đến khi Ngài chịu chết và sống lại.
-   Như vậy, niềm tin của các tông đồ không những đã căn cứ vào Lời Chúa báo trước, nhất là vào các sự kiện và bằng chứng rõ ràng của nhiều người và của nhiều nhóm người khác nhau. Ðức tin đó sáng suốt vững vàng đến nỗi có thể nói tất cả đã bằng lòng chịu chết để làm chứng Chúa đã sống lại.
-    Còn phần lớn đều làm chứng bằng cảm nghiệm, nhưng cũng có gía trị và thuyết phục không kém.
-    Tức là sống làm sao cho người chung quanh biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hạnh phúc, tự do, an vui và tràn đầy hy vọng nơi Đức Giesu Phục Sinh.

3. Đón nhận và rao truyền ơn Phục Sinh:
     a) Đón nhận:
-   Muốn kết hợp với Ðức Kitô phục sinh, để hiện tại đời sống có giá trị trước mặt Chúa và sau này thân xác chúng ta cũng được phục sinh thì phải biết cách vượt qua như Ðức Kitô, tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Người, là chế ngự xác thịt, tội lỗi và thế gian để vươn lên cùng Thiên Chúa.
-    Lễ Phục sinh là lễ Vượt qua mới. Người dự lễ Phục sinh phải chấm dứt đời sống lầm than, tội lỗi và bắt đầu cuộc đời mới chân thành và thánh thiện.
-   Sau khi Đức Kitô phục sinh, các môn đệ biến đổi lạ lùng: Maria Macdala buồn sầu trở nên phấn khởi vui tươi. Tôma cứng cỏi trở nên tin tưởng. Hai môn đệ Emmau lạnh lùng trở nên sốt mến. Tất cả các môn đệ hèn yếu trở nên vững mạnh, từ ích kỷ trở nên quảng đại hiến thân cho Chúa, từ chia rẽ tranh dành địa vị trở nên đoàn kết yêu thương, từ khép kín trở nên cởi mở với mọi người.
-   Chúa Phục sinh đổ vào tâm hồn các ông một nguồn sống mới. Tâm hồn họ được ơn phục sinh:"Ông đã thấy và ông đã tin". Họ đã thấy nhờ đón nhận, gắn bó kết hiệp với Chúa phục sinh.
-  Xem gương các môn đệ: sau khi tin Thầy đã sống lại, họ đã thay đổi, để trở thành những con người xây dựng một nếp sống mới và một thế giới mới. Dĩ nhiên, họ đã phải chờ Thần Trí của Chúa Phục sinh nhập vào mình để trở nên những con người mới như vậy. Chúng ta cũng sẽ nhận được Thần Trí của Ðức Kitô Phục sinh.
-  Mặt khác, các ông đã biết dứt bỏ quá khứ. Nên khi nhìn vào ngôi mộ trống, các ông thấy tất cả.
-  Bởi xác Chúa còn đó thì thật đáng buồn, vì là Chúa vẫn còn trong thế giới kẻ chết. Nên ngôi mộ trống chứa đầy niềm hi vọng, là một khởi điểm mới, để Chúa làm nên một trời mới đất mới. Các ông hiểu rằng không nên gắn bó với xác chết nhưng nên gắn bó với Đức Kitô đang sống. Không nên gắn bó với quá khứ chết chóc, nhưng nên gắn bó với tương lai tràn đầy sự sống.
-  Các ông đã thấy vì đã có thái độ khiêm nhu: các ông đã "cúi xuống nhìn vào ngôi mộ". Khi cúi xuống nhìn vào ngôi mộ, các ông không thấy Chúa. Nhưng càng cúi xuống sâu các ông càng thấy rõ mình. Càng nhìn vào đáy lòng mình, càng bắt gặp niềm bình an. Bình an là quà tặng Chúa Phục sinh rộng rãi ban phát cho các môn đệ sau khi Ngài sống lại.
-  Các ông đã thấy còn vì đã nhìn với ánh mắt tin yêu. Gioan quan sát kỹ hiện trường nên đã miêu tả rất cặn kẽ: khi ở ngoài mộ nhìn vào"Ông thấy những băng vải còn ở đó". Bước vào trong mộ, ông"thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi". Gioan lập tức nhận ra dấu vết của Ngài. Trái tim yêu mến đã giúp Gioan nhạy bén cảm nhận được mầu nhiệm phục sinh. Khăn liệm được xếp đặt gọn gàng chứng tỏ bàn tay Ngài tự xếp đặt. Ngài tự xếp đặt tức là Ngài đang sống.
-   Hôm nay, Đức Kitô phục sinh đang tuôn đổ ơn lành xuống cho chúng ta. Để đón nhận được ơn lành của Ngài, chúng ta hãy học nơi các môn đệ, tha thiết gắn bó với Ngài lúc vui, khi buồn, dứt khoát với quá khứ tội lỗi, khiêm nhường chìm vào đáy sâu tâm hồn, để nhìn thế giới bằng ánh mắt tin yêu.
     b) Rao truyền:
-  Sau ngày Chúa chịu chết, các môn đệ rơi vào tình trạng thê thảm: buồn rầu, sợ hãi, thất vọng. Không còn được an ủi sung sướng khi thấy những người đói khát được ăn, người bệnh tật được chữa lành, kẻ tội lỗi được tha thứ, người chết được sống lại. Không còn hy vọng tràn trề khi chứng kiến ma quỷ bị xua đuổi. Tâm hồn các ông như đã chết. Niềm tin yêu hy vọng của các ông như cùng bị chôn trong mộ với Thầy.
-  Giữa lúc ấy, Đức Giesu sống lại khải hoàn. Ngài Phục Sinh đã khiến cuộc đời các ông thay đổi tận gốc rễ. Khi gặp được Chúa Phục Sinh, tâm hồn các ông bừng lên sức sống mới. Đức Giêsu đã Phục Sinh các ông, sự sống mới đã tràn vào, ơn Phục Sinh đã được ban cho các ông. Sự sợ hãi trở thành mạnh dạn. Sự yếu đuối trở nên mạnh mẽ. Sự thất vọng biến thành hy vọng. Nỗi sầu khổ biến thành niềm vui. Cảm nghiệm ơn Phục Sinh rồi, các ông không thể ngồi yên trong căn phòng đóng kín nữa. hăng hái ra đi đem Tin Mừng Phục Sinh chia sẻ cho mọi người. Các ông muốn vực dậy những mảnh đời đang chết dần mòn, những tâm hồn đang héo úa. Các ông muốn thế giới biến đổi trong một đời sống mới, tươi vui, hạnh phúc, dồi dào hơn.
-   Hôm nay Chúa muốn mọi người noi gương các Tông đồ khi xưa, tiếp nối công việc của Ngài, đem ơn Phục Sinh đến với người không đủ cơm ăn áo mặc, bệnh hoạn tật nguyền, lao lực vất vả, tăm tối thất học, nghèo nàn, buồn phiền, tan nát vì bị phản bội, cay đắng vì thất bại, tương lai không lối thoát…
-   Nhất là những tâm hồn đang lún sâu trong tội lỗi, đang tự huỷ hoại trong đam mê tiền bạc, quyền lợi, danh vọng, niềm tin héo úa vì lạc hướng, đời sống rỉ máu vì chia rẽ bất hoà, cuộc đời chao đảo vì khó khăn thử thách. Tất cả đang đợi chờ ơn Phục Sinh, để cuộc đời khỏi bế tắc, linh hồn được sống cao thượng và khôi phục niềm tin yêu của anh em vào Thiên Chúa, vào con người và vào cuộc đời.
-  Tuy nhiên, để có thể đem Tin Mừng Phục Sinh đến với mọi người, thì bản thân chúng ta phải được Phục Sinh trước. Vì trong chúng ta cũng chất chứa mầm mống của mọi sự chết chóc. Nơi chính bản thân chúng ta cũng đang ấp ủ những lực lượng tàn phá là kiêu căng, ích kỷ, chia rẽ, bất hoà, tham lam, bất công. Đức tin chúng ta cũng đang héo úa, lòng mến đang nguội lạnh, niềm hy vọng đang lụi tàn…
-   Để đón nhận và rao truyền được ơn Phục Sinh và để ơn Phục Sinh có thể thấm vào mọi ngõ ngách mọi tâm hồn, chúng ta phải cộng tác với Chúa, tẩy trừ mọi sự chết ra khỏi tâm hồn. Cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt vì phải chiến đấu với chính bản thân mình. Với người thân, với anh em…Nhưng với ơn Chúa Phục Sinh trợ giúp, chắc chắn chúng ta sẽ toàn thắng,
-  Vậy từ nay chúng ta hãy đem tinh thần và cảm nghĩ mới vào tất cả đời sống, để đổi mới đời chúng ta, đổi mới xã hội bằng tinh thần của Ðức Kitô Phục sinh. Như vậy lễ Phục sinh hằng năm sẽ như lễ Phục sinh của các tông đồ ngày trước: hay tin Chúa sống lại các môn đệ đã nhớ lại Lời Ngài và gương Ngài đã sống để dần dần thay đổi tất cả tâm tư, nếp sống và xã hội của mình.

Lạy Chúa Phục Sinh, Ngài đã chịu chết rồi sống lại và đang sống mãi trong cuộc đời chúng con cùng trong toàn thế giới. Xin cho chúng con biết nhìn mọi sự, mọi điều bằng con mắt đức tin, giúp chúng con được mạnh mẽ, kiên trì, chiến đấu với cuộc sống mỗi ngày để tin rằng có tình yêu đau khổ trên thập gía thì cũng có sống lại vinh quang.
Chúng con cũng cảm tạ Ngài đã đem niềm vui phục sinh đến cho chúng con, xin cho chúng con biết chia sẻ niềm tin vui và hy vọng ấy với mọi người để tất cả đều được hưởng niềm vui phục sinh của Chúa vì Ngài đã sống lại thật. Amen.
Than men,
duyenky