Mar 11, 2018 - Chúa nhật IV Mùa Chay năm
B
Dấu chỉ được cứu
sống
https://youtu.be/7gfBcSX6n04
Các Bạn thân
mến,
Chúng ta được dạy bảo và cũng cảm
nghiệm được rằng Thiên
Chúa luôn yêu thương nhân loại mà Ngài đã dựng nên “theo hình ảnh Chúa.” Khi chúng ta sa ngã phạm tội, thì Chúa gửi các
đau khổ và thử thách đến để cảnh tỉnh chúng ta; nếu biết sám hối lỗi lầm,
ăn năn trở lại thì Ngài lại tha thứ và thương yêu chúng
ta.
Như bài đọc I hôm
nay ghi lại thời
gian Dân Chúa sa ngã phạm tội và không chịu nghe lời các tiên tri để ăn năn sám
hối, nên Thiên Chúa
đã để quân thù đến xâm chiếm và tàn phá đất nước, rồi bắt tất cả phải đi lưu đầy sang
Babylon một thời gian lâu dài, cho đến khi họ nhận biết lỗi lầm và cầu khẩn
Chúa thương cứu giúp đưa về quê hương.
Để giúp ông Nicodemo hiểu tình yêu
của Thiên Chúa, Đức Giesu đã nhắc lại câu chuyện ngày xưa về con rắn bằng đồng.
Ngày ấy, trong thời xuất hành, dân Do
Thái đã gay gắt phàn nàn Thiên Chúa và ông Mose về những khó khăn họ gặp phải
nơi sa mặc, dù Thiên Chúa đã hết lần này đến lần khác tỏ cho họ biết tình yêu
của Ngài: cứu họ khỏi làm nô lệ bên Ai Cập, đưa họ về Đất Hứa; ban Manna cho họ
ăn nơi sa mạc, họ lại đòi thịt; Chúa cho chim cút từ trời rơi xuống cho họ, họ
lại đòi nước; Chúa cho nước từ tảng đá vọt ra cho họ uống; thế mà họ còn nổi
loạn đòi giết cả ông Mose! Chúa giận, cho rắn lửa bò ra cắn chết một số người.
Khi đó họ mới biết sợ và năn nỉ ông Mose xin Chúa cứu. Chúa lại thương, dạy ông
Mose làm một con rắn bằng kim lọai, treo lên cao giữa trại. Ai bị rắn cắn mà
nhìn lên nó, thì sẽ được cứu sống.
Kể xong, Đức Giesu kết luận:"Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin
vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời."
Chuyện con rắn bằng đồng này đã gây
ấn tượng sâu đậm trong dân đến độ họ coi nó như thần tượng đến nỗi về sau người
ta phải hủy đi vì dân chúng thờ lạy nó.
Điều ấy chứng tỏ con người yếu đuối
mê muội đến chừng nào! Vì một con rắn làm bằng đồng, chỉ như một dấu hiệu, nó
là một thứ kim loại vô tri vô giác, tự nó không có khả năng quyền hành gì, nó
không có sự sống thì làm sao có thể ban được sự sống? Mà phải hiểu rằng khi
nhìn lên con rắn, thì trong lòng tin vào Đấng đã truyền lệnh cho ông Mose làm
ra nó, là biểu hiện một lòng tin vào Đấng ấy. Niềm tin phát suất từ bên trong
ra bên ngoài bằng cái nhìn, là tin Đấng ấy thì được chữa lành. Quyền phép chữa
lành ở nơi Đấng mình tin, là Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa của câu chuyện Đức Giêsu
nói với ông Nicodemo.
Ngày nay Giáo Hội cũng muốn chúng ta
nhìn lại con rắn trong sa mạc để nhận ra những con rắn tội lỗi đang ẩn náu
trong tâm hồn mỗi người, đó là: rắn tham lam, ích kỷ, giận hờn, ghen ghét đang
xâu xé làm chúng ta trở nên cằn cỗi, hư nát. Không những thế, chúng còn tạo ra
sự bất hoà giữa các thành viên trong gia đình và cộng đoàn. Phá tan sự hợp nhất
mà Đức Giêsu đã dùng chính mạng sống mình để đánh đổi.
Muốn khỏi bị trầm luân, hư mất đời
đời thì cần tin vào Đức Giêsu cứu chuộc, để Ngài đem hạnh phúc trường sinh cho
chúng ta. Nói như vậy là để chúng ta ý thức tình trạng tội lỗi của mình, mà
biết phải cần tới Chúa.
Và hôm nay, Đức Giesu đã tiên
báo Ngài cũng sẽ bị giương cao, treo lên thập gía, cũng như việc Ngài được cất
lên để vào sự vinh hiển lúc Ngài về trời. Hai vấn đề trái ngược nhau, nhưng
liên hệ với nhau, bởi với Đức Giesu, thập gía là con đường tiến đến vinh quang.
Điều đó như một định luật bất biến của đời sống: không có đau khổ, không có
thập gía, thì không có vinh quang.
1. Tin vào Con Người:
Khi chúng ta làm dấu Thánh Giá, chúng
ta hãy nhớ dâng lên Chúa những đau khổ, những điều thiếu may mắn, thất bại,
chán nản đôi khi đến cùng cực và cả những tội lỗi của chúng ta nữa. Vì chính
nhờ cây Thánh Giá mà tất cả đời sống của chúng ta đều được đón nhận. Vì cây
Thánh Giá là điểm tựa cho chúng ta ở đời này. Cho biết Thiên Chúa không phải là
Đấng từ trên cao đang lạnh lùng nhìn xuống trần gian, nhưng Ngài là Đấng luôn
đồng hành với chúng ta ngay từ khi Ngài ra đời tại Belem. Nếu chúng ta có băn
khoăn bối rối khi đời sống quá cô đơn, vất vả, truân chuyên, thì cũng nhớ nhìn
lên Thánh Giá, đó chính là niềm tin, nguồn an ủi và là nhà của chúng ta.
Vậy hãy cố gắng hết sức tuân nghe lời
Chúa để tránh xa tội lỗi, trở về theo lời mời gọi của Thiên Chúa qua Đức Kitô
như Thánh Phaolô nhắc chúng ta hôm nay: Nhờ ơn Chúa mà chúng ta được cứu rỗi,
chứ không phải bởi ý lực của chúng ta. Phải ý thức rằng tất cả chúng ta đều là
những tội nhân, bị rơi xuống vực thẳm, không thể tự cứu mình, cũng không ai có
thể cứu giúp. Chỉ có Đức Giêsu, cứu chúng ta bằng cách chết thay cho chúng ta,
nếu tin nhận như thế thì chúng ta đã bắt đầu đi vào con đường cứu độ của Ngài.
a) Tin
Thiên Chúa phải hết lòng, hết trí khôn:
- Thiên Chúa đòi
hỏi chúng ta phải có một đức tin sắt son, bền vững vào Ngài.
- Tin Thiên
Chúa hằng yêu thương, chăm sóc, và tha tội cho chúng ta.
- Không như người
Do Thái khi xưa nhìn Thiên Chúa như một vị thẩm phán, và mọi người là tội nhân
trước tòa án của Ngài.
- Họ còn coi
Thiên Chúa như một người hay đòi hỏi dâng lễ vật này nọ.
- Muốn đến
gần, muốn ra mắt Thiên Chúa, cũng phải đáp đúng yêu cầu mà Ngài đã qui định.
- Vì thế Đức
Giesu đã đến, trả gía bằng chính đời sống và sự chết của Ngài để công bố cho
loài người biết Thiên Chúa không như họ nghĩ, mà Ngài chính là người Cha tha
thiết trông chờ đứa con hoang trở về nhà.
- Thật vậy,
nếu chúng ta không tin vào Ngài thi tin vào ai? Bởi chúng ta cũng như mọi
người, có tài chí, khả năng cao dầy biết mấy cũng chỉ là những tạo vật, nay còn
mai mất, “chỉ một làn gió
cũng làm nó biến đi!” mà tin tưởng, hy vọng vào chính cuộc đời mình, hoặc
những thứ ở trần gian thì thật là hư ảo, điên rồ phải không?
b) Đức
Giesu hiểu rất rõ những gì Ngài nói:
- Phải tin rằng Đức Giesu
là Con Thiên Chúa, Ngài là tâm trí, và thân cận mật thiết với Thiên Chúa.
- Bởi Đức Giesu vốn là
một với Thiên Chúa, nên Ngài có thể nói cho chúng ta biết về chân lý tuyệt đối
của Thiên Chúa.
- Vì thế Đức Giesu biết
rất rõ những gì Ngài nói, như Ngài nói sự thật về Thiên Chúa.
- Nên tin là phó thác
chương trình hiện tại và vận mệnh đời đời nơi Chúa. Xác tín lời Chúa có thể
thực hiện và cậy trông vào quyền năng biến đổi của Ngài.
- Niềm tin ấy không bao
giờ bất đồng hay tiêu cực, mà thúc đẩy con người làm chứng cho Thiên Chúa tình
yêu, toàn thắng mọi sự dữ.
c) Tin Thiên Chúa là
cha yêu thương:
- “Thiên Chúa sai Con của Người
đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của
Người, mà được cứu độ.”
- Đọc lời này,
chúng ta thấy được an ủi, không còn lo lắng, lúc nào cũng bị ám ảnh sợ hãi về
một Thiên Chúa luôn giận dữ, thích trừng phạt.
- Như trong Tin Mừng cũng
cho thấy thực tế nhiều người đáng bị lên án, họ cũng từng bị người đồng hương
Do Thái lên án, nhưng khi họ gặp Đức Giesu thì Ngài không hề qưở trách mà nhanh
chóng thứ tha hết cho họ: đó là người phụ nữ ngoại tình, ông Dakeu, tên trộm bị
đóng đinh bên cạnh Ngài…
- Bởi Ngài đến thế gian
mục đích chỉ để tha thứ, cứu chuộc, tạo rất nhiều cơ hội cho mọi người, mọi
hoàn cảnh để được cứu.
- Đức Giesu đã nói sự
thật như vậy, và muốn chúng ta làm theo tất cả những gì Ngài dạy và vững tâm
tin tưởng, không chút do dự vào lòng nhân từ của Thiên Chúa.
- Mọi tư tưởng, lời nói,
hành động, dù nhỏ nhất trong đời sống đều phải được thực hiện trong sự vâng lời
Ngài, không nghi ngờ, không thoái thác.
- Tin vào tình yêu Chúa
là điều trước hết của niềm tin, tin Chúa là cha nhân hậu, che chở, đùm bọc,
quan phòng rất chu đáo, rất toàn năng.
- Từ lòng tin đó chúng ta
kính yêu Chúa, vì tin nên kính yêu, vì tin nên phó thác, bởi lòng tin nâng đỡ
tình yêu và ngược lại, tình yêu nâng đỡ niềm tin, yêu tin và tin yêu là
một.
- Hôm nay Thánh Phaolô cũng nhắc nhở
chúng ta nhớ đến lòng nhân từ của Chúa: cả khi
yếu đuối sa ngã, Ngài cũng vẫn thương, sẵn sàng thứ tha mọi
lỗi lầm nếu chúng ta biết ăn năn sám hối. Hơn nữa, ơn cứu chuộc được ban nhưng không, chứ không
vì công nghiệp của chúng ta, vì thế
chúng ta đừng tự phụ,
đừng ích kỷ.
- Đừng làm công việc thống hối,
ăn năn với sức lực của mình; vì ơn cứu độ không đến qua sự nghiệp của chúng ta,
mà qua niềm tin, tin vào lòng lân tuất của Chúa đã cứu chúng ta qua mầu nhiệm
tử nạn của Con Ngài.
- Chính đường lối cứu
chuộc này khiến việc xét tội, ăn năn của chúng ta không còn là một công việc
nặng nề, tiêu cực. Nhưng nhớ tới lòng Chúa đã rộng rãi qua cái chết của Con
Ngài, sẽ khiến công việc diệt tội của chúng ta được nâng đỡ bằng mầu nhiệm Phục
sinh.
2. Được sự sống muôn đời.
Từ đấy, những ai
muốn được ơn cứu độ phải có ba điều kiện: phải được tái sinh bởi
Nước và Thánh Thần. Phải tin Đức Giêsu, Đấng đã chịu chết trên thập
giá để đền tội thay. Và phải vác thập giá mình hằng ngày đi theo
Ngài.
Chúng ta phải đi ngang qua
hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên đường tiến về với Thiên Chúa.
Với bao nhiêu gian nan, trắc trở, khó khăn làm thất vọng, quay ngang ngó dọc,
làm giảm tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, không phải chỉ trong thử thách
lớn, mà ngay trong các biến cố hằng ngày của cuộc đời.
Nhưng tội lỗi của chúng ta không thể
lớn hơn tình yêu của Thiên Chúa. Không khi nào tình yêu Thiên Chúa chịu thua
tội lỗi của con người. Tất cả chúng ta đều sẽ được cứu, vì như con rắn đồng,
Thập gía là dấu chỉ ban ơn cứu thóat để được sống.
Được sống muôn đời là sự sống viên
mãn của chính Thiên Chúa, Ngài chia xẻ cho chúng ta sự sống đời đời là:
a) Sự
bình an của Thiên Chúa:
-
Chúng ta không còn coi Thiên Chúa như một vị vua độc tài khắc
nghiệt.
- Không còn sợ hãi, lo lắng, khát khao bất
cứ điều gì.
-
Chúng ta được vĩnh viễn ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
b) An hòa với
mọi người:
-
Chúng ta nhìn người khác như Thiên Chúa nhìn họ.
-
Mọi người được tha thứ và cùng thứ tha cho nhau.
-
Mọi người sống hòa hợp vui vẻ với nhau như một đại gia đình sống
trong tình yêu thương.
c) An hòa
với đời sống:
-
Vì Thiên Chúa là Cha, nên Ngài điều hành mọi sự để tất cả được tốt
lành.
-
Người Cha chỉ muốn con cái được sung sướng hạnh phúc, không bao giờ làm
chúng đau khổ.
-
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời, nhưng chúng ta không còn oán
trách, mà sẵn sàng đón nhận nó.
d) An hòa với chính mình:
-
Sự thật con người sợ chính bản thân mình hơn bất cứ thứ gì khác.
- Do
chúng ta biết rõ sự yếu đuối, giới hạn, đam mê của mình, biết sức mạnh của cám
dỗ, biết công việc và sự đòi hỏi của đời sống mình.
-
Chúng ta biết chính mình phải đương đầu với mọi sự, nhưng luôn tin có Thiên
Chúa ở cùng.
- Khi đó
không phải là chúng ta sống nữa, nhưng là Đức Giesu sống trong chúng ta.
- Đời sống
chúng ta có sự bình an được thiết lập bằng sức mạnh của chính Thiên Chúa.
e) Giúp tiến tới tương lai:
-
Chúng ta biết chắc chắn sự bình an của thế gian chỉ là cái bóng của sự bình an
tuyệt đối sắp đến.
-
Nó cho chúng ta hy vọng, mục đích để tiến tới đời sống kỳ diệu trên
trái đất này, và đồng thời một đời sống quang vinh vô cùng ở tương lai.
3. Ai không tin
thì bị lên án:
- Đây
là bản án: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh
sáng.”
- Đức Giesu
đến để thắp lên ngọn đèn sáng trong đêm tối, nhờ đó mọi sự được rõ ràng, chúng
ta nhìn nhận ra những chướng ngại vật cản trở, là những gì làm điên đảo tâm
lòng chúng ta.
- Tuy nhiên, thế
gian là một thực tại đầy những phức tạp, xáo trộn; ưa thích bóng tối hơn là ánh
sáng. Thái độ này không được diễn tả qua ngôn ngữ hay tình cảm, nhưng là qua
chính cuộc sống của con người, tức là qua cách thức họ sống, qua suy tư và công
việc họ làm.
- Chúng
ta hãy can đảm cương quyết tránh những con đường gỉa tạo, để đi trên con đường
đã vạch ra cho mình từ khi chịu phép Rủa tội.
- Bởi trong
mối quan giao với Chúa, không thể lấp lửng, mưu mô lắt léo, mà chỉ tin hay
không, chọn ánh sáng hay bóng tối mà thôi.
- Chấp nhận
bóng tối là chìm ngập trong bóng tối bao phủ, để nó sai khiến tất cả, không thể
sống vì tình yêu chân chính, đích thực.
- Chấp nhận
ánh sáng là người sẵn sàng nhận ra những công việc mình làm, chính là những
công trình của Thiên Chúa trao ban.
- Họ là người
luôn sống hòa hợp với tình yêu được tỏ bầy trong Đức Kito và nơi mọi người.
- Đức
Giesu nói rõ ràng: “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ
làm đều xấu xa. Qủa thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng, để các việc họ làm
khỏi bị chê trách.”
- Đúng
thế, đêm đen, bóng tối bao phủ, che chở, yểm trợ cho những kẻ bất lương, đồng
lõa với bọn tội phạm, hợp tác với sự say sưa trụy lạc…
- Còn ban
ngày, ánh sáng có thể bảo vệ, che chở cho những kẻ ngay lành, soi đường cho
người công chính; xua đi những bóng tối, đề phòng quân gian trộm cắp...
- Vì thế, Chúa
muốn chúng ta là ánh sáng trần gian, xa tránh bóng tối, gĩa từ môi trường xấu,
bạn bè xấu, tránh những cơ hội, hoàn cảnh khiến chúng ta lỗi phạm.
- Đến cùng ánh
sáng là đến cùng Đức Giesu, cùng giáo huấn của Ngài, nhận Lời Ngài như ngọn đèn
soi đường và giúp chúng ta nhận ra những vết đen nhơ nhớp mà gột rửa.
- Tin Mừng hôm nay mạc
khải cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa đối với con người là như vậy. Tình
yêu ấy sẽ không bao giờ phai nhạt dù cho cuộc đời có đổi thay. Tình yêu của
Thiên Chúa vẫn như mưa tưới gội trên mọi người: cả người lành cũng như kẻ ác.
Ngài không áp đặt con người phải theo Ngài. Trái lại, Ngài cho họ được quyền tự
do lựa chọn hạnh phúc cho chính mình. Vì thế, kẻ tin theo Chúa, đặt tin tưởng
vào Ngài thì sẽ được cứu. Còn kẻ không tin, thì tự họ, họ đã tìm đến cõi diệt
vong.
Lạy Chúa, chúng con tin Chúa là tình
yêu, và mọi sự Ngài làm đều vì yêu chúng con, cả những khi Chúa mạnh tay sửa
đổi, khi Ngài thinh lặng như vắng mặt hoặc như Ngài “chịu thua” ... chúng con
cũng vẫn tin Chúa là mạch sống, là Chúa toàn năng nhân ái.
Và chúng con cũng tin rằng nơi tâm
lòng những người cứng cỏi, lạnh nhạt cũng có một đốm lửa của sự thiện, chỉ cần
một ngọn gío tình yêu chân thành cũng đủ làm đốm lửa ấy cháy bừng lên rạng rỡ.
Vì vậy chúng con tin dần dần mọi
người cũng sẽ gặp nhau, vượt qua mọi tranh chấp, mọi bất đồng, mọi thành kiến
giai cấp, để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời về nhà Chúa, là nơi hạnh
phúc vĩnh cửu Chúa hứa ban cho chúng con. Amen (mượn lời)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét