Cách chữa đau dạ dày “cấp tốc” không cần đến thuốc
(candongtruyengiao.net)
Đau dạ dày là bệnh đường
tiêu hóa thường gặp nhất. Căn bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và khó điều
trị triệt để…
Dấu hiệu nhận biết bị đau dạ dày
Đau thượng vị
Đau thượng vị là dấu hiệu
đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.
Cảm giác đau tùy từng mức
độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy
nóng rát khó chịu.
Các cơn đau thường đến
vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.
Ăn kém
Người mắc bệnh dạ dày khiến
dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người
bệnh thường có hiện tượng tức bụng.
Ăn không tiêu nên người bệnh
thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.
Ợ chua, ợ hơi
Lượng thức ăn bị tồn đọng
ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm
theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là biểu
hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày
tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…
Khi có những dấu hiệu như
trên chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh có liên quan đến dạ dày, thường là do đau dạ
dày gây nên. Bạn nên đi khám để biết được mức độ bệnh lý ra sao.
Cách
chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
Nếu dùng các loại thuốc
tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc, …
Với cách sử dụng gừng
tươi dưới đây bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn thoát khỏi cơn đau dạ
dày một cách “cấp tốc”.
Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?
Trong gừng tươi chứa
Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch
máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh
tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Nhờ 2 chất này mà các
enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được
coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày
Khi dịch vị dạ dày giảm
do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người
ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.
Một số nghiên cứu của Nhật
Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 –
Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil, …đều có tác dụng ức chế hợp thành
Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Đồng thời, một số nghiên
cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức
đầu rất tốt.
Hiệu quả kéo dài trong 4
giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những
người bị đau dạ dày.
Do đó, không chỉ giúp giảm
đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.
Các bài thuốc dùng gừng chữa đau dạ dày:
– Gừng ngâm giấm
Dùng gừng tươi thật già để
có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt
lát mỏng, đều.
Sau đó xếp gừng lát vào 1
lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày.
Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ
lạnh cũng được.
Mỗi khi lên cơn đau dạ
dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường
tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit
trong dạ dày giúp bạn giảm đau “cấp tốc”.
– Trà gừng
Cách nhanh chóng và đơn
giản nhất là bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cơn đau dạ dày.
Vào mỗi sáng khi uống trà
bạn nên cho vài lát gừng tươi vào uống cùng như vậy dạ dày sẽ rất dễ chịu,
không còn hành hạ bạn trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.
– Nước gừng, chanh và mật
ong
Dùng gừng tươi ép lấy nước
cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào,
quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu
hiện đau nữa.
Nếu khi đang lên cơn đau
dạ dày, uống một cốc nước hỗn hợp như này cũng sẽ khiến dạ dày vơi đi cơn đau
và ổn định trở lại.
Một số lưu ý khi dùng gừng:
– Tránh dùng gừng với
aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
– Người chuẩn bị mổ hay
sau mổ, ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu, …thì không nên dùng.
– Người cảm nắng, vã mồ
hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.
– Người bệnh tiểu đường,
tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét