Chuyên gia mách thực phẩm, bài tập phòng bệnh tim mạch
(Thứ
ba, 13/2/2018 -VnExpress.net)
Giáo sư Phạm Gia Khải - nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch.
Giáo sư Phạm Gia Khải
- nguyên Viện trưởng Tim mạch khuyên tập ngồi xổm hoặc nhảy dây; ăn rau củ quả,
- Bệnh nhân tim mạch thời
nay không chỉ tăng, mà còn trẻ hóa. Năm 2000, cả nước có khoảng 16,3% người trưởng
thành tăng huyết áp. Hầu hết các bệnh nhân mạch vành, động mạch não, động mạch
ngoại biên... tìm đến tôi đều là người cao tuổi.
Song năm 2016, tỷ lệ người
mắc bệnh tăng huyết áp đã tăng lên mức báo động, 48%. Trong đó, có đến 16,5% dưới
40 tuổi. Không ít bệnh nhân nhồi máu cơ tim khi chỉ mới 28 tuổi. Mỗi năm, hơn
200.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh lý tim mạch, cao hơn cả ung thư.
- Những dấu hiệu cảnh báo
bệnh tim mạch nào mà người bệnh hay bỏ qua?
- Bạn nên biết một số dấu
hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Ví dụ, đau thắt ngực khi gắng sức,
đỡ khi nghỉ ngơi; đau lan lên cổ, vai và hướng ra sau lưng, cánh và bàn tay;
kèm theo khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi, mệt lả... cảnh báo nhồi máu cơ tim.
Người rối loạn nhịp tim
thường hồi hộp, đập trống ngực, bước hụt, ngất xỉu. Suy tim thường báo trước bởi
chứng khó thở, phù chân mỗi buổi sáng. Tăng huyết áp sẽ kèm theo các cơn hoa mắt,
nhức đầu, trống ngực… Chóng mặt, tê bì, yếu nửa người, liệt một chi, mờ mắt, nếu
chỉ kéo dài vài phút tới một ngày là cơn đột quỵ thoảng qua (TIA), nếu kéo dài
lâu hơn là tai biến mạch máu não (CVA).
Tuy nguy hiểm, song các
bệnh trên đều có thể phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập
hợp lý.
- Tập luyện thế nào để
phòng bệnh tim mạch mà không cần thuốc?
- Những người có nguy cơ
mắc bệnh tim mạch nên vận động thể lực nhẹ nhàng mỗi ngày. Ví dụ, đi bộ 30-45
phút, 4-5 ngày mỗi tuần để cải thiện tuần hoàn máu và giảm cholesterol.
Ngoài ra, có thể thực hiện 2 bài tập đơn giản dưới đây ngay tại nhà.
Động tác nhảy dây: Đứng
với chân rộng bằng hông. Nhảy lên khỏi mặt đất vài cm bằng 2 mũi bàn chân chụm
vào nhau, hơi nhún nhẹ đầu gối. Lặp lại nhanh giống như đang nhảy dây. Động
tác này làm nóng cơ thể, nhảy 20 phút sẽ đốt cháy 200 calo dư thừa, làm
săn chắc cơ bắp và cải thiện tuần hoàn máu.
Động tác ngồi xổm: Đứng
thẳng, lưng cong tự nhiên với 2 chân dang rộng bằng vai. Từ từ hạ thấp phần dưới
cơ thể xuống bằng cách đẩy hông ra sau và hạ đầu gối. Lưu ý luôn giữ chân mở
rộng, đầu gối và bàn chân hướng ra ngoài, bụng hóp, ngực ưỡn về
phía trước, ngồi xuống càng sâu càng tốt. Động tác này giúp cải thiện nhịp
tim, tăng cường tuần hoàn máu, đánh tan chất béo tích tụ ở bụng.
- Vậy còn chế độ ăn uống
thì sao, thưa giáo sư?
- Trong cơ thể luôn tồn tại
2 dạng cholesterol: tốt (HDL) và xấu (LDL). Cholesterol xấu tăng cao sẽ tạo nên
mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu, gây biến chứng tăng huyết áp, nhồi máu cơ
tim, đột quỵ… Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ và ít calo sẽ giúp giảm
nồng độ cholesterol xấu trong huyết thanh. Chúng gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại
đậu, rau xanh, hoa quả, tảo biển…
Người mắc bệnh mỡ máu cao
cũng nên ăn các loại thực phẩm giảm chất béo như hành tây, tỏi, nấm hương, mộc
nhĩ, rau cần… Không ăn mặn; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia; giảm bớt thực phẩm
giàu acid béo như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Tránh dùng mỡ động vật, mà
nên ăn các loại dầu thực vật. Trong đó, dầu gạo được công nhận chứa rất nhiều
dưỡng chất tốt cho tim mạch.
Dầu gạo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho tim mạch.
- Dầu gạo chứa nhiều dưỡng
chất tốt cho tim mạch.
- Tại sao dầu gạo giúp
ngăn ngừa các bệnh tim mạch?
- Gia đình tôi thường
dùng dầu gạo trong bữa ăn, vì chúng chứa hàm lượng cao gamma - oryzanol,
phytosterols và vitamin E làm giảm cholesterol xấu trong máu hiệu quả. Ở Nhật,
dầu gạo còn được gọi là "dầu ăn của trái tim".
Gamma - oryzanol có khả
năng ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn. Nghiên cứu trên Tạp chí
Dinh dưỡng châu Âu cho thấy, sau 2 tuần sử dụng, gamma - oryzanol trong dầu gạo
làm giảm 11,9% lượng cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, dưỡng chất còn chống
lại quá trình oxy hóa gấp 4 lần vitamin E, quét dọn các gốc tự do hữu cơ, bảo vệ
sức khỏe tim mạch.
Dầu gạo giàu 27 loại
phytosterols giúp giảm cholesterol xấu, chống viêm, ức chế tế bào ung thư tăng
trưởng, cải thiện hệ thống miễn dịch, kiểm soát đường huyết và tăng cường chuyển
hóa cholesterol trong cơ thể.
Vitamin E gồm
tocopherols, polyphenol và đặc biệt là tocotrienols rất khó tìm trong tự nhiên,
song lại dồi dào trong dầu gạo. Chúng vừa giảm cholesterol, vừa có tác dụng đẩy
lùi các gốc tự do, làm chậm lão hóa.
Dầu gạo còn là nguồn cung
cấp chất béo lành mạnh, tỷ lệ cân đối 30% acid béo bão hòa, 38% acid béo không
bão hòa đơn, 31% acid béo không bão hòa đa, gần nhất với mức khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Tim mạch Mỹ (AHA).
Để giảm cholesterol thừa,
một người nên dùng ít nhất 50mg gamma - oryzanol mỗi ngày, tương đương 20-30ml
dầu gạo. Nên chọn dầu gạo nguyên chất có màu vàng hơi sẫm, trong suốt, mùi thơm
nhẹ, nhà sản xuất uy tín để có hàm lượng gamma - oryzanol cao.
- Còn thực phẩm nào tốt
cho tim mạch có thể dùng thường xuyên không, thưa giáo sư?
- Một số thực phẩm kết hợp
có tác dụng đánh tan mỡ máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Đơn giản nhất, bạn
có thể lấy giấm táo, nước gừng, nước chanh, nước tỏi ép, mỗi thứ một cốc đổ vào
nồi đất, nổi lửa to, đun cho đến khi sôi thì vặn nhỏ liu riu. Mở nắp nồi để nước
bay hơi đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Đợi hỗn hợp nguội rồi cho thêm
chút mật ong vào tùy khẩu vị, cho hỗn hợp vào bình thủy tinh, bảo quản tủ lạnh.
Mỗi ngày, bệnh nhân tim mạch,
mỡ máu cao nên sử dụng một thìa trước khi ăn sáng. Giấm táo, nhất là táo mèo,
giúp giảm xơ vữa mạch máu, tăng lưu lượng mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp
tim, giảm mỡ máu. Các vị thuốc khác như tỏi, gừng được ví như kháng sinh tự
nhiên, làm ấm bụng, dễ tiêu và phòng chống tiêu chảy. Mật ong và chanh
giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, có thể sử
dụng một số thảo dược sắc uống để điều trị bệnh tim như: tam thất,
bạch quả, đan sâm, dâm bụt…
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét