Sĩ diện là vẻ ngoài của người trí thức, vậy thì xấu ở chỗ nào?
Thứ
năm, 22/03/2018- nghethuatsong
Chúng ta ngày nay hay mắng
những kẻ khoe khoang, tự cao tự đại là “sĩ”, “sĩ diện”. Nhưng thực ra, bản thân
từ “sĩ diện” không có nghĩa xấu như vậy. Hàm ý được thêm vào kia là sản phẩm của
một thời tốt xấu đảo điên, và người trí thức bị xem là “kẻ thù giai cấp”…
Từ “sĩ diện” vốn không tồn
tại trong tiếng Hán, nó là một từ ghép gồm hai từ Hán-Việt, là “sĩ” và “diện”
ghép thành. “Diện” có nghĩa là vẻ ngoài, còn “sĩ” nghĩa là người có học thức thời
cổ.
Trí thức thời cổ đại được
xếp là những người đứng đầu trong bốn kiểu người dân là “sĩ, nông, công,
thương”. Những người trí thức là những người có Đạo, phải là những người giỏi về
cả hai phương diện tu dưỡng đạo đức và học thức. Vậy thì đối với một người mà
nói, vẻ ngoài có học thức, sang trọng quý phái, lịch lãm trầm ổn, là điều mà ai
cũng hướng đến. Người có học giữ “sĩ diện” cũng là một lẽ tự nhiên.
Từ “sĩ diện” ngày nay lại
thường để chỉ những kẻ khoe khoang, tự cao tự đại, thích làm ra vẻ có học thức,
ví như mắt sáng mà lại giả vờ đeo kính cận… Nhưng thực ra, ẩn đằng sau hàm ý đó
còn lại sự chê bai và miệt thị những người trí thức. Nguyên nhân sâu xa của nó
chính là sự ảnh hưởng của những cuộc vận động chống trí thức tại Trung Quốc đối
với Việt Nam.
ĐCSTQ hủy diệt hình ảnh
trí thức
Trong cuộc vận động chống
trí thức tại Trung Quốc bắt đầu từ 1957, Mao Trạch Đông nói rằng: “Tần Thủy
Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 460 nho sĩ, còn chúng ta thì thủ tiêu đến
46 ngàn tên trí thức. Có người cho chúng ta là kẻ độc tài thống trị, giống như
Tần Thủy Hoàng, chúng ta thừa nhận tất cả. Nó phù hợp với thực tế. Tiếc thay họ
nói thế còn chưa đủ, cho nên chúng ta cần phải gia tăng để bổ sung.”
Nhân loại tiến bộ được là
nhờ tích lũy kiến thức, nhưng, dưới chế độ ĐCSTQ, đạt được kiến thức lại bị coi
là xấu. Những người trí thức bị xếp vào loại hôi thối thứ chín — tệ nhất trên bậc
thang từ một đến chín. ĐCSTQ bảo những người trí thức phải học hỏi những người
mù chữ, và cần phải bị giáo dục lại bởi những người nông dân nghèo để được cải
tạo và bắt đầu một cuộc sống mới.
Hồng vệ binh đang đập phá
biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Và ĐCSTQ đã cải tạo người
trí thức ra sao? Lấy ví dụ là các giáo sư của trường Đại học Thanh Hoa, một trường
đại học danh tiếng của Trung Quốc, bị đi đày đến Đảo Như Châu ở Nam Xương, tỉnh
Giang Tây. Bệnh sán máng là một bệnh rất phổ biến ở khu vực này, và thậm chí một
trại lao động cải tạo trước kia ở đây cũng đã phải rời đi nơi khác. Tuy nhiên,
ĐCSTQ vẫn đày những giáo sư đến đây, và ngay sau khi tiếp xúc với nước sông, những
vị giáo sư này đã bị nhiễm sán và bị sơ gan, và bị mất khả năng sống và làm việc.
Không chỉ như vậy, ĐCSTQ
còn muốn hủy diệt hình ảnh người trí thức bằng cách tuyên dương ‘phủ bùn khắp
người và làm chai đầy tay’. ĐCSTQ nghĩ rằng mọi người là tốt khi “tay lem luốc
và chân dính phân bò” (theo “Buổi nói chuyện tại diễn đàn Diên An về Văn học và
Nghệ thuật 1942” của Mao). Những người như vậy được coi là có tinh thần cách mạng
cao nhất, và có thể học đại học, được kết nạp Đảng, được thăng chức và cuối
cùng sẽ trở thành những người lãnh đạo. Điều đó thậm chí làm đảo lộn lý niệm sạch
– bẩn, tốt – xấu của người ta. Vẻ ngoài lem luốc giờ được xem là trong sạch nhất.
Cũng chịu ảnh hưởng của
phong trào chống trí thức này, mà từ “sĩ” bị xem như một sự sỉ nhục, và ở Việt
Nam, từ “sĩ diện” khoác lên mình hàm nghĩa xấu.
Đàm luận chân chính về
“sĩ” – người trí thức
Hàm nghĩa của từ “sĩ”
trong văn hóa truyền thống là rất uyên thâm. Trong “Luận ngữ” có ghi lại một đoạn
đàm luận giữa Khổng Tử và học trò của mình là Tử Cống như sau:
Tử Cống hỏi Khổng Tử:
“Thưa thầy ai mới được gọi là “sĩ” ạ?” .
Khổng Tử nói: “Hành dĩ hữu
sỉ, sử vu tứ phương, bất nhục quân mệnh”.
Vậy “sĩ” là một người phải
chịu trách nhiệm đối với chính hành vi của mình, có ý thức trách nhiệm, có cảm
giác xấu hổ và luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn.
Khi bản thân gánh vác trọng trách thì luôn có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia. Bất
luận là đi đến địa phương nào thì họ đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình
gánh vác một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những việc
khiến quốc gia phải hổ thẹn và nhân cách của mình bị sỉ nhục. Đây được gọi là
‘sĩ’.
Cũng trong câu chuyện ấy,
Khổng Tử còn bàn về những người trí thức hạng kém hơn, là người mà khi ở trong
gia tộc họ hàng thì ai ai cũng đều ca ngợi đó là người con có hiếu. Đối với
hàng xóm láng giềng thì phải thân mật hữu ái. Và hạng kém hơn nữa thì cũng phải
là người “ngôn tất tín, hành tất quả”. Nói lời phải có tín, đưa ra lời hứa thì
nhất định phải thực hiện được, làm việc gì cũng phải nghiêm túc chịu trách nhiệm
đến cùng, có thủy có chung, có đầu có cuối.
Sĩ
diện là vẻ ngoài của người trí thức, vậy thì xấu ở chỗ nào?
Khổng Tử và học trò – Một
vị lương sư như Khổng Tử cũng bị quật mộ nhục thi trong Đại Cách mạng Văn hóa.
(Tranh sưu tầm)
Tuy nhiên, Khổng Tử cũng
nhấn mạnh rằng loại “sĩ” như vậy lại không có tầm nhìn và hoài bão cao xa, làm
việc chỉ là để lấy mấy đấu gạo, kiếm tiền sống tạm qua ngày, nông cạn và cố chấp.
Đối với việc của bản thân thì họ có thể đảm nhận được, còn đối với việc quốc
gia đại sự thì không nhất định có thể gánh vác được. Người như thế cũng tạm được
xưng là “sĩ“. Nhưng suy cho cùng thì họ cũng không phải là người có chí lớn,
không đáng được tôn sùng.
Như vậy, kẻ sĩ trong văn
hóa truyền thống là một người được tôn trọng bậc nhất trong xã hội, mà ở đỉnh
cao nhất là người mà từ nhân cách, đạo đức, cho tới tài năng đều vượt xa người
thường.
Khi Nho giáo bị ma hóa
trong lòng người dân vì tuyên truyền, thì hình ảnh những người trí thức chân
chính cũng mờ nhạt theo. Ngày nay, không chỉ là “sĩ diện”, mà cả “diện” thông
thường nhất người ta cũng không còn giữ được: không chú ý lễ nghi lịch sự, mặc
quần áo ngủ ra ngoài đường, ăn mặc hở hang khoe hết mọi thứ, v.v. Tại nhiều cửa
hàng quán xá nước ngoài, người ta đã phải ghi biển cấm bằng tiếng Trung và tiếng
Việt… Đây chính là hậu quả của không biết giữ “sĩ diện”.
Hy Vọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét