Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Tháng Tư Đen 2015 và báo chí Hoa Kỳ

Tháng  Tư  Đen  2015  và  báo  chí  Hoa  Kỳ
(Thu, 30/04/2015 - Vũ Văn An - Vietcatholic.net)



Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ, Báo Chí Hoa Kỳ “trăm hoa đua nở” đủ thứ chuyện về biến cố này. Tờ The Seatle Times, chẳng hạn, ca tụng cựu thống đốc Dan Evans về chính sách chào đón người tị nạn Việt Nam tới tiểu bang Washington. Lúc đó là hàng ngàn, nay là gần 70,000 người Việt tại đây. Điều đáng lưu ý là: Evans nổi giận khi nghe thống đốc Jerry Brown của California không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, ông gửi Ralph Munro, phụ tá đặc biệt của ông, tới Camp Pendleton gần San Diego, nơi những người Việt Nam đầu tiên được chào đón trong các “đô thị” bằng lều. Ông khuyến khích các cơ quan chính phủ tiểu bang đáp ứng lời kêu gọi của Tổng Thống Ford đón tiếp người tỵ nạn Việt Nam. Chính ông đón tiếp 500 người tỵ nạn đầu tiên tới tiểu bang Washington…
Tờ USA Today thì cho hay: 40 năm sau ngày thất thủ, “lá cờ của Sài Gòn” vẫn là một vấn đề. Tờ này cho rằng lễ tưởng niệm biến cố này dự tính được tổ chức tại Căn Cứ Thủy Quân Lục Chiến Pendleton đã bị hủy bỏ, vì lý do chính phủ Hoa Kỳ không cho phép trương lá cờ vàng đỏ của Nam Việt Nam trước đây tại căn cứ này.
Việc hủy bỏ trên gây phẫn nộ nơi cộng đồng người Việt. Và có người phát động một chiến dịch trên change.org yêu cầu tiếp tục tổ chức lễ mà không có lá cờ. Dĩ nhiên, điều này không được cộng đồng Việt hưởng ứng, vì nếu thế thì việc tưởng niệm mất hết ý nghĩa.
Các nhà tổ chức người Việt đã tổ chức biến cố tại nhiều nơi khác, như tại sân túc cầu của Trung Học Garden Grove, nơi Cờ Vàng sẽ tung bay và bài quốc ca cũ sẽ vang lên. Nhưng việc này bị các thế hệ người Việt cao tuổi hơn chỉ trích, cho là một nhượng bộ các tình cảm phản chống cộng và lỡ một dịp để cám ơn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. 
Tờ này cho rằng lá cờ Vàng, tuy bị hầu hết các quốc gia trên thế giới quên bỏ, nhưng vẫn là một di sản hết sức sống động và là một biểu hiệu chống cộng mạnh mẽ của người Việt tỵ nạn. California và ít nhất hơn 10 tiểu bang khác đã nhìn nhận lá cờ này như là biểu tượng của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt.
Nhiều học giả về Việt Nam cũng cho hay người ta không ngạc nhiên khi lá cờ vẫn còn gây xúc động mạnh mẽ nơi cộng đồng tỵ nạn từng mất quê hương trong chiến tranh. Nguyễn Tú Uyên, phụ tá giáo sư trong Chương Trình Nghiên Cứu Mỹ Á tại Đại Học Tiểu Bang California ở Fullerton cho hay: “Nhiều người thuộc thế hệ cao niên, nhất là những người kinh qua cuộc chiến, đã phải chịu nhiều tàn bạo và nhiều biến cố thương đau trong tay chính phủ Cộng Sản. Thành thử nối kết với biểu tượng của điều đã mất là một cách đối phó đối với họ”. 
Bùi Chúc Quyên Di, 68 tuổi, một giảng viên tiếng Việt tại Đại Học UCLA nói rằng lá cờ hợp nhất cộng đồng Việt Nam hải ngoại khắp thế giới như là biểu tượng văn hóa, lịch sử, mất mát và biết ơn chung. “Khi cho giương cao lá cờ, chúng tôi cũng muốn giương cao linh hồn các chiến sĩ của chúng tôi” . 
Ký giả Chris Leadbeater, nhân chuyến thăm Việt Nam 40 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, nhận định rằng cuộc sống vẫn diễn tiến, nhưng chia rẽ vẫn còn thấy rõ. Nhìn cảnh thành phố sinh hoạt nhộn nhịp, ông tự hỏi phải chăng nơi đây từng diễn ra cảnh tranh chấp đầy chấn động của ý thức hệ lệch lạc, của bất nhân và gần 4 triệu người chết? Vào một ngày nắng đẹp như thế này trên đường Đồng Khởi (Tự Do cũ), tại một thành phố đã bước vào thế kỷ 21, hình như cuộc tranh chấp trên chỉ còn là cơn ác mộng phai mờ.
Tuy thế, theo ông, vẫn dễ tìm thấy những vang dội của nó, trong Dinh Độc Lập, tại Viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, một thứ góp nhặt “một mắt” về 20 năm tranh chấp.
 Ra Hà Nội, dù có “đổi mới”, ông vẫn thấy Hồ Chí Minh, con ngựa chiến già, vẫn chiếm vị trí trọng yếu tại Quảng Trường Ba Đình. Huế cũng thế, du khách vẫn còn được dẫn tới thăm “đường vào hỏa ngục” nơi vẫn còn hàng ngàn mìn bẫy chưa nổ. Nội Thành vẫn còn loang lở những vết đạn của Tết Mậu Thân. 
Ký giả Chriss W. Street cho chạy hàng tít: “Thất thủ Sàigòn 40 năm sau: cựu chiến binh và người Mỹ gốc Việt tưởng niệm”. Ông cho hay: Cờ Sao Sọc của Hoa Kỳ và Cờ Vàng Đỏ của Cộng Hòa Nam Việt Nam sẽ tung bay khắp California vào tuần này khi 2.7 triệu cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng với 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt tưởng niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ. 
Tại San Diego, 2 bó hoa sẽ được liệng xuống Thái Bình Dương từ hàng không mẫu hạm Midway đã thải hồi. Một bó tôn vinh các chiến binh Hoa Kỳ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, một bó tôn vinh người Nam Việt Nam đã bỏ mình trong suốt 25 năm chiến tranh. Khi Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt, hàng không mẫu hạm Midway đã mở chiến dịch Frequent Wind di tản các người Mỹ cuối cùng và 125,000 người Việt.
Có ký giả nhắc lại bầu khí mờ mờ nhân ảnh của mấy tuần sau ngày sau Sài Gòn thất thủ. Người ta kháo nhau: “Pháp sẽ trở lại với hai sư đoàn”, “Mỹ sẽ bỏ bom”, “sẽ có chính phủ liên hiệp”, “dù sao mình vẫn là người Việt”, một phát biểu nói lên cả hy vọng lẫn nhẫn nhục… Còn bộ đội miền Bắc? Phần lớn họ nghĩ người ngoại quốc ở Sài Gòn đều là người Nga. Một số trố mắt nhìn sự thịnh vượng của Sài Gòn, nhất là say mê ngắm nghía mấy chiếc đồng hồ, mà ở Miền Bắc chỉ những sĩ quan cấp tá mới có, đặc biệt là các đồng hồ có chỉ ngày, được họ gọi là “đồng hồ có cửa sổ”. Nếu đi đôi, họ thường nắm tay nhau, một cảnh tượng kỳ quặc. Nhưng họ tỏ ra được huấn luyện thuần thục. Khi một ít người kháng cự đến cùng nổ súng vào bộ đội Miền Bắc ở công viên giữa Nhà Thờ Đức Bà và dinh tổng thống, các nhà báo thấy họ lập tức tái bố trí rất nhanh gần như được biên đạo múa balê. Điều ấy nhắc cho người ta nhớ: thời của những du kích quân trang bị thấp kém chống lại các lực lượng quy ước, cỡ lớn, đã qua đi từ lâu lắm rồi. Khi vào Sài Gòn, quân Miền Bắc có đủ những gì một quân đội hiện đại muốn có. Họ có dư thừa xe bọc thép và pháo binh, mọi sự, ngoại trừ không lực. Nhưng đến lúc đó, Nam Việt Nam đâu còn không lực nào!
Có ký giả nhấn mạnh tới sự kiện: Nam Việt Nam là một xứ sở dài mà lại mỏng, thường xuyên bị hở cạnh sườn. Họ phải tự bảo vệ ở mọi nơi, nên không thể làm thế nếu không có tính lưu động và hỏa lực do Hoa Kỳ cung cấp. “Nhưng vòi cung cấp sự trợ giúp ấy đã bị khóa lại… Nền kinh tế miền Nam tan rã, (Tổng Thống Thiệu) mất luôn sự ủng hộ của Công Giáo mà thông thường vẫn có, và người Phật Giáo càng ngày càng ra xa lạ, cũng như các người ôn hòa và trung lập trong cái gọi là ‘Lực Lượng Thứ Ba’”…
Ký giả này cho rằng Miền Bắc cũng có những lo lắng và khó khăn của họ sau Hiệp Định Paris, đến nỗi George J Veith trong “Black April” cho rằng: Hà Nội cảm thấy họ chỉ có ít hy vọng thành công, may lắm họ cũng vẫn cần cả hai năm mới thành công. Không ngờ động thái mở màn ở trung nguyên thành công đến nỗi họ quyết định rút ngắn thời gian và chỉ trong hai tháng, Sài Gòn thất thủ. Lỗi lầm dĩ nhiên do tài lãnh đạo của Ông Thiệu và các tướng lãnh Miền Nam, nhưng chủ yếu vẫn là thiếu trừ bị và hoả lực.
Tâm tư các nhà báo ngoại quốc còn ở lại là: tuy không phải tù nhân, nhưng họ cũng không là những đại diện tự do. Đến việc ở lại hay rời Việt Nam họ cũng không được quyền chọn, “họ” quyết định việc này. “Chúng tôi ngưỡng mộ họ và kỷ luật của họ, nhưng có một điều gì đó về thái độ không mềm dẻo của họ khiến người ta nản lòng. Xem ra không thể có chuyện hòa giải quốc gia dựa trên việc có rất ít thỏa hiệp. Nhà báo Ý Tiziano Terzani nói rất đúng: anh cảm thấycả một lòng ngưỡng mộ sâu xa lẫn một nỗi sợ sệt tinh tế” rằng cuộc cách mạng này rất gần với ‘biên giới bất nhân’”.
Peter Arnett, giải thưởng Pulitzer, phóng viên chiến tranh của AP và sau này cộng tác với CNN, vừa viết cuốn sách mới “Saigon Has Fallen” thuật lại hơn 10 năm tường thuật về Việt Nam. Theo ông, Đại Sứ Graham Martin không tin phi trường Tân Sơn Nhất hết sử dụng, ông muốn đích thân đi thị sát, vì mục tiêu của ông là phải cứu càng nhiều người Việt Nam càng hay. Thấy quả đúng như thế, ông điện thọai cho Kissinger xin triển khai Phương Án Bốn ngay lập tức và dùng trực thăng di tản những người Mỹ còn lại và càng nhiều người Việt Nam càng hay.
 Phương Án Bốn là mã số của Cuộc Hành Quân Gió Thường Xuyên (Frequent Wind), đại qui mô di tản người tới các tầu của Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi. Phần lớn các hành khách của cuộc di tản bằng trực thăng cuối cùng đã được chọn trước, được căn dặn phải lắng nghe dấu hiệu cuối cùng trên Đài Phát Thanh Quân Lực. Mười ba bãi đáp trực thăng đã được chọn khắp Sài Gòn, sử dụng trực thăng nhỏ UH-1 Huey trên nóc các cao ốc và các trực thăng lớn hơn gọi là CH-53 Sea Knights cho các cao ốc Quốc Phòng Mỹ tại phi trường và sân tòa đại sứ.
Nhưng khi các trực thăng bắt đầu xuất hiện trên bầu trời xám xịt để đón những người đã chọn thì hỗn loạn cũng bắt đầu. Ước lượng có đến 10,000 người Việt đổ xô tới tòa đại sứ… Một số bãi đáp đã chọn không hề có một trực thăng nào xuất hiện…
Đại Sứ Martin từ khước không chịu rời tòa đại sứ cho tới người cuối cùng ông thấy có trách nhiệm phải cứu được di tản, chỉ tới khi nhận được chỉ thị của ổng thống Ford, ông mới lên trực thăng ra đi.
Arnett thuật lại việc đồng nghiệp của anh là Esper chứng kiến cảnh trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long, sau khi Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, đã rút súng lục ra, nghiêm chỉnh chào bức tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Công Trường Lam Sơn, rồi nổ súng tự sát. 
Chiều lại, Arnett đã đánh cho AP bản tường trình sau: “Trong 13 năm tường thuật Chiến Tranh Việt Nam, tôi chưa bao giờ mơ nó sẽ chấm dứt như vào lúc trưa nay. Tôi nghĩ nó sẽ chấm dứt bằng một thương lượng chính trị như ở Lào. Thậm chí một trận đánh kiểu Armageddon biến thành phố thành đống tro tàn. Trái lại là một cuộc đầu hàng hoàn toàn và trong hai giờ sau đó là cuộc gặp gỡ thân tình tại văn phòng AP ở Sài Gòn với một sĩ quan Bắc Việt mang súng và áo trận cùng người phụ tá của ông ta, trong đó chỉ có chai coca ấm áp và chiếc bánh ngọt tầm thường? Chiến Tranh Việt Nam đã kết thúc đối với tôi như thế vào ngày hôm nay”. Sau đó, đường dây liên lạc bị cắt.
Tờ The Guardian có bài khá dài về 40 năm sau ngày thất thủ Siagòn của ký giả Nick Davies. Ký giả này đào sâu một khía cạnh hết sức thời sự ở Việt Nam hiện nay: cuộc chiến thắng của cộng sản chủ nghĩa đã nhường bước cho nạn tham nhũng của tư bản chủ nghĩa.
Ngay khi thua cuộc chiến ở Việt Nam, Mỹ áp đặt một cuộc cấm vận, cắt đứt quốc gia tan hoang vì chiến tranh này không những khỏi xuất nhập cảng của Mỹ mà còn khỏi nhiều quốc gia khác vốn chịu ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn vận động các bộ phận đa quốc như IMF, Ngân Hàng Thế Giói và cả UNESCO từ khước không trợ giúp Việt Nam…
Kết quả, dự án xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải sụp đổ. Từ đầu thập niên 1980, các nhà lãnh đạo buộc phải cho phép nông dân được bán nông phẩm thặng dư và thế là chủ nghĩa tư bản bắt đầu trở lại. Cuối thập niên 1980, đảng chính thức chấp nhận ý niệm “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thay đổi rõ rệt diễn ra trong thập niên 1990: các nhà đầu tư ngoại quốc được phép vào nước và các cơ sở buôn bán tư nhân được khuyến khích: tự do buôn bán, thị trường tự do, lời cho người này, lương cho người nọ. Sau lưng, chính phủ gửi tín hiệu muốn thỏa hiệp với Washington. Họ không còn đòi 3.5 tỷ mỹ kim viện trợ tái thiết hay bồi thường Độc Tố Da Cam và tội ác chiến tranh nữa. Thậm chí còn đồng ý trả ngân khoản 146 triệu mỹ kim do chính phủ cũ nợ của Hoa Kỳ. Qua năm 1994, Hoa Kỳ an lòng đã bỏ cấm vận từng xiết cổ Việt Nam gần 20 năm. Ngân Hàng Thế Giới, Qũy Tiền Tệ Quốc Tế và các cơ sở khác bắt đầu đến trợ giúp. Nền kinh tế bắt đầu tăng 8.4% một năm, và Việt Nam mau chóng trở thành quốc gia xuất cảng gạo hạng nhất thế giới.
Khi chiến tranh chấm dứt, 70% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo đói. Qua năm 1992, giảm xuống còn 58% và tới năm 2000 chỉ còn 32%... Ba thập niên sau “ngày cộng sản chiến thắng”, Việt Nam trở thành thành phần của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Tây Phương xét cho cùng đã thắng.
Từ năm 2000, nhịp thay đổi còn gia tốc hơn nhiều và thế cân bằng chính trị cũng thay đổi. Việt Nam chịu bán các công ty do nhà nước sở hữu. Nó cũng ký thoả ước buôn bán với Mỹ, và cuối cùng được gia nhập Tổ Chức Giao Thương Thế Giới (WTO), nhận được nhiều đầu tư và giúp đỡ của ngoại quốc hơn. Ba thập niên sau khi người cộng sản trồi lên như kẻ thắng trận, họ đã trở thành thành viên hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Xét cho cùng, Tây Phương mới là người thắng cuộc.
Ấy thế nhưng, người nghèo vẫn nghèo, người giầu cứ giầu thêm. Nguyễn Công Khê, cựu chủ bút tờ Thanh Niên, bị thất sủng, vì dám “mò giái ngựa”, nên mất chức. Bây giờ, ngồi “gãi háng” với một trang mạng tin tức tư, vừa nhờ New York Times kêu gọi chính phủ cho phép tự do báo chí, vừa lớn tiếng tố cáo Đảng Cộng Sản Việt Nam phản bội chính nghĩa của họ.
 Khê, từng tham gia “cách mạng”, tin rằng thoạt đầu những người làm cách mạng vô sản đã thiết lập một chính phủ với dụng ý tốt là phát triển đất nước và trở nên giầu có một cách công bình, nhưng sự việc trục trặc đâu đó. Nên những kẻ tham gia cách mạng thề sẽ trong sáng, nhưng cuối cùng đã phản bội cam kết và ý thức hệ của mình. Khê bảo rằng những người này sử dụng các khí cụ tư bản chủ nghĩa để khởi động nền kinh tế, nhưng ông thấy mặt tối của đồng tiền tân tự do: tham nhũng và bất bình đẳng.
Người ta thấy rõ điều đó ngay trên đường phố. Bất kể quá khứ đen tối của nó, Sài Gòn đã phát triển thành một đô thị kinh thương, nhưng dấu hiệu nghèo đói vẫn còn nhan nhản. Ở Đường Đồng Khởi, giai cấp ưu tú mới dám mua một áo thung hiệu Hermes giá 500 mỹ kim, một đồng hồ Versace giá 15,000 mỹ kim, hay một bàn ăn trị giá lên đến 65,000 mỹ kim. Góc đàng kia, trong Khách Sạn Continental, một bữa cơm bằng lương tuần của công nhân, trong một tiệm ăn với cái tên đúng là vả vào mặt Hồ Chí Minh: Le Bourgeois (trưởng giả).

Khê cho rằng cứ 10 mỹ kim gán cho bất cứ dự án công nào thì hết 7 mỹ kim rơi vào túi một ai đó. Thật không? Như thế chả hóa 70% ngân sách Việt Nam bị ăn cắp sao? Quả là thứ ăn cắp đại quy mô đến chóng mặt. Ông ta gật đầu “đâu đó từ 50 tới 70%”.


Tháng Năm nghĩ về Phụ nữ

Tháng  Năm  nghĩ  về  Phụ  nữ
(Wed, 29/04/2015 -Trầm Thiên Thu – thanhlinh.net)


Tháng Năm có Ngày của Mẹ vào Chúa Nhật thứ nhì. Mẹ là phụ nữ. Phụ nữ là hoa. Mỗi chúng ta đều có một người mẹ. Mẹ thật kỳ diệu. Đặc biệt hơn, chúng ta có Mẹ Thiên Chúa, một loại kỳ hoa dị thảo của Thiên Chúa. 
Có nhiều loại hoa, với muôn hương và muôn sắc. Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng. Có một loài hoa đặc biệt là “hoa biết nói cười”, là công trình kỳ diệu của Thiên Chúa, đó chính là Phụ Nữ.
 Jean de La Bruyère (1645-1696, triết gia và nhà luân lý) đã nhận xét tinh tế: “Khuôn mặt đẹp là cái đẹp nhất của tất cả cảnh sắc và nhịp điệu êm ái nhất là giọng nói của người phụ nữ ta yêu”. Còn danh nhân Eunpide so sánh: “Nơi người phụ nữ quyến rũ lòng người nhất không phải là cái đẹp mà là sự cao quý”.
 Sách Talmud của Do Thái có ghi: “Phụ nữ đi ra từ chiếc xương sườn của người nam, chứ không từ bàn chân chàng để làm tấm thảm chùi chân chàng, cũng không từ cái đầu để mà cao hơn chàng, mà từ cạnh sườn chàng để làm người đồng hàng với chàng, ngay bên dưới cánh tay chàng để được che chở, và cạnh trái tim chàng để được yêu thương”.
 Câu nói trên đây rất “gần gũi” với sách Sáng Thế của Công giáo, về việc Thiên Chúa dựng nên phụ nữ từ chiếc xương sườn của đàn ông, nghĩa là một nữ và một nam được Thiên Chúa liên kết thành vợ chồng qua bí tích Hôn Phối, như Chúa Giêsu xác định: “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19:6). Sự kết hợp Âm Dương cũng kỳ lạ: Nữ giới là Âm, nam giới là Dương; đất là Âm, trời là Dương; đêm là Âm, ngày là Dương. Con người “phát hiện” quy luật đó nhờ Tạo Hóa đã sáng tạo, Đấng đó chính là Thiên Chúa.
 Phụ nữ rất nhiều chuyện để nói, xưa nay người ta nói tới rất nhiều mà vẫn chẳng hết chuyện. Kẻ ưa, người ghét; kẻ bênh vực, người đả phá. Chính phụ nữ cũng có người hiền lành, chịu đựng, nhưng cũng có người ma mãnh, thâm độc. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc tới đôi nét về một số phụ nữ trong Kinh Thánh mà thôi.


 PHỤ NỮ TRONG CỰU ƯỚC


 Kinh Thánh nhắc tới nhiều phụ nữ trong nhiều hoàn cảnh và nhiều lý do. Phụ nữ được ví là “hoa biết nói” và được mệnh danh là “người đẹp”, dù là Chung Vô Diệm hoặc Thị Nở thì họ vẫn… “dễ thương”. Có lẽ “cái đẹp” ở phụ nữ không là ngoại hình mà là sự dịu dàng, yểu điệu, duyên dáng,… Như Jean de La Bruyère đã xác định: “Không có phụ nữ xấu, mà chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Cựu ước cho biết:

– Khi gần vào Ai-cập, ông Áp-ram nói với bà xã xinh đẹp là bà Xa-ra: “Bà coi, tôi biết bà là một người phụ nữ có nhan sắc. Khi người Ai-cập thấy bà, họ sẽ nói: ‘Vợ hắn đấy!’, họ sẽ giết tôi và để cho bà sống. Vậy xin bà cứ nói bà là em tôi, để vì bà, người ta xử tốt với tôi, và nhờ bà, tôi được sống” (St 12:11-13).

 – Ông Áp-ra-ham cầu nguyện với Thiên Chúa và Thiên Chúa chữa lành vua A-vi-me-léc, vợ vua và các nữ tỳ của vua, cho họ có thể sinh con, bởi trước đấy Đức Chúa đã làm cho mọi phụ nữ trong gia đình vua A-vi-me-léc không sinh đẻ được, vì chuyện bà Xa-ra, vợ ông Áp-ra-ham (St 20:17-18).

 – Khi Ê-xau được bốn mươi tuổi thì lấy hai người vợ là Giu-đi-tha, con gái ông Bơ-ê-ri người Khết, và Ba-xơ-mát, con gái ông Ê-lôn người Khết. Hai người phụ nữ này làm cho ông I-xa-ác và bà Rê-bê-ca phải cay đắng trong lòng (St 26:34-35).

 – Khi chiến mã của Pha-ra-ô cùng với chiến xa và kỵ binh tiến vào biển, Đức Chúa cho nước biển ập xuống trên họ, còn con cái Ít-ra-en thì đi giữa lòng biển khô cạn. Nữ ngôn sứ Mi-ri-am, em ông A-ha-ron, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Mi-ri-am xướng lên rằng: “Hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng, kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương” (Xh 15:19-21).

 – Các ngươi phải thờ phượng Đức Chúa, Thiên Chúa các ngươi; Người sẽ chúc phúc cho bánh ngươi ăn, cho nước ngươi uống. Ta sẽ đẩy bệnh tật xa ngươi. Trong xứ của ngươi, sẽ không có phụ nữ sẩy thai hay son sẻ. Ta sẽ cho ngươi sống đầy đủ số năm tháng ngày giờ dành cho ngươi (Xh 23:25-26).

 – Mọi phụ nữ khéo tay đã tự mình dệt, rồi đem những gì đã dệt đến: vải đỏ tía và vải điều, vải đỏ thẫm và vải gai mịn. Mọi phụ nữ có nhiệt tâm và khéo tay thì lấy lông dê mà kéo sợi (Xh 35:25-26).

 – Ông Bơ-xan-ên làm cái vạc đồng có đế cũng bằng đồng, với những gương soi cho phụ nữ phục vụ ở cửa Lều Hội Ngộ (Xh 38:8).

 – Khi một phụ nữ khấn hứa với Đức Chúa và tự buộc mình làm điều gì, lúc thiếu thời còn ở nhà cha, và nếu cha người ấy nghe nói về lời khấn hứa và điều người ấy tự buộc mình làm, mà ông vẫn im lặng, thì mọi lời khấn hứa của người ấy có hiệu lực, và mọi điều người ấy tự buộc mình làm cũng đều có hiệu lực. Nhưng nếu cha người ấy phản đối ngay trong ngày ông nghe biết được, thì mọi lời khấn hứa và mọi điều người ấy tự buộc mình làm, không có hiệu lực. Đức Chúa sẽ dung thứ cho người ấy, vì cha người ấy đã phản đối (Ds 30:4-6).

 – Nếu người phụ nữ ấy đi lấy chồng, khi vẫn còn phải giữ những lời khấn hứa hay bị ràng buộc bởi một lời hứa thiếu suy nghĩ nào miệng người ấy đã thốt ra, và nếu người chồng nghe biết được mà vẫn im lặng trong ngày nghe biết được chuyện ấy, thì những lời khấn hứa của người phụ nữ ấy có hiệu lực, và những điều mà người ấy tự buộc mình làm cũng đều có hiệu lực. Nhưng nếu trong ngày nghe biết được, chồng người ấy phản đối, thì anh ta huỷ bỏ lời khấn hứa còn ràng buộc người vợ, và lời hứa thiếu suy nghĩ người vợ đã tự buộc mình phải giữ, Đức Chúa sẽ dung thứ cho người phụ nữ ấy (Ds 30:7-9).

 – Lời khấn hứa của người đàn bà goá hoặc bị chồng bỏ, và mọi điều người ấy tự buộc mình làm, đều có hiệu lực đối với người ấy. Nếu tại chính nhà chồng, một phụ nữ đã khấn hứa hoặc lấy lời thề tự buộc mình làm điều gì, và nếu người chồng nghe biết được mà vẫn im lặng, không phản đối, thì mọi lời khấn hứa của người ấy có hiệu lực, và mọi điều người ấy tự buộc mình làm cũng đều có hịệu lực. Nhưng nếu người chồng huỷ bỏ ngay trong ngày nghe biết, thì mọi điều miệng người vợ thốt ra khi khấn hứa và tự buộc mình làm, sẽ không có hiệu lực: người chồng đã huỷ bỏ, thì Đức Chúa cũng dung thứ cho người phụ nữ ấy (Ds 30:10-13).

 – Ông Mô-sê nói với họ: “Sao anh em lại để cho cả bọn đàn bà này sống? Chính bọn chúng đã nghe lời Bi-lơ-am, mà lôi cuốn con cái Ít-ra-en phạm tội bất trung với Đức Chúa trong vụ Pơ-o, nên tai hoạ đã giáng xuống cộng đồng của Đức Chúa. Vậy bây giờ, hãy giết hết các con trai, cũng như mọi phụ nữ đã biết đến việc vợ chồng, đã ăn ở với đàn ông. Còn mọi con gái nhỏ tuổi chưa ăn ở với đàn ông, thì hãy để cho chúng sống và thuộc về anh em. Về phần anh em, ai đã giết người, ai đã đụng tới người bị sát hại, hãy đóng quân ngoài trại trong bảy ngày. Anh em cũng như các tù nhân đều phải thanh tẩy mình vào ngày thứ ba và thứ bảy. Anh em phải thanh tẩy mọi quần áo, mọi đồ bằng da, mọi sản phẩm bằng lông dê và mọi đồ gỗ” (Ds 31:15-20).

 – Ông Mô-sê và tư tế E-la-da làm như Đức Chúa đã truyền cho ông Mô-sê. Trong số chiến lợi phẩm, có 675.000 chiên dê, 72.000 bò bê, 61.000 con lừa, và 32.000 phụ nữ chưa ăn ở với đàn ông (Ds 31:31-35).

 – Về gia nghiệp của phụ nữ có chồng, các gia trưởng của thị tộc con cái ông Ga-la-át, con ông Ma-khia, cháu ông Mơ-na-se, trong số các thị tộc con cái ông Giu-se, tiến đến và lên tiếng trước mặt ông Mô-sê và các đầu mục cũng là gia trưởng của con cái Ít-ra-en mà rằng: “Đức Chúa đã truyền lệnh cho đức ông phải dùng lối bắt thăm mà chia đất cho con cái Ít-ra-en làm gia nghiệp. Đức ông cũng nhận được lệnh của Đức Chúa bắt phải ban gia nghiệp của ông Xơ-lóp-khát, người anh em của chúng tôi, cho các con gái ông ấy. Mà nếu các cô này lấy chồng thuộc các chi tộc con cái Ít-ra-en, gia nghiệp của họ sẽ bị xén khỏi gia nghiệp cha ông chúng tôi. Gia nghiệp của họ sẽ nhập vào gia nghiệp của chi tộc mà họ sẽ là thành viên, và như vậy phần gia nghiệp của chúng tôi sẽ bị xén bớt. Đến lúc con cái Ít-ra-en mừng năm toàn xá, gia nghiệp của họ sẽ nhập vào gia nghiệp của chi tộc mà họ là thành viên, và sẽ bị xén khỏi gia nghiệp của chi tộc cha ông chúng tôi” (Ds 36:1-4).

 – Về chiến tranh, Kinh Thánh nói: “Ai là người đã đính hôn với một phụ nữ mà chưa cưới? Người ấy hãy đi về nhà, kẻo bị chết trận và người khác sẽ cưới nàng” (Đnl 20:7).

 PHỤ NỮ TRONG TÂN ƯỚC


 Bà tổ Eva đã nghe lời đường mật của ma quỷ mà bất tuân lệnh Thiên Chúa, và rồi bà còn cám dỗ ông tổ Ađam cùng ăn trái cấm bằng những lời “ngọt như mía lùi”. Vì thế, chính vẻ yếu đuối lại chính là thế mạnh của phụ nữ. Họ khiến nam giới “sập bẫy” mà không ngờ. Tân ước cũng nói nhiều về phụ nữ:

 – Chúa Giêsu nhắc nhở nam giới về đôi mắt: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5:28).

 – Sau khi được truyền tin, Đức Maria đi thăm người chị họ là bà Ê-li-da-bét. Thấy cô em, bà Ê-li-da-bét chúc mừng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1:42).

 – Khi Đức Giêsu đang ở làng Bê-ta-ni-a tại nhà ông Si-mon Cùi, có một người phụ nữ đến gần Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người đang dùng bữa. Thấy vậy, các môn đệ lấy làm bực tức nói: “Sao lại phí của như thế? Dầu đó có thể bán được nhiều tiền mà cho người nghèo”. Biết thế, Đức Giêsu bảo các ông: “Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật, cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu! Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy là hướng về ngày mai táng Thầy. Thầy bảo thật anh em: Tin Mừng này được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô” (Mt 26:7-13). Nhưng Chúa Giêsu nói: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7:47).

 – Đức Giêsu biết có người sờ vào áo mình nên ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5:32-34).

 – Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!” (Lc 7:13). Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài và cho người con sống lại.

 – Khi Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ (Lc 8:1-3).

 – Đức Giêsu vào làng kia, có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!”. Chúa đáp: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10:38-42).

 – Khi Đức Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” (Lc 11:27). Nhưng Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11:28).

 – Một ngày sa-bát kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!”. Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa (Lc 13:11-13).

 – Khoảng 12 giờ trưa tại giếng Gia-cóp, có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống!”. Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?”. Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4:7-10).

 – Một lần nọ, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi” (Ga 8:3-7). Tất nhiên chẳng ai dám làm gì người phụ nữ đó.

 – Nhóm Sa-đốc không tin có sự sống lại, nên họ hỏi Chúa Giêsu về một phụ nữ lấy bảy anh em trai làm chồng, thế thì phụ nữ đó sẽ là vợ ai trong bảy anh chồng, Chúa Giêsu nói: “Trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mt 22:30; Mc 12:25; Lc 20:36).

 – Trên đường vác Thập giá lên Đồi Sọ, Chúa Giêsu bảo các phụ nữ xót xa cho Ngài: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28).

 – Khi Chúa Giêsu trút hơi thở trên Thập giá tại Đồi Sọ, có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa. Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Ga-li-lê để giúp đỡ Người. Trong số đó, có bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê và Giô-xếp, và bà mẹ các con ông Dê-bê-đê (Mt 27:55-56).

 – Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội. Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay”. Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay (Mt 28:5-8).

 Sách Khải Huyền cũng đề cập hình ảnh phụ nữ:
 – Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con (Kh 12:1-2).

 – Có điềm khác xuất hiện trên trời: Một Con Mãng Xà đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày (Kh 12:3-6).

 – Khi Con Mãng Xà thấy mình đã bị tống xuống đất, nó liền đuổi bắt người Phụ Nữ đã sinh con trai. Bà được ban cho đôi cánh đại bàng, để bay vào sa mạc, vào nơi dành cho bà, tại đó bà được nuôi dưỡng một thời, hai thời và nửa thời, ở xa Con Rắn (Kh 12:13-14).

 – Con Mãng Xà nổi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu (Kh 12:17).

 – Những người ấy đã không ra ô uế bởi phụ nữ, vì họ còn tân. Con Chiên đi đâu, họ cũng đi theo đó. Họ đã được chuộc về từ giữa loài người, làm của đầu mùa dâng lên Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 14:4).

 Ngày nay, người ta không còn “gay gắt” như ngày xưa về quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một trai coi như là CÓ, mười gái cũng chỉ là KHÔNG), cho thấy mức bình đẳng giới đã biến chuyển. Vì phụ nữ bị coi thường nên thế giới đã có Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8-3) để tôn vinh nữ giới, đồng thời có những hoạt động bảo vệ phụ nữ, và thế giới còn dành Chúa Nhật thứ hai trong Tháng Năm là Ngày Hiền Mẫu – tôn vinh những người mẹ và cũng là tôn vinh nữ giới. Đó là bước tiến khả quan. Ngày nay, chúng ta thấy có những phụ nữ làm được những việc rất lợi ích cho cộng đồng, thậm chí có những phụ nữ trở thành thủ tướng hoặc nguyên thủ quốc gia.
 Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới là Bà Tổ Eva, Bà được mệnh danh là MẸ CỦA CHÚNG SINH (St 3:20). Có một phụ nữ nhận mình là nữ tỳ, luôn khiêm nhường và sẵn sàng xin vâng, đó là Đức Maria, được mệnh danh là MẸ THIÊN CHÚA (Lc 1:43). Qua đó, chúng ta thấy phụ nữ có vị trí quan trọng chứ không như người ta nghĩ. 



Tháng Năm lại về, muôn lòng nô nức hướng về Mẹ Mai Côi, mọi người hân hoan kính dâng Đức Mẹ không chỉ đơn thuần là những đóa hoa đủ loại, đủ hương, đủ sắc,… mà quan trọng hơn là nhữnh đóa-hoa-lòng tỏa hương thánh thiện. Xin dâng Mẹ Ngàn Hoa đóa-hoa-thơ, dù sai vần lạc điệu nhưng thành kính:
Tháng Năm tươi thắm muôn hoa
Lòng con cũng chợt chan hòa niềm vui
Xin tung hô Mẹ Chúa Trời
Phụ nữ tuyệt vời nhờ tiếng “xin vâng”
Xin dâng Mẹ đóa Hoa THƯƠNG
Hoa VUI, Hoa SÁNG, Hoa MỪNG đời con
Bốn hoa bốn sắc nồng nàn
Ví như trời đất luân phiên bốn mùa
Xin thương, lạy Mẹ nhân từ
Dạy con sống giữa bộn bề lo toan
Đường trần lắm nỗi gian nan
Bước bên Mẹ sẽ bình an cuộc đời

 Lạy Đức Trinh Nữ Maria, chúng con là con cháu của Bà Tổ Êva nơi lũng đầy nước mắt, xin Mẹ thương đoái nhìn, luôn nâng đỡ, chở che để chúng con luôn biết “xin vâng” như Mẹ, và dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu Kitô, Nguồn Ơn Cứu Độ muôn đời. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Con Yêu Dấu của Mẹ. Amen.

TRẦM THIÊN THU

XIN CẢM TẠ XIN THA THỨ và XIN CẦU NGUYỆN

XIN  CẢM  TẠ  XIN  THA  THỨ  và  XIN  CẦU  NGUYỆN
 (Thứ tư - 29/04/2015- ĐGM. GB Bùi Tuần-tinvui)



 + GB. Bùi Tuần Đôi lời trong thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục.

1. Thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục của tôi hôm nay là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho tôi.
Hồng ân lớn lao, vì qua lễ thụ phong giám mục trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nhận ra sự Chúa sai tôi vào lịch sử Việt Nam, ngay trong giờ phút Quê hương bước sang một giai đoạn mới, là một ơn đặc biệt.
Hồng ân lớn lao, vì khi nhận ra sự trùng hợp lịch sử đó là do ý Chúa, tôi đã cùng với nhiều người, góp phần vào việc xây dựng sự hòa hợp, sự yêu thương trên Quê hương Việt Nam yêu dấu.
Hôm nay, mừng 40 năm hồng ân được Chúa sai đi, tôi xin nói ba lời: Xin cảm tạ, xin tha thứ và xin cầu nguyện.


2.Trước hết, xin hết lòng cảm tạ Chúa vì muôn ơn Chúa ban cho tôi trong suốt 40 năm qua. Ơn mà tôi coi là quý giá nhất, đó là ơn biết lo nhận ra ý Chúa và biết lo thực thi ý Chúa trong một giai đoạn lịch sử đầy chuyển biến phức tạp.


3. Thực vậy, giai đoạn lịch sử 40 năm qua đã có nhiều chuyển biến phức tạp, trong xã hội, trong Giáo Hội, và trong chính bản thân tôi.
Chúa dạy tôi là không nên và không thể tránh được những chuyển biến phức tạp đó, nhưng hãy nhìn chúng như một thực tế mà Chúa sai tôi vào, để sống mầu nhiệm nhập thể.


4. Ý Chúa mà tôi nhận ra là: Sống trong một thực tế phức tạp như thế, tôi phải chú ý rất nhiều đến việc đào tạo mình. Chúa soi sáng cho tôi điều đó, bằng những lo âu rất nóng, Chúa đốt lên trong tôi.
Ý Chúa còn là: Tôi phải đào tạo mình nhờ động lực nội tâm luôn khao khát thuộc về Chúa, luôn thao thức được là người trung tín trong ơn gọi được sai đi.
Ý Chúa còn là: Sự đào tạo mình nhờ động lực nội tâm như thế sẽ phải thường xuyên gặp gỡ Chúa, luôn coi ơn thánh là ưu tiên hàng đầu, luôn kiên trì phấn đấu từ bỏ mình. Tất cả ý Chúa trên đây ví như ngọn lửa nung nấu lòng tôi.


5. Tôi đã lo nhận ra ý Chúa.
Tôi đã lo cố gắng thực thi ý Chúa. Những lo lắng đó thực là ơn Chúa. Xin tạ ơn Chúa. Nhiều người tại Việt Nam đã làm gương cho tôi về sự nhận ra ý Chúa và thực thi ý Chúa như vậy.


6. Gương sáng gần gũi nhất của tôi là Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Trong suốt mấy chục năm sống thầm lặng, Đức Cha Cố Micae luôn là con người cầu nguyện, hãm mình và đọc các tài liệu tu đức. Ngài hay nói: “Phải tận dụng mọi thời giờ để lập công đền tội, xin Chúa cứu các linh hồn”. Tôi coi nếp sống đạo đức như thế của Đức Cha Cố Micae là một gương sáng về đào tạo chính mình trong tình hình mới.
Từ đó tôi nhận ra rằng: Đào tạo chính mình như vậy là chuẩn bị cho mình một nền nhân bản chắc về nhân ái, một nền văn hoá rộng về yêu thương, một nền tu đức sâu về bác ái, để dễ làm chứng cho tình yêu Chúa trong lịch sử phức tạp hiện nay. Những chứng nhân như thế có thể ví như những hạt lúa tốt gieo vào lòng đất Quê Hương Việt Nam này. Họ sẽ âm thầm liên kết các bàn tay hợp tác. Họ sẽ âm thầm nối kết các trái tim tình nghĩa. Tất cả sẽ đều vì lợi ích chung của Nước Chúa


7. Tôi thường sợ mình không tự đào tạo mình đủ và đúng theo thánh ý Chúa. Biết sợ như vậy là một ơn Chúa. Nên tôi hết lòng cảm tạ Chúa về ơn biết sợ đó.


8. Cùng với lời cảm tạ trên đây, tôi xin phép nói lên lời xin tha thứ.
Tôi xin hết lòng khẩn nài ơn tha thứ, vì suốt 40 năm qua, tôi đã lỗi phận rất nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những thiếu sót.


9. Lãnh vực, mà tôi xin Chúa tha thứ nhiều hơn hết, chính là lãnh vực tha thứ. Nghĩa là: Tôi đã không biết lãnh nhận sự tha thứ và tôi đã không biết cho đi sự tha thứ.
Thực vậy, trong tình yêu, việc tha thứ là rất quan trọng. Thế mà, 40 năm làm chứng cho tình yêu Chúa, biết bao lần tôi đã không coi trọng những tha thứ được dành cho tôi, từ Chúa, từ Hội Thánh, từ Quê Hương, từ các tôn giáo bạn, từ những người nghèo, từ chính cộng đoàn của tôi. Hơn thế nữa, 40 năm qua, để làm chứng cho tình yêu Chúa, bao lần tôi đã không cho đi sự tha thứ, cho dù sự tha thứ đó chỉ là lẽ công bằng.


10. Không biết đón nhận sự tha thứ và không biết cho đi sự tha thứ, những hiện tượng đó đang có chiều hướng gia tăng. Có thể tôi cũng đang phần nào rơi vào cảnh đáng buồn đó. Do vậy, tôi đặc biệt xin Chúa tha thứ cho tôi mọi lỗi lầm thiếu sót trong lãnh vực tha thứ. Tôi cũng xin gởi lời xin tha thứ đó tới Hội Thánh của tôi, Quê Hương của tôi, cộng đoàn của tôi.


11. Thú thực là: Tha thứ là việc không dễ chút nào. Chính vì nó rất khó, nên tôi hết lòng xin Chúa thương ban ơn giúp sức cho chúng ta, nhất là trong một tình hình mà niềm tin vào con người đang giảm sút trầm trọng.


12. Những lời xin cảm tạ và xin tha thứ trên đây sẽ được kết thúc bằng lời xin cầu nguyện. Tôi xin các Đức Cha và tất cả anh chị em cầu nguyện nhiều cho tôi. Tôi yếu đuối lắm về mọi mặt. Xin anh chị em hãy coi tôi như một bức thư nhỏ Chúa gửi cho anh chị em. Bức thư nhỏ này chỉ mang một lời kêu gọi thân thương, đó là “Chúa Giêsu vẫn là Đấng hiền lành, khiêm nhường, giàu lòng thương xót. Người là Đấng cứu độ. Hãy tin cậy phó thác nơi Người”. Vậy, tôi xin phó thác cho Chúa Giêsu mọi lo lắng của tôi về bản thân, về Hội Thánh, về Quê Hương, về mọi người thân.
Xin khiêm nhường phó thác cho Chúa tương lai của chúng ta, một tương lai sẽ có nhiều khó khăn và nhiều bất ngờ đáng sợ, nhưng cũng có nhiều hy vọng lớn lao mang ơn cứu độ.
Xin Chúa thương xót chúng con. Amen.

Long Xuyên, ngày 30.4.2015.
ĐGM. GB Bùi Tuần


Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Bên thắng cuộc


Bên  thắng  cuộc
(Nguyễn Ngọc Ngạn)



Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
Câu này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!






Từ ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản. Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.
Đến khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005, tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của tôi.
Tiếc là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được 2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.
Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!





Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v… chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.

Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân thường, ai dám phát biểu ý kiến!

Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:
“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!

Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!
Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:
“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.
Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!
(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).

“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!
Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!

Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng”“chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!
Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng.

Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi. Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà là một đế quốc có chủ trương bá quyền.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.

Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!
Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

Tổng kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!

Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015