Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

LIỀU LĨNH TIN

 

Wed, 31/01/2024 - Lm Minh Anh

LIỀU  LĨNH  TIN

“Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”.

“Một trong những lý do khiến nhiều người trưởng thành ngưng phát triển và học hỏi là vì họ ngày càng ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại! Cũng thế, trong đời sống đức tin, các Kitô hữu không lớn lên được; bởi lẽ, họ không dám liều lĩnh tin!” - John Gardner.

Kính thưa Anh Chị em,

Khác với nhận định của John Gardner, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy những con người trưởng thành trong đức tin. Đó là một Đavít thời Samuel; một Giaia, trưởng hội đường, và một phụ nữ băng huyết thời Chúa Giêsu. Họ là những con người ‘liều lĩnh tin’, những con người dám thưa lên “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!” giữa tuyệt vọng.

Sau khi phạm tội, Đavít khốn khổ trăm bề. Ông mất con trai đầu lòng do bà Bethsabê sinh hạ; ông bị dân mình nguyền rủa và ném đá; bị Absalôm, con trai của ông truy nã. Và câu chuyện hôm nay, Absalôm bị giết khiến vua đau đớn tột cùng, “Absalôm con ơi! Phải chi cha chết thay con!”. Đavít coi tất cả những gì xảy đến như là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thế nhưng, trong nước mắt, Đavít vẫn ‘liều lĩnh tin’, “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!” - Thánh Vịnh đáp ca. Và Chúa đã tha thứ cho vua.

Ông Giaia, trưởng hội đường, cũng ‘liều lĩnh tin’ vào Chúa Giêsu cách tương tự. Ông đến sụp lạy, van xin Ngài, “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu để nó được cứu chữa và được sống”. Lời cầu của ông khác nào lời van vỉ của Đavít, “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”. Chúa Giêsu đến nhà ông và con ông đã sống lại.

Người phụ nữ loạn huyết mười hai năm cũng có một lòng tin như thế. Nghe nói về Chúa Giêsu, bà lặng lẽ trong đám đông, ‘mạo hiểm’ tiến đến từ phía sau, cố chạm cho được gấu áo Ngài, vì bà tự nhủ, “Tôi mà sờ được áo choàng của Người thôi, là sẽ được cứu chữa”. Trước hành động ‘liều lĩnh tin’ của bà, Chúa Giêsu không thể đang tâm. Lập tức, huyết cầm lại, bà được Ngài chữa lành.

Abraham Heschel nói, “Đức tin không phải là tình trạng tin liên tục, nhưng là một dạng thành tín, trung thành với thời khắc chúng ta có đức tin!”. Nó không phải là một cái gì có thể chiếm hữu hay đạt được một lần là xong; nó có thể mất đi khi một biến chuyển cực kỳ lớn xảy ra trong đời. Nó phải là một cái gì thường xuyên được đào sâu và tìm kiếm.

Anh Chị em,

“Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”. Đức tin giả thiết phải có một sự liều lĩnh nào đó. Trong cuốn “Giờ Tươi Sáng”, “The Bright Hour”, một cuốn hồi ký đầy sức mạnh viết vào thời điểm hấp hối do bệnh ung thư, Nina Riggs chia sẻ, “Với tôi, đức tin hệ tại việc nhìn đăm đăm vào hố thẳm, thấy có bóng tối và những điều mình không biết, nhưng lòng tôi cảm thấy rất ổn với việc đó. Bạn cần tin những gì bạn không biết và biết rằng, bạn sẽ ổn, cho dù một ngày nào đó, bạn sẽ như người đi trên nước và sắp chìm nghỉm. Đức tin là một cái gì thâm sâu lớn lao hơn những gì chúng ta cảm nhận!”. Bạn và tôi có dám nhìn đăm đăm vào hố thẳm, nói với Chúa, “Lạy Chúa, con tin!” và nhảy vào vòng tay Ngài?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giúp con sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại; dám đi trên nước, vì biết rằng, Chúa muốn con liều lĩnh nhảy đại vào vòng tay Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

 

 

 

 

“Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”.

“Một trong những lý do khiến nhiều người trưởng thành ngưng phát triển và học hỏi là vì họ ngày càng ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại! Cũng thế, trong đời sống đức tin, các Kitô hữu không lớn lên được; bởi lẽ, họ không dám liều lĩnh tin!” - John Gardner.

Kính thưa Anh Chị em,

Khác với nhận định của John Gardner, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy những con người trưởng thành trong đức tin. Đó là một Đavít thời Samuel; một Giaia, trưởng hội đường, và một phụ nữ băng huyết thời Chúa Giêsu. Họ là những con người ‘liều lĩnh tin’, những con người dám thưa lên “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!” giữa tuyệt vọng.

Sau khi phạm tội, Đavít khốn khổ trăm bề. Ông mất con trai đầu lòng do bà Bethsabê sinh hạ; ông bị dân mình nguyền rủa và ném đá; bị Absalôm, con trai của ông truy nã. Và câu chuyện hôm nay, Absalôm bị giết khiến vua đau đớn tột cùng, “Absalôm con ơi! Phải chi cha chết thay con!”. Đavít coi tất cả những gì xảy đến như là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thế nhưng, trong nước mắt, Đavít vẫn ‘liều lĩnh tin’, “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!” - Thánh Vịnh đáp ca. Và Chúa đã tha thứ cho vua.

Ông Giaia, trưởng hội đường, cũng ‘liều lĩnh tin’ vào Chúa Giêsu cách tương tự. Ông đến sụp lạy, van xin Ngài, “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu để nó được cứu chữa và được sống”. Lời cầu của ông khác nào lời van vỉ của Đavít, “Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”. Chúa Giêsu đến nhà ông và con ông đã sống lại.

Người phụ nữ loạn huyết mười hai năm cũng có một lòng tin như thế. Nghe nói về Chúa Giêsu, bà lặng lẽ trong đám đông, ‘mạo hiểm’ tiến đến từ phía sau, cố chạm cho được gấu áo Ngài, vì bà tự nhủ, “Tôi mà sờ được áo choàng của Người thôi, là sẽ được cứu chữa”. Trước hành động ‘liều lĩnh tin’ của bà, Chúa Giêsu không thể đang tâm. Lập tức, huyết cầm lại, bà được Ngài chữa lành.

Abraham Heschel nói, “Đức tin không phải là tình trạng tin liên tục, nhưng là một dạng thành tín, trung thành với thời khắc chúng ta có đức tin!”. Nó không phải là một cái gì có thể chiếm hữu hay đạt được một lần là xong; nó có thể mất đi khi một biến chuyển cực kỳ lớn xảy ra trong đời. Nó phải là một cái gì thường xuyên được đào sâu và tìm kiếm.

Anh Chị em,

“Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con!”. Đức tin giả thiết phải có một sự liều lĩnh nào đó. Trong cuốn “Giờ Tươi Sáng”, “The Bright Hour”, một cuốn hồi ký đầy sức mạnh viết vào thời điểm hấp hối do bệnh ung thư, Nina Riggs chia sẻ, “Với tôi, đức tin hệ tại việc nhìn đăm đăm vào hố thẳm, thấy có bóng tối và những điều mình không biết, nhưng lòng tôi cảm thấy rất ổn với việc đó. Bạn cần tin những gì bạn không biết và biết rằng, bạn sẽ ổn, cho dù một ngày nào đó, bạn sẽ như người đi trên nước và sắp chìm nghỉm. Đức tin là một cái gì thâm sâu lớn lao hơn những gì chúng ta cảm nhận!”. Bạn và tôi có dám nhìn đăm đăm vào hố thẳm, nói với Chúa, “Lạy Chúa, con tin!” và nhảy vào vòng tay Ngài?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giúp con sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại; dám đi trên nước, vì biết rằng, Chúa muốn con liều lĩnh nhảy đại vào vòng tay Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

 

 

 

 

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

Những thiếu niên 'bất đắc dĩ' làm mẹ

 

  • Sức khỏe
  • Tin tức
  • Chủ nhật, 28/1/2024, 06:05 (GMT+7)

    Những thiếu niên 'bất đắc dĩ' làm mẹ

    HÀ NỘINgọc 16 tuổi, mang thai 19 tuần, không dám nói với bố mẹ, tự đến cơ sở phá thai nhưng không thể can thiệp do thai lớn cần người bảo lãnh.

    Về nhà, Ngọc sợ hãi nói với bố mẹ việc mình mang thai. Thông tin khiến cả gia đình bị sốc, bố mẹ đổ lỗi cho nhau và liên tục mắng con gái. Trước đó, Ngọc đã báo tin cho bạn trai, bị đe dọa nên em càng hoảng loạn, quyết định tự đi phá thai. Do thai lớn, bác sĩ yêu cầu có bố mẹ bảo lãnh, lúc này Ngọc mới báo cho gia đình. Quá tuyệt vọng, nữ sinh có ý định tự sát, may mắn được mẹ ngăn cản kịp thời.

    Ngày 26/1, bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khám, cho biết sau thăm khám, ông xác nhận thai 19 tuần, khỏe mạnh. Bệnh nhân có tâm lý hoảng loạn, không biết vì sao có thai. Trường hợp này, bác sĩ đề nghị gia đình quan tâm chăm sóc để nữ sinh ổn định tinh thần và khám thai định kỳ.

    Đây là một trong nhiều trường hợp trẻ vị thành niên "bất đắc dĩ" có thai nhưng giấu gia đình, tự tìm cách giải quyết dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Bác sĩ Thành kể trường hợp khác 16 tuổi, mang thai 16 tuần, bị thủng tử cung, máu tràn ổ bụng sau khi nạo phá thai ở một phòng khám tư nhân. Thiếu nữ được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, nếu không được xử trí kịp thời có thể phải cắt tử cung và không còn cơ hội mang thai sau này.

    Trước đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận trường hợp sản phụ 13 tuổi chuyển dạ. Chia sẻ với bác sĩ, gia đình cho biết phát hiện con mang thai khi thai lớn, không thể bỏ. Bé không thăm khám thai định kỳ, không xác định được thai nhi bao nhiêu tuần. May mắn, sản phụ chuyển dạ thuận lợi, sinh thường bé gái nặng 2,7 kg. Sau sinh, bác sĩ khuyên gia đình cần theo dõi chặt chẽ tâm lý, ổn định tinh thần cho người mẹ, tránh nguy cơ trầm cảm, hoảng loạn do sinh con ở tuổi còn quá nhỏ.

    Tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên tăng từ 0,4 lên 1%, gấp đôi so với thập niên trước, nhiều em chỉ mới 12 tuổi, phá khi thai đã to, theo thông tin từ Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2023, hồi tháng 8 năm ngoái. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu, phát hiện trong hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2022, có 51 trường hợp là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1%. 27 em trong số này bỏ thai dưới ba tháng tuổi (53%), còn lại phá thai to trên 12 tuần.

    Độ tuổi trung bình của các em trong nghiên cứu là 15,7; nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là gần 18. Chỉ ba trẻ vị thành niên (6%) sử dụng biện pháp tránh thai, cho thấy các em thiếu kiến thức tránh thai nghiêm trọng, trích dẫn từ nghiên cứu.

    Theo báo cáo công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế), số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) chiếm 2,5-3% tổng số phụ nữ mang thai. Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên tại các cơ sở y tế công lập. Thực tế có thể cao hơn rất nhiều do hơn 40% ca phá thai ở Việt Nam được thực hiện ở cơ sở tư nhân.

    Các bác sĩ cho biết tỷ lệ phá thai to trên 12 tuần vẫn ở mức cao, phản ánh việc trẻ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, phát hiện có thai muộn hoặc do tâm lý lo sợ nên phân vân, chần chừ với quyết định nên bỏ hay giữ. Phá ở tuổi thai muộn làm tăng nguy cơ thất bại và các tai biến của thủ thuật, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng.

    Mang thai sớm khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Ảnh: Theo Health

    Mang thai sớm khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Ảnh: Theo Health

    Cụ thể, mẹ có nguy cơ tử vong cao so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Các em dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sảy thai... Trường hợp may mắn "mẹ tròn con vuông", em bé có nguy cơ nhẹ cân, dị tật cao hơn. Làm mẹ "bất đắc dĩ" ở tuổi vị thành niên khiến trẻ bị gián đoạn học tập, ảnh hưởng tương lai.

    Nạo phá thai tuổi này dễ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn về sau do sẹo ở tử cung hoặc tử cung bị biến dạng, thậm chí tàn phá hệ thống sinh sản như vòi trứng, cổ tử cung gây tắc vòi trứng, viêm dính..., tình huống xấu nhất là tử vong.

    Ngoài ra, bỏ thai ở tuổi này còn gây bất ổn tâm lý. "Trẻ dễ rơi vào trầm cảm, bởi không thể chia sẻ được với ai. Thanh thiếu niên mang thai cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn ở tuổi trưởng thành bất kể kết quả (do phá thai hoặc sinh con) của thai kỳ", bác sĩ Hà Duy Tiến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nói.

    Để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyên không nên quan hệ tình dục trước tuổi 20 đối với nam và trước 18 tuổi đối với nữ. Đây cũng là độ tuổi được pháp luật cho phép kết hôn. Lúc này, cơ thể đã hoàn chỉnh và trẻ đã có chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức sinh sản để bảo vệ bản thân và đối tác.

    Trẻ cần gần gũi, quan tâm giáo dục giới tính để bảo vệ mình. Gia đình nên chuẩn bị sẵn tình huống con có bạn trai, con có quan hệ tình dục, thậm chí là con mang thai ở tuổi học trò để có cách ứng xử phù hợp.

    Linh vật rồng khắp cả nước

     Thứ bảy, 27/1/2024, 16:37 (GMT+7)

    Linh  vật  rồng  khắp  cả  nước

    Lưỡng long chầu nguyệt, rồng gỗ phun khói, nhả lửa, rồng từ lu nước... là những ý tưởng làm linh vật chào xuân Giáp Thìn 2024 ở nhiều nơi trên cả nước.

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Tại Bắc Giang, mô hình rồng cao 4,5 m bao gồm bệ đỡ, nặng 10-12 tấn, sơn màu cam, được anh Bùi Văn Quân, 32 tuổi, ở xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, hoàn thiện trong hơn 70 ngày. Để thực hiện, anh tạo khung sắt, quây lưới thép, sau đó sử dụng hỗn hợp cát và xi măng để đắp tượng. Hiện tượng rồng đã hoàn thiện và đang được trang trí thêm xung quanh bằng mô hình bánh chưng, hoa mai...

    Dự kiến ngày 28/1, anh Quân mở cửa đón khách vào tham quan, không thu phí. Anh đặt tên cho bức tượng là "con rồng hạnh phúc".

    Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng tượng mang nhiều nét của rồng châu Âu. Tuy nhiên, chủ nhân cho biết chỉ sử dụng cấu trúc phần thân của rồng châu Âu, còn các chi tiết khác đều mang đặc điểm của rồng truyền thống. Ảnh: Bùi Quân - Phạm Chiểu

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Bốn tượng rồng được thi công đầu năm nay trong khuôn viên khu du lịch tư nhân ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa để phục vụ du khách dịp Tết Giáp Thìn 2024. Mỗi con rồng dài khoảng 20 m, tổng chiều cao công trình khoảng 6 m.

    Sau khi xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng những tượng này không giống các loại rồng truyền thống bởi thân hình gầy gò, ốm yếu "trông như một loài cá biển", làm mất đi vẻ uy nghi của linh vật từng được nhắc nhiều trong truyền thuyết dân gian.

    Cạnh bốn tượng rồng, doanh nghiệp cũng đang trưng bày các linh vật do đơn vị này làm vào các năm trước. Trong đó, có tượng con mèo bị nhận xét là giống chuột chù vào dịp Tết Quý Mão 2023 hay tượng "hổ lai heo" gây xôn xao dịp Tết Nhâm Dần năm 2022. Ảnh: Lê Hoàng

    Là chủ nhân linh vật được cộng đồng phong danh hiệu "hoa hậu mèo" Tết Quý Mão 2023, nghệ nhân Đinh Văn Tân, 33 tuổi, ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị tiếp tục được UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đặt làm linh vật rồng để trang trí Tết Giáp Thìn 2024.

    Rồng cao khoảng 4,5 m, thân dài 7 m, màu vàng óng, uốn lượn trên núi đá. Chất liệu chủ yếu là xốp, thạch cao. Trọng lượng 500 kg. "Chất liệu mình dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển vì đường khá xa", anh Tân nói.

    Linh vật sẽ được đưa đến trưng bày tại công viên trung tâm của thị trấn Lao Bảo, gần cửa khẩu biên giới Lào. Ảnh: Võ Thạnh

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Tại Đà Nẵng, mô hình linh vật rồng đang được lắp đặt tại công viên phía tây cầu Rồng bắc qua sông Hàn (quận Hải Châu). Rồng được làm bằng gỗ, dài 8 m, có khả năng phun khói và dùng đèn chiếu sáng để tạo hiệu ứng rồng phun lửa.

    Ngoài ra, công viên phía đông cầu Rồng đang lắp đặt mô hình linh vật rồng với chủ đề Rồng du xuân. Phía trước tòa nhà Pháp cổ đang trùng tu làm Bảo tàng Đà Nẵng cũng được trang trí linh vật rồng mang chủ đề Dấu ấn rồng thiêng. Ảnh: Nguyễn Đông

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Tại Bình Dương, linh vật rồng làm bằng sản phẩm làng gốm 300 năm tuổi, lắp đặt trên đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một.

    Anh Thuận, nghệ nhân thực hiện cặp rồng này cho biết, mỗi con rồng có 38 cái lu cỡ lớn và khoảng 20.000 chiếc hũ. Ảnh: Phước Tuấn

    Mô hình Lưỡng long chầu nguyệt ở công viên trên đường Quang Trung, đối diện biển bãi Trước TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu. Rồng cao hơn 12 m, chiều dài thân mỗi con hơn 70 m.

    Theo UBND TP Vũng Tàu, đại cảnh này mô phỏng hình ảnh rồng thời Lý. Trong phong thủy, đôi rồng ôm trăng mang vận khí dồi dào, thu hút may mắn và thịnh vượng.

    "Công trình gửi gắm thông điệp hấp thụ sức mạnh thiên nhiên linh thiêng và thu hút tài lộc, may mắn cho thành phố. Thân đôi rồng trải dài hướng ra biển thể hiện khát vọng vươn xa và phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của thành phố biển", lãnh đạo TP Vũng Tàu nói. Ảnh: Trường Hà

    Ngoài ra, một số nơi khác của TP Vũng Tàu cũng được trang trí hình rồng. Tại công viên Trưng Trắc - Trưng Nhị, rồng dài hơn 50 m làm bằng khung thép bọc vải được treo lên giàn hoa cao hơn 7 m. Ảnh: Trường Hà

    Tại Đăk Nông, hai linh vật rồng được cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 301, Trung đoàn 994, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoàn thành trong hai tháng, đặt trong khuôn viên Tiểu đoàn. Mỗi linh vật dài khoảng 5 m, cao 2,5 m. Tượng được làm bằng bêtông, màu sắc chủ đạo là vàng và đỏ. Rồng giữ ngọc bằng đồng là biểu tượng quyền lực. Ảnh: Ngọc Oanh

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Cụm linh vật rồng năm 2024 của tỉnh Bình Định đang được xây dựng tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn. Khu trưng bày có quy mô lớn, dài khoảng 105 m, rộng gần 40 m, và chiều cao đỉnh điểm của linh vật là 7,5 m. Khu vực này được bố trí xen kẽ với khoảng 45.000 chậu cây cảnh, hoa, lá các loại.

    Theo UBND Bình Định, linh vật được thiết kế với chủ đề Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu chuyện về trăm trứng nở trăm con như một biểu tượng của sự phồn thịnh và niềm tự hào về nòi giống Tiên Rồng, đồng thời tôn vinh truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước. Ảnh: Phạm Linh

    Năm nay, TP Quảng Ngãi trang trí bốn con rồng để chào mừng Tết Giáp Thìn, trong đó có 3 con ở công viên Ba Tơ.

    Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi, đơn vị thi công, cho biết rồng được một công ty ở TP HCM thiết kế, sau đó thi công tại Quảng Ngãi. Đến ngày 5/2, đơn vị sẽ hoàn thiện linh vật và hoa đồng thời tổ chức lễ khai xuân tại công viên. Ảnh: Phạm Linh

    Bấm để lật ảnh sau/trước

    Mô hình rồng lấy ý tưởng về lưỡng long tranh châu (hai con rồng giành viên ngọc) được đặt tại công viên 18 Tháng 10, TP Cam Ranh, Khánh Hòa. Mỗi con rồng dài khoảng 12 m, cao hơn 2 m.

    Dịp này địa phương bố trí 4 con rồng đặt tại hai công viên ở trung tâm thành phố. Lưỡng long tranh châu bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa cổ đại và được người Việt xưa sử dụng; có thể thấy lưỡng long tranh châu trong các bộ long bào. Tuy vậy rồng ở TP Cam Ranh gây chú ý bởi gương mặt ngộ nghĩnh. Ảnh: Bùi Toàn

    Từ ý tưởng của những nghệ nhân khắc rồng từ củ quả, Hiệp hội du lịch Đồng Nai cho ra đời linh vật rồng được làm bằng mút xốp cao 4 m, dài 9 m. Hiện linh vật "rồng vàng" được trưng bày tại KDL Bửu Long thu hút nhiều người đến chụp ảnh. Ảnh: Phước Tuấn

    Tại tại Quảng trường Hùng Vương trong Trung tâm hành chính tỉnh Bạc Liêu, 16 con rồng quấn quanh thân trụ có hình hoa văn trống đồng đang được hoàn thiện để đón Tết Nguyên đán. Theo thiết kế, con rồng làm bằng sắt uốn mỹ thuật tạo hình, ốp lưới nhựa, lắp đèn trang trí.

    Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Rồng là linh vật tưởng tượng từ các bộ phận của nhiều loài khác, vừa có thể ở dưới nước, vừa bay được trên không, vừa có thể hóa thân kiếp khác để ngao du trên cạn, được xem như linh vật toàn tài. Rồng cũng là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối trong các nhà nước phong kiến phương Đông xưa.

    Năm Giáp Thìn 2024 với biểu tượng con rồng được quan niệm mang lại năng lượng, sức mạnh, niềm tin, hy vọng, phồn vinh và may mắn. Ảnh: An Minh

    Nhóm phóng viên