Sat,
27/01/2024 - Huệ Minh
Chúa
Nhật thứ Tư Mùa Quanh Năm
Đnl 18:15-20; Tv 95:1-2,6-7,7-9; 1 Cr 7:32-35; Mc 1:21-28
ĐẤNG UY QUYỀN
Đức
Giêsu không chỉ là một ngôn sứ (tiên tri), nhưng Ngài còn là Đấng Kitô, nghĩa
là Đấng Thiên Chúa sai đến để cứu dân Ngài. Dân chúng thời Đức Giêsu đang ao ước
thoát ách đô hộ của người Roma, nên họ mong chờ Thiên Chúa sai đến một vị cứu
tinh giải thoát họ khỏi cảnh áp bức chính trị này. Đức Giêsu ý thức Ngài không
phải là vị Kitô chính trị, nên Ngài đã cấm các tông đồ nói cho người ta biết
Ngài là Kitô (Mt.16, 20).
Cái
chết trên thập giá của Đức Giêsu làm cho dân chúng và các tông đồ như bừng tỉnh.
Đức Giêsu không là Đấng Kitô như họ nghĩ. Các tư tế, kỳ lão và biệt phái nghĩ rằng
Đức Giêsu cũng như bất kỳ ai khác, nên khi Ngài chết là họ tưởng rằng họ đã giải
quyết được một bận tâm tranh chấp ảnh hưởng. Đức Giêsu sống lại, là một điều gì
hoàn toàn mới. Không ai có thể nghĩ rằng Ngài sẽ sống lại. Ngay cả các tông đồ
cũng không dám tin Ngài sống lại, cho dù Ngài đã báo trước vài lần, vì thế nên
các ngài mới hoảng loạn sợ hãi, và hai môn đệ trên đường Emmau là hai người đã
bỏ cuộc về quê vì thất vọng.
Đức
Giêsu sống lại và truyền trao sứ mạng cho các tông đồ, làm các tông đồ và những
người tin vào lời rao giảng của các tông đồ, suy nghĩ và hiểu biết hơn về Đức
Giêsu. Đức Giêsu vẫn đang sống, cho dù bây giờ Ngài vượt khỏi tầm kiểm soát của
con người, của những thế lực thù ghét Ngài cũng như cả của những người yêu mến
Ngài. Ngài là ai? Đây là một câu hỏi luôn theo sát những người yêu mến Ngài, và
cả những kẻ không thích Ngài. Ngay khi Ngài còn sống, Đức Giêsu đã biết người
ta nói Ngài là ai, và cũng chính Ngài đã hỏi các tông đồ Ngài là ai, nhưng dường
như những câu trả lời đó chưa đủ (Mt.16, 13-16).
Qua
đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tìm về thái độ của Chúa Giêsu đối với dân
chúng. Như chúng ta đã biết Palestine là một xứ nóng, người ta thường sống ở
ngoài đường. Cũng chính ở ngoài đường mà Chúa Giêsu thường tiếp xúc và giảng dạy
cho dân chúng. Chung quanh Ngài lúc nào cũng có một đám đông thuộc đủ mọi hạng
người: Đau yếu, tàn tật, mù lòa, phong cùi, khổ đau, nghĩa là những người cần đến
một sự giúp đỡ nào đó. Ngoài ra còn có những bà mẹ và những đứa con, những người
đạo đức và những kẻ tội lỗi. Ngài thường mở rộng vòng tay đón nhận, tiếp xúc và
nâng đỡ họ.
Ngày
kia khi thuyền vừa cặp bến, thì có một đám đông đã chờ đợi Ngài. Từ trong đám
đông, ông Giairô tiến ra xin Ngài đến chữa cho đứa con gái của ông đang hấp hối.
Chúa Giêsu liền bước theo ông mà chẳng nói một lời. Rồi giữa đám đông, bỗng
dưng Chúa Giêsu quay mặt lại và hỏi: Ai đã động đến Ta. Câu hỏi này làm cho các
môn đệ ngạc nhiên và nói: Thầy coi đám đông đang chen lấn thế mà Thầy lại hỏi
ai động đến Thầy. Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì muốn giúp người đàn bà đau yếu
đã làm hành động ấy được biểu lộ đức tin của mình. Sau khi bà ấy đã xác nhận,
Ngài nói với ba: Đức tin của con đã cứu chữa con, vậy con hãy về bình an.
Chúa
Giêsu không phải chỉ niềm nở tiếp đón mọi người, nhưng hơn thế nữa, Ngài còn biết
cách nói với từng hạng người. Thực vậy với bọn biệt phái, là những kẻ đạo đức
giả, vốn kiêu căng và tự mãn, Ngài không ngần ngại gay gắt chỉ trích: Các ngươi
giống như mồ mả tô vôi. Các ngươi là những kẻ dẫn đường đui mù. Với những người
tội lỗi thì khác, Ngài thấu hiểu nỗi đớn đau và sự giày vò của họ, nên Ngài đã
nói với họ bằng tất cả sự tế nhị, để họ thấu hiểu và tìm thấy được niềm hy vọng.
Chúa
Giêsu được khắc họa trong tư thế có quyền siêu việt tuyệt đối trên thần ô uế.
Người quát mắng nó. Và chỉ bằng một lời quát mắng như thế, Người đã chiến thắng
nó. Người giải thoát con người khỏi tình trạng nô lệ thần ô uế, trả lại cho họ
sự tự do.
Trước
khi bị trục xuất, thần ô uế đã kêu lớn tiếng với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu
Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết
ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. Lời này nói về sứ mạng và
căn tính của Chúa Giêsu. Nó cho thấy Chúa Giêsu có mối liên hệ đặc biệt với
Thiên Chúa. Người được Thiên Chúa sai đến. Người đến để tiêu diệt quyền lực ma
quỷ. Sau này, Người sẽ nói rõ ràng hơn: “Tôi không đến để kêu gọi người công
chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (2,17); “Con Người đến không phải để được
người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”
(10,45).
Chúa
Giêsu đến để nối kết tình nhân loại. Ngài không tìm quyền bính và danh vọng.
Ngài không chạy theo những toan tính vụ lợi cho bản thân. Ngài đển để phục vụ
và hiến dâng mạng sống cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Chính đời
sống khiêm nhu xoá bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài đã sống một cuộc đời
phục vụ tha nhân một cách không mệt mỏi. Ngài đã phục vụ mọi người bất luận
sang hèn, bất luận già trẻ. Ngài đã từng quỳ gối rửa chân cho các môn đệ. Ngài
còn rửa chân cho cả Giu-đa kẻ sẽ bán ngài với giá 30 đồng bạc. Ngài đã sống một
cuộc đời nghèo khó đến độ “sinh vô gia cư – chết vô địa táng”.
Chúa
Giêsu, Ngài đã thi hành quyền bính của mình là đến để phục vụ chứ không phải để
được phục vụ. Đối tượng được Ngài phục vụ là các bệnh nhân, là những người nam,
người nữ đang bị thần ô uế thống trị, là những con người nghèo khổ, bất hạnh
đang bị bỏ rơi bởi đời sống thiếu vắng tình người của đồng loại. Tình thương đó
đã được thể hiện trên người bệnh nhân bị thần ô uế thâm nhập mà đoạn tin mừng
thánh Marco tường thuật lại. Ma quỷ cũng nhìn nhận quyền bính của Ngài nên đã
thốt lên: “Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Người đồng hương cũng nhìn nhận
Ngài có đầy uy quyền trên môi miệng và nhân cách của Ngài. Họ đã khâm phục ngài
vì “giáo lý thì mới mẻ, và người dạy lại có uy quyền”.
Người
Kitô hữu cũng được tham dự vào vương quyền của Chúa Giêsu qua bí tích Rửa tội.
Người Kitô hữu cũng được mời gọi dùng tình yêu để hoán cải lòng người, để hàn gắn
những hố sâu ngăn cách của giầu nghèo, của địa vị sang hèn. Dùng tình yêu để phục
vụ anh em, để dấn thân quên mình vì hạnh phúc của tha nhân. Sự hiện diện của
người Kitô hữu phải là những ngọn nến sáng chịu hao mòn để mang lại niềm vui và
hạnh phúc cho cuộc đời.
Người
Kitô hữu phải là những hạt lúa chịu nghiền nát để dâng hiến cho đời những hương
thơm của phục vụ, của bác ái và vị tha. Người Kitô hữu được mời gọi theo gương
Thầy Giêsu biết dùng quyền để phục vụ, biết dùng tình yêu để hàn gắn những
thương đau của chia rẽ và hận thù, biết lấy đức ái để sống vì lợi ích của tha
nhân.
Hãy
sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương, nhờ đó Nước Chúa mỗi ngày một
trị đến, đồng thời nhờ đó chúng ta đẩy lui được ảnh hưởng của quyền lực Satan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét