Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Phúc trình sơ khởi của các công tố viên về cái chết của anh George Floyd


Phúc  trình  sơ  khởi  của  các công  tố  viên  về  cái  chết  của  anh  George  Floyd
Đặng Tự Do-30/May/2020-Vietcatholic.net


Hoa Kỳ đã bị co giật bởi các cuộc biểu tình trên toàn quốc về cái chết của một người đàn ông Mỹ gốc Phi khi bị cảnh sát bắt giữ. Các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ đã làm việc hết sức nhanh chóng để đưa ra ánh sáng vụ này. Báo cáo sơ khởi của các cơ quan điều tra cho biết như sau:

George Floyd, 46 tuổi, đã chết sau khi bị cảnh sát bắt giữ bên ngoài một cửa hàng ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota.

Cảnh quay vụ bắt giữ vào ngày 25 tháng Năm cho thấy một cảnh sát da trắng, Derek Chauvin, quỳ trên cổ Floyd trong khi anh ta bị đè chặt xuống đất. Có một lúc cả ba cảnh sát viên Derek Chauvin, Alexander Kueng và Thomas Lane cùng quỳ lên người nạn nhân.

Chauvin, 44 tuổi, đã bị buộc tội giết người.

Các sự kiện quan trọng dẫn đến cái chết của ông Floyd chỉ xảy ra trong vòng 30 phút. Dựa trên các lời khai từ các nhân chứng, cảnh quay video và các tuyên bố chính thức, đây là những gì chúng ta biết cho đến nay.

Câu chuyện đã bắt đầu với một báo cáo về một tờ bạc giả 20 Mỹ Kim.

Tối ngày 25 tháng Năm, Floyd mua một gói thuốc lá từ Cup Food, một cửa hàng tạp hóa.

Tin rằng tờ 20 đô la mà anh ta đưa ra là tờ bạc giả, một nhân viên cửa hàng đã báo cáo với cảnh sát.

Floyd đã sống ở Minneapolis trong nhiều năm sau khi chuyển đến đó từ Houston, Texas. Gần đây anh ta đã làm việc như một nhân viên an ninh cho một câu lạc bộ trong thành phố, nhưng, giống như hàng triệu người Mỹ khác, anh đã thất nghiệp vì đại dịch coronavirus.

Floyd là một khách hàng thường xuyên tại Cup Food. Anh là một khuôn mặt thân thiện, một khách hàng dễ chịu, không bao giờ gây ra bất kỳ rắc rối nào, chủ cửa hàng Mike Abumayyaleh nói với NBC.

Nhưng Abumayyaleh không làm việc vào ngày xảy ra vụ việc. Một nhân viên ở tuổi thiếu niên đã báo cáo về tờ giấy bạc giả theo một giao thức của cửa hàng.

Trong một cuộc gọi tới 911, được thực hiện vào lúc 20:01, nhân viên nói với cảnh sát rằng anh ta đã yêu cầu Floyd trả lại thuốc lá nhưng Floyd từ chối.

Nhân viên này nói rằng Floyd có vẻ say rượu.

Ngay sau cú gọi này, vào khoảng 20:08, hai nhân viên cảnh sát đã đến. Floyd đang ngồi cùng hai người khác trong một chiếc ô tô đậu quanh góc phố.

Sau khi đến gần xe, Thomas Lane, một viên cảnh sát, rút súng ra và ra lệnh cho Floyd giơ tay lên. Theo các công tố viên, Thomas Lane không thể giải thích lý do tại sao anh ta nghĩ rằng cần phải rút súng ra.

Các công tố viên cho biết Lane đã còng tay và kéo Floyd ra khỏi xe. Floyd phàn nàn vì bị còng tay.

Tuy nhiên, sau khi bị còng tay, Floyd đã tuân thủ mọi yêu cầu của cảnh sát trong khi Lane giải thích rằng anh ta đang bị bắt vì xài tiền giả.

Vào khoảng 20:14, Floyd bị đẩy vào xe cảnh sát. Chauvin cũng vừa đến hiện trường cùng với Tou Thao.

Lúc 20:19, Chauvin đã kéo Floyd ra khỏi ghế hành khách, khiến anh ta ngã xuống đất.

Anh nằm đó, úp mặt, vẫn bị còng tay. Chauvin quỳ đầu gối trái giữa đầu và cổ Floyd.

“Tôi không thể thở được, xin đừng giết tôi, ” Floyd liên tục van xin.

Chauvin vẫn quỳ ghì chặt đầu Floyd trong 8 phút và 46 giây, báo cáo của các công tố viên cho biết.

Khoảng 6 phút trong khoảng thời gian đó, Floyd trở nên không có phản ứng. Thấy Floyd bất động, những người đứng xem đấu tranh với cảnh sát và yêu cầu kiểm tra mạch đập của ông.

Cảnh sát viên Alexander Kueng đã làm điều đó, kiểm tra cổ tay phải của Floyd, nhưng không thể tìm thấy nhịp mạch. Tuy nhiên, Chauvin đã không buông tha.

Hơn hai phút sau đó, lúc 20:27, Chauvin mới gỡ đầu gối ra khỏi cổ Floyd. Floyd hoàn toàn bất động được khiêng lên xe cứu thương và được đưa đến Trung tâm y tế Hennepin.

Anh được chính thức tuyên bố đã chết khoảng một giờ sau đó. Tuy nhiên, các công tố viên chưa công bố chính xác anh ta chết tại hiện trường hay đến bệnh viện mới chết.

Vào đêm trước khi chết, Floyd đã nói chuyện với một người bạn thân nhất của mình, Christopher Harris. Anh đã khuyên ông Floyd liên hệ với một cơ quan tìm việc làm tạm thời.

“Xài tiền giả, không phải là tính cách của Floyd, ” Christopher Harris khai với các công tố viên.

“Cách mà anh ấy chết thật là vô nghĩa, ” Harris nói với NBC. “Anh đã khẩn khoản xin tha mạng.”

Maya Santamaria là chủ Câu lạc bộ El Nuevo Rodeo ở phía nam thành phố Minneapolis cho đến khi bán câu lạc bộ này cho người khác chỉ vài tháng trước đây. Santamaria xác nhận với các phương tiện truyền thông địa phương rằng cả Floyd và Chauvin đều là những người bảo vệ an ninh cho cơ sở này. Chauvin đã làm việc ngoài giờ tại câu lạc bộ này trong 17 năm qua. Floyd làm việc tại đó trong khoảng một năm từ 2019.

Santamaria nói với ABC5 là bà không biết hai người từng nói chuyện với nhau hay không nhưng chắc là phải biết mặt nhau. Santamaria xác nhận với AFP rằng Chauvin là người cộc cằn, dễ nổi nóng.

Hôm thứ Sáu, Chauvin đã bị bắt. Anh ta có thể bị kết án 25 năm tù vì tội giết người cấp 3 và 10 năm vì tội ngộ sát cấp 2. Những người biểu tình đã kéo đến nhà anh ta và viết một hàng chữ thật lớn: “Kẻ giết người từng sống tại đây.”

Kellie Chauvin là vợ của Chauvin đã nộp đơn ly dị ngay trong ngày thứ Sáu chỉ vài giờ sau khi Chauvin bị bắt.

Kellie Chauvin là một người Lào, sinh năm 1974. Cô và gia đình vượt biên sang Thái Lan xin tị nạn trước khi được cho định cư tại Hoa Kỳ. Qua một cuộc hôn nhân được gia đình sắp đặt, cô lấy chồng vào năm 18 tuổi và đã có 2 đứa con. Sau khi ly dị với người này, cô quay lại trường học và tốt nghiệp khoa radiology và làm việc tại bệnh viện Hennepin. Cô đã từng đọat giải Hoa Hậu Minesota.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Pioneer Press, cô mô tả Chauvin là người có máu bạo hành. Sau cái chết của Floyd cô thấy không thể sống với một kẻ giết người nên quyết định ly dị để đưa hai đứa con và cha mẹ già rời khỏi thành phố Minneapolis.

Những phụ nữ một mình trong đại dịch



Những  phụ  nữ  một  mình  trong  đại  dịch
Thứ sáu, 29/5/2020-VnExpress.net


MỸNhiều phụ nữ hiện đại vẫn vui vẻ hưởng thụ cuộc sống độc thân. Nhưng khi Covid-19 ập đến, họ mới thấm thía nỗi cô đơn.

Thời điểm đại dịch cúm năm 1918 bắt đầu lan rộng, tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Mỹ chỉ khoảng 21. Những người kết hôn sẽ về nhà chồng. Ai còn độc thân sẽ ở một khu nhà trọ cùng nhiều người khác, làm việc trong các cửa hàng, nhà máy và chờ người cầu hôn. Khi đó, phụ nữ hiếm khi kiếm đủ tiền để nuôi sống bản thân.

Ngày nay, khoảng 23,5 triệu phụ nữ Mỹ sống một mình, nhiều hơn bao giờ hết. Phần lớn là do kết hôn muộn hơn. Tuổi kết hôn trung bình của nữ giới ở Mỹ hiện lên tới 28.

Phụ nữ sống một mình không đồng nghĩa là họ cô đơn. Trong vài thập kỷ qua, phụ nữ không có bạn tình hay bạn cùng phòng đã phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ xã hội để thay thế. Họ làm những việc yêu thích và duy trì quan hệ bạn bè. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ xây dựng mối liên hệ với người khác hiệu quả hơn nam giới.

Tuy nhiên, khi các biện pháp ngăn dịch được thực hiện, họ bị hạn chế ra ngoài. Chỉ có thể nhìn thấy bạn bè qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến. Dường như chỉ sau một đêm, họ không thể tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội đã gây dựng hay các sở thích.

Chưa bao giờ họ thấu hiểu cái giá của việc sống một mình sâu sắc như bây giờ.

Maria Salinas, 24 tuổi, ở Boston bật dậy khi nghe thấy tiếng điện thoại. Nó giống như một hồi chuông báo thức vang lên 8 giờ sáng, mỗi ngày. Maria Salinas lăn trên giường, rút điện thoại ra khỏi sạc và cố làm cho giọng tỉnh táo nhất có thể.

"Chào buổi sáng, mẹ".


Maria Salinas, 24 tuổi, ở Boston. Minh họa: Washington Post.

Cô biết chính xác đó là ai, bởi mẹ cô, bà Trinidad Salinas, ở Lima, Peru, luôn gọi cho con gái vào đúng giờ này kể từ giữa tháng Ba khi Maria phải nghỉ học ở nhà. Bà muốn biết con gái ngủ dậy chưa. Đôi khi Maria muốn nói dối và tiếp tục nằm trên giường một cách lười biếng. Nhưng cô chẳng bao giờ qua mắt được mẹ.

Maria sống một mình từ năm thứ hai đại học. Nhưng cũng không hẳn là một mình. Những người bạn của cô ở ngay cạnh, luôn sẵn sàng tụ tập. Điều đó khiến cô có chút cảm giác như đang ở nhà, nơi mọi người thường quây quần bên nhau.

Nhưng mọi thứ thay đổi khi đại dịch ập tới. Các bạn về nhà trước khi lệnh phong tỏa bắt đầu. Khi Maria đang suy nghĩ về việc có nên rời Boston hay không thì Peru đã đóng cửa biên giới. Cô muốn đến New York với các chị em gái, nhưng họ bảo cô không nên đến vì dịch bệnh ở đó đang rất nghiêm trọng.

Maria trầm cảm và căng thẳng khi Boston bị phong tỏa. Hầu như không được rời khỏi nhà. Không có ai ở bên để chia sẻ. Cảm giác cô đơn tột độ. Cuối cùng Maria gọi cho mẹ vì muốn có người tương tác mỗi ngày. Hiểu điều này nên mẹ cô cũng gọi cho cô nhiều hơn.

"Con có ăn gì không? Ít nhất cũng phải ăn một quả táo nhé", bà Trinidad nói với tiếng thở dài. Bà giục con dọn giường, giặt giũ, dọn phòng. Bà sẽ nói chuyện bằng FaceTime cho đến khi con gái hút bụi xong. Khi Maria ra ngoài đi dạo với con chó của mình, bà luôn nhắc cô mặc áo khoác.

"Tất cả điều này có lẽ nghe hơi ngớ ngẩn với một người gần 25 tuổi", Maria nói. Nhưng chúng ta đang ở trong đại dịch.

Gina Fernandes, 33 tuổi, sống một mình trong căn hộ một phòng ở Washington D.C. Tuy nhiên, cuộc sống của cô vẫn vui vẻ. Gina cũng chẳng quan tâm lắm đến việc không gặp được anh chàng nào. Cô dự định trở về Seattle, sống độc thân và ở một nơi nào đó gần với gia đình. Cô biết nhiều người ở tuổi cô đều đã có lứa có đôi, nhưng Gina không cảm thấy ghen tỵ. Cô thấy có rất nhiều điều thú vị khi sống một mình.

Gina Fernandes, 33 tuổi, sống ở Washington D.C. Minh họa: Washington Post.

Trước đây Gina thường nói đùa về việc sẽ chết mà không ai biết bởi khi còn trẻ, cô đọc một bài báo về người phụ nữ chết một mình trong khi tắm hoặc sấy tóc.

Tuy nhiên, khi phải ở yên trong nhà vì dịch bệnh, cô suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện đó. Gina tự hỏi nếu cô bất tỉnh trong phòng tắm, phải mất bao lâu để ai đó tìm thấy cô. Một ngày? Một tuần? Hay lâu hơn nữa?

Giờ Gina đang sống trong một tòa nhà chung cư không có bảo vệ. Nếu bị nhiễm nCoV, cô không biết mua nhu yếu phẩm và thuốc thế nào? Cô đã không được chạm vào bất cứ ai trong nhiều tuần. Khi sự lo lắng bắt đầu khó kiểm soát, cô gọi cho gia đình và cùng với họ chơi một trò chơi trực tuyến.

Joi Cardwell, 52 tuổi, ở West Palm, Florida có hai quy tắc trong nhà, không đeo giày dép và luôn phải có âm nhạc. Cô không uống rượu vào buổi chiều nhưng hôm nay là dịp đặc biệt. Bạn của cô đang tổ chức buổi phát nhạc trực tiếp từ nhà của anh ở miền Nam nước Pháp. Cô rót cho mình một ly rượu vang hồng.

Sự kiện này chính xác là những gì cô mong đợi: Các bài hát khiến cô di chuyển, lắc lư, rượu trong tay, đôi chân trần di chuyển nhanh trên nền gạch. Đại dịch đã cho phép cô, một nghệ sĩ khiêu vũ, tạm dừng các dự án của mình và dành cả buổi sáng để làm vườn, để ngủ thật lâu và ngon giấc.

Vài phút sau, một lời bài hát khiến Joi chạnh lòng: "Anh muốn cảm nhận nhịp đập con tim em". Lần cuối cùng cô chạm vào một người khác là ngày 6/3, hơn một tháng trước khi cô đi chơi ở Miami với một nhóm bạn. Cô bắt đầu khóc, nhưng vẫn tiếp tục nhảy.

Cô nghe mọi người nói về chứng mất ngủ và ác mộng, phàn nàn về những ngày buồn tẻ. Họ đang tuyệt vọng. Cô cũng có những cảm xúc đó. Đôi khi cô nghĩ về người đầu tiên cô sẽ ôm khi tất cả điều này kết thúc. Nhưng cô từ chối sống với suy nghĩ tiêu cực.

Nếu có thể truyền tải một thông điệp tới thế giới ngay bây giờ, Joi sẽ nói "hãy bình tĩnh". Đừng lo lắng về những điều bạn không thể kiểm soát. Bật nhạc lên như thể đang có một bữa tiệc ngoài trời. Đứng ngay sát loa. Hát. Nhảy.

Hazel Feldman, 70 tuổi, ở New York gần như hết quế - loại gia vị mà bà thường sử dụng cho tất cả các món, từ ngũ cốc đến súp.

Hazel đã ở yên trong căn hộ một phòng ngủ này gần hai tuần. Bà không dám ra ngoài vì đang bị ho khan, sợ rằng có thể bị nhiễm nCoV.

Trong hơn 40 năm qua, Hazel sống trong tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố Manhattan này. Bà thấy quen mặt rất nhiều người. Họ đi qua nhau trên hành lang, cùng nhau đi thang máy. Nhưng bà không thực sự kết bạn được với bất cứ ai. Dù vậy, bà vẫn ra ngoài được để tự mua đồ. Dịch bệnh đến, bà không chỉ cô đơn hơn mà còn không biết làm thế nào để mua nhu yếu phẩm.

Cách đây hơn một tuần, một người hàng xóm đề nghị mua hộ cho bà một ít đồ, Hazel cảm thấy nhẹ nhõm. Bà ngay lập tức gửi hình ảnh của tất cả những thứ đang cần. Nhưng từ đó, người hàng xóm không đề nghị mua giúp nữa.

"Tin tức liên tục nói, ‘Mọi người đang giúp đỡ nhau’. Họ có thể đến với nhau, nhưng không phải ở đây. Không phải trong các loại tòa nhà này", bà cho hay.

Bà không biết gọi ai giúp khi cần. Hazel chưa bao giờ kết hôn và không có con. Những người bà biết trong thành phố đang bận rộn với những vấn đề của riêng họ. Hazel dành nhiều ngày để cân nhắc có nên gọi bác sĩ của mình không. Bà đang ho nặng nhưng không biết đã đến mức phải gọi bác sĩ chưa. Cuối cùng bà đã quay số, nhưng bác sĩ không trả lời.

Sau đó, Hazel quyết định viết một email ngắn để nhờ hàng xóm mua giúp đồ, nhưng được đáp lại là họ hiện chưa định ra ngoài. Hazel không muốn mua sắm trực tuyến tại Whole Food bởi nó quá đắt.

Bettye Barclay, 86 tuổi, sống ở Santa Monica, California . Minh họa: Washington Post.


Bettye Barclay, 86 tuổi, sống ở Santa Monica, California. Minh họa: Washington Post.

Bettye Barclay, 86 tuổi, sống ở Santa Monica, California thấy may mắn khi có ba con, 5 cháu, và 6 chắt. Một vài trong số đó sống cách bà chỉ khoảng 50 dặm. Họ thường xuyên gọi điện. Nếu bà cần thứ gì, họ sẽ tới trong vòng chưa đầy một giờ. Tuy nhiên, dịch bệnh xuất hiện, việc đó không dễ dàng như thế nữa.

Bettye từng suy nghĩ về cái chết và sắp xếp các giấy tờ chuẩn bị trường hợp mình qua đời. Bà luôn tưởng tượng ra cảnh nói lời từ biệt khi nhiều thế hệ trong gia đình quây quần quanh giường, tiễn bà bằng những cái ôm và hôn. Nhưng trong hoàn cảnh này, nếu bà chết, ước mơ đó có thể không thành.

"Nếu tôi chết vì Covid-19 hoặc vì nguyên nhân nào khác trong thời gian này", tôi sẽ chết một mình.

Suy nghĩ đó từng làm bà sợ, nhưng giờ bà đã thấy bình thường cho dù chuyện đó xảy ra. Bà dành một ít thời gian mỗi ngày để ngồi im lặng, nhắm mắt, tập trung vào nỗi sợ hãi của mình và tìm hiểu lý do bà sợ như vậy. Bà tưởng tượng mình nằm trong bệnh viện, gia đình bà an toàn và khỏe mạnh ở một nơi khác, chúc bà mạnh khỏe.

Ở một mình cũng không tệ lắm, bà nghĩ.

Ánh Dương (Theo Washington Post

Say


SAY
Monday, May 25, 2020



Thánh Thần Hiện Xuống Canh Tân Thế Giới
Thần Khí Trao Ban Đổi Mới Tâm Hồn
Chúa Thánh Thần tác động mạnh mẽ nên con người biến đổi hoàn toàn, không chỉ khác thường mà rất lạ lùng, vì họ thông minh đột xuất. Thật vậy, khi thấy một số người “nói tiếng lạ,” người ta bàn tán: “Mấy ông này say bứ rồi!” (Cv 2:13) Có nhiều dạng say, nhưng khi nói say thì người ta thường nghĩ tới dạng say men rượu hoặc bia. Say là trạng thái “không bình thường” ở một con người, khiến người ta suy yếu. Tinh thần và thể lý khác nhau nhưng vẫn liên quan với nhau.
Say là một dạng điên nhẹ, say rượu bia là một dạng điên khùng, say tình là si tình – và chắc chắn không ai si tình bằng Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu chết cho những người tội lỗi và ghét Ngài. Văn hào William Shakespeare ví von: “Một chút ái tình cũng như một chút rượu mạnh, cái gì quá cũng làm người ta mắc bệnh.” Si tình thì mới hóa tương tư – loại bệnh không ai trị được, chỉ có “đối tác” mà thôi.
Lợi và hại là hai thứ trái ngược, và thường thì “được nọ, mất kia.” Samuel Johnson xác định: “Một trong những bất lợi của rượu là nó khiến người ta nhầm lẫn ngôn từ với tư duy.” Ngày Lễ Ngũ Tuần, những người “nói tiếng lạ” mà không bất lợi, hoàn toàn hữu ích: Nói về Chúa và nói với Chúa. Họ “say” thật, say tới bến chứ chẳng ngà ngà hoặc là đà, thế nhưng chắc chắn không gì tuyệt vời hơn dạng “say Chúa” như vậy!
Chính Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ trước khi vì “say tình” mà chấp nhận đau khổ và cái chết: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật.” (Ga 14:16-17a) Chúa hứa thì chắc chắn Chúa ban, nhưng bổn phận của chúng ta vẫn phải cầu xin: “Veni Sancte Spiritus! Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!” Và tín nhân sẽ tràn đầy hạnh phúc khi “say” Thần Khí.
Là tín nhân Kitô giáo – cách riêng là tín nhân Công giáo, ai cũng được biết rằng Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, được tôn xưng với nhiều danh hiệu: Thần Khí Sự Thật, Thánh Linh, Thánh Thần, Linh Khí, Đấng An Ủi, Đấng Bảo Trợ, Đấng Thánh Hóa, Đấng Canh Tân,... Ngài xuất hiện qua hình chim bồ câu, lửa, nước, và gió. Riêng về gió rất kỳ lạ, có mà không ai thấy, chỉ “thấy” gió qua vật khác – cây, mây, vải,… Chúng ta có thể cảm nhận mà không thể đụng chạm.
Chúa Thánh Thần rất quan trọng trong cuộc đời chúng ta, vì Ngài là Thần Khí Sự Sống. Ngài quan trọng đến nỗi mà Chúa Giêsu đã xác định: “Ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3:29; Lc 12:10) Mọi tội đều được tha, nhưng tội phạm tới Chúa Thánh Thần thì mãi mãi không được tha, nghĩa là “tội cố chấp.” Không chịu nhận mình sai mà sám hối thì ai giúp được gì?
Như chúng ta đã biết rõ, khi đề cập Chúa Thánh Thần, chúng ta quen nhắc tới “bảy ơn Chúa Thánh Thần” – ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Chúa. Cách nói quen thuộc đó do quan niệm của Kinh Thánh cho rằng số 7 là con số kỳ diệu. Chúng ta cũng nói Chúa Thánh Thần có sứ vụ thánh hóa, Ngài luôn tác động trong mỗi người, và chúng ta là đền thờ Chúa Thánh Thần. (x. 1 Cr 3:16) Chúa Giêsu đã về trời để Chúa Thánh Thần đến ở với chúng ta cho đến tận thế, và Ngài không ngừng hoạt động.
Mặc dù Chúa Thánh Thần vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi chúng ta, thế nhưng chúng ta lại thường xuyên quên lãng Ngài. Như lời nhắc nhở, trong các giờ phụng vụ, Giáo Hội luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến và thánh hóa mọi sự ngay từ đầu để có hiệu quả đúng theo Ý Chúa, bắt đầu các giờ kinh đều cầu xin Thiên Chúa Ngôi Ba.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, đúng như lời Đức Kitô đã hứa trước khi về trời, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như LƯỠI LỬA tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (Cv 2:1-4) Thật vậy, mỗi người đều có khả năng riêng – người được ơn này, kẻ được ơn khác, không ai giống ai, không ai bất tài vô dụng như người ta quan niệm. Tài năng riêng của mỗi người chính là ơn của Chúa Thánh Thần, nhưng ơn đó không phải để giữ riêng cho mình rồi chảnh, ích kỷ hoặc kiêu căng, mà là để làm vinh danh Thiên Chúa. Của Chúa thì phải trả lại Ngài, đó là công bằng mà thôi.
Hồi đó ở Giêrusalem có những người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về, nhưng ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt và thán phục lắm. Đó là hiện tượng “nói tiếng lạ,” nhưng ai cũng hiểu. Các tông đồ chỉ là những người ít học, làm đủ các ngành nghề, chẳng học ngoại ngữ bao giờ, thế mà nay thông minh đột xuất, nói ngoại ngữ như gió, họ thấy nhãn tiền chứ chẳng phải chỉ nghe đồn. Mèn ơi, vô cùng lạ lùng, ngoài sức tư tưởng của phàm nhân chúng ta.
Ngay lúc đó của ngày hôm đó, các tông đồ “nói tiếng lạ” không phải để lòe bịp, khoe khoang hoặc ý đồ gì khác, mà chỉ “loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2:11) Tận mắt chứng kiến và nghe rõ ràng như vậy, ai cũng sửng sốt, có những người phân vân vì không hiểu như vậy nghĩa là gì, nhưng cũng có những người lại chế nhạo rằng các tông đồ “say” thật rồi. (Cv 2:13)
Tương tự, ngày nay khi thấy “sự lạ” hoặc thấy người khác có “cái lạ” (theo nghĩa tích cực về tâm linh), có người khâm phục và tạ ơn Chúa, nhưng cũng có người gièm pha, chê trách, ghét bỏ,... Có thể họ không nói ra bằng lời, nhưng động thái của họ đã “bật mí” tâm địa của họ. Đây là phương diện cần lưu ý và cẩn tắc, vì “cái tôi” của con người vừa to vừa lớn, choán hết chỗ của những thứ khác, cụ thể là nó “che” tầm nhìn của mình nên chỉ thấy chính mình mà thôi. Thật đáng quan ngại!
Với ít nhiều kinh nghiệm để nhận biết rằng Ơn Chúa luôn chan hòa và kỳ diệu, thế nhưng khi cầu nguyện mà không thấy “được như ý” nên chúng ta cứ tưởng Chúa không ban, thật ra Ngài ban cho chúng ta cái khác có lợi cho chúng ta hơn so với điều chúng ta muốn, bởi vì “Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự.” (1 Ga 3:20) Thật vậy, “sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người.” (1 Cr 1:24-25) Chắc chắn rằng “tất cả đều là hồng ân,” thế nên chúng ta phải biết tạ ơn, chân thành tự nhủ: “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi! Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!” (Tv 104:1) Trí óc phàm nhân chúng ta không thể đủ sức hiểu sự quan phòng và tiền định của Thiên Chúa.
Thật là khôn ngoan nếu biết “Fiat voluntas Dei – Xin vâng Ý Chúa” theo tâm nguyện của Lm Leo Dehon – thời Công Đồng Vatican I, vị sáng lập Dòng Hiến Sĩ Thánh Tâm, tức là Dòng Linh Mục Thánh Tâm (Oblates of Sacred Heart, Priests of Sacred Heart, tức là SCJ – Prêtres du Sacré Cœur de Jésus.) Đặc sủng của dòng này là các linh mục như nạn nhân của Chúa và sống tinh thần đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Thánh Vịnh gia minh định: “Công trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan, những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất.” (Tv 104:24) Không có Ngài, chúng ta chẳng làm được trò trống gì, dù là việc nhỏ nhoi, mà thậm chí là chết ngay lập tức. Thiên Chúa là sự sống, Thánh Thần là hơi thở, có Thiên Chúa thì chúng ta nên mới hoàn toàn như “sinh vật lạ,” nhưng chắc chắn rằng thiếu Thiên Chúa thì chúng ta không thể nào sống nổi: “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi; lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này. Vinh hiển Chúa, nguyện muôn năm tồn tại, công trình Chúa làm Chúa được hân hoan.” (Tv 104:29-31)
Là những người Công giáo, ai trong chúng ta cũng mong được nhận thức sâu sắc và đúng đắn về Thiên Chúa, đồng thời khả dĩ định hướng sống rạch ròi: “Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả, đối với tôi, niềm vui là chính Chúa.” (Tv 104:34) Chỉ có vậy mới an tâm và thẳng tiến về hướng Trời cao – Quê Hương Vĩnh Hằng.
Ngày xưa, các tông đồ là những người nhát đảm, sợ sệt, đã từng bị Thầy Giêsu trách là “kém tin,” (Mt 6:30; Mt 14:31; Mt 16:8; Mt 17:20; Lc 12:28) nhưng sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông trở nên can đảm, mạnh dạn, dám ăn dám nói chứ không “bỏ của chạy lấy người” như trước. Đa số các ông đã tử đạo để minh chứng niềm tin vào Đức Kitô – Đấng Cứu Độ duy nhất. Thật vậy, một Saolê hung hăng và tàn bạo bắt đạo Chúa đã trở thành một Phaolô “mềm như bún” và nhiệt thành rao truyền Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh-và-phục-sinh sau khi được Chúa Thánh Thần tác động. Rất nhiều vị thánh trong lịch sử Kitô giáo đã cho thấy rõ sức mạnh của Chúa Thánh Thần hoạt động và biến đổi các ngài. Cầu xin Thiên Chúa Ngôi Ba cũng biến đổi mọi người – đặc biệt là biến đổi những người vô thần để họ sớm trở về với một Chúa duy nhất.
Với giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô chia sẻ: “Khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Thế mà điều chúng tôi giảng dạy cho các tín hữu trưởng thành cũng là một lẽ khôn ngoan, nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian, cũng không phải của các thủ lãnh thế gian này, là những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong. Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển.” (1 Cr 2:3-7) Điều đó chứng tỏ sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã tác động: Người nhút nhát thành can đảm, người yếu đuối thành mạnh mẽ, người dốt nát thành thông minh, người khờ dại thành khôn ngoan,... Thật tuyệt vời!
Và rồi Thánh Phaolô căn dặn: “Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng dùng những lời lẽ học được nơi Thần Khí; chúng tôi dùng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thần Khí.” (1 Cr 2:12-13)

Chắc chắn đúng như vậy và tuyệt đối như thế, bởi vì Chúa Thánh Thần vô cùng quan trọng. Chúng ta cùng nhau hiệp ý cầu xin với cả Giáo Hội qua bài Ca Tiếp Liên: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; Ðấng ban ân huệ, Ðấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!...” Và Ngài đã đến, đang đến và sẽ đến, để không ai phải mồ côi hoặc cô độc.
Quả thật, Ca Tiếp Liên xác định: “Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội.” Vì thế mà chúng ta phải không ngừng “xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích, uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường, ban cho ơn bảy nguồn, được huân nghiệp nhân đức, được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.”
Thực sự được như thế thì vô cùng diễm phúc, vì chúng ta chỉ là phàm nhân cát bụi, tội lỗi ngập đầu, mà được Thiên Chúa ân cần săn sóc. Thảo nào ma quỷ ghen tức với chúng ta nên chúng dàn quân cám dỗ mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta càng diễm phúc hơn vì dù chỉ là những tội nhân khốn kiếp mà được phục hồi cả “bộ ba” là nhân vị, nhân phẩm, và nhân quyền – nhờ Máu và Nước cứu độ tuôn trào từ Nguồn Mạch Thương Xót nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Không chỉ vậy, Thiên Chúa còn ban cho chúng ta được Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta và hứa ban hồng phúc trường sinh với Ngài trên Thiên Quốc, vì chính Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta, muốn rằng Ngài ở đâu thì chúng ta cũng ở đó. (Ga 14:3) Đúng là còn hơn là diễm phúc hoặc đại phúc nữa. Deo gratias!
Chính Chúa Giêsu cho biết rằng Ngài về trời để dọn chỗ cho chúng ta, (Ga 14:2) vì ích lợi của chúng ta, (Ga 16:7) nhưng vì quá đỗi yêu thương chúng ta nên Ngài sợ chúng ta mồ côi, (Ga 14:18) thế nên Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần ở hẳn trong mỗi chúng ta, (Ga 14:16) và lời hứa đó được thực hiện vào ngày Lễ Ngũ Tuần, sau khi Chúa Giêsu về trời được 10 ngày. Và lúc nào cũng là Lễ Ngũ Tuần đối với tín nhân chúng ta nếu biết mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần, để cho Ngài biến đổi.
Thánh Gioan cho biết: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19) Một lời chúc tuyệt vời, vì đó là “hơi ấm” mà ai cũng cần, cả trong cuộc sống đời thường và tâm linh. Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Ôi, không vui sao được vì Thầy đã sống lại đúng như Ngài tiên báo. Cứ tưởng Thầy chết là “chấm hết,” nào ngờ Thầy vẫn “nguyên si.” Thật là sung sướng quá chừng luôn!
Chắc hẳn lúc đó các ông sướng rơn nên không biết nói gì. Rồi Ngài lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20:21) Một hệ lụy tất yếu. Sướng thì sướng thật, nhưng phải có trách nhiệm, và không được ích kỷ, nghĩa là phải chia sẻ niềm vui đó cho người khác. Đó là công bình và hiệp nhất.
Chúa Giêsu vừa dứt lời thì thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20:22-23) Một lần nữa, Chúa Giêsu lại tiếp tục thể hiện Lòng Thương Xót một cách cụ thể: Bí tích Hòa giải. Đúng như Ngài đã từng bảo ông Phêrô khi ông hỏi Ngài về mức độ tha thứ: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18:22) Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, là Thiên Chúa tình yêu, với Thánh Tâm ngùn ngụt Lửa Yêu nên Ngài dạy phải sống bao dung chứ đừng “bung dao,” phải “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho người ngược đãi mình.” (Mt 5:44) Như thế mới là thực hành Lòng Thương Xót và “mới được trở nên con cái của Chúa Cha.” (Mt 5:45) Nếu không, chúng ta chẳng đáng công chi, chẳng hơn người thu thuế và người ngoại đạo. (Mt 5:46-48)
Để có thể hành động đúng như Chúa Giêsu mong muốn thì chúng ta phải thực sự can đảm, muốn can đảm thì phải có ơn Chúa Thánh Thần, muốn có ơn Chúa Thánh Thần thì phải cầu xin Ngài ngự đến. Thật vậy, không có Thiên Chúa thì chúng ta chẳng làm gì được. (Ga 15:5) Chúng ta chỉ vô dụng nếu không có Chúa Thánh Thần.

Mọi tín nhân đều là những người được Chúa Giêsu sai đi như chiên vào giữa bầy sói, vì thế phải “khôn ngoan như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16), tức là cần ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Thật vậy, Thánh Phêrô vừa cảnh báo vừa căn dặn: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1 Pr 5:8) Nhìn vào mặt trời rất chói mắt, những ai theo Đức Kitô đều bị ma quỷ tìm cách phá – rõ ràng và cụ thể là luôn có bách hại Kitô giáo, càng ngày càng tinh vi hơn.
Thật thú vị với các biểu tượng về Chúa Thánh Thần: Bồ câu hiền lành và thân thiện với mọi người, tượng trưng hòa bình (bình an, an bình); Lửa có tính “nhiệt” (nóng, dương); Nước có tính “hàn” (lạnh, âm), âm dương hòa quyện Đất Trời; Gió làm hạ nhiệt, gió từ quạt máy không thể so với làn gió nhẹ từ thiên nhiên. Lửa, Gió và Nước là những thứ rất mềm, nhưng lại “cứng” hơn mọi thứ khác, và không ai có thể “cắt đứt” chúng. Chúa Thánh Thần cũng vậy, khi Ngài đã hành động thì không một sức mạnh nào có thể cưỡng lại. Ngoài ra, lửa có một đặc điểm khác là càng chia sẻ càng thêm nhiều, chứ không giảm bớt. Quả là kỳ diệu vô cùng!

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin tạ ơn Ngài đã cho chúng con được làm người và làm con cái của Ngài. Xin ban Thần Khí để chúng con được sống dồi dào và đủ sức hoàn thiện theo Thánh Ý Ngài, nhờ đó chúng con có thể can đảm làm nhân chứng nhân sống động và hiệu quả. Xin cho chúng con được say Tình Ngài, trở nên khí cụ bình an của Ngài, xin Lửa Thánh Thần “thiêu đốt” và “uốn nắn” chúng con nên mới mỗi ngày một hơn, đồng thời luôn bảo vệ chân lý của Ngài.
Lạy Thiên Chúa nhân lành, tạ ơn Ngài đã thương Việt Nam cách riêng trong cơn đại dịch Corona, không để chúng con chịu thiệt thòi như những quốc gia khác. Xin Chúa tiêu diệt virus ở những nơi khác, nhất là những nơi tâm dịch. Xin Chúa thêm sức cho mọi người, và xin cho những người thiệt mạng vì đại dịch được về hưởng Thánh Nhan Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

RIP Maria




R  I  P



Xin  Quí  Thân  Hu    Các  Bn
Cu  Nguyn  Cho  Linh  Hn  Maria
 Va  Qua  Đời  Ti  California - USA  Nhé!
Chân  Thành  Cám  Ơn,
  Xin  Chúa  Thánh  Thn  Gìn  Gi  Tt  C  Chúng Ta!
Thân  Mến,
Duyenky

Dâng hoa lên Đức Mẹ - tháng Năm


Dâng  hoa  lên  Đức  Mẹ - tháng  Năm



Dâng Hoa Đẹp Nhất Từ Trước Đến Nay - Tháng Hoa Dâng Mẹ


https://www.youtube.com/watch?v=ommJKfjSq2M



Giáo Xứ Đền Thánh Kiên Lao Đồng Tiến Hoa Dâng Mẹ 05/ 2019

https://www.youtube.com/watch?v=d0HiTbUW_fs



Giáo Xứ Nam Hòa Dâng Hoa Đồng Tiến 2019

https://www.youtube.com/watch?v=CxpZBqCLMR0



Giáo xứ Trung Thành GP Bùi Chu Đồng Tiến Hoa Dâng Kính Đức Mẹ 2019




GX An Đạo dâng hoa đồng tiến, Dâng Kính Đức Mẹ ngày 05 - 5 - 2019



THÁNG 5 VỀ CON DÂNG HOA KÍNH MẸ - Đền Thánh Quần Phương Bùi Chu

Ba thách thức môi trường chính của thời đại chúng ta.


Ba  thách  thức  môi  trường  chính  của  thời  đại  chúng  ta.
Mon, 25/05/2020 - Jos. Tú Nạc, NMS



Thách thức môi trường là một trong những vấn đề lớn của thế kỷ 21, và có ba lĩnh vực chính cần quan tâm.

1 - Thay đổi khí hậu
Quan trọng nhất là toàn cầu đang nóng lên. Theo Greenpeace, nhiệt độ tăng có thể đạt tới 118,4 độ F vào cuối thế kỷ. Hậu quả có thể là thảm họa.

Giuseppe Onufrio, Giám đốc điều hành Greenpeace, Ý Đại Lợi:
“Năng lượng tái tạo có thể được sản xuất, nhưng nó không dễ dàng bởi vì những người kiểm soát ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch không quan tâm. Trên thế giới hiện nay, thị trường năng lượng tái tạo cần khoảng 285 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Chỉ có các ngân hàng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch dễ cháy, như carbon, dầu và khí đốt, gấp 2,5 lần con số này. Điều đó không tốt. Chúng ta phải thay đổi tình trạng này.”
Sự khan hiếm nước uống sẽ là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của sự nóng lên toàn cầu.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng trong vòng 5 năm, hai phần ba dân số thế giới có thể sống ở các nước bị áp lực nước. Hậu quả có thể là thảm khốc, như ngay cả Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Nước không phong phú như chúng ta tưởng. Nó sẽ là một vấn đề quan trọng có thể dẫn chúng ta đến một cuộc chiến khác.”

2 - Tàn phá rừng
Vấn đề quan trọng khác là sự tàn phá của rừng. Trong những năm gần đây, các đám cháy dữ dội đã tàn phá Úc, Siberia và California, trong số những quốc gia khác. Khu rừng Amazon, được gọi là lá buồng phổi xanh của Trái đất, đang liên tục bị đe dọa.

Giuseppe Onufrio, Giám đốc điều hành Greenpeace, Ý Đại Lợi:

“Những hội nghị về Amazon từ tháng Mười năm ngoái đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các cộng đồng bản địa đang bị đe dọa ngay cả khi chúng ta nói chuyện. Chính phủ Ba Tây đang tận dụng đại dịch để tiếp tục phá hủy.”

3 – Đại dương
Những đại dương đã biến thành những nơi đổ rác, đặc biệt là nhựa. Theo Greenpeace, quản lý chất thải kém để lại khoảng tám triệu tấn nhựa trong các vùng biển và đại dương của hành tinh hàng năm. Điều đó chiếm từ 60 đến 80 phần trăm rác trong đại dương và hậu quả là không thể lường trước.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn

Chúa Thánh Thần đem bí tích vào đời sống như thế nào


Chúa  Thánh  Thần  đem  bí  tích  vào  đời  sống  như  thế  nào
Fri, 29/05/2020 - Lại Thế Lãng




Khi một bà mẹ ôm đứa con trai, cái ôm đó là một dấu hiệu rõ ràng, hữu hình của một tình yêu dành cho người con. Khi một sinh viên tốt nghiệp trường y, tấm bằng tốt nghiệp cô ta nhận được là một dấu hiệu hữu hình có thể nhìn thấy, chuyển tải một sự thật vô hình. Tấm bằng đó nói với mọi người “Người này bây giờ đã được đào tạo đầy đủ và có đủ kinh nghiệm để hành nghề y”.

Đây là một cách để hiểu các bí tích và công việc của Chúa Thánh Thần trong những bí tích đó. Tất cả bảy bí tích đều sử dụng những thực thể hữu hình: nước, dầu và muối trong bí tích Thánh Tẩy, bánh và rượu trong bí tích Thánh Thể, việc đặt tay và dầu Thánh trong bí tích Thêm Sức. Đây là tất cả những dấu hiệu có thể nhìn thấy bên ngoài nói lên công việc bên trong của Thần Khí trong đời sống chúng ta. Bởi quyền năng của Thần Khí, những dấu hiệu này được biến đổi và thực sự đem lại công việc của Thiên Chúa mà những dấu hiệu đó  biểu hiện: nước thực sự rửa chúng ta khỏi tội lỗi. Bánh và rượu thực sự trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu. Dầu Thánh thực sự gắn kết chúng ta với qùa tặng của Chúa Thánh Thần.

Bây giờ hãy giả sử rằng cậu bé nhận được cái ôm của mẹ mình khi vừa ra khỏi cơn giận dữ và vẫn còn buồn bã với mẹ mình. Điều đó liệu có làm cho cái ôm của bà trở thành không thật? Liệu nó có kém đi ý nghĩa bởi vì con bà không mở lòng để đón nhận tình yêu của bà? Không. Tình yêu của người mẹ rõ ràng vẫn ở đó, nó đúng là không thay đổi vì những điều đó.

Tương tự như vậy, thánh Augustine đã dạy rằng ân sủng của mỗi bí tích luôn được tuôn đổ trên chúng ta khi chúng ta nhận những bí tích này. Vì vậy ngay cả khi đứa trẻ sơ sinh ngủ trong khi bé được rửa tội, bé vẫn được trở thành “tạo vật mới” (2Cr 5: 17). Ngay cả vị linh mục khi nghe chúng ta xưng tôi bị sa vào tội lỗi của riêng mình, chúng ta vẫn thực sự được tha tội khi linh mục công bố lời tha tội. Và ngay cả khi chúng ta hoàn toàn bị phân tâm trong Thánh lễ, chúng ta vẫn nhận được chính Chúa Giêsu, Mình và Máu, linh hồn và thần tính khi chúng ta rước lễ.

Ân sủng bí tích ràng buộc và không ràng buộc

Rõ ràng có một sự tương quan giữa những hiệu quả của các bí tích có trong cuộc sống chúng ta và mức độ cởi mở và tiếp nhận của chúng ta đối với Chúa. Như nhiều Giáo phụ đã nói, các bí tích có thể bị “ràng buộc” bởi tình trạng của người nhận bí tích. Điều này có nghĩa là hiệu quả ân sủng của Thiên Chúa bị hạn chế. Nó có nghĩa là chúng ta không cảm nghiệm ân sủng luôn hiện diện trong bí tích đó. Cho dù đó là sự thờ ơ, cứng lòng, tội chủ động hay bất tín thì thái độ và khuynh hướng của chúng ta cũng tạo ra sự khác biệt rất quan trọng.

Một công thức thực sự đơn giản. Nếu chúng ta đi xưng tội và biết chúng ta cần lòng thương xót của Thiên Chúa đến chừng nào, chúng ta như cảm nghiệm được lòng thương xót đó trong một cách giúp chúng ta thay đổi. Nếu chúng ta rước lễ với lòng biết ơn về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu thì tâm hồn chúng ta sẽ được nâng lên bởi tình yêu thương của Ngài khi chúng ta rước Ngài vào lòng.

Ngược lại, nếu chúng ta chỉ dành ít thời giờ cho Chúa Giêsu, nếu chúng ta chọn sống trong tội lỗi hay nếu chúng ta tiếp cận  với sự thờ ơ và thiếu kỳ vọng, chúng ta sẽ cảm thấy như thể chúng ta chẳng nhận được gì từ bí tích. Hãy nghĩ về Giuđa Itcariốt. Ông ta đã nhận được Bánh Hằng sống trong bữa Tiệc ly nhưng việc đó đã chẳng có hiệu quả đích thực trong tâm trí và trong quyết định của ông.

Bí tích không phải là phép thần thông. Bí tích không giống như một viên aspirin chúng ta uống để hết bị đau. Một lần nữa, thánh Augustine nói với chúng ta “Đấng tạo thành chúng ta mà không có chúng ta sẽ không cứu chúng ta mà không có chúng ta”. Các bí tích đầy rẫy ân sủng của Thiên Chúa, nhưng hiệu qủa của ân sủng đó phụ thuộc vào thái độ mềm mỏng của chúng ta đối với Thiên Chúa và biết nói vâng với Ngài. Thiên Chúa sẽ không bao giờ tự áp đặt Ngài trên chúng ta. Ngài trông chờ chúng ta mở lòng ra và nói “Lạy Chúa Giêsu, con cần ân sủng của Ngài, con muốn nhận được ân sủng của Ngài”.

Thần khí và Bí tích

Chúa Thánh Thần có liên quan mật thiết trong mỗi bí tích. Chân lý này được nhấn mạnh đặc biệt trong thời gian của Công đồng Vatican II. Một thần học gia thế kỳ hai mươi, linh mục François-Xavier Durrwell, đã viết “Mỗi bí tích được thiết lập trong Thần Khí  và đồng thời là những ống máng nơi Thần Khí hoạt động”.

Linh mục Yves Congar, một tiếng nói rất có ảnh hưởng trong Công đồng, cũng dậy rằng “Trong suốt lịch sử của Giáo hội, hiệu quả ân sủng của các bí tích luôn luôn tượng trưng cho hiệu quả của Chúa Thánh Thần”. Congar tiếp tục “Qua bí tích, Chúa Giêsu ở trong chúng ta nhưng để cho sự hiện diện bí tích có được hiệu quả, Chúa Thánh Thần phải thêm vào hơi thở của Ngài, ngọn lửa của Ngài và sự sống của Ngài”.

 Thánh Kinh khuyến khích chúng ta được “tràn đầy Thần Khí” (Êp 5: 18; Cv 6: 3). Thánh Kinh mô tả lời hứa của Thiên Chúa “đổ tràn” Thần Khí của Ngài (Cv 2: 17, 18) và về việc chúng ta cần “mặc” lấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Lc 24; 19).

Tất cả những hình ảnh này cũng như lời lẽ của vô số nhà thần học truyền đạt cái ý tưởng về một điều gì đó khác biệt – Chúa Thánh Thần – đến trên chúng ta và trở thành một phần của chúng ta. Tất cả họ đều nói về cách Thần Khí muốn thay đổi chúng ta thông qua các bí tích để chúng ta có thể càng ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Tất cả họ đều mô tả  hoạt động của Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận được trong ngày chúng ta được Rửa tội, khi Ngài ban nhiều ơn sủng và tình yêu của Ngài trên đời sống chúng ta. Điều này là lấp đầy, là tuôn đổ, là mặc cho chúng ta – đây là trung tâm của mỗi bí tích và tại trung tâm hiệu qủa của bí tích đó đã cho chúng ta.

Những trải nghiệm của ân sủng

Mô tả hoạt động của Chúa Thánh Thần, linh mục Karl Rahner, một thần học gia có ảnh hưởng khác của Công đồng Vatican II viết “Ở dưới đây con người có thể có những trải nghiêm về ân sủng đã cho anh ta một cảm giác tự do, mở một chân trời hoàn toàn mới cho anh ta, tạo ra một ấn tượng sâu sắc trên anh ta, chuyển đổi anh ta, định hình, thậm chí trong một thời gian dài, cả thái độ Kitô hữu sâu sắc nhất của anh ta. Không có gì có thể cấm cản chúng ta gọi những cảm nghiệm như thế là phép thanh tẩy trong Thần Khí”.

Chẳng phải là sự mô tả này cũng giống như những gì chúng ta có thể trông đợi mỗi lần chúng ta cử hành bí tích sao? Bởi vì Chúa Thánh Thần là ở trung tâm của mọi ân sủng mà các bí tích đổ ra. Chúng ta có thể nói rằng mỗi lần cử hành bí tích là một cơ hội cho chúng ta để được “thanh tẩy” hay được đắm mình trong tình yêu và ân sủng của Thần Khí.

Những loại “trải nghiệm ân sủng” này là những gì đã xẩy ra khi Chúa Giêsu bẻ bánh trước hai môn đệ trên đường Em-mau. Đây là điều đã làm cho thánh I-Nhã của thành Loyola khóc vì vui mừng vì cuối cùng ông đã có thể cử hành Thánh lễ như là một linh mục. Đó là tại sao ĐTC Phanxicô đã xưng thú tội lỗi của mình trước khi nghe người khác xưng tội.

Vì vậy mỗi khi chúng ta tham dự vào một bí tích hãy mở lòng ra với Thần Khí. Hãy nhớ rằng Ngài luôn ở đó, sẵn sàng hoạt động trong chúng ta. Hãy xin Chúa Thánh Thần “mở ra những chân trời hoàn toàn mới” và “tạo ấn tượng sâu sắc” trong chúng ta với mỗi bí tích chúng ta nhận. Hãy xin Ngài “biến đổi” chúng ta “trong một thời gian dài” để chúng ta nhận biết được cái ôm nồng ấm của Cha trên trời./.