Huấn Ca Phù Đổng
15/5/2020-Phạm
Văn Bản-cdtg
Tích truyền Cứu Nước dẫn
lời
Huấn linh Phù Đổng từ thời
Hùng Vương
Đề ra Sách Lược tỏ tường
Tổ Tiên hướng dẫn con đường
Giúp Dân
Xâm lăng với nạn giặc Ân
Vua Hùng tìm cách giải phần
nguy cơ
Dùng bao phương thức –
nào ngờ
Chẳng ngăn nổi giặc – cõi
bờ phá tan
Nhà Vua chợt nhớ lập đàn
Khẩn cầu Quốc Tổ – thương
ban nước nhà
Can qua tại chốn ngã ba
Trong cơn giông tố hiện ra
Cụ Gìa
Hình dung cổ quái – múa
ca
Râu dài áo đỏ – đậm đà
tuyết sơn
Giỡn chơi với đám trẻ con
Rầm rầm chạy nhảy – cười
dòn pháo rang
Nhìn qua khung cảnh ngòai
đàng
Tuần quan thấy lạ vội
vàng tâu vua
Hùng Vương tiến đến kính
thưa
Cầu Cụ giúp chước – tránh
thua quân thù
Cụ cười và bảo: “Nhân thu
Nhà vua sai sứ chu du tìm
người!”
Vương liền phán đến khắp
nơi
Tìm người cứu nước như lời
Tổ khuyên
Sứ nhân hăng hái rao truyền:
“Tổ về và bảo thường
xuyên đi tìm”
Và làng Phù Đổng đồi sim
Có con trai nhỏ im lìm ba
năm
Chẳng đi, cười, nói – chỉ
nằm
Tới khi sứ đến viếng thăm
làng này
Cậu ta bật dậy trình bày
Xin con ngựa sắt với tay
roi dài
Từ đây Cậu Bé trổ tài
Lớn mau như thổi – tiêu
sài áo cơm
Gia đình tận lực bổ bơm
Bà con lối xóm đong đơm
giúp vào
Tới hôm ngựa sắt sứ trao
Vươn vai hít thở lớn cao
phi thường
Phóng lên ngựa sắt cầm
cương
Ngựa liền phun lửa nhắm
phương nghịch thù
Vung roi đánh giặc mịt mù
Nhổ tre mà đánh – cho dù
gãy roi
Số làng ngựa thổi cháy toi
Giặc tan – trời đất đã
soi rửa hờn
Thắng quân tới núi Sóc
Sơn
Cậu cùng ngựa lửa thoát
cơn – Về Trời
Gốc tre bỏ lại trên đời
La Ngà – Thánh Gióng – đồng
thời mọc lên
Vua Hùng phong cậu với
tên
Thiên Vương Phù Đổng giữ
bền non sông
* *
Kính thưa quý vị và các bạn,
Sách Lược Cứu Nước của Tổ
Tiên muôn đời hữu dụng, sách gối đầu giường hằng đêm suy tính từng điểm, từng
chữ, từng câu làm một chương trình sống cho những ai dám quyết tâm phá giặc. Dám
thấy việc phải làm, dám làm việc đã thấy. Dám đối diện với thực tại, dám nhìn
thẳng vào tương lai. Dám đương đầu với khó khăn, dám biến chướng ngại thành
phương tiện. Dám từ bỏ những gì mà mình đang có, để thực hiện điều cao qúy hơn.
Không chỉ dám bằng hứng chí, bằng lý trí, bằng chứng cớ, bằng suy tư mà còn dám
với tất cả tâm hồn, chúng ta dám cảm nhận sống thực với chính mình, vì bao trăm
năm qua dân nước Việt Nam chưa một lần được thực sự giải cứu.
Bởi thế Phù Đổng là Bài Học
Cải Hóa – cải hóa từng con người, và cải hóa toàn thể xã hội. vừa Cứu Nước lại
vừa Cải Hóa Con Người.
Khởi đầu sự kiện nước bị
Giặc Ân xâm chiếm – Thời Nhà Ân Trung Quốc cũng cùng với Thời Vua Hùng ở vùng Đất
Tổ của chúng ta là Hồ Động Đình. Nhân việc kể đi kể lại chiến tích chống ngoại
xâm, Tổ Tiên đúc kết thành bài học Cứu Nước và Cứu Người.
Trước nạn giặc xâm chiếm,
nước mất nhà tan, dân tình khốn khổ, Vua Hùng và triều đình đã dùng hết cách, hết
sức, hết lực nhưng vẫn không ngăn được giặc. Tuy là bối cảnh câu chuyện, nhưng
lại là yếu tố giúp chúng ta chuẩn bị cho một tổ chức cứu nước hoàn chỉnh và hữu
hiệu.
Mọi phương thức chống giặc
đều vô hiệu, lực lượng tan rã, lòng dân phân tán, đồng minh trở mặt. Giặc lại
thừa thắng xông lên, gây bao oan nghiệt, điêu linh thống khổ cho đồng bào, cho
đất nước, cho giống dòng.
Chúng ta phải nhận chân
thảm trạng mất nước. Không lượng định chính xác sức mạnh của giặc, và tình trạng
yếu kém của ta về mọi phương diện, thì chỉ là lạc quan trái mùa hay sợ giặc mà
không nhìn ra giặc, không đánh giặc mà lại đánh nhau. Chúng ta cần học hỏi và
trau dồi tài năng sao cho hơn giặc mọi mặt thì mới mong thắng giặc.
Nhận chân thực
trạng để biết địch biết ta.
Xác định đức tính thiết yếu
của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào
sức sống sức mạnh của dân tộc. Chúng ta dám lột xác để thích ứng với tình thế mới,
điều kiện mới, hoàn cảnh mới, và quyết tâm dấn thân thực hiện việc tổ chức cứu
nước cho đến ngày thành công.
Bài học khởi sự với việc
nêu rõ điều kiện, đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới
tổ chức, từ tổ chức tới mọi người khác. Phù Đổng duyệt qua từng giai đoạn, từng
công tác, từng hành động từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết,
qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập
trung sức mạnh.
Bài học nêu rõ vấn đề vai
trò các chủ lực, thái độ và phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức,
bất công. Tất cả được Tổ Tiên hướng dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế,
để từng người, từng nhóm người và toàn thể trở về với Con Người đích thực, và
Xã Hội cũng đích thực trọn vẹn là xã hội con người.
Trong ngõ bí của thời cuộc,
trong phũ phàng của thực trạng mất nước, Tổ Tiên cho bừng lên một vừng sáng
chói chang hy vọng là Vua Hùng lập đàn cầu Tổ về giúp. Việc lập đàn chứng tỏ
lòng thành và ý thức của chúng ta về tầm mức quan trọng vượt bực trong đại cuộc
giúp dân cứu nước. Cứu một người đã khó thay, huống chi cứu cả một dân tộc, một
đất nước, một lịch sử giống dòng.
Tổ là biểu trưng cho Tinh
Thần, cho Sức Sống tối cao, Hồn Thiêng của Dân Tộc. Ngài là nguồn gốc và là sự
sống còn, là niềm hy vọng và là tụ điểm của toàn dân. Cầu Tổ là bộc lộ niềm tin
bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô biên và truyền thống siêu việt
của dân tộc. Ðây chính là nền tảng đích thực của tổ chức chính trị mang sứ mệnh
Giúp Dân Cứu Nước. Bất cứ nền tảng nào khác đều dẫn tới hậu quả là biến dân nước
thành vong nô của ngoại bang, của tà thuyết, của cường quyền hay nhóm lợi ích.
Việc cầu Tổ, Phù Đổng còn
nối kết cách tuyệt diệu với các truyền thuyết Tiên Rồng, Tiết Liêu. Tiên Rồng –
Cha Rồng nhắn nhủ: “Khi cần thì gọi, Ta về ngay.” Tiết Liêu – Tiết Liêu thành
tâm an dân thịnh nước, Tổ cũng về giúp. Thời bình mà Tổ còn thương như vậy, huống
chi thời loạn và con cháu đau khổ. Con cháu Tiên Rồng có lúc nào cần Tổ thương
về giúp, khi đất nước gặp nạn, gia đình ly tán, đồng bào thống khổ?
Con cháu khẩn thiết kêu cầu, Vua Hùng lập đàn cầu Tổ về giúp.
Trên đàn có ngai qúy để Tổ
về ngự, hương trầm nghi ngút, đèn nến sáng ngời, lễ vật đầy đủ. Vua quan đều
thân thanh tâm tịnh, thành tâm thiện ý, đoàn kết một lòng. Dân chúng vây quanh
cầu khẩn, van xin thống thiết, và uy nghi trang trọng. Ai cũng chờ Tổ hiển hiện
tại đàn, “hoành tráng” chưa từng thấy.
Nào ngờ trên đàn chưa thấy
dấu linh, thì ở ngã ba đường có một Cụ Già Áo Đỏ đang đùa giỡn với đám trẻ
trong làng. Người dám tiến vào đại chúng, tìm gặp Tổ chính là Vua Hùng. Vì quyết
tâm cứu nước, nên dầu thấy những cảnh tượng bất thường của Cụ Gìa, Vua Hùng
cũng tìm tới gặp Cụ, và xin Cụ dạy cách cứu nước. Phải thành tâm cùng tột, tuệ
linh sáng ngời như Vua Hùng mới có thể nhận ra đó không phải là quái nhân tới
phá đám, mà Tổ đã về.
Tuy đã lập đàn và chuẩn bị
mọi sự, tức là đã dự tính cho nhiều kế hoạch, nhiều chương trình nhưng Vua Hùng
cương quyết gạt bỏ tất cả, tới ngã ba đường gặp Cụ Gìa cổ quái để học cách tổ
chức cứu nước. Đây là điểm đột phá quan trọng cho người lãnh đạo, là Lột xác.
Không vượt điểm đột phá
này, không lột xác, không từ bỏ dự tính và phương thức cũ, thì chúng ta không
thành công. Không thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới, không đón nhận kiến
thức mới, chúng ta không thể hội nhập vào tổ chức chính trị Tiên Rồng. Không mở
rộng tâm trí đón nhận những bất ngờ, những cổ quái, thì chúng ta không thể nghe
được tiếng Tổ gọi, tức là không thể nhận ra những phương thức thực sự hữu hiệu
cho việc cứu nước. Và chúng ta có vượt qua được điểm lột xác thì mới có cơ may
được Tổ dạy cách Cứu Nước.
Bất chấp sự phản đối của
những quần thần kênh kiệu can ngăn, Vua Hùng lội bùn đội mưa tới ngã ba đường gặp
Tổ, và được Tổ dạy một phương thức cứu nước. Nhưng cách Tổ dạy cũng cổ quái. Tổ
bảo vua sai sứ đi khắp nơi tìm người cứu nước. Thực kỳ lạ! Tại sao Tổ không nói
rõ vị cứu tinh đó là ai? Tại sao lại bảo cho người đi tìm? Nếu chỉ có thế, thì
Tổ hiện về làm gì? Vua Hùng cũng chẳng đang làm những việc đó sao?
Nhưng chính điểm kỳ quái
lại là một bài học cho chúng ta. Tổ nhắc nhở, Tổ chỉ dạy, chớ Tổ không thể làm
giúp thay cho chúng ta. Tổ không giết giặc, Tổ không chỉ huy, Tổ cũng không làm
gián điệp, cũng không cho nỏ thần hay khí giới hiện đại để thị uy hoặc tiêu diệt
giặc.
Biết bao lần chúng ta cầu
mong phép lạ, điềm linh giết giặc thay chúng ta hưởng. Biết bao lần chúng ta
trách móc các Đấng Linh Thiêng không tích cực độ trì, giúp ta khoanh tay nhìn
giặc chết! Biết bao lần chúng ta kết tội người khác, kết tôi nhau không làm thế
này thế nọ.
Vấn đề không phải là Tổ
làm, mà là chúng ta biết thực thi ý muốn của Tổ. Khi biết Tổ Tiên và các Đấng
Thiêng Liêng muốn cứu dân lành, thì chính chúng ta phải tỏ ra là người con thảo,
là tín đồ thuận thành. Chính chúng ta ra công phá giặc và hoàn thành ý muốn của
Đấng Thiêng Liêng. Chính chúng ta phải làm, phải dấn thân, thì mới cứu được nước.
Xin nhớ rằng chúng ta có tổ chức hợp nhu cầu thời đại thì mới thành công.
Vua Hùng được Tổ chỉ
cách. Nhưng trước khi vua thể hiện ý Tổ, chúng ta thử nhìn lại giai đoạn vừa
qua. Vua Hùng sống với thực trạng mất nước, và khởi công từ thực trạng đó mà
làm. Vua không nuối tiếc hão huyền, cũng không mơ mộng viển vông của cuộc đời
vương giả. Vua tìm về nền tảng của công cuộc tổ chức cứu nước. Nền tảng đó là Tổ,
là Sức Sống, là Truyền Thống siêu việt đang tiềm tàng trong đời sống dân chúng.
Với quyết tâm cứu nước,
vua lột xác, sẵn sàng thích ứng và xử dụng mọi hoàn cảnh mới, mọi điều kiện mới.
Cuối cùng là dấn thân, không do dự, không ỷ lại, sẵn sàng biến mọi chướng ngại
thành phương tiện hữu hiệu trong việc cứu nước. Vua Hùng là biểu tượng của con
người cứu nước đích thực. Vì vậy những đức tính trên cũng chính là những điều
kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn thực sự góp phần vào việc phá giặc.
Truyền thuyết Mỵ Châu – An Dương Vương từ bỏ Hồn Nước,
nên dẫn tới mất Nước. Ở đây Vua Hùng gặp lại Tổ, sống lại Hồn Nước, nên khởi sự
cứu nước.
Lời dạy của Tổ chính là
phương thức cứu nước. Lời dạy của Tổ là ý muốn của Tổ, là chính Tổ sống động hiện
thực trong dân nước. Theo Lời Tổ là động lực cho mọi hành động của vua Hùng.
Vua sai sứ đi tìm Người Cứu Nước, sở dĩ các sứ chịu đi và toàn dân chịu nghe
theo cũng vì làm theo Lời Tổ – chớ không theo Lời Vua.
Lời Tổ trở thành Sức Sống,
trở thành Hồn Thiêng tạo dựng, thúc đẩy, điều hợp và hoàn thành đại cuộc. Sức Sống
này từ Vua Hùng truyền qua đoàn sứ nhân (đảng chính trị) và từ sứ nhân truyền
qua toàn dân.
Được Tổ chứng giám, Tổ chỉ
dạy, giờ đây vua mạnh dạn sai sứ lên đường. Đoàn sứ nhân chính là đại diện, là
hiện thân, là chính Vua Hùng đi đến với toàn dân.
Như vậy, đoàn sứ nhân là
Người Cứu Nước lên đường hành động, dấn thân thể hiện sứ mạng theo Lời Tổ dạy.
Đem Sức Sống của Tổ đến cho toàn dân. Toàn dân nhờ đó mới nhận được sứ điệp Tổ
và mới cứu được nước. Vai trò của tổ chức cứu nước đích thực, là vai trò nền tảng
trong công cuộc cứu nước.
Sứ nhân lên đường và chia
nhau đi đến với dân chúng khắp nơi. Mục tiêu hành động đầu tiên của tổ chức cứu
nước là Dân, chớ chưa trực tiếp đối đầu với Giặc. Công tác chính là vận động mọi
người đứng lên chống giặc. Có như thế thành công mới trọn vẹn là của dân và do dân.
Sứ nhân đi khắp nơi,
không bỏ sót, không từ khước bất cứ nơi chốn hay một phạm vi nào. Nơi đó có thể
là trong nước hay ngoài nước, nơi thân thiện hay ở ngay trong lòng địch, trong
các lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, kỹ thuật,
văn nghệ, giáo dục, thể thao, giải trí, truyền thông. Sứ nhân tiến vào các cộng
đồng, hội đoàn, nghiệp đoàn, họ tộc, gia đình, hay là trí óc, con tim, cuộc sống
của bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh hay sinh hoạt con người,
cá nhân cũng như tập thể.
Sứ nhân chia nhau đi,
không dồn chung một chỗ, không dành nhau một việc. Mỗi người tùy khả năng và
hoàn cảnh riêng mà nhận phần trách nhiệm của mình. Có phân nhiệm mới có tổ chức.
Tổ chức cứu nước là những con người cùng thể hiện các đức tính của sứ nhân, và
theo hiện tình và khả năng linh động, mà chia nhau trách nhiệm hoàn thành các
công tác thực thi sách lược cứu dân. Ðoàn sứ nhân chia nhau đi khắp nơi để loan
tin. Nhưng tin của họ thực là đơn sơ, Tổ đã về và sai đi tìm người cứu nước.
Thông điệp với nội dung
ngắn gọn, nhưng tác dụng lại hệ trọng. Tổ về và Tổ bảo đi tìm chứng tỏ Tổ độ
trì cho tổ chức, cho phương thức, chắc chắn có người cứu được nước. Chúng ta đã
có Sức Sống, có sách lược, có nhân sự. Ðây là lúc khám phá, là lúc thực hiện. Dầu
giặc đang mạnh, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Có gì khích động và hứng khởi
hơn để khơi dậy niềm tự tin tự hào dân tộc bằng nguồn tin tuyệt diệu này? Dầu
ai tuyệt vọng, cũng phải hăng say với tin mừng.
Đoàn sứ nhân đi loan tin
khắp nơi, chính là thể hiện công tác đem Tinh Thần dân tộc đến cho toàn dân. Nước
mất vì dân quên Tổ, quên nếp sống truyền thống siêu việt của Tổ Tiên, quên
Chánh Thuyết Tiên Rồng. Giờ đây sứ nhân nhắc nhớ tới Tổ, thức tỉnh niềm tin, sống
lại tinh thần và sức sống dân tộc.
Khi đến với dân sứ nhân
không chỉ loan tin, mà còn phải có hành động cụ thể. Sứ nhân lục lạo tìm kiếm
cho ra Người Cứu Nước (Phù Đổng). Hoạt động này cũng gây tác dụng thiết yếu.
Khi đã phấn khởi nhờ sống lại niềm tin, mọi người cũng tiếp tay với đoàn sứ
nhân mà đi tìm Phù Đổng.
Khi góp phần tìm kiếm,
chính là lúc mọi người đều thấm thía nạn mất nước. Do đó, mỗi người sẽ ý thức
đích xác về phận vụ của mình trong công cuộc cứu nước. Mọi người sẽ lột xác,
lãnh nhận trách nhiệm, và dấn thân chu toàn sứ mạng lịch sử. Như vậy, đoàn sứ
nhân loan tin và tìm kiếm chính là thực hiện công tác làm cho người dân sống lại
Hồn Nước, ý thức nạn nước, nhận lãnh trách nhiệm, và dấn thân cứu nước.
Ðây cũng là công tác làm
cho Mọi Người sống trọn nếp sống Việt, trở thành Người Dân Đích Thực, trở thành
Người Cứu Nước.
Truyền tích
An Dương Vương làm mất nước, vì đã
xa cách dân, loại dân ra khỏi việc nước. Giờ đây Vua Hùng, qua đoàn sứ nhân đã
tìm lại dân, giúp dân ý thức và chung phần việc nước.
Mọi người đã cùng cố công
tìm kiếm, và rồi tại làng Phù Ðổng họ đã gặp người cứu nước. Việc gặp thấy người
cứu nước tại một làng cũng là nét đặc trưng của Chánh Thuyết Tiên Rồng, nhấn mạnh
người cứu nước được tìm gặp ở trong làng, chớ không phải cung điện vua hay chốn
đô thị. Trong nếp sống dân ta, làng giữ một vai trò nền tảng. Thể chế làng nước
đã được Tổ tiên đặc biệt chú trọng và lưu truyền trong truyện tích An Tiêm.
Tại làng đã xuất hiện người
cứu nước. Nhưng nhân vật này cũng kỳ lạ khác thường, chỉ là cậu bé ba tuổi.
Tính cách bé bỏng của cậu bé tượng trưng cho đại chúng, cho toàn dân. Cậu bé
lên ba cũng phù hợp với khoảng thời gian mà sử Trung Quốc ghi Ân Cao Tôn xâm lấn
nước ta. Như vậy, cậu bé ba tuổi này chính là biểu trưng cho đại chúng, cho
toàn dân. Vị cứu tinh chính là người dân.
Dầu tê liệt câm nín,
nhưng Cậu Bé lại lắng nghe. Sống trong tay giặc, toàn dân hay Cậu Bé Phù Ðổng
phải lặng im bất động. Vì ai phát biểu linh tinh là bị giặc bắt đi tù cải tạo
mút mùa lệ thủy.
Mọi người nôn nóng trông
chờ ngày thoát ách giặc. Mọi người sôi sục đợi ngày vùng lên. Mọi người lắng
tai nghe ngóng tin tức cứu nước. Khi sứ nhân loan tin Tổ về, Cậu Bé cấp thời hưởng
ứng. Khi nghe sứ nhân, chính là lúc Cậu Bé bừng lên niềm hy vọng chói chan, sống
lại Hồn Nước.
Ðã gặp lại Tổ, đã sống lại
niềm tin, Cậu Bé liền bật nói, toàn dân đều bật nói. Bật nói là dám hiên ngang
bộc lộ. Dầu mới chỉ bằng lời, nhưng đây cũng là dấu chỉ của lòng tự tin và phấn
khởi. Từ đây người dân đã dám tự hào về mình, dám nói lên niềm tin tưởng của
chính mình. Cậu phát biểu lời đầu tiên là đòi ngựa và roi sắt. Cậu đòi hỏi
phương tiện để phá giặc cứu nước.
Dấu chứng sức mạnh tinh
thần đã bộc lộ. Khi thoát khỏi tình trạng câm nín, khi tinh thần đã được củng cố,
khi ý thức được trách nhiệm với nước, điều đầu tiên người dân nghĩ tới là
phương tiện chiến đấu.
Khi dân đòi phương tiện
chiến đấu, cũng là dấu hiệu cho thấy đoàn sứ nhân – tổ chức cứu nước đã thành
công trong công tác thức tỉnh người dân. Tại khúc quanh quyết định này, vai trò
của sứ nhân cũng đổi khác. Trước đây thì sứ nhân nói cho dân nghe. Hôm nay dân
đã nghe đã nói, thì sứ lại là người phải nghe dân. Trong hoạt động tổ chức,
chúng ta phải thấy rõ điều này.
Khi người dân thành tâm
tiếp nhận và sống đúng tinh thần Tổ, thì tiếng dân trở thành tiếng Tổ. Ý dân là
ý Tổ trong hiện trạng đất nước. Tiếng dân giờ đây trở thành phương thức thiết
thực và hữu hiệu cho công cuộc cứu nước.
Khúc quanh này đặc biệt rất
quan trọng cho tổ chức cứu nước, chẳng những vì nó quyết định sự thành bại cho
đại cuộc, mà còn thẩm định bản chất của tổ chức. Tổ chức không biến đổi, không
trở thành người nghe dân, thì chắc chắn tổ chức đó không phải là tổ chức của
dân.
Từ đó láng giềng khắp nơi
đem gạo vải tới giúp Cậu ăn mặc. Khi đã tự tin, người dân tự động khởi công gia
nhập và đóng góp. Ăn mặc là nhu cầu nền tảng của đời sống con người. Gạo vải là
tất cả nhu cầu thiết yếu trong cuộc cứu nước.
Ðẹp thay cảnh toàn dân tấp
nập góp gạo góp vải. Mọi người tự nguyện góp của góp công, cộng tài cộng đức.
Bao thiện chí bấy nhiêu nung nấu, bao tài năng bấy lâu che đạy, bao sức mạnh bấy
lâu đè nén, bao phương tiện bấy lâu tích trữ, bao diệu kế bấy lâu ấp ủ thì giờ
đây tất cả bộc phát, tất cả hiển hiện, tất cả vùng lên.
Khi lãnh nhận trách nhiệm,
người dân tự nguyện đóng góp, tự túc chu cấp những nhu yếu cơ bản của cuộc chiến
đấu. Tất cả gạo vải, mọi sự đóng góp đó, đều để giúp cho Cậu Bé Phù Ðổng ăn mặc.
Tất cả tự nguyện của dân đều tập trung vào Cậu Bé. Người dân chỉ quy tụ quanh Cậu
Bé, là dân chớ không tập họp theo các sứ.
Trong giai đoạn đầu của
công cuộc thức tỉnh, người dân chỉ mới tin tưởng vào những người thân cận quanh
mình, trong tầm vóc làng thôn. Những gì sứ nhân hứa hẹn, dầu sao, cũng còn quá
xa vời. Theo đúng tâm trạng Con Người, người dân chỉ tự ý quy tụ quanh Cậu Bé
Phù Ðổng, vì chính Cậu Bé đã tỏ ra vài dấu hiệu đặc biệt, chỉ Cậu Bé đáp ứng phần
nào công tác tìm kiếm anh hùng cứu nước.
Dân chỉ quy tụ theo ai tỏ
ra thực sự có tâm huyết, có tinh thần, hết lòng vì đại cuộc, dấn thân chu toàn
sứ mạng chung. Có dân tự ý quy tụ chính là tiêu chuẩn để thẩm định một công cuộc
đích thực của dân, do dân. Khi mọi người góp sức, Cậu Bé Phù Ðổng lớn nhanh như
thổi. Gạo vải thu tích không phải để chất đống, mà tất cả đều được xử dụng làm
tăng trưởng sức sống toàn diện.
Việc tập trung sức mạnh,
vấn đề phân nhiệm và điều hợp giữ phần quan trọng hàng đầu. Sức mạnh toàn dân
chỉ có thể thực sự hữu hiệu, khi được vận dụng và điều hợp đúng mức. Không phân
nhiệm, không định hướng, sự quy tụ sẽ trở thành hỗn loạn, phân hóa, và đối nghịch
nội bộ.
Giai đoạn tập trung năng
lực toàn dân, cũng là bài học đoàn kết. Mọi người vây quanh Cậu Bé Phù Ðổng, là
vì sống lại niềm tin dân tộc, ý thức trách nhiệm cứu nước, tìm ra Cậu Bé, và Cậu
Bé bật nói. Như vậy, công tác kết hợp toàn dân đã thành công, chẳng những giúp
cho mọi người sống thực tinh thần dân tộc và ý thức trách nhiệm, mà còn chứng tỏ
kế sách hữu hiệu, qua một số hoạt động có kết qủa thực tiễn. Ðây là những điều
kiện thiết yếu cho việc đoàn kết toàn dân. Khi không hội đủ các yếu tố này, việc
đoàn kết chỉ là chòm xóm, giai đoạn, hời hợt theo mục tiêu hạn hẹp.
Sứ vua đem ngựa và roi sắt
tới. Ngựa sắt và roi sắt là sức mạnh và phương tiện chiến đấu. Ngựa và roi sắt
cũng là biểu trưng của sức mạnh quân sự để phá giặc. Trong bầu khí mất nước và
toàn dân vừa vùng lên góp tài góp của, thì ngựa và roi sắt chính là sự đóng góp
của toàn dân.
Tuy nhiên, sức mạnh
phương tiện đó lại do sứ đem tới. Ðoàn sứ nhân, tổ chức cứu nước đã đem Hồn Nước
về với toàn dân, nhờ đó Toàn Dân vùng dậy. Giờ đây đoàn sứ nhân còn phải điều hợp
sức mạnh ở các tổ chức làng xã thành tầm vóc toàn nước, biến sự đóng góp của
toàn dân thành sức mạnh chiến đấu chống giặc. Sức mạnh này không chỉ nhấn mạnh ở
lãnh vực quân sự, mà còn bao trùm mọi lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, giáo
dục, ngoại giao ảnh hưởng tới cuộc chiến đấu.
Phận vụ của tổ chức cứu
nước còn là nhận rõ sức mạnh hiện thực tiềm ẩn trong dân nước, rồi tùy theo
hoàn cảnh và điều kiện thực tế mà ứng biến thành sức mạnh cứu nước hữu hiệu. Việc
tổ chức và điều hợp lại cần nhân sự, khả năng đặc biệt, và ngành nghề chuyên
môn. Tất cả đều xác định đúng vai trò quan trọng của một tổ chức có đủ tầm nhìn
xa trông rộng, biết quyền biến với tình thế.
Khi nhận được ngựa và roi
sắt, Cậu Bé liền vươn vai thành người cao lớn. Cậu đã ăn nhiều, đã lớn như thổi,
nhưng phải chờ cho tới khi có ngựa và roi. Cậu mới vươn vai vượt tới tầm vóc
đúng mức của mình. Trước đây, khi nghe về Tổ, Cậu đã bật nói, đã dám bộc lộ
chính mình. Nhưng nay, có thêm ngựa và roi sắt, Cậu mới vùng dậy, mới đi đứng,
mới hành động. Dầu mọi người đã thức tỉnh, đã quyết tâm, nhưng phải có phương
tiện thì toàn dân mới có thể ra tay, mới có thể đối đầu với giặc.
Nhờ có sứ nhân trao ngựa
sắt, Cậu Bé đã vươn vai. Nhưng khi cậu nhảy lên ngựa, thì ngựa sắt biến thành
ngựa thần, sống động và phun lửa.
An Dương Vương ỷ vào
thành ốc và nỏ thần để mất dân. Nỏ thần dầu bắn một phát giết cả vạn giặc, mà
vì không có dân, nên mất hiệu nghiệm, không bằng nỏ gỗ. Khi được sức mạnh dân tộc
xử dụng, thì ngựa sắt cũng hóa thành ngựa thần.
Không dân, nỏ thần thành
nỏ gỗ. Có dân, ngựa sắt hóa ngựa thần.
Toàn dân vươn vai thì mọi
sự cũng đều vươn theo. Sức mạnh của toàn dân làm cho mọi phương tiện trở thành
hiệu lực cách thần kỳ, trở thành linh hiển. Không có hình ảnh nào diễn tả sức mạnh
và vai trò của toàn dân một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.
Ðã có Hồn Nước, đã có
toàn dân. Sức mạnh đã tập trung, đây là lúc vùng lên đuổi giặc để giành lại Đất
Nước. Với ngựa lửa roi sắt, vị anh hùng Phù Ðổng đã oai dũng đánh giặc một trận
tơi bời. Khi toàn dân đã có tinh thần, đã có sức mạnh, đã có phương tiện, thì
việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi là chuyện đương nhiên.
Ngựa lửa là sức mạnh của
đấu tranh, nhưng Phù Ðổng dùng roi sắt. Hình ảnh dùng roi nói lên lòng nhân thứ
của Tổ Tiên, tổ chức chúng ta dùng roi chứ không dùng gươm. Roi mang ý nghĩa sửa
dạy, đánh phạt, dầu là roi sắt, gươm giáo luôn là vũ khí chém giết, tàn sát.
Ngay trong ngôn ngữ chúng ta cũng dùng chữ đánh, dầu là giặc, đánh giặc. Cương
quyết, dũng mãnh, nhưng không tàn bạo, giết giặc. Đó là tinh thần nhân thứ,
khoan dung, và qúy trọng con người được ghi trong Chánh Thuyết Tiên Rồng.
Với việc Tổ trở về, với
vua Hùng và đoàn sứ nhân dấn thân, với tổ chức cứu nước, với mọi người góp gạo
góp vải, với ngựa sắt roi sắt, với tre làng bị nhổ, với số làng bị cháy, tính
cách toàn dân toàn diện của công cuộc cứu nước đã bộc lộ rõ ràng.
Mọi người và tất cả, đều
được vận dụng để chống giặc. Từ những phương tiện vật chất, gạo, vải, sắt, lũy
tre, thú vật đến làng thôn, hệ thống tổ chức quốc phòng, chính trị, xã hội, văn
hóa cho đến tinh thần dân tộc, qúa khứ lịch sử, và cả sông núi, Hồn Thiêng tất
cả đều gom đúc thành Sức Mạnh thần diệu của Dân Tộc, tất cả đều góp phần vào việc
cứu dân cứu nước.
Giờ đây chiến thắng mới
thực sự là chiến thắng toàn vẹn của toàn thể dân tộc. Có như vậy, cuộc sống mới
thực sự mở đầu cho tất cả mọi người.
Bài học dạy
cách đánh giặc cứu nước. Giờ đây giặc đã tan, nhưng việc cứu
nước vẫn chưa xong. Bài học Phù Đổng vẫn còn tiếp khi cỡi ngựa lên núi về trời.
Núi là nơi ở của Tiên (chữ nhân ghép với chữ sơn là chữ tiên). Hình ảnh lên núi
nhắc nhớ đến phần Tiên.
Phù Ðổng biểu tượng của sức
mạnh tập trung của dân tộc, tức phần Rồng. Sức mạnh đó đã được vận dụng tối đa
và oai dũng đánh đuổi quân giặc. Giờ đây giặc đã tan, dân nước lại vui hưởng
thanh bình, nên Sức Mạnh đó lên núi, tức không còn cần phải bộc lộ oai dũng, mà
được thăng hoa tiềm tàng vào sông núi, vào tâm hồn của dân nước.
Chiến công đuổi giặc trở
thành kinh nghiệm sống của toàn dân, trở thành phần Tinh Thần, phần Truyền Thống
bất diệt, xáp nhập vào phần Tiên của dân tộc, theo nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp.
Qua toàn bộ công cuộc, chẳng
những toàn dân đã đánh đuổi giặc nước, mà mỗi người còn dẹp tan được mọi thứ giặc
trong chính bản thân. Trong tiến trình trở thành người cứu nước, mọi người cũng
trở thành Con Người toàn vẹn. Khi cứu được nước, dân tộc ta đã trở thành một khối
hiệp nhất, toàn hảo, toàn hiệp.
Với mọi chướng ngại đã được
đánh tan, với những kinh nghiệm tuyệt hảo, với niềm tin chan chứa, và với sức sống
tràn đầy, giờ đây khối người toàn hiệp này đem trọn tâm sức cùng nhau xây dựng
một cuộc sống mới. Với cuộc sống phát xuất từ tâm khảm của những con người thấm
nhuần Chánh Thuyết Tiên Rồng, toàn dân hiên ngang bước vào một Kỷ Nguyên Mới của
một xã hội loài người tràn đầy hạnh phúc.
Về trời là sự phong thưởng
cao qúy nhất của Chánh Thuyết Tiên Rồng. Như Chử Đồng – Tiên Dung về trời sau
khi hai ngài trọn đời chăm lo việc thịnh nước an dân. Phù Ðổng thi hành nghĩa vụ
giúp dân cứu nước, cũng được về trời. Tổ Tiên phong thưởng cho những người đóng
góp công đức trong đại cuộc dựng nước được về trời, được tòan dân kính nhớ tôn
thờ.
Có người cho rằng dân Việt
có đạo thờ Anh Hùng. Quả thật chúng ta thờ những vị Danh Tướng và trên đất nước
có nhiều đền thờ các Ngài. Ngòai ra, mỗi làng đều có Thành Hòang và hầu hết là
những Anh Hùng đóng góp công đức cho dân nước thuộc mọi thành phần. Anh Hùng Kiệt
Nữ được thờ là những vị cứu dân cứu nước, không có người nào đi xâm lăng hay
tàn hại dân tộc khác mà được tôn thờ như những văn hóa khác sùng bái thần Chiến
Tranh, thần Máu Lửa trong các đền thờ và cổ vũ trong nếp sống, trong phim ảnh,
trong giáo dục như thảm trạng nhân loại hiện nay.
Bi kịch Loa Thành thất thủ
đẫn tới việc nàng công chúa Mỵ Châu bị chết dưới lữa gươm oan nghiệt của vua
cha An Dương. Mỵ Châu đền tội vì trách nhiệm trong việc làm mất nước. Nhưng sự
thể xảy ra nông nỗi đó cũng chỉ vì nàng quá yêu thương và tin tưởng chồng.
Tổ Tiên thưởng phạt phân
minh. Có tội làm hại nước thì phải chết. Nhưng nàng đã trọn tình nhà, thì cũng
được thưởng công. Tổ Tiên phong thưởng bằng cách cho máu nàng chảy xuống biển
và được giống trai nuốt vào mà hóa thành ngọc.
Cách phong thưởng này chẳng
những không kỳ lạ, mà lại nằm trong hệ thống giá trị của văn hóa Việt. Những
người sống trọn tình nhà như người em trong Trầu Cau, người vợ trong Vọng Phu,
trái tim của Trương Chi, và máu của Mỵ Châu. Tất cả đã hóa đá hóa ngọc. Đá, ngọc
là thành phần Vật Chất, là trở thành trường tồn với thời gian, được qúy chuộng,
và được làm nền tảng xây dựng lâu dài.
Về phần Trọng Thủy,
dầu thành công trong mưu đồ xâm chiếm, nhưng chàng nhớ vợ và nhảy xuống giếng
mà chết. Chàng đã vì ý đồ xâm lăng, mà phụ nghĩa vợ chồng, thì chàng cũng phải
chết. Vì danh lợi mà không trọn Tình Nhà, thì cuộc đời cũng không đáng sống,
thì không có quyền sống.
Vì tình nhà mà hại nước
thì phải chết. Vì quyền lực mà hại nhà, thì cũng phải chết. Đây là tuyệt đỉnh
bài học làm người của văn hóa Việt. Bài học này đi ngược hẳn chủ trương của nhiều
văn hóa khác.
Với cái chết của Mỵ Châu,
Tổ Tiên ta đã xử tử hình các chủ thuyết cá nhân vị kỷ. Với việc Trọng Thủy nhảy
xuống giếng, các chủ thuyết tập thể bá quyền cũng bị nhận chết theo.
Con người chỉ có thể sống
xứng đáng, trọn vẹn và hạnh phúc khi thể hiện đầy đủ các đặc tính bẩm sinh vừa
cá thể vừa xã hội của mình. Có nhà mà cũng có nước, Có nước mà cũng có nhà. Tiên
Rồng Song Hiệp hoàn chỉnh.
Mỵ Châu và Trọng Thủy đều
phải chết. Thực cảm động khi những viên ngọc do máu Mỵ Châu trở thành sáng đẹp
hơn khi rửa trong nước giếng chôn xác chồng nàng. Nàng yêu thương và tin tưởng
chàng đến nỗi giao phó cả nước non, đưa nỏ thần cho chàng xem. Nàng yêu chàng
trong tuyệt vọng đến liều lĩnh khi nhổ lông ngỗng làm dấu hiệu trên đường chạy
trốn chàng. Giờ đây cả những giọt máu của nàng cũng tươi sáng lên khi được tắm
trong nước tẩm xác chàng.
Nàng sống trọn tình yêu
Chánh Thuyết Tiên Rồng. Nàng thể hiện những nguyên tắc Thân Thương Tột Cùng,
Quyết chẳng lìa nhau, Sẵn sàng chết cho nhau, và Mãi mãi có nhau.
Chỉ tiếc là nàng không ứng
dụng nguyên tắc tắc đầu tiên của hai người phải Giống nhau như đúc, là phải tìm
hiểu nhau, phải Gặp nhau trọn vẹn, nên nàng đã không nhận ra Trọng Thủy và bị
giặc lừa gạt.
Ở cấp Tình Nước,
những người an dân thịnh nước như Tiên Dung Chử Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành
Thần… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh
thiêng.
Ở cấp Tình Nhà,
Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc,
trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu
nghèo… thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất!
Nói đến cả hai phần vật
chất và tinh thần của con người, được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành
tiên, thành thần thì chúng ta lại trở về với con người Tiên Rồng – con người thật
trong bộ ba nền tảng!
Vậy có sự an ủi và niềm
hãnh diện nào hơn là chúng ta được làm con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng
siêu việt – Con Cháu Tiên Rồng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét