Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

May 31, 2020 - Chúa nhật lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống năm A

May 31, 2020 - Chúa  nhật  lễ  Đức  Chúa  Thánh  Thần  hiện  xuống  năm  A
"Anh  em  hãy  nhận  lấy  Thánh  Thấn..."


https://youtu.be/Xp3pV9X-ftw


Các Bạn thân mến,

 Thiên Chuá đã quảng đại đáp lại lời cầu xin tha thiết cuả nhân loại là sai Thánh Thần đến canh tân đổi mới mặt điạ cầu cuả chúng ta.

Theo thời gian, tuần trước chúng ta mừng lễ Đức Giêsu về trời, tuần này chúng ta mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Người nối tiếp công cuộc loan báo Tin Mừng của Đức Giesu.

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, sẽ cho mỗi người chúng ta đón nhận hồng ân của Ngài, mà truyền thống Giáo hội vẫn xác tín đó là bảy ơn cao cả: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa, như những quà tặng của Thiên Chúa ban cho loài người.

Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, là đón nhận Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài có trách nhiệm ban sự sống, tẩy rửa để làm mới những gì cần thiết cho toàn địa cầu. Vì trách nhiệm quan trọng to lớn đó, nên từ xưa đã có nhiều suy niệm về Ngài, các thánh phụ cũng như các thánh sau thời Đức Giesu và các nhà đạo đức, kinh thánh, đã dùng nhiều hình ảnh, biểu tượng, diễn tả về Thánh Thần cho các tín hữu dễ hiểu, dễ cảm nghiệm, dễ đón nhận trong đức tin như:

-   Áng mây và ánh sáng: trong suốt quãng đường đi trong sa mạc, cũng như trên núi Sinai, trong Lều hội ngộ, hai biểu tượng này luôn đi đôi với nhau.

Trên núi Tabor, Chúa Thánh Thần cũng đến trong "đám mây bao phủ" Đức Giêsu, Môsê, Êlia, Phêrô, Giacôbê và Gioan, và "từ trong đám mây có tiếng phán rằng: Đây là con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9, 34-35).

-    Không khí, gió: khi Thiên Chúa xuất hiện, luôn luôn có không khí, và gió thổi rất mạnh, lạ thường, như báo hiệu.

-    Xức dầu: Trong cựu ước, việc xức dầu chỉ dùng cho vua và các vị Thượng tế.

-    Ấn tín: là biểu tượng gắn liền với biểu tượng xức dầu.

-    Hơi thở: Đức Giesu đã thổi hơi trên các môn đệ để ban Thánh Thần.

-    Lưỡi lửa: lửa là năng lượng có khả năng biến đổi mọi trạng thái của sự vật.

-    Ánh sáng mặt trời: soi sáng chiếu tỏa, sưởi ấm khắp địa cầu.

-    Nước mưa: từ trời cao đổ xuống mang sức sống cho mọi loài mọi vật, đặc biệt sự phát triển đến cho cây cối thảo mộc trên mặt đất.

-    Đôi bàn tay: trong một số Bí tích, việc đặt tay là dấu chỉ xin ơn Chúa Thánh Thần.
        .  Đức Giêsu đặt tay chúc lành cho các em nhỏ.
        .  Nhân Danh Ngài các Tông đồ cũng làm như vậy để thông ban Thánh Thần cho mọi người.

-    Chim bồ câu: đây là biểu tượng mà Chúa Thánh thần đã dùng, biểu tượng hết sức quen thuộc khi nói về Ngài từ trong Cựu Ước đến Tân Ước. Vì thế trong các ảnh tượng Kitô giáo, hình chim bồ câu là biểu tượng truyền thống chỉ về Chúa Thánh Thần:
     .  Chim Bồ câu là sứ giả mang hòa bình trong con tàu ông Noê: chim bồ câu miệng ngậm cành ôliu xanh tươi báo hiệu cho một cuộc sống an bình trở lại, sau cơn đại hồng thủy.
     .  Sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa, bước từ dòng sông Giodan lên thì Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu, đáp xuống và đậu trên Ngài.
         -     v.v…
Qua các biểu tượng trên cho thấy Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo hội, là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió vũ bão. Ngài như ngọn lửa bừng cháy. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động. Hôm nay, Đức Giêsu tóm tắt sứ mạng hành động đó qua hai nhiệm vụ: Ra đi và Tha thứ.

       * Ra đi: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Nhận lãnh Chúa Thánh Thần là được sai đi. Mở ra đón lấy những luồng gió mới tươi mát. Mở ra để đón nhận mọi người đến với mình. Và nhất là mở ra để mình đến với mọi người. Ra đi là đi đến những địa chỉ Thánh Thần muốn gửi chúng ta đến. 

     * Tha Thứ: "Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha".
Tha thứ, hoà giải luôn luôn là một vấn đề lớn của con người. Trên thế giới, trong xã hội, nơi gia đình…những cuộc chiến tranh, chia rẽ, xung khắc xảy ra hằng ngày. Bởi mỗi người đều cần đến người khác. Sống chung với nhau là một nhu cầu nhưng dễ bất hòa. Vì thế, việc tha thứ, hoà giải là vô cùng cần thiết. Hoà giải hệ tại ở hai động tác: xin lỗi và tha lỗi. Hai việc đều khó làm. Vì con người đầy tự ái. Dù biết mình lỡ lầm, nhưng ít ai đủ can đảm nhận lỗi và xin lỗi. Xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn. Vì thế, việc hoà giải cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần.

Chúa Thành Thần hiện xuống là một biến cố rất quan trọng mà Đức Giesu đã hứa với các môn đệ trong bữa ăn mừng lễ Vượt Qua. Cũng như nhiều lời hứa trong Thánh Kinh.

Tuy nhiên lời hứa ban Thánh Thần hay Thánh Linh không được ứng nghiệm trong một biến cố đơn độc, mà chỉ ứng nghiệm qua các giai đọan:

1.    Giai đọan thứ nhất:
-    Xẩy ra vào ngày Chúa nhật Phục Sinh đầu tiên, tức chính ngày Đức Giesu sống lại.

-   "Binh an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cung sai anh em."Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo:"Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

-    Như vậy Thánh Linh chính là hơi thở của Thiên Chúa.

-    Vào thời điểm này các môn đệ đầu tiên đã bước vào giai đọan cứu rỗi của Giao Ước mới. Các ông đã thực sự tin rằng Thiên Chúa đã khiến Đức Giesu từ cõi chết sống lại.

-    Thứ đến các môn đệ đã được tái sinh, họ đã vượt qua con người được lặn ra từ bụi đất, để trở nên tạo vật mới, có sự sống mới do Chúa thở vào hơi thở của sự sống Phục Sinh.

-     Sự sồng mới này đã chiến thắng tất cả các lực lượng gian ác, tội lỗi và cả sự chết.

-     Tuy nhiên điều quan trọng cần phải hiểu là ngay cả sau khi các môn đệ nhận được Thánh Linh qua hơi thở của Chúa Phục Sinh, sự ứng nghiệm hoàn toàn lời hứa ban Thánh linh vẫn chưa đến.

-     Vì sau khi Phục Sinh Đức Giesu phán:"Phần Thầy, Thầy ban cho các con điều Cha Thầy đã hứa. Còn các con, hãy ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."

-     Rồi bốn mươi ngày sau, trước lúc Thăng Thiẻn, Ngài lại phán:"Vì chưng Gioan đã làm Phép Rửa bằng nước, còn các con, ít ngày nữa, các con sẽ được rửa bằng Thánh Linh.” [Cv 1,5]

-     Như vậy trong lần đến với các môn đệ vào chiều ngày chúa nhật Phục Sinh, lời hứa ban Thánh Linh của Đức Giesu chưa ứng nghiệm hoàn toàn.

 2.     Giai đọan thứ hai:
-     Sự ứng nghiệm hoàn toàn và chung cuộc đã xẩy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần như đã được mô tả trong sách Công Vụ mà chúng ta nghe hôm nay.
-     Chúa Thánh Linh đã từ trời giáng xuống trong hình thức một luồng gío mạnh, tràn đầy trên từng người một và ban cho mọi người một sự phát triển mới mẻ, siêu nhiên, trong một thứ tiếng mà họ chưa hề học tập.
-     Thật kỳ diệu, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hành động: Đức Giesu là Con, nhận lãnh Thánh Linh từ Cha, và đổ Thánh Linh xuống đòan môn đệ đang chờ đợi trong phòng họp kín tại Gierusalem.
-    Vào thời điểm Lễ Ngũ Tuần này, mới là biểu lộ thực sự và ứng nghiệm lời hứa của Đức Giesu là ban Đấng Bảo Trợ.
-    Thánh Linh dã giáng xuống như một Thần vị, một Đấng, một Thiên Chúa.
-     Hiện nay Ngài là đại diện thường trực của Thiên Chúa Ba Ngôi trên trần gian.
-     Đây là qui luật không thể giải thích được, là chỉ có một Ngôi trong Ba Ngôi có thể thường trực ở trên trần gian này trong từng giai đọan.
-     Trong một số năm Đức Giesu có mặt trên trái đất. Nhưng khi Ngài về Trời thì có một vị khác đền thế cho Ngài, và vị này sẽ ở lại với con người đời đời chứ không phải một thời gian ngắn.
-     Cũng cần lưu ý rằng Thánh Linh không thể được ứng nghiệm cho đến khi Đức Giesu được tôn vinh.

 3.    Giai đọan thứ ba:
-     Làm thế nào để lãnh nhận ân phúc của Thánh Linh?
-     Phải ăn năn, phải chịu Phép Rửa và phải xin, phải khao khát, nghĩa là phải nhận thức được mình cần.
-     Hai đòi hỏi trên chủ yếu căn bản để lãnh nhận Thánh Linh, còn điều kiện thứ ba, đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đấy là phải xin, phải muốn.
-     Bởi Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người, Ngài không bao giờ ép buộc ban ơn phúc cho những người không cảm thấy cần thiết.
-     Tuy nhiên ai là người không cần Nước uống? Lửa?  Và Không khí?... Bởi tất cả vạn vật đều sống nhờ nước; nước phục vụ cho hết mọi loài, mọi vật. Nước ấy sinh hiệu quả khác nhau, thích hợp cho từng loại…để tạo nên một thế giới, một vũ trụ đa dạng phong phú, muôn loài, muôn vẻ.
-     Cây cối đâm trồi nẩy lộc sau khi hút nước như thế nào thì Thánh Linh cũng hoạt động như vậy. Cũng làm cho chúng ta sinh hoa kết trái như thế.
-     Lửa và không khí, hơi thở cũng vậy, rất cần cho sự sống.
-     Một khía cạnh nữa, ấy là chúng ta đã được định trước để làm đền thờ cho Chúa Thánh Linh.
-     Nghĩa là chúng ta được đòi hỏi dâng hiến những chi thể của thân thể như những dụng cụ để Ngài xử dụng.
-     Trong đó có một chi thể đặc biệt cần được Chúa Thánh Linh kiểm soát, đó là cái lưỡi.
-     Khi Thánh Linh ngự đầy tràn vào con người thì chi thể đầu tiên mà Ngài ảnh hưởng, kiểm soát và xử dụng để tôn vinh Thiên Chúa cũng là cái lưỡi.
-     Điều này giải thích tại sao khi Thánh Linh đổ đầy xuống ai thì lập tức một số lời phát ra từ môi miệng người đó, như nói tiên tri, ca hát, nói tiếng lạ…
-     Vậy theo lời Đức Giesu, nhận lãnh Thánh Linh là nhận lãnh một sự sống mới, một đời sống trong sạch và mãn nguyện.

Lạy Chúa, là Đấng đã sai Thánh Linh đến trên các môn đệ khi xưa, xin cũng ban Thánh Linh cho chúng con, để:

-    tâm trí chúng con dẫn đưa tư tưởng chúng con tới chân lý.

-    linh hồn chúng con tẩy sạch mọi lỗi lầm.

-    miệng lưỡi chúng con chỉ nói về Chúa và những điều tốt lành cho anh em, đừng nói lời sai lầm, gay gắt, chua cay...

-    mắt chúng con luôn biết nhìn những gì chân, thiện, mỹ.

-    tay chân chúng con luôn trung tín và phục vụ như ý Chúa.

-    cuộc đời chúng con mạnh mẽ, khôn ngoan, đẹp đẽ bởi tình yêu Chúa. Amen. (mượn ý)

Thân mến,
duyenky 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét