Báo cáo năm 2020 về tự do tôn giáo quốc tế xác định 14 quốc gia đặc biệt quan tâm
Fri,
01/05/2020 - Jos. Tú Nạc, NMS
Đàn áp tôn giáo là một thực
tế bất hạnh trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc
tế Hoa Kỳ, một thực thể độc lập, phi đảng phái, đã công bố báo cáo thường niên
năm 2020 về tự do tôn giáo và đàn áp, năm nay xác định 14 quốc gia đặc biệt
quan tâm.
Kelsey Zorzi, Giám đốc Tổ
chức Ủng hộ Tự do Tôn giáo Toàn cầu, ADF International:
“Những quốc gia tồi tệ nhất
trong báo cáo bao gồm Bắc Triều Tiên, Iran, Trung quốc, Pakistan: những nơi rất
khó thực hành đức tin của con người, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo thiểu
số, gồm cả Kitô hữu.”
Báo cáo chỉ ra rằng các
quốc gia như Uzbekistan đã cho thấy có những cải thiện về mức độ tự do của các
nhóm tôn giáo. Một quốc gia nữa như vậy là Sudan.
Kelsey Zorzi, Giám đốc Tổ
chức Ủng hộ Tự do Tôn giáo Toàn cầu, ADF International:
“Họ đã bãi bỏ một số luật
lệ được sử dụng đối với những phụ nữ không tuân thủ các phiên bản cụ thể của Hồi
giáo Sunni và chính phủ thậm chí còn bày tỏ quan tâm đến việc sửa đổi hoặc thậm
chí bãi bỏ luật bội giáo và báng bổ rất nghiêm ngặt của họ, đã được sử dụng
trong nhiều năm. để thực sự bức hại rất nhiều người thuộc tôn giáo thiểu số.”
Các quốc gia như Miến Điện,
Ấn Độ và Trung quốc đã không thể hiện sự cải thiện hay suy giảm đáng kể nào
trong tình hình của họ. Theo báo cáo năm 2019 của USCIRF, chẳng hạn, hàng triệu
người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung quốc đã bị giam giữ.
Kelsey Zorzi, Giám đốc Tổ
chức Ủng hộ Tự do Tôn giáo Toàn cầu, ADF International:
“Hiện giờ dường như nhiều
người bị giam giữ đang bị chuyển đến các trại lao động cưỡng bức. Ở những nơi
khác của Trung quốc, các bạn có thể thấy đảng cộng sản đóng cửa các nhà thờ
Công giáo và Tin lành, bắt giữ các mục tử, bắt giữ các giáo dân, và dường như
nhà cầm quyền Trung quốc không tha thứ cho sự công nhận bất kỳ một chính quyền
nào vượt lên trên nhà cầm quyền cộng sản này.”
Bất chấp sự đàn áp rộng
rãi, không chỉ Kitô hữu, mà cả người Hồi giáo và, ngày càng nhiều, người Do
Thái, ở nhiều nơi trên thế giới, tất cả không đánh mất hy vọng, vì, theo Zorzi,
có một phong trào toàn cầu đang phát triển để ủng hộ tự do tôn giáo quốc tế .
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh
Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét