Hãy yêu thương các con của bạn
Bùi
Hồng Việt, Ph.D-24/03/2020
Hàng chục nghiên cứu cho
thấy rằng một mối tương quan ấm áp, quan tâm và có trách nhiệm giữa cha mẹ và
con cái có liên hệ chặt chẽ đến việc phát triển lành mạnh của trẻ em. Khi trẻ cảm
thấy được yêu thương, chúng trở nên gắn bó với chúng ta. Điều đó giúp cho trẻ
đón nhận những giá trị từ cha mẹ chúng.
Yêu thương con cái có
nghĩa là gì ? Chúng ta yêu thương bằng cách quan tâm, chăm sóc trẻ: đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần của chúng; biểu lộ tình cảm; biết nhìn xa trông rộng,
cân nhắc việc làm của chúng ta sẽ ảnh hưởng chúng sẽ là người thế nào; công nhận
những thành quả trẻ đạt được; quan tâm tới cuộc sống và tôn trọng chúng; dành
nhiều thời gian cho con; giao tiếp hiệu quả và hi sinh cho con cái. Tôi sẽ minh
hoạ một trong những cách thức làm cho tình cha mẹ trở nên sống động trong mối
quan hệ với con cái.
Có tầm nhìn xa
Trong khóa học sau đại học
về giáo dục nhân cách, tôi yêu cầu các sinh viên của tôi viết một bài luận về
câu hỏi “Cha mẹ bạn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của bạn như thế nào
?” Một cô gái trẻ trong độ tuổi đôi mươi đã viết rất cảm động:
Tôi là con một, và cha mẹ
luôn chiều chuộng để chứng tỏ rằng họ rất yêu tôi. Điều này dẫn đến những ảnh
hưởng lâu dài đối với tôi là tôi đã phải vật lộn với sự ích kỷ của bản thân
trong suốt cuộc đời. Tôi quen với việc có được mọi thứ theo cách của mình, và
khi một ai đó làm ngược lại, tôi cảm thấy như bị xúc phạm.
Nhà giáo dục Công giáo
James Stenson, trong cuốn sách của ông “Compass: A Handbook on Parent
Leadership”, nói rằng, những bậc cha mẹ giáo dục con cái hiệu quả “xem con cái
mình như những người lớn. Họ coi con cái như những-người-lớn-đang-trong-quá-trình-trưởng-thành.”
Điều đó có nghĩa là tự hỏi: Các con tôi sẽ như thế nào khi chúng trở thành những
người nam và người nữ trưởng thành ? Liệu chúng có làm việc chăm chỉ và có
trách nhiệm ? Liệu chúng có thể trở thành những người chồng, người vợ biết yêu
thương và có khả năng trở thành những người cha, người mẹ không ? Làm thế để
hành động của tôi lúc này, với vai trò là cha mẹ, ảnh hưởng đến những kết quả
đó ?
Sự cảm kích
Trong cuốn sách của mình,
Healing the Unaffirmed, nhà tâm lý Công giáo Conrad Baars nói rằng rất nhiều bệnh
nhân của ông bị “rối loạn thiếu thốn tình cảm.” Họ đấu tranh với những cảm xúc
không được yêu thương và không thể yêu thương, quá nhạy cảm, bất an và sợ hãi
trong cuộc sống, chán nản và không thể kết bạn cũng như xây dựng tương quan với
người khác. Baars tin rằng những cảm xúc này xuất phát từ việc không cảm nhận
được tình yêu thương trọn vẹn – và thường nhận được quá nhiều lời chỉ trích –
khi lớn lên trong gia đình của họ.
Sự cảm kích có thể đơn giản
như “Cám ơn vì làm các món ăn – nhà bếp trông tuyệt vời!” hoặc một lời nhắn
trong hộp cơm trưa của đứa trẻ: “Andy, chúc con có một ngày tốt lành tại trường.
Ba yêu con. Ba.” Hoặc một truyền thống tốt đẹp của gia đình, chẳng hạn như “Lá
thư Giáng sinh yêu thương” được những người bạn của chúng tôi là John và Kathy
Colligan thực hiện. Kathy giải thích: ***
Mỗi dịp Giáng sinh, chồng
tôi John và tôi sẽ viết cho năm đứa con của chúng tôi và đặt những lá thư này
dưới gốc cây. Chúng tôi nói với con cái những điều chúng tôi yêu thích và đánh
giá cao về chúng, chúng tôi thấy chúng lớn lên theo năm tháng ra sao, tài năng
và thế mạnh nơi chúng mà chúng tôi nhận thấy cũng như tất cả những điều chúng
tôi ấp ủ. Đó là luôn là món quà cuối cùng lũ trẻ mở ra, và là một trong những
điều có ý nghĩa nhất đối với chúng.
Thời gian
bên nhau
Có một nghiên cứu đã hỏi
những người trưởng thành về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của họ. Những gì người
ta nhớ không phải là món đồ chơi đắt tiền, quần áo, hay những chuyến đi mà là
những điều giản đơn họ cùng làm với cha mẹ: Chơi trò chơi đua thuyền, đi dạo,
chơi rượt bắt, đi bơi hoặc câu cá, đi ra ngoài ăn kem hay cắm trại qua đêm sau
vườn.
Giao tiếp
hiệu quả
Christian Barnard, người
khởi đầu việc cấy ghép tim, nhớ lại buổi chiều Chúa nhật đi dạo và nói chuyện với
cha mình. Họ đi bộ lên đỉnh đồi kế bên đập nước, ngồi trên một tảng đá, và nhìn
xuống thị trấn bên dưới. “Rồi tôi kể cho cha những khó khăn của mình và ông
cũng vậy.” Những cuộc gặp gỡ riêng tư thân thiết ấy đặc biệt quan trọng trong
việc tạo nên sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái trong một thế giới ảnh hưởng bởi
sự cạnh tranh như hiện nay.
Một ông bố người Công
giáo đã từng nói, chúng ta cũng nên “thoả thuận về các bữa ăn gia đình.” Đây là
thời điểm thân mật cho việc chia sẻ những kinh nghiệm, niềm tin và giá trị. Để
cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa và mọi người đều phát biểu ý kiến, bạn hãy đưa
ra một chủ đề: Điều gì tốt nhất và khó khăn nhất đã đến với con trong ngày ?
Hôm nay, con đã học được những gì tại trường hay trong cuộc sống ? Con đã giúp đỡ ai hoặc ai đó đã giúp con những gì ?
Điều gì con cảm thấy biết ơn trong ngày hôm nay?
Yêu thương là hy sinh
Một cô gái trẻ, giờ đây
là một Nữ tu Bảo vệ Sự Sống, cho biết:
Ngôn ngữ tình yêu của cha
tôi là sự hy sinh ông dành cho gia đình. Ông luôn về nhà ăn tối, giúp mẹ trong
việc nấu ăn, và luôn là người cuối cùng ngồi vào bàn. Buổi tối, ông thường dành
thời gian giúp chúng tôi làm bài tập về nhà, cuối tuần, ông vui chơi cùng chúng
tôi. Những lời khích lệ nhẹ nhàng của ông đã nâng đỡ tôi mỗi khi tôi gặp khó
khăn trong việc học tập hoặc chơi thể thao. Nhận ra tình yêu vô bờ đó, tôi thấy
rằng mình không chỉ yêu mến cha mà vì ông, tôi muốn trở nên một con người tốt.
Đối với nhiều bậc cha mẹ,
không có sự hy sinh nào lớn cho bằng việc chịu đựng những thử thách và đau khổ
không thể tránh khỏi trong hôn nhân. Một người mẹ nói rằng “Điều quan trọng nhất
cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương và chung sống với nhau.”
TG: Hồng Ân
Nguồn: ditimchanly.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét