Các nhà khoa học về đức tin đã cứu hàng triệu mạng sống nhờ những khám phá của họ.
Mon,
18/05/2020 - Jos. Tú Nạc, NMS
Edward Jenner, người Anh,
sống ở thế kỷ 18 và 19. Ông được biết đến như là cha đẻ của ngành miễn dịch học.
Ông được ghi nhận với việc khám phát vắcxin chống lại một trong những căn bệnh
tồi tệ nhất vào thời đại của ông: bệnh đậu mùa.
Ông là người có niềm tin
tôn giáo mãnh liệt, giống như Louis Pasteur, sống ở thế kỷ 19. Pasteur có công
trong việc phát triển vắcxin phòng bệnh dại. Ông cũng được nhớ đến vì ông tin rằng,
“đôi chút khoa học làm cho người ta cách xa Thiên Chúa, nhưng rất nhiều điều
khoa học đưa con người đến với Thiên Chúa.”
Mặc dù các nhà khoa học
này đã sống trong thời đại được đánh dấu bởi thời kỳ Khai Sáng và sự tách biệt
giữa đức tin và khoa học, nhưng họ đã không từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình.
Thay vào đó, niềm tin của họ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của họ, cho
phép họ sử dụng khoa học để giúp cứu sống hàng triệu người.
Ở thế kỷ 20, các nhà
nghiên cứu khác với niềm tin tôn giáo mạnh mẽ đã đóng góp quan trọng cho khoa học.
Một trong số họ là Jérôme Lejeune, người đã phát hiện ra nguyên nhân di truyền
của hội chứng Down và hiện đang trong tiến trình phong chân phước.
Birthe Lejeune, Vợ của
Jérôme Lejeune, tháng 3, 2014:
“Chồng tôi là tín đồ Công
giáo rất, rất thành tín, nhưng ông kín đáo. Ông đã không thực hiện một chương
trình nào lớn lao về đức tin của mình. Ông chỉ cầu nguyện, nhưng ông không phải
là người thích thể hiện mình như thế trước công chúng.”
Một người khác là Georges
Lemaître, linh mục người Bỉ, người mà đã phát triển một công thức cho ý tưởng về
một vũ trụ đang mở rộng, sau này được gọi là thuyết Big Bang.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh
Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét