Ba thách thức môi trường chính của thời đại chúng ta.
Mon,
25/05/2020 - Jos. Tú Nạc, NMS
Thách thức môi trường là
một trong những vấn đề lớn của thế kỷ 21, và có ba lĩnh vực chính cần quan tâm.
1 - Thay đổi khí hậu
Quan trọng nhất là toàn cầu
đang nóng lên. Theo Greenpeace, nhiệt độ tăng có thể đạt tới 118,4 độ F vào cuối
thế kỷ. Hậu quả có thể là thảm họa.
Giuseppe Onufrio, Giám đốc
điều hành Greenpeace, Ý Đại Lợi:
“Năng lượng tái tạo có thể
được sản xuất, nhưng nó không dễ dàng bởi vì những người kiểm soát ngành công
nghiệp nhiên liệu hóa thạch không quan tâm. Trên thế giới hiện nay, thị trường
năng lượng tái tạo cần khoảng 285 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Chỉ có các ngân hàng đầu
tư vào nhiên liệu hóa thạch dễ cháy, như carbon, dầu và khí đốt, gấp 2,5 lần
con số này. Điều đó không tốt. Chúng ta phải thay đổi tình trạng này.”
Sự khan hiếm nước uống sẽ
là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của sự nóng lên toàn cầu.
Tổ chức Lương Nông Liên
Hiệp Quốc cảnh báo rằng trong vòng 5 năm, hai phần ba dân số thế giới có thể sống
ở các nước bị áp lực nước. Hậu quả có thể là thảm khốc, như ngay cả Đức Thánh
Cha Phanxicô đã nhận xét.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Nước không phong phú như
chúng ta tưởng. Nó sẽ là một vấn đề quan trọng có thể dẫn chúng ta đến một cuộc
chiến khác.”
2 - Tàn phá
rừng
Vấn đề quan trọng khác là
sự tàn phá của rừng. Trong những năm gần đây, các đám cháy dữ dội đã tàn phá
Úc, Siberia và California, trong số những quốc gia khác. Khu rừng Amazon, được
gọi là lá buồng phổi xanh của Trái đất, đang liên tục bị đe dọa.
Giuseppe Onufrio, Giám đốc
điều hành Greenpeace, Ý Đại Lợi:
“Những hội nghị về Amazon
từ tháng Mười năm ngoái đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các cộng đồng bản địa
đang bị đe dọa ngay cả khi chúng ta nói chuyện. Chính phủ Ba Tây đang tận dụng
đại dịch để tiếp tục phá hủy.”
3 – Đại
dương
Những đại dương đã biến
thành những nơi đổ rác, đặc biệt là nhựa. Theo Greenpeace, quản lý chất thải
kém để lại khoảng tám triệu tấn nhựa trong các vùng biển và đại dương của hành
tinh hàng năm. Điều đó chiếm từ 60 đến 80 phần trăm rác trong đại dương và hậu
quả là không thể lường trước.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh
Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét