Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Bố tức giận đánh vào mông con khiến đứa trẻ qua đời...


Bố  tức  giận  đánh  vào  mông  con  khiến  đứa  trẻ qua đời và sự thật giật  mình  sau  những  màn  'yêu  cho  roi  cho  vọt'


Việc đánh vào mông để giáo dục con là một hành động thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý trẻ.
Ngày nay có rất nhiều bậc phụ huynh thường dạy dỗ con bằng cách đánh vào mông, vì đơn giản họ cho rằng mông là nơi nhiều thịt nhất nên an toàn. Nhưng trên thực tế đây là một quan niêm sai lầm và rất nguy hiểm.

Theo như các tổ chức giáo dục và chuyên gia hàng đầu thế giới cho biết, việc đánh vào mông trẻ sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển IQ của trẻ.

(Ảnh minh họa)

Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 2010, một người đàn ông họ Trương (35 tuổi) sống tại thành phố Dư Châu tỉnh Giang Tô Trung Quốc, đã bị bắt giữ vì tội ngộ sát.

Theo như truyền thông nước này đưa tin, sau khi đi làm về, Trương nhận được điện báo của nhà trẻ về việc con anh có thành tích học tập không tốt, không chịu nghe lời cô giáo.

Quá tức giận, anh gọi con đang chơi bên ngoài về nhà và đánh vào mông bé trong suốt 20 phút.

Sau đó em bé kêu khát nước, đòi uống sữa, Trương đã lấy sữa cho bé uống và đưa đi ngủ. Tới sáng hôm sau, Trương vào phòng gọi bé dậy ăn sáng thì thấy bé đã chết.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, hai bên mông bị đánh có vết máu, các mạch máu nhỏ bên trong nội tạng bị mất máu, nguyên nhân do bị người khác sử dụng vật dụng đánh nhiều lần vào mông, dẫn tới sốc chấn thương khiến tim ngừng đập.

Tại tòa án, các chuyên gia y học nước này cho biết, đối với trẻ em 5 tuổi việc mất 1/4 máu sẽ khiến sốc chấn thương, ngừng hô hấp, nếu như trong vòng 2 tiếng đưa em bé tới bệnh viện thì có thể cứu chữa được.

Hơn nữa, việc đánh vào mông không gây nguy hiểm là một quan niệm sai lầm, ngoài các bộ phận như đầu, hốc ngực ra thì đánh vào mông cũng có thể gây chết người.

Trên thực tế đánh vào mông trẻ rất nguy hiểm.

Một trường hợp khác đó là ông Vương người Trung Quốc, vì muốn phụ đạo cho con chuẩn bị thi lên lớp, nhưng sau khi tan ca ông về tới nhà thì thấy con đi chơi.

Quá bực tức, ông Vương đánh liên tiếp vào mông con: "Tới tối hôm đó, mông cháu nó sưng vù lên, sốt 38.8 độ C, gia đình tôi vội đưa cháu tới bệnh viện" - ông Vương chia sẻ với sự hối hận tột độ.

Được biết, truyền thông Mỹ đưa tin, các chuyên gia nước này nhận định đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 4 năm với các trẻ từ 2 - 9 tuổi với tổng số 1510 em, các bé từ 2 - 4 tuổi với 806 em chưa từng bị trừng phạt có IQ bình quân cao hơn 5 điểm so với những em thường xuyên bị trừng phạt.

Những bé từ 5 - 9 tuổi với 704 em cao hơn những em thường xuyên bị đánh là 28 điểm.

Vì sao lại không được đánh vào mông con?

Mô não được nằm trong khoang sọ, hộp sọ thông qua Khớp đội - chẩm (atlanto-occipital joint) kết nối với cột sống.

Nếu như phụ huynh khi đánh vào mông trẻ quá mạnh tay sẽ khiến bộ phận mông bị thương, có thể thông qua cột sống truyền tới khớp chẩn đốt đột, có nguy cơ khiến hộp sọ bị biến dạng dẫn tới tổn thương thân não, hậu quả rất nghiêm trọng.

Việc đánh vào mông để giáo dục con là một hành động thiếu khoa học. Ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý trẻ. Thậm chí gây ra các tác hại như chảy máu xung quanh vùng mông, lưu thông máu không tốt, viêm hoại tử cũng có khả năng xảy ra.

Trẻ nhỏ trong thời kỳ phát triển có rất nhiều mao mạch, các cơ quan còn rất yếu, một khi bị thương rất dễ dẫn tới việc tổn thương tới các cơ quan như tim, não, thận và chảy máu trong.

Trẻ sẽ bị ám ảnh tâm lý khi thường xuyên bị bố mẹ đánh vào mông. (Ảnh minh họa)

Tuy không trực tiếp làm tổn thương tới cơ thể bề ngoài nhưng cảm giác đau sẽ thông qua trung tâm thần kinh khiến não bị kích động, tinh thần căng thẳng. Nếu thường xuyên bị đánh, trẻ sẽ có tính cách ương bướng, tự kỷ...

Bởi vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không được mất kiểm soát.

Yêu thương cần phải có trí tuệ, phải có kiến thức, như vậy tình yêu mới đem lại hạnh phúc cho cả hai. Nếu yêu con nhưng không biết cách dạy con, thì tình yêu đó vô hình trung sẽ đem tới đau thương cho trẻ.

Theo Helino

Tags

4 loại rau bà bầu phải kiêng cữ bởi có hại cho thai nhi


4  loại  rau  bà  bầu  phải  kiêng  cữ  bởi  có  hại  cho  thai  nhi
Ngày 30 Tháng 6, 2018



Chuyên gia Đông y chỉ ra sự thật về bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, ai bị nặng đến mấy cũng phải "chào thua"

Rau ngót, rau sam, chùm ngây, rau chân vịt không tốt cho thai phụ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bà bầu bởi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số loại rau thai phụ không nên ăn nếu không muốn làm hại đến con.

Dưới đây là bốn loại rau bà bầu cần tránh:

Thai phụ được khuyến cáo là có một số loại rau ăn không tốt cho thai kỳ.
Thai phụ được khuyến cáo là có một số loại rau ăn không tốt cho thai kỳ.

Rau ngót

Dân gian truyền rằng bà bầu không nên ăn rau ngót. Thực tế nếu thai phụ ăn một lượng lớn rau ngót, tử cung sẽ co bóp dữ dội làm động thai, sảy thai, nhất là ở ba tháng đầu thai kỳ. Trong những tháng cuối thai kỳ và sau sinh, bà mẹ ăn một lượng nhất định rau ngót là nạp đủ lượng đạm cần thiết và tử cung sạch hơn.

Rau sam

Sam là loại rau dân dã, hàm lượng dinh dưỡng khá cao và dược liệu tốt. Tuy nhiên rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Khi ăn, tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Rau chùm ngây

Đây là loại rau ngót Nhật, cùng họ với rau ngót và cũng được khuyên không nên sử dụng cho mẹ bầu. Rau chứa một hợp chất có tác dụng làm co cơ trơn tử cung gây sảy thai, sinh non.

Rau bó xôi (rau chân vịt, rau bina)

Hàm lượng sắt trong cải bó xôi khá cao nhưng nghiên cứu mới cho thấy rau còn chứa nhiều axit oxalic khiến cơ thể không hấp thu được chất sắt. Do đó, bà bầu ăn nhiều rau bó xôi thì tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thêm. Tuy nhiên nếu ăn một lượng vừa phải kèm thêm những món hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C khác thì lại giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Theo VnExpress

9 sự thật khắc nghiệt về cuộc sống bạn phải chấp nhận


9  sự  thật  khắc  nghiệt  về  cuộc  sống  bạn  phải  chấp  nhận

Thứ bảy, 19/5/2018-VnExpress.net



Dù bạn thông minh, tốt bụng, xinh đẹp... cỡ nào thì vẫn sẽ có người thấy bạn đầy khuyết điểm.

Ngay cả những người thông minh, khôn ngoan tới đâu vẫn có lúc cố chối bỏ những sự thật mà thẳm sâu bên trong họ biết là đúng. Theo Brigh Side, hiểu rõ và công nhận những điều dưới đây sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn:

Không có sự bình đẳng trong mọi hoàn cảnh

Có những người sinh ra trong vùng nghèo đói, sớm phải mưu sinh, trong khi nhiều người khác chào đời ở những gia đình giàu có hay được thừa kế cả gia sản của một tập đoàn lớn. Thường ai có xuất phát điểm tốt thì cuộc sống về sau sẽ thoải mái hơn. Tất nhiên vẫn có những ngoại lệ nhưng không nhiều.

Chẳng ai muốn yêu một người không biết trân trọng chính mình

Bạn có thể sẽ chết già nếu chỉ ngồi một chỗ rồi ước hoàng tử đẹp trai tìm đến cầu hôn. Tuy nhiên, nếu biết yêu và tôn trọng bản thân thì khác. Đừng bắt người khác phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc đời mình, nếu không, tâm trạng của bạn sẽ luôn bị phụ thuộc vào ngoại cảnh và ai đó.

Thế giới này không nợ bạn điều gì

Ngay cả khi bạn là người cuốn hút, thông minh, có học thức với những tính cách tuyệt vời thì không có nghĩa là mọi cơ hội luôn mở rộng. Người thành công biết rằng chỉ có hai lựa chọn: than thân trách phận vì nghĩ mình xứng đáng được nhiều hơn nữa hoặc đấu tranh để đạt được vị trí tốt.  

Bạn có nhiều thời gian hơn bạn tưởng

Có 168 tiếng mỗi tuần - và đó là số thời gian không ít. Bạn hãy thay đổi suy nghĩ "tôi không có thời gian" sang "đó không phải là ưu tiên của tôi". Nếu bạn không tập thể thao và hay ăn tạp, sức khỏe không phải là điều bạn ưu tiên. Nếu bạn không giúp vợ việc nhà, hôn nhân không phải điều bạn coi trọng.

Cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ hoàn hảo

Sẽ không bao giờ có cái gọi là "đúng lúc" để kết hôn, sinh con, thay đổi công việc hay đi du lịch. Bạn cố nấn ná chờ "thời điểm đúng" thật ra chỉ vì sợ thay đổi. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, nếu không, bạn sẽ sớm thấy tiếc nuối về cuộc sống của mình.

Không ai thực sự quá bận, chỉ là họ không quan tâm tới bạn

Chồng bạn quá bận để trả lời tin nhắn thứ 30 của vợ? Nhà tuyển dụng không có thời gian để gọi lại cho bạn sau buổi phỏng vấn? Mọi thứ thực ra rất đơn giản: Họ không muốn nói chuyện với bạn. Càng sớm ngừng lo lắng về những người không quan tâm tới mình, cuộc sống của bạn càng trở nên tốt đẹp hơn.

Bạn không thể hoàn hảo trong mắt mọi người

Dù cho bạn tử tế, tốt bụng, hào phóng hay xuất sắc thế nào, vẫn có những người không hài lòng về bạn. Dù cho cơ thể bạn có khiến người mẫu nội y phải ghen tỵ thì cũng không có nghĩa bạn chẳng bị ai phán xét là kém hoàn hảo.

Cuộc đời không công bằng

Mọi người không phải lúc nào cũng trân trọng những việc bạn làm. Dù bạn là người tử tế và đáng yêu thì chẳng có nghĩa bạn sẽ không bị phản bội, bỏ rơi. Kẻ xấu không hẳn lúc nào cũng bị trừng phạt. Sự cứu giúp cũng có thể chẳng đến vào những giờ phút đen tối. Dù vậy, điều đó không hẳn là cuộc đời chỉ toàn điều tệ. Có điều, bạn đừng đòi hỏi quá nhiều mà thôi.

Người có khả năng làm hại bạn nhất là chính bạn

Thường, con người sẽ không làm hại chính mình vì bản năng sinh tồn nhưng ngày qua ngày chúng ta lại dễ dàng tự hủy hoại bản thân hoặc mạo hiểm cuộc sống khi quên nghĩ tới hậu quả việc mình làm. Các thói quen xấu, những lần vi phạm giao thông, vô tư vào xe cùng người lạ - tất cả đều đặt mạng sống của chúng ta vào nguy hiểm.

Vương Linh

Tác dụng kỳ diệu của âm nhạc đối với sức khỏe con người


Tác  dụng  kỳ  diệu  của  âm  nhạc  đối  với  sức  khỏe  con  người
zknight | 12-05-2018 

Có hẳn một lĩnh vực dùng âm nhạc để chữa bệnh gọi là trị liệu âm nhạc

Âm nhạc là một cách vượt qua lý trí của chúng ta, để liên lạc với cuộc sống tâm hồn mà mọi người thường giữ kín.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách dễ dàng nhất để cải thiện tâm trạng: Hãy nghe nhạc.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc có thể phục hồi cảm xúc và giúp chống lại trầm cảm. Nó có tác dụng cải thiện lưu lượng máu, tương tự như những gì thuốc statin làm được. Âm nhạc cũng làm giảm nồng độ các hooc-môn gây stress như cortisol, thậm chí có cả tác dụng giảm đau.
Có một nghiên cứu đã khảo sát hơn 2.000 trường hợp bệnh nhân được cho nghe nhạc trước khi phẫu thuật. Kết quả là họ đều giảm được lo âu, căng thẳng và có kết quả hậu phẫu tốt hơn.
Nhưng rốt cuộc, làm thế nào mà âm nhạc có thể tạo ra những điều kỳ diệu như vậy?

Tác dụng kì diệu của âm nhạc đối với sức khỏe con người

Kim Innes, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng, Đại học West Virginia cho biết: Dường như âm nhạc có khả năng “kích hoạt chọn lọc” các hệ thống thần kinh và cấu trúc não liên quan đến tâm trạng tích cực, cảm xúc, sự chú ý và trí nhớ.
Giáo sư Innes cũng là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2016, chỉ ra nghe nhạc có thể cải thiện tâm trạng, hạnh phúc và stress ở người lớn tuổi bị suy giảm nhận thức. Trong nghiên cứu của mình, bà đã so sánh lợi ích của âm nhạc với thiền.
Theo đó, cả hai phương pháp đều mang lại những cải thiện đáng kể về tâm trạng và chất lượng giấc ngủ cho người tham gia. “Cả thiền và nghe nhạc đều là những công cụ mạnh mẽ có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể và hạnh phúc”, giáo sư Innes nói.
Đây là một tin tuyệt vời, bởi nghe nhạc là thực tế và dễ dàng hơn nhiều so với việc ngồi thiền.
Thế tuy nhiên, một số chuyên gia cũng phát hiện nghe nhạc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như gây xao lãng và lo âu.
Sự yên lặng có thể tốt hơn nghe một thứ gì đó“, phó giáo sư Joanne Loewy, giám đốc Trung tâm Âm nhạc và Y khoa Louis Armstrong tại bệnh biện Đại học Mount Sinai Beth Israel, New York, cho biết. “Bạn chỉ cần bật các thể loại âm nhạc rùng rợn từ những bộ phim như Halloween hay The Shining, nếu cần ví dụ về cách âm nhạc có thể đốt lên một ngọn lửa lo lắng, thay vì dập tắt chúng”.

Nghe nhạc là cách thực tế và dễ dàng hơn nhiều để cải thiện sức khỏe so với ngồi thiền

Một nghiên cứu của Phần Lan năm 2015 phát hiện âm nhạc có thể tăng cường những cảm xúc tiêu cực — như giận dữ, hung hăng hoặc buồn bã – cũng giống như cách nó có thể chống lại những cảm xúc này.
Tại sao lại vậy? Daniel Levitin, một giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học McGill, Canada giải thích: Nhịp điệu và các đặc điểm khác của bài hát chúng ta chọn có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và hoạt động của mạng thần kinh bên trong não của chúng ta.
Theo giáo sư Levitin, các bài hát có nhịp chậm, tiết tấu đều và các nốt ngân dài có xu hướng làm dịu bạn xuống. Trong khi đó, âm nhạc có nhịp nhanh và hỗn loạn có xu hướng gây ra tác dụng ngược lại. Nhưng điều này cũng phụ thuộc vào từng người.
Giáo sư Levitin nói rằng ông đã phỏng vấn những người nói rằng nhạc AC/DC (một nhóm hard rock) giúp họ thư giãn. “Đây là những người thường nghe nhạc metal Thụy Điển, vì vậy, với họ nhạc AC/DC là nhẹ nhàng“, ông nói. “Không có một bài nhạc nào tác động tương tự cho tất cả mọi người“.
Cũng không có một “trung tâm âm nhạc” nào trong não, giáo sư Levitin nói. “Một điều mọi người thấy ngạc nhiên là âm nhạc kích hoạt gần như tất cả các vùng não mà chúng ta đã biết từ trước đến nay“. Điều này gợi ý về sức mạnh của âm nhạc lớn cỡ nào.
Nếu bạn đang muốn sử dụng âm nhạc để giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn hoặc thay đổi tâm trạng và cảm xúc của mình, Levitin gợi ý rằng bạn nên chọn sẵn cho mình một playlist các bài hát khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Và đó phải là playlist mà bạn tự trải nghiệm để rút ra được, không có một danh sách có sẵn nào dành cho tất cả mọi người.
Để tránh xao lãng, bạn nên nghe nhạc khi thực sự rảnh rỗi. Không nên vừa nghe nhạc vừa làm việc. “Chúng ta chỉ tự đánh lừa chính mình rằng bộ não có thể làm hai việc cùng một lúc”, giáo sư Levitin nói.
Chỉ có một trường hợp, đó là nghe nhạc sôi động trong khi tập luyện có thể giúp bạn có động lực hơn. Còn vừa nghe nhạc nhẹ trong khi lướt Facebook hay đọc báo sẽ không giúp bạn thư giãn.

Có hẳn một lĩnh vực dùng âm nhạc để chữa bệnh gọi là trị liệu âm nhạc

Để đào sâu các lợi ích của âm nhạc đối với sức khỏe, bạn có thể tìm hiểu một lĩnh vực gọi là trị liệu âm nhạc. Alan Turry, giám đốc điều hành Trung tâm trị liệu âm nhạc Nordoff-Robbins tại Đại học New York cho biết:
“Trị liệu âm nhạc bắt đầu từ ý tưởng, chúng tôi sẽ sử dụng âm nhạc như một nhà trị liệu cộng tác với một người đang đi tìm sự hoàn thiện bản thân, mong muốn được lạc quan hơn hoặc muốn khám phá những gì còn ẩn giấu bên trong bản thân mà chính họ cũng không biết”.
Liệu pháp âm nhạc có thể được xây dựng trên nhiều hình thức. Một trong số đó là “dẫn đường bằng hình ảnh trong âm nhạc“, Turry nói, khi nhà trị liệu giúp một người khám phá ra những điểm mạnh hoặc thách thức của họ bằng cách cùng nghe nhạc mà bệnh nhân chọn.
Một cảm giác hòa hợp [giữa nhà trị liệu và bệnh nhân] có thể sinh ra từ âm nhạc”, ông nói. “Chia sẻ âm nhạc giúp bệnh nhân cảm thấy như được nhà trị liệu chạm đến và giúp đỡ”.
Các hình thức trị liệu âm nhạc khác có thể yêu cầu bệnh nhân hát hoặc chơi nhạc cụ nếu họ thoải mái. “Cách mỗi người trong số chúng ta tạo ra âm nhạc có thể tiết lộ một cái gì đó về bản thân mình để nhà trị liệu có thể biết và giải quyết”, Turry nói.
Chẳng hạn như ai đó có thể chơi trống, với chỉ một nhịp độ hoặc một cường độ. Điều đó có thể tiết lộ anh ta là người khó thích nghi và linh hoạt được trong các lĩnh vực cuộc sống khác nhau. Âm nhạc là một cách vượt qua lý trí của chúng ta, để liên lạc với cuộc sống tâm hồn mà mọi người thường giữ kín“, Turry nói.
“Nếu mọi người gặp chuyện gì đó, sẽ có một cách nào đó mà âm nhạc có thể giúp họ“.
Tham khảo Time
Đây là cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ và mọi việc chúng ta làm.
zknight


HÃY  LÀ  MÔN  ĐỆ  ĐỨC  KITÔ

 Gm. JB. Bùi Tuần


1. Thánh Phêrô và thánh Phaolô luôn dạy tôi một lời vắn tắt sau đây: “Dù con là ai, ở địa vị nào, con hãy sống đúng ơn gọi của con. Ơn gọi của con là môn đệ Đức Kitô. Môn đệ Đức Kitô, đó là ơn gọi căn bản của con, đó là ơn gọi cao quí nhất Chúa dành cho con”.

Nhận thức điều hai thánh tông đồ dạy trên đây là quan trọng, tôi xin hai thánh tông đồ dạy tôi thêm những gì tôi cần làm để sống ơn gọi người môn đệ Đức Kitô.

Hai Đấng đã dạy tôi.

2. Việc thứ nhất các ngài dạy là hãy cùng với Đức Kitô, mà cầu nguyện với Đức Chúa Cha “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Lc 11, 2- 4).

Khi tôi cùng với Đức Kitô đọc kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, tôi thấy lòng tôi bỗng mở ra, cho phép tôi có một cái nhìn mới rất lạ lùng.

Tôi sung sướng thấy mình có một người Cha ở trên trời. Người Cha ấy xót thương tôi.

Tôi thấy Cha trên trời ôm mọi người vào lòng mình, vì Cha coi mọi người đều là những người con của Cha.

Tôi cảm thấy tôi được gần lại với Cha, và đồng thời cũng được gần lại với mọi người, không kể họ là ai.

3. Tôi cảm thấy dung mạo của Cha trên trời là yêu thương là khiêm nhường. Yêu thương hết sức và khiêm nhường tột độ. Với yêu thương và khiêm nhường như thế, để dẫn đưa tôi về thiên đàng.

Với yêu thương và khiêm nhường, Cha trên trời muốn tôi cũng hãy nên giống Cha, mà yêu thương và khiêm nhường không những đối với Cha, mà cũng đối với mọi người.

4. Hình ảnh mà hai thánh tông đồ đã đưa ra để dạy tôi, để trở nên môn đệ Đức Kitô về yêu thương và khiêm nhường đối với người khác. Đó là hình ảnh người Samatinô tốt lành, mà Chúa Giêsu đã nêu lên (x Lc 10, 25- 37).

Người Samatinô đó đã xuống ngựa, đến bên người đau khổ, cúi mình xuống, chăm sóc họ, với yêu thương hết sức và khiêm nhường tột độ, môn đệ Đức Kitô là như thế đó.

Nếu môn đệ Đức Kitô thì phải như thế, thì thú thực đã nhiều lần tôi không phải là môn đệ Đức Kitô. Bởi vì tôi đã không yêu thương và khiêm nhường đủ trong việc phục vụ người khác.

5. Nhận thức mình còn nhiều thiếu sót về yêu thương và khiêm nhường đang là điều tôi phải sám hối.

Sám hối của tôi là xin lỗi Chúa, nhất là quyết tâm sửa mình lại.

6. Thánh Phêrô và thánh Phaolô là hai vị thánh nổi về sám hối.

Sám hối nơi hai người nhấn mạnh đến khiêm nhường.

7. Thánh Phêrô quả quyết: “Hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1Pr 5, 5).

8. Còn thánh Phaolô thì nói: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Phl 2, 3).

9. Khiêm nhường cũng đã và đang là điều mà các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêdictô XVI, và Đức Phanxicô đề cao, khi các ngài dùng nhiều cách khác nhau, để xin lỗi về những gì Hội Thánh trong quá khứ đã xúc phạm đến những người ngoài Công Giáo.

10. Khiêm nhường là một thứ của hẹp. Nhưng phải qua cửa hẹp đó, mới vào được thiên đàng.

Thế nhưng rất nhiều người đã không muốn đi qua cửa hẹp đó: “Cửa rộng và đường thênh thang thì đưa tới diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó, còn cửa hẹp và đường hẹp đưa tới sự sống, thì ít người tìm được lối ấy” (Mt 7, 13- 14).

Lời Chúa Giêsu phán xưa đang là một sự thực xảy ra trong tình hình hiện nay.

11. Khiêm nhường là dấu chỉ những người môn đệ Chúa Giêsu. Kiêu ngạo là dấu chỉ những người môn đệ quỉ Satan.

12. Đức Phanxicô, khi coi sự khiêm nhường là điều kiện cần thiết để đổi mới Hội Thánh hôm nay, thì ngài coi thời gian là một lãnh vực, mà chúng ta cần thực hiện sự khiêm nhường hơn. Nghĩa là:

13. Khiêm nhường là biết chờ đợi, đừng nóng vội. Hãy biết bắt đầu lại.

14. Khiêm nhường là biết đi từng bước nhỏ, đừng ham bước những bước dài, bước lớn.

15. Khiêm nhường là biết coi thời gian mỗi ngày là một kho tàng để khám phá ra những ơn lành của Chúa. Đừng coi mỗi ngày là một gánh nặng, để rồi than oán.

16. Khiêm nhường là đừng coi mình là giám mục, linh mục, hay là ai, nhưng chỉ là môn đệ Đức Kitô, đó là việc thứ hai và cũng là việc sau cùng, mà hai thánh tông đồ đã dạy tôi lúc này.

17. Trên đây là đôi chút chia sẻ, để mừng lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài đúng thực là môn đệ Đức Kitô.

Xin hai thánh làm phép lành cho chúng ta, để chúng ta biết tỉnh thức sống ơn gọi người môn đệ Đức Kitô một cách thiết thực trong tình hình phức tạp hiện nay.

Long Xuyên, ngày 27.6.2018

+ Gm. Gioan B BÙI TUẦN


Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018


Gõ  vào  hai  chân  như  thế  này  còn  hữu  ích  hơn  10  lần  ngâm  chân!
by TNT on JUNE 2, 2018


Mời các bạn thực hành thường xuyên và đánh giá kết quả.

GD&TĐ – Đừng đánh giá thấp việc đánh gõ vào các ngón chân. Tuân thủ làm mười phút một ngày, chưa đầy một tháng sẽ làm cho thể chất của bạn có một sự thay đổi lớn.

Chân là gốc rễ của sức khoẻ


Chữa bệnh phải chữa từ gốc rễ, dưỡng sinh phải điều chỉnh từ gốc rễ. Chỉ kéo căng cơ thể mà không kéo căng phần cơ chân thì cũng chỉ là một giải pháp tạm thời! Nếu biết nhẹ nhàng xoa bóp cơ chân, không chỉ có cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, mà còn có lợi cho việc điều chỉnh sức khoẻ thể chất và tinh thần. “Cơ chân mềm 1 thước” kéo dài mười năm tuổi thọ, sức khỏe tốt, tính khí cũng sẽ tốt hơn!
Vậy làm thế nào để làm mềm cơ chân? Câu trả lời một là xoa bóp dây chằng, hai là đánh gõ vào 2 chân.

Xoa bóp bàn chân tốt hơn việc ngâm chân
Chân có 136 điểm huyệt khu phản xạ, tương ứng với các cơ quan nội tạng cơ thể. Xoa bóp chân, chính là đang điều chỉnh các cơ quan nội tạng. Hàng trăm bệnh tật đến là do lạnh, nhất là lạnh từ chân. Đặc biệt vào mùa thu và mùa đông, xoa bóp hai chân là điều cần thiết.
Nhiều bạn bè kiên trì xoa bóp bàn chân và kéo căng cơ chân, phát hiện thấy nó dễ dàng và hiệu quả hơn là sử dụng nước ấm ngâm chân. Chìa khóa tăng sức khỏe này siêu hiệu quả!
alt
Như chúng ta đã biết, khiêu vũ có thể kéo căng kinh mạch của chân, nhưng tác giả sẽ giới thiệu cho bạn biết một cách đơn giản hơn và thuận tiện hơn, đó là xoa bóp gân dây chằng dưới cùng của bàn chân.
Nguyên tắc: Có một khu vực lõm ở bàn chân, thường ít được kích thích đến, do đó nên chú ý vào phần này, sẽ hiệu quả hơn ngâm chân.
Phương pháp: Khu vực lõm vào của chân có nhiều điểm huyệt, chẳng hạn như huyệt dũng tuyền, trường thọ. Phải dùng sức xoa bóp của hai tay mới tốt được.
alt
Có thể ngồi xoa bóp, hoặc nằm xoa bóp đều được. Quan trọng là chúng ta phải cảm thấy sinh nhiệt ở chân, kinh mạch thông suốt. Sử dụng lực của các ngón tay hơi mạnh để xoa bóp hoặc đánh gõ (như hình) hiệu quả rất tốt.

Đánh gõ vào bàn chân 10 phút
Đừng đánh giá thấp việc đánh gõ vào các ngón chân. Tuân thủ làm mười phút một ngày, chưa đầy một tháng sẽ làm cho thể chất của bạn có một sự thay đổi lớn.
Phương pháp: Chỉ cần duỗi thẳng chân, hai gót chân sát lại với nhau, dùng hai đầu ngón chân cái của bạn va chạm vào nhau, thực hiện khoảng 100 lần một phút là được.
Hiệu quả: Chân khoẻ, hành động nhanh nhạy, ngay cả đầu gối cũng trở nên mạnh hơn.
Ngoài ra còn giúp đi ngoài đều đặn hơn, không bị chứng mất ngủ, đầu óc minh mẫn, nhanh nhạy, tăng sức chú ý, tăng thị lực, khí sắc cũng hồng hào nhiều năng lượng hơn.
Lạnh từ chân sinh bệnh, nên bệnh phải được loại bỏ từ lòng bàn chân! Nhớ mỗi ngày trước khi đi ngủ phải gõ mạnh vào hai chân trong 10 phút, kết hợp với xoa bóp. Tuân thủ một tháng sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, sức khỏe dẻo dai.


Ngoài ra, những ai bị đau lưng lâu năm, có thể dùng quả quần vợt hoặc quả bóng golf đặt dưới lòng bàn chân, dùng các ngón chân và gót chân lăn từ từ quả bóng trong hai hoặc ba phút là được.
Bởi vì các cơ ở chân, bắp đùi có liên quan chặt chẽ tới cơ của lưng và cổ, nên tập ở vùng chân có thể thư giãn cơ lưng và giúp giảm đau.

Theo phunugiadinh

6 đức tính đặc trưng của một người nhân hậu tất có hậu phúc


6  đức  tính  đặc  trưng  của  một  người  nhân  hậu  tất  có  hậu  phúc
Thứ Ba, 02/01/2018 • trithucvn.net

Cổ nhân ví nhân hậu như dòng chảy ngầm dưới đáy sông sâu, có sức mạnh vô cùng lớn nhưng lại không hề gợn sóng trên bề mặt. Nhân hậu của một người chính là một loại phẩm cách, càng là một loại tâm thái đáng quý và cao thượng.

nhân hậu
(Hình minh họa: Qua bordo.al)

Một người nhân hậu nhất định sẽ có hậu phúc, cho nên xưa nay những người già đều khuyên bảo con cháu rằng, làm người thì phải hiền lành, nhân hậu. Nhưng như thế nào mới là một người nhân hậu?

1. Không chiếm lợi ích của người khác
Bảo Thúc Nha và Quản Trọng, người nước Tề, thời Xuân Thu, là đôi bạn tốt luôn cùng nhau buôn bán. Bảo Thúc Nha có tiền thì lấy phần nhiều đưa cho bạn, vì nghĩ gia cảnh bạn nghèo túng, còn mình thì nhận phần thiệt hơn. Hai người cùng nhau buôn bán và mỗi lần chia lãi thì bên nhiều bên ít như thế.

Những thủ hạ của Bảo Thúc Nha thấy vậy thì rất khó chịu nói Quản Trọng là kẻ không ra gì. Bảo Thúc Nha nói: “Các ngươi lầm rồi, ông ấy đâu có tham lam chút tiền mà làm gì. Chẳng qua gia cảnh ông ấy quá khó khăn phải dựa vào chút tiền đó mà sống cho qua ngày nên ta tự nguyện nhường cho ông ấy phần lãi hơn. Hơn nữa, ông ấy buôn bán có đạo đức, kiếm tiền chính đáng. Trong công việc buôn bán ông ấy cũng đóng góp không ít sáng kiến hay. Bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau, huống hồ ta so với ông ấy giàu có hơn, bạn gặp khó khăn lẽ nào lại không giúp đỡ.” Những lời này truyền đến tai Quản Trọng, Quản Trọng vô cùng cảm động.

Người nhân hậu không chiếm lợi ích của người khác. Cho dù là ở trong hoàn cảnh nào thì họ cũng đều sống rất minh bạch, cởi mở và thoải mái.

2. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

đời người
(Hình minh họa: Qua rimedia.org)

Khi Khổng Tử tham dự tang lễ nhà người khác, ông đứng cạnh người nhà họ mà trong lòng cũng cảm thấy đồng cảm như thể họ là người thân của mình. Bản thân Khổng Tử cũng thương tiếc thay cho họ, ngay cả ăn cơm cũng không thấy thoải mái. Một người thời thời khắc khắc có thể đồng cảm với người khác thì cũng là một người nhân hậu.

Trong cuốn “Liễu Phàm Tứ Huấn” có ghi chép một câu chuyện, kể rằng: Cụ và ông nội của Dương Vinh thời nhà Minh từng làm nghề chèo thuyền mưu sinh.

Một năm, quê hương của họ bị nạn lụt lớn, nước tràn ngập địa phương. Cụ và ông nội của Dương Vinh mải chèo thuyền, chỉ “một lòng cứu người” mà không lấy tiền công. Có người trong vùng biết chuyện cười chê hai cha con ông là những ngời ngu dốt không biết tận dụng cơ hội kiếm tiền.

Đây là một loại nhân hậu, gặp người nguy hiểm tính mạng thì ra tay cứu giúp, không so đo tính toán thiệt hơn. Thậm chí sau khi cứu những người còn sống lên bờ, hai người họ còn vớt cả những người đã chết nổi trên sông. Đó là vì họ đã đồng cảm với nỗi bi thương và nỗi ân hận của những người còn sống nếu không tìm được thi thể của người thân.

Người nhân hậu biết cách đặt mình vào vị trí của người khác, biết suy nghĩ cho người khác. Chỉ cần việc bản thân có thể làm cho người khác, họ sẽ dốc sức mình để làm. Cho nên, từ xưa đến nay khi kết giao với những người nhân hậu thì người ta không phải đề phòng, lo lắng bất kể điều gì.

3. Nhớ ơn và báo ơn người khác

nhân hậu
(Hình minh họa: Qua kknews)


Tăng Tử viết: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”, ý nói rằng cẩn thận đối với việc tang của cha mẹ, truy niệm tổ tiên, lâu dần tự nhiên có thể khiến cho lão bách tính trung hậu thật thà.

Một người muốn nuôi dưỡng lòng nhân hậu của bản thân mình thì phải luôn nhớ ơn những người đã từng chăm sóc, giúp đỡ mình. Không chỉ thường ghi nhớ ân nghĩa của họ trong lòng mà phải thường xuyên thăm hỏi những người đã từng dạy dỗ mình, báo ơn những người đã từng chăm sóc mình.

Cổ nhân có câu: “Hậu kỷ giả, tất bạc tha nhân”, ý nói người hậu đãi bản thân mình thì ắt sẽ bạc đãi người khác. Người chỉ biết mình thì tất sẽ khó có thể đối đãi với người khác một cách ôn nhu, nhân hậu. Bởi vậy, người có lòng nhân hậu luôn biết ơn và tìm cách báo đáp ơn người khác, dùng tấm thâm tình để đối đãi với người khác.

4. Bao dung và tha thứ cho người khác
Một người khi ở địa vị rất cao thường khó bao dung được người khác. Một khi nghe thấy lời phê bình của người khác họ sẽ lập tức đối đầu với người đó. Thậm chí, họ còn kết bè kết phái, gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cả một đoàn thể. Bởi vậy, khi ở một địa vị càng cao, thì càng cần phải có một tâm thái cao. Mỗi một lời nói, một hành vi đều cần làm cho không khí của cả đoàn thể ấy càng tốt hơn.

Cổ nhân giảng: “Thân tại công môn hảo tu hành”, ý nói, thân ở nơi quan trường càng dễ tu hành. Người có địa vị càng cao lại càng dễ tu hành, bởi vì tầm ảnh hưởng của họ là rất lớn. Tuy nhiên xét từ một góc độ khác, nơi quan trường thường dễ tạo nghiệp. Người có thái độ không tốt, không nhân hậu, mang theo nhiều tật xấu, phong thái không đẹp dễ ảnh hưởng tiêu cực càng lớn hơn.

Cho nên, để trở thành một người nhân hậu, cần giảm nhẹ một phần trách cứ, nhiều thêm một phần khoan dung.

5. Không trách móc, gây khó dễ cho người khác

làm người
Doanh nhân Nhật Bản – ông Inamori Kazuo (Ảnh: Qua books.cw.com.tw)

Cổ nhân giảng: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người ta, dù ít hay nhiều đều có những phần khuyết điểm. Khi một sự việc đã xảy ra rồi mà buông lời trách mắng cho hả giận thì sẽ làm tổn hại tới lòng nhân hậu của mình, đồng thời cũng khiến đối phương càng thêm khó chịu, tiêu cực.

Hàn Kỳ thời Bắc Tống cả một đời làm quan nổi tiếng nhân hậu. Khi Hàn Kỳ đóng quân ở Định Châu, có một lần ông ngồi viết thơ vào buổi tối nên đã gọi một binh sĩ cầm nến đứng bên cạnh để chiếu sáng. Binh sĩ này mải nhìn đi chỗ khác nên sơ suất làm cây nến bị nghiêng và cháy vào tóc của Hàn Kỳ, Hàn Kỳ lấy tay áo dập lửa rồi lại tiếp tục viết thơ.

Một lát sau, ông quay lại nhìn thì phát hiện ra người cầm nến bên cạnh đã được đổi thành người khác. Vì sợ viên quan chủ quản sẽ trách phạt binh sĩ kia nên ông vội vàng gọi viên chủ quản đến và bảo: “Không cần đổi người, anh ta hiện tại đã biết cách cầm nến rồi”. Từ đó về sau, quan binh trong quân đội ai nấy đều bội phục tấm lòng khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ.

Lúc Hàn Kỳ lưu lại ở phủ Đại Danh, có người tặng ông hai chiếc chén ngọc vô cùng quý giá thuộc loại cực phẩm trên đời, Hàn Kỳ liền dùng bạch kim để cảm ơn người tặng chén ngọc. Hàn Kỳ vô cùng yêu thích đôi chén ngọc, mỗi khi có tiệc đãi khách, ông đều sai người sửa soạn một chiếc bàn phủ gấm vóc rồi đặt đôi chén ngọc lên trên để mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Một hôm, Hàn Kỳ mở tiệc thiết đãi các quan lại quản lý thủy vận. Khi đang chuẩn bị mang đôi chén ngọc ra để rót rượu mời khách thì đột nhiên một người đầy tớ không cẩn thận xô vào chiếc bàn khiến đôi chén ngọc rơi xuống đất vỡ tan. Khách khứa trong nhà thảy đều kinh hãi, còn người đầy tớ kia thì run rẩy phủ phục dưới đất chờ chịu phạt.

Hàn Kỳ sắc mặt không đổi, cười bảo các vị quan khách: “Bất luận là vật gì cũng đều có quy luật tồn vong”. Ông lại quay sang nói với người đầy tớ: “Ngươi là do sơ suất mà gây ra, cũng không phải cố ý, đâu phải là tội lỗi gì?” Các vị quan khách trước sự khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ đều bội phục mãi không thôi.

Đối xử nhân hậu với người khác chính là trí lực thượng đẳng. Người nhân hậu biết cách chừa lại cho người khác một đường lui. Họ không chỉ trích quá mức, cũng không gây khó dễ cho người khác, ngay cả khi người khác có lỗi với họ.

6. Làm tròn bổn phận của bản thân
Người xưa có câu: “Huynh hữu đệ cung” (anh thương em, em kính anh) hay “Phụ từ tử hiếu” (cha hiền từ, con hiếu thảo) đều là muốn nói rằng, mỗi người cần phải có trách nhiệm với người thân của mình. Không chỉ cần hiếu kính và yêu thương đối với cha mẹ của mình mà còn cần mở rộng tấm lòng tới cả cha mẹ của người khác.

Trong “Chu tử trị gia cách ngôn” có câu rằng: “Kiến cùng khổ thân lân, tu gia ôn tuất”, nghĩa là thấy người thân, hàng xóm gặp cảnh khốn cùng thì phải biết quan tâm, thương xót họ. Người phúc hậu thấy cảnh người thân, hàng xóm nghèo khổ thì đều gắng sức giúp đỡ họ. Thương cảm với khó khăn của người khác chính là có tình nghĩa.

Người nhân hậu có được bản tính lương thiện thì tự nhiên sẽ biết được bổn phận của bản thân và tận lực làm tốt những gì mình nên làm.

An Hòa (dịch và t/h)