Kinh Lạy Cha bao gồm:
một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin
Thứ
hai - 11/06/2018
1.
Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng
nhiều danh hiệu khác nhau : Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên
Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc
tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu
nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế,
Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa : Lạy Cha
chúng con ở trên trời.
Lời mạc khải mối liên hệ
chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng
liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa
Con.
Cha không chỉ là nguồn cội
phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy,
là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa
huyền nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương
“Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với
Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý
Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của
Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi
làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho
chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là
Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có
một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2.
Hai lời nguyện ước
“Xin làm cho danh thánh
Cha vinh hiển” và “Triều đại Cha mau đến” là hai lời nguyện ước của những người
con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến
lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển
thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của
chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện
như thế để làm gì? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin
cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là
Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha
thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào
cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm
lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng
ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện.
Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin
“Xin Cha cho chúng con
hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con
sa chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu
chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt
thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn
cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời
cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện
thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người
là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính
là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết.
Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần
và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi
lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới
trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bậy và cám dỗ vẫn bủa
vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ lực là sức
mạnh để con người vượt thắng mọi cám dỗ.
Lm. Thong Gioan
NguyenVT66
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét