Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

1/5 đã trở thành ngày Quốc tế Lao động như thế nào?

1/5  đã  trở  thành  ngày  Quốc  tế  Lao  động  như  thế  nào?
(trithucvn.net)



Ngày 1 tháng 5 từ lâu đã có hai ý nghĩa dường như trái ngược nhau. Với nhiều người, đó là lễ hội May DAY được biết đến rộng rãi ở các nước châu Âu với các hoạt động vui tươi chào đón giao mùa. Ở một số quốc gia khác, đây là ngày kỷ niệm sự đoàn kết và phản kháng của người lao động với giới chủ.

Tại sao có ngày Lao động 1/5?
Giống như nhiều sự kiện lịch sử khác, có những cách hiểu tương phản cho từng ngày kỷ niệm. Tạp chí TIME giải thích về ngày 1/5 trong một bài báo năm 1929 rằng: “Với những người truyền thống ngày MAY DAY là giành cho lễ hội với hoa, cỏ, dã ngoại, vui chơi…chào đón giao mùa. Đối với những người theo chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản, MAY DAY có nghĩa là diễn thuyết, diễu hành, bom, gạch vụn và  bạo lực đấu tranh. Cái ý nghĩa này bắt đầu từ ngày MAY DAY năm 1886, khi có khoảng 200.000 lao động Mỹ tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc đòi yêu sách ngày làm việc 8 giờ”.
Vào ngày 1/5/1886, người lao động Mỹ đã không chỉ dừng lại ở mức độ của một cuộc đình công, đó là một phần của sự kiện nổi tiếng được biết đến rộng rãi là vụ Haymarket. Vào ngày đó, Chicago cùng nhiều thành phố khác đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình lớn của người lao động ủng hộ ngày làm việc 8 giờ. Các cuộc biểu tình ở Chicago diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp. Tới ngày 3/5, bạo lực đã xảy ra tại một cuộc đình công ở nhà máy McCormick Reaper, Chicago. Ngày tiếp sau đó, một buổi tuần hành hòa bình tại quảng trưởng Haymarket cũng trở thành bạo động.
Vào năm 1938, tờ TIME đã tổng kết sự kiện Haymarket như sau:
Ngày 4/5/1886, sau 10h đêm vài phút, một cơn bão bắt đầu thổi tung Chicago. Khi những giọt mưa đầu tiên rơi xuống, đám đông tại Quảng Trường Haymarket, gần trụ sở quận, bắt đầu giải tán. Lúc 8 giờ tối có 3.000 người tay trong trong tay, đứng lắng nghe những người vận động vô chính phủ lên án sự tàn bạo của cảnh sát và yêu cầu ngày làm việc 8 giờ, nhưng đến 10h chỉ còn khoảng vài trăm người ở lại. Thị trưởng quận, người đã có mặt để quan sát diễn tiến của sự việc, lúc này yên tâm về nhà đi ngủ.
Khi người diễn thuyết cuối cùng đang chuẩn bị kết thúc câu chuyện của mình, có khoảng 180 cảnh sát đi tới từ nhà ga gần đó với mục đích giải tán đám đông. Cảnh sát tiến đến sát toa xe mà người diễn thuyết đang đứng. Trong khi đội trưởng cảnh sát ra lệnh giải tán đám đông, và người diễn thuyết kêu lên rằng đó là một cuộc mít-ting hòa bình, một quả bom đã phát nổ ở vị trí của những cảnh sát. 7 cảnh sát chết tại chỗ, 60 cảnh sát khác bị thương. Sau đó, cảnh sát đã nổ súng, giết chết một số người và làm bị thương 200 người và bi kịch Haymarket đã trở thành một phần của lịch sử Hoa Kỳ”.

Bức tranh minh họa cuộc bạo loạn Haymarket ngày 4/5/1886 khi 7 cảnh sát Mỹ bị đánh bom chết tại chỗ (Ảnh: History.com)

Năm 1889, Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa tuyên bố rằng, để tưởng niệm vụ Haymarket, ngày 1 tháng 5 sẽ là một ngày nghỉ lao động quốc tế, hiện nay được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới là Ngày Quốc tế Lao động.


“Công nhân quốc tế đoàn kết lại” – lời kêu gọi của Quốc tế Cộng sản vào ngày 1/5

Tại Hoa Kỳ, trong thời kỳ ‘Chiến tranh Lạnh’ tâm lý chống cộng rất cao và ngày 1/5 là để họ biểu thị sự phản đối phong trào cộng sản.
Vào tháng 7 năm 1958, Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã ký một nghị quyết đặt tên  ngày 1 tháng 5 là “Ngày trung thành” để phân biệt rạch ròi với ngày “công nhân thế giới” mà phe xã hội chủ nghĩa tổ chức. Nghị quyết này tuyên bố rằng 1/5 sẽ là “một ngày đặc biệt để khẳng định lại lòng trung thành với Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và công nhận di sản tự do Mỹ”.
Hoa Kỳ cũng có Ngày lao động, tổ chức vào thứ Hai đầu tiên của tháng 9. Hiện nay, đa số các nước khác trên thế giới vẫn tổ chức ngày Lao động vào 1/5.
Ngày MAY DAY truyền thống của các nước châu Âu diễn ra như thế nào?
Ở nhiều nước châu Âu, ba lễ hội khác nhau vào cuối tháng 4 dường như đã sáp nhập để cho ngày 1 tháng 5 hay còn gọi là MAY DAY có ý nghĩa đặc biệt hơn.
MAY DAY của người Xen-tơ tại Ireland và Scotland, được biết đến với tên Beltane. Lễ hội này được tổ chức vào khoảng thời gian từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 6 hàng năm.


Hoạt động đi vòng quanh một cột cao kết hoa trong lễ hội May Day (ảnh: acient-origins.net)

Beltane cũng được biết đến là lễ hội chào đón mùa hè. Dân làng tụ họp đốt các đống lửa lớn và cử hành các nghi lễ bảo vệ cây trồng và gia súc, và cùng thưởng thức một bữa tiệc lớn.
Trong khi đó, tại Đức, Phần Lan và Thụy Điển, Đêm Walpurgis (trước 1/5) là lễ kỷ niệm một vị thánh đặc biệt của họ. Người dân các nước này thường sẽ tổ chức ăn tiệc vào ngày 1/5, có nhảy múa, ca hát và phụ nữ trẻ được ôm hôn. Walpurgis cũng được biết đến là đêm mà phù thủy sẽ đợi mùa xuân đến.
Ở Roma, Ý vào cuối tháng 4, người dân tổ chức lễ hội Flora, Nữ thần của các loài hoa và đây cũng là lễ hội đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè.
Có gì đặc biệt trong ngày MAY DAY?
MAY DAY là đồng nghĩa với maypole (cây cột cao có kết hoa), được cho là bắt nguồn từ một truyền thống của những tộc người đa thần. Họ cắt những cây non và trải chúng trên mặt đất để đánh dấu sự xuất hiện của mùa hè và sau đó nhảy múa xung quanh chúng trong các hội diễn tranh tài giữa các làng.
Ngày này cũng liên quan đến điệu nhảy Morris, thường do những nhóm đàn ông mặc những bộ quần áo màu khác nhau tùy thuộc vào vùng đất nơi họ sinh sống biểu diễn.
Trang phục lộng lẫy và hoa cúc có thể là một phần của lễ hội, trong khi Nữ hoàng tháng Năm và đôi khi là “Người xanh” cũng có thể xuất hiện trong lễ hội MAY DAY như biểu tượng của mùa xuân.
Người Xanh Green Man trong lễ hội May Day tại Châu Âu (Ảnh: hevercastle)
Vào buổi sáng ngày MAY DAY, ở Oxford (Vương quốc Anh), một bài thánh ca Latin được vang lên từ trên đỉnh tháp Magdalen College và tiếp theo là chuông báo hiệu bắt đầu điệu nhảy Morris trên đường phố.
Sinh viên trường St Andrews có hoạt động kỷ niệm ngày MAY DAY độc đáo của riêng mình. Vào buổi sớm bình minh ngày 1/5, các sinh viên St Andrews lao xuống biển “tắm tiên” biểu lộ cảm xúc hân hoan chào đón giao mùa.

Xuân Thành

KIỆM NGÔN, ĐA HÀNH (Lễ Đức Thánh Giuse Lao Động – ngày 1 tháng 5)





KIỆM  NGÔN,  ĐA  HÀNH
( Lễ  Đức  Thánh  Giuse  Lao  Động – ngày  1  tháng  5)
(Thu, 27/04/2017 - Trầm Thiên Thu)



Người khôn nói ít, làm nhiều
Giuse cần mẫn sớm chiều lao công
Vợ, con hạnh phúc, yên lòng
Giuse trọn đạo song song đôi bề
Làm cha nuôi Đức Giêsu
Làm chồng Đức Mẹ, chẳng nề gian nan

Chính Chúa Giêsu đã xác định: “Cha tôi vẫn làm việc thì tôi cũng làm việc” (Ga 5:17). Đó là Ngài muốn đề cao sự lao động của con người, đồng thời cũng xác nhận giá trị của công việc. Làm việc là lao động. Lao động là điều cần thiết, dù là lao động chân tay hoặc lao động trí óc. Trước tiên, lao động là để sinh tồn. Không hề úp mở, Thánh Phaolô nói thẳng luôn: “Ai không chịu làm việc thì cũng đừng có ăn” (2 Tx 3:10).

Về vấn đề này, người ta cũng có câu nói mang tính thực tế: “Tay làm, hàm nhai; tay quai, miệng trễ”. Xã hội Việt Nam ngày nay có cách nói thế này: “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”. Thật vậy, truyện ngụ ngôn “Con Châu Chấu và Con Kiến” kể rằng...

Trên cánh đồng nọ, vào một ngày mùa Hạ, có một con Châu Chấu đang nhảy nhót, miệng và ca hát cho thoả lòng. Đi ngang qua là một con Kiến mệt nhọc kéo lê một mẩu bắp về tổ. Châu Chấu nói với Kiến: “Lại đây nói chuyện với tớ cho vui. Sao mà cứ phải lao động cật lực vất vả như vậy?”. Kiến trả lời: “Tôi đang cố gắng tìm và tích trữ lương thực cho mùa Đông sắp đến. Tôi nghĩ anh cũng nên làm như vậy”. Châu Chấu cười khẩy: “Sao lại phải bận tâm đến mùa Đông làm gì? Bây giờ chúng ta đang có thừa mứa thức ăn kia mà!”. Nghe Châu Chấu nói vậy nhưng Kiến vẫn đi và tiếp tục làm việc.

Rồi mùa Đông đến, Châu Chấu chẳng còn gì để ăn và cảm thấy sắp chết vì đói. Nó nhìn thấy Kiến đang đứng bán bắp và ngũ cốc mà Kiến vẫn thu nhặt được trong những ngày mùa Hạ. Bấy giờ Châu Chấu mới biết điều cần thiết: Phải chuẩn bị sẵn sàng cho những ngày mình sẽ cần sử dụng. Nước đến chân mới nhảy thì đã muộn!

Như chúng ta đã biết, người biết cần kiệm là Đức Thánh Giuse, Dưỡng Phụ của Đấng Cứu Thế và Phu Quân của Đức Maria – một Gia Trưởng mẫu mực. Tuy nhiên, Ngài lại làm công việc rất ư bình thường: nghề mộc. Theo “phong cách” người Việt, bất cứ ai làm nghề mộc đều được gọi là “bác thợ mộc”. Thợ mộc là cách gọi những người làm việc với gỗ – thường là sản xuất thủ công. Nghề mộc có các dụng cụ cơ bản – như thước thợ, bào, cưa, đục, búa, kìm, đinh,...; các dụng cụ cắt bằng máy – như cưa dây, cưa đĩa, cưa vòng, dụng cụ tách lớp gỗ; dao phay phẳng bề mặt gỗ – như phay bảng, thanh nẹp, khối lăng trụ; v.v...

Nên lưu ý điều này: Nghề mộc bình thường nhưng không tầm thường. Thật vậy, không ai lại không sử dụng các sản phẩm của các thợ mộc. Đối với các thợ mộc, họ thật hãnh diện vì làm nghề mà chính Chúa Giêsu đã làm cùng Dưỡng Phụ khi Ngài nhập thể làm người. Nghề mộc thật là cao quý!

Người ta nói rằng cái “nghề” là cái “nghiệp”, có lẽ vì thế mà người ta thường gọi là nghề nghiệp. Có khi người ta chọn được cái nghề mà mình yêu thích, nhưng có khi người ta không chọn nghề nhưng vẫn làm nghề đó, người ta gọi là “nghiệp”. Cái “nghiệp” đó là cái “chướng” mà quan niệm Phật giáo gọi là “nghiệp chướng”. Dù là cái “nghề”, cái “nghiệp” hay cái “chướng”, người ta vẫn phải có niềm đam mê, nhờ đó mà khả dĩ thành công. Theo quan niệm Công giáo, đam mê đó là đức ái – một trong ba nhân đức đối thần, và là nhân đức cao quý nhất, tồn tại cả đời này và đời sau (x. 1 Cr 13:13).

Về đức ái, Thánh Phaolô đã xác định: “Trên hết mọi đức tính, anh em PHẢI CÓ LÒNG BÁC ÁI: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” (Cl 3:14-15). Làm việc bác ái là dạng lao động tâm linh, và là “nghiệp chung” của mọi người – bất kể nam, phụ, lão, ấu.

Nhưng phải làm như thế nào? Vì mình hay vì ai? Thánh Phaolô cho biết: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói NHÂN DANH CHÚA GIÊSU và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3:17). Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi vẫn có những người là từ thiện để “quảng cáo” hoặc đề cao chính mình, vì sáng danh mình nhiều hơn là sáng danh Chúa. Hãy noi gương cầu nguyện như tác giả Thánh Vịnh: “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ” (Tv 113B:1). Thật không dễ chút nào để có thể thực sự ước muốn như vậy, nhưng chắc chắn đó là cách hoạt động phù hợp với Thánh Ý Thiên Chúa!

Cách hoạt động bác ái lệch lạc phải được chấn chỉnh ngay, càng sớm càng tốt, kẻo trước tiên là nguy hiểm cho chính mình. Đây là tâm tình chúng ta cần lồng vào công việc chúng ta làm hằng ngày: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời vì biết rằng anh em sẽ nhận được phần thưởng Chúa ban, là gia nghiệp dành cho dân Người. Đức Kitô là Chủ, anh em hãy phục vụ Người” (Cl 3:23-24). Lao động có giá trị cao, càng cao hơn nữa nếu làm thực sự vì yêu mến Thiên Chúa, cho danh Ngài cả sáng. Công việc dù lớn hay nhỏ, cái “ý chỉ” vẫn quan trọng hơn. Thật vậy, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng xác định: “Nhặt một cây đinh vì yêu mến Chúa thì cũng có thể cứu được một linh hồn”. Đúng là giá trị lao động không lệ thuộc bởi công to hay việc nhỏ, mà bởi cách làm: Công việc bình thường nhưng được làm một cách phi thường.

Trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc – với cách thức và mức độ khác nhau. Thiên Chúa còn làm việc không ngừng thì phàm nhân không thể lười biếng, thụ động. Thiên Chúa vẫn lao động không ngừng, từ lúc tạo thiên lập địa cho tới tận thế.

Thời gian là của Thiên Chúa, nhưng chúng ta được Ngài trao quyền quản lý thời gian riêng của mình. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời. Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi, Ngài phán bảo: ‘Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi!’. Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!” (Tv 90:2-4). Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thời gian vừa dài vừa ngắn, trẻ thấy dài, già thấy ngắn. Trăm năm cũng chỉ như bóng câu mà thôi!

Cuộc đời con người chẳng là bao, thật thú vị với tư tưởng “60 năm cuộc đời” của cố NS Y Vân (1933-1992, Trần Tấn Hậu). Cứ 20 năm là một thế hệ, là một “khoảng” cuộc đời, ba khoảng ấy trôi qua mau lắm – và rồi vẫn thấy mình chẳng làm nên trò trống gì ở đời này. Tác giả Thánh Vịnh đã cảm nghiệm rất sâu sắc nên đã thành tâm và thiết tha cầu nguyện: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại! Ngài đợi đến bao giờ? Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây. Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca” (Tv 90:12-14).

Và dù cho cuộc đời này dài hay ngắn, con người vẫn phải miệt mài làm việc không ngừng: làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ. Cực quá chừng! Tuy nhiên, có điều chắc chắn này: lao động là bổn phận của chúng ta, kết quả là do Thiên Chúa quyết định: “Ước gì chúng con là tôi tớ Chúa được thấy công trình Ngài thực hiện, và con cháu chúng con được thấy vinh hiển Ngài. Xin cho chúng con được vui hưởng lòng nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con. Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm” (Tv 90:16-17).

Làm gì thì ai cũng muốn thành công, không ai mong thất bại, nhưng thành công hay thất bại thì chúng ta vẫn phải tâm niệm theo phận người tôi trung của Thiên Chúa: “Chúc tụng Chúa trong mọi ngày, Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta, Người vác lấy gánh nặng của chúng ta” (Tv 68:20). Hãy ghi nhớ: “Lành dữ, sống chết, giàu nghèo, tất cả đều do Đức Chúa” (Hc 11:14). Mình muốn mà Chúa không muốn thì chúng ta cũng không thể thay đổi được gì!

Cách nghĩ cũng quan trọng, vì cách nghĩ có thể cho thấy một người nhạy bén hoặc ngớ ngẩn, thông minh hoặc chậm hiểu,... Trình thuật Mt 13:54-58 nói về dạng “nếp nghĩ” khác: định kiến và óc hẹp hòi của những người cùng quê.

Một hôm, Chúa Giêsu về quê và giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, cách nói của Ngài khiến họ sửng sốt, nhưng họ không muốn tin đó là sự thật mặc dù mắt thấy và tai nghe, rồi họ xầm xì với nhau: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxếp, Simôn và Giuđa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?”. Đúng là đầu óc thiển cận, đầu to như trái dừa mà óc nhỏ như trái nho. Quả thật, chỉ có người giỏi mới khả dĩ chân nhận cái giỏi của người khác. Ở đâu cũng có nhân tài, người giỏi vẫn có thể xuất xứ từ một gia đình bình thường nhất hoặc từ một miền quê hẻo lánh. Vấn đề giỏi hay dở là cái đầu của họ. Nhưng cuộc sống có một thực tế phũ phàng: dốt nát thì bị khinh, thông minh thì bị ghét. Mà ai có làm được gì hơn họ một chút thì họ cũng không muốn tin là thật. Tình trạng này càng thấy rõ ở những người cùng quê hương, cùng xứ sở, cùng dòng họ, cùng xóm làng. Cỡ nào cũng chết!

Chỉ vì đầu óc hẹp hòi và lối suy nghĩ thiển cận mà dân làng Nadarét đã vấp ngã vì Chúa Giêsu, người cùng quê với họ. Và rồi Chúa Giêsu đành phải nói thẳng với họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi”. Xót xa và phũ phàng biết bao! Chính Chúa Giêsu cũng “bó tay”, không làm nhiều phép lạ tại đó, chỉ vì họ không tin. Thật là tồi tệ! Thế thái nhân tình là vậy, đời là thế! Chúa Giêsu bị chê vì người ta nghĩ Ngài chỉ là con Bác thợ mộc Giuse thì không thể là nhân tài, không thể là người xuất chúng. Do đó, nếu bạn làm được điều gì khác người và hơn người mà người ta không muốn công nhận thì cũng đừng buồn. Chúa Giêsu còn bị từ chối thì chúng ta có là gì mà không bị từ chối? Cứ thản nhiên, cứ là chính mình và cứ an tâm mà sống.

Phong cách đặc biệt của Đức Thánh Giuse là “kiệm ngôn, đa hành”. Ai nói gì cũng cười, dù khen hay chê, dù vui hay buồn, dù sướng hay khổ. Thật vậy, Kinh Thánh không hề đề cập lời nói nào của Dưỡng Phụ Giuse. Ngài hoàn toàn im lặng, đúng với ý nghĩa tên của ngài là “được thêm vào”, thế nhưng cách sống của ngài luôn đầy nhiệt huyết yêu thương. Thánh tiến sĩ Têrêsa Avila nói rõ: “Tôi xin gì với Thánh Giuse cũng được. Ai không tìn, hãy thử mà xem”.

Vâng, “Hãy đến với Đức Thánh Giuse! – Ite ad Joseph! – Go to Joseph!”, và chắc hẳn lũ quỷ dữ rất sợ Uy Danh của Đức Thánh Giuse mà phải hốt hoảng bỏ chạy cho xa. Ngài không nói gì nhưng ngài làm thật đấy!

Đức Thánh Giuse là Bác Thợ Mộc vĩ đại, ngài không chỉ tận tụy sửa chữa các dụng cụ mà còn tận tình sửa chữa tâm hồn của những ai biết khiêm nhường nhờ ngài sửa dùm – hoàn toàn miễn phí! Về phần chúng ta, hãy cố gắng lao động hết sức, vì lao động là thể hiện bản lĩnh, là trưởng thành, là tự lập, và không chỉ tự giúp mình mà còn giúp người khác qua công việc.

Đức Thánh Giuse là Bác Thợ Mộc vĩ đại, ngài không chỉ tận tụy sửa chữa các dụng cụ mà còn tận tình sửa chữa tâm hồn của những ai biết khiêm nhường nhờ ngài sửa dùm – hoàn toàn miễn phí! Về phần chúng ta, hãy cố gắng lao động hết sức, vì lao động là thể hiện bản lĩnh, là trưởng thành, là tự lập, và không chỉ tự giúp mình mà còn giúp người khác qua công việc.

Lạy Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, con xin cảm tạ Ngài luôn quan phòng và tiền định mọi điều, dù có những lúc con cảm thấy không như mong ước, con chân thành xin lỗi Ngài. Xin Ngài biến đổi con, giúp con biết noi gương sống thầm lặng của Đức Thánh Giuse, luôn biết quên mình, biết dấn thân, biết sống tích cực, mau mắn tuân phục Thánh Ý Ngài và hết lòng vì tha nhân.

Lạy Đức Thánh Giuse, xin giúp con biết nói ít và làm nhiều, xin Ngài cũng luôn đồng hành với con và luôn nguyện giúp cầu thay. Con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU

TỪ VỰC SÂU CON KÊU LÊN CHÚA

TỪ  VỰC  SÂU  CON  KÊU  LÊN  CHÚA
(Thứ hai - 24/04/2017- ĐGM GB Bui Tuần)


Ngày 30 tháng 4 năm nay 2017 là kỷ niệm 42 năm tôi được thụ phong Giám mục.

Kỷ niệm này đang đẩy mạnh tâm hồn tôi lên tới Chúa.
1. 
Ngày 30 tháng 4 năm nay 2017 là kỷ niệm 42 năm tôi được thụ phong Giám mục.
Kỷ niệm này đang đẩy mạnh tâm hồn tôi lên tới Chúa.
2.
Mấy ngày nay, tự nhiên tôi thích cầu nguyện với Chúa theo thánh vịnh 130. Thánh vương Đavít đã dâng lên Chúa những lời tha thiết từ vực sâu, mà Ngài đang chìm vào.
“Từ vực sâu con kêu lên Chúa, Chúa ơi”.
3.
Vực sâu của vua Đavít trước hết là nỗi đau của Ngài về bao tội lỗi của mình.
Nỗi đau của Ngài ví như một vực thẳm. Từ vực thẳm nỗi đau về tội lỗi, Ngài nói với Chúa: “Ôi, lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội, nào ai đứng vững được chăng. Nhưng Chúa vẫn rộng lòng thứ tha”.
Tôi cũng đứng ở đáy vực sâu của tôi là nỗi đau về bao tội lỗi của mình, tôi đã kêu lên Chúa. Và tôi đã được nghe Chúa trả lời tôi về lòng Chúa thứ tha. Tôi hết lòng cảm tạ Chúa.
4.
Vực sâu của vua Đavít còn là nỗi khát khao mong đợi Chúa đến, để cứu Ngài và dân Itraen.
Nỗi khát khao mong đợi đó ví như một vực thẳm. Từ vực thẳm nỗi khao khát đó, Ngài nói với Chúa:
“Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi cậy trông ở lời Chúa. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi rạng đông”.
Tôi cũng đứng ở đáy vực sâu của tôi là nỗi khao khát mong đợi Chúa. Tôi đã kêu lên Chúa, và tôi đã nghe Chúa trả lời tôi về sự Chúa đến, vì Chúa luôn từ ái, luôn cứu những ai cậy trông ở Chúa.
5.
Hình ảnh vực sâu của thánh vịnh, lại dẫn tôi đến một vực sâu khác, đó là sự bất xứng của tôi.
Tôi nhìn thấy sự bất xứng của tôi đối với chức vị Chúa trao phó, như một vực sâu thăm thẳm. Tôi cảm thấy sợ hãi. Sợ hãi vì bất xứng được cảm nghiệm như một vực sâu. Từ vực sâu đó, tôi kêu cầu Chúa. Và tôi đã nghe Chúa trả lời tôi về tình yêu thương xót Chúa sẽ đổ tràn vào vực thẳm hồn tôi, bởi vì Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót.
6.
Càng cầu nguyện “Từ vực sâu”, theo thánh vịnh, tôi càng thấy ứng nghiệm trong tôi lời thánh Phaolô đã quả quyết: “Thần Khí giúp chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Nhưng chính Thánh thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những rên xiết khôn tả” (Rm 8,28).
Đúng là như vậy, Chúa Thánh Thần đã dùng chính sự yếu hèn của kẻ đứng ở đáy vực sâu làm nên lời cầu nguyện.
7.
Càng cảm thấy mình yếu hèn, nghèo khó, tôi càng cảm thấy mình cần liên hệ với Chúa một cách tha thiết. Từ đó, tôi mới nhận ra được những ơn Chúa ban cho tôi, như thánh Phaolô dạy:
“Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là thần khí của Thiên Chúa. Phần chúng ta, chúng ta không lãnh nhận thần khí của thế gian, nhưng là thần khí của Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta” (1Cr 2,12-13).
8.
Tôi đây, tôi thấy rõ những điều này:
Để có thể nhận ra một cách đúng đắn những ân huệ Chúa đã ban cho tôi suốt 42 năm Giám mục:
- Tôi cần được Chúa Thánh Thần soi cho.
- Tôi cần phải biết mình yếu hèn, nghèo khó như những vực thẳm.
- Tôi cần kêu lên Chúa. Chúa là tình yêu xót thương. Chúa đến với tôi, không phải vì tôi công chính, nhưng vì tôi là kẻ tội lỗi. Chúa đến, không phải để kết án nhưng để giải cứu tôi (x.Mt 9,12).
9.
Một trong những ân huệ lớn lao Chúa đã ban cho tôi trong mấy chục năm qua, là được sống mọi thử thách và mọi đau khổ, trong tình thần hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu.
Chúa không miễn cho tôi khỏi những khổ đau, nhưng Chúa cho tôi được cậy trông Chúa, qua mọi thánh giá, luôn được tham dự vào sự Chúa Phục Sinh.
10.
Với chút chia sẻ trên đây, tôi thân ái cảm ơn mọi người gần xa đã và đang nâng đỡ tôi trong ơn gọi làm chứng cho Chúa giữa Việt Nam hôm nay.
Số người nâng đỡ tôi không phải ít. Họ đang cùng với tôi cảm tạ Chúa vì bao sự lạ lùng Chúa đã thực hiện cho Hội Thánh Chúa.
“Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 135).


Long Xuyên, ngày 21.4.2017

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

CẦU CHO VIỆT NAM



Xin thương dân Việt chúng con
Lạy Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương
Việt Nam lắm nỗi thê lương
Vì nghèo nên khổ trăm đường, Chúa ơi!
Bữa này ăn, chạy bữa mai
Quá nghèo nên khó nhớ Ngài thường xuyên
Giằng co hai khoảng nhớ – quên
Muốn yêu Chúa vẫn lo toan bộn bề
Tháng ngày se sắt, tái tê
Trăm đau ngàn khổ, sớm khuya nhọc nhằn
Xin Ngài thương xót Việt Nam
Ban cho đủ sống, an tâm thờ Ngài
Đã nghèo lại lắm đọa đày
Sáng lo, tối sợ, đêm ngày chẳng yên
Quê hương con lắm ưu phiền
Tả dòm, hữu ngó, hầm hầm lăm le
Nhỏ nhoi chữ S thôi mà
Thế nhưng kẻ xấu gầm gừ xâm lăng
Việt Nam một dải quê hương
Cúi xin Thiên Chúa xót thương đồng bào

TRẦM THIÊN THU



Thương Người Chiến Sĩ Vô Danh

Thương  Người  Chiến  Sĩ  Vô  Danh
( Một  nén  hương  lòng  cho  cha 
 và  những  người  đã  chết  trong  lao  tù  Cộng  Sản)
(Tháng  Tư  Đen  2017 - Biết  Văn)


Bao oan khiên đang về đây hú với gió

Là hồn người Nam nhớ thù.
Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn
Muôn lời thiêng còn vang
Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng
Sầu hận đời lấp tan.
Gươm anh linh đã bao lần vấy máu
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình.
Rừng trầm phai sắc
Thấp thoáng tàn canh
Hỡi người chiến sĩ vô danh...
(Chiến Sĩ Vô Danh)

Tôi đã rơi lệ mỗi khi nghe lại bài hát này mà tiếc thương cho bao nhiêu sinh linh nước Việt vẫn còn chịu nỗi oan kiên, ngậm đắng, nuốt cay giữa làn ranh của chính nghĩa, của độc lập, tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Tôi đã rơi lệ tiếc thương cho một miền Nam Việt Nam phồn vinh, dân chủ bị bức tử, tan nát chỉ vì hai chữ “giải phóng” và sự trả thù với đồng bào “ruột thịt” miền Nam.
30/4/1975 - 30/4/2017 cái móc lịch sữ 42 năm đầy uẩn khúc, đầy thê lương, đầy tang tóc, đầy tai tiếng, đầy tủy nhục, đầy thù hận như hồn thiêng sông núi ẩn tàng mây mù không tan nổi, như tiếng vọng từ xa xăm vọng mãi trong lòng con dân nước Việt…
Tháng Giêng năm 1974, Trung Tá Ngụy Văn Thà và 74 anh hùng Việt Nam đã hy sinh để bảo toàn lãnh thổ, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQVNCH) đã có trận giao tranh ác liệt với hải quân Trung Cộng tại một số đảo thuộc Hoàng Sa.
Vào ngày 30-4-1975, khi những đôi dép râu của quân đội Cộng Sản giẫm lên hè phố Sài Gòn, bầu trời Miền Nam cũng vần vũ u buồn thì Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ và Tướng Trần Văn Hai đã anh dũng tuẫn tiết nêu cao hùng khí thà chết chứ không chịu nhục của ngũ hổ tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tổ quốc ghi công cho những “Quân, Nhân, cán Chính” miền Nam Việt nam đã ngã xuống cho chính nghĩa quốc gia, cho lý tưởng, cho màu cờ sắc áo, cho tự do dân chủ, cho biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam…
Tổ quốc quấn khăn tang cho những vong linh chết trong các trai tù cộng sản, cho những cái chết vì sự trả thù tàn bạo trong các chiến dịch “đánh tư sản”, “Văn hóa đồi trụy”, “đổi tiền” và cưỡng chế đi “kinh tế mới”, và cho những người đã chết khi tìm đường vượt biên tìm tự do.
“Anh hùng tử khí hùng bất tử
Sinh vi Tướng tử vi Thành.”
Tháng Tư đen, chúng ta nghiêng mình trước những anh hùng hào kiệt trên 3 cõi Nam, Trung, Bắc Việt Nam đã chết cho lý tưởng tự do, cho độc lập dân tộc, cho non sông gấm vóc. Những người đã nằm xuống trên chiến trường, trong lao tù cộng sản, trong lòng biển đại dương, trong rừng sâu, núi thẩm, trong tăm tối, đọa đày, cho nhân sinh sống còn… chỉ vì độc lập, tự do, dân chủ. Việt Nam hai tiếng nói thân thương, nhưng lòng bỗng nhói buốt lên từng cơn đau điếng, xót xa bàng hoàng khôn tả xiết cho quê hương tang thương và đau khổ luôn dày vò dân tộc, cho những gì đã và đang xảy ra tại đất mẹ Việt Nam.
Hỡi hồn thiêng sông núi, xin hãy đón nhận và ôm ấp những đứa con không màng vì danh, bất chấp tính mạng vì đại nghĩa dân tộc đã hy sinh cho quê hương đất mẹ Việt Nam.
“Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bộc thây
Trăm năm âm phủ ấy chữ qui, nào đợi gươm hùng treo mộ…”
(Nguyễn Đình Chiểu)
Xin các Vị hãy nghĩ yên và mỉm cười vì con đường, sự nghiệp và lý tưởng tự do, phục vụ nhân sinh của các vị vẫn trường tồn theo thời gian.
Xin các Vị hãy ngh yên và luôn tự hào rằng:
“Bên thắng cuộc” người đã giết các vị, đã chửi rủa, đọa đày và trả thù các Vị và cho các Vị là bọn Ngụy quyền, vay nợ máu nhân dân, làm tay sai cho Đế Quốc; nhưng bọn họ cũng chưa làm gì hơn được các Vị trong khi bọn họ còn sắt máu hơn làm tay sai, và vay nợ của Liên Xô và Trung Quốc mà chúng bắt nhân dân phải trả nợ mãi tận bây giờ…
Xin các Vị hãy ngh yên và luôn ngẩn cao đầu nhận ra rằng:
“Bên thắng cuộc” luôn cho rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản là bách chiến bách thắng, và Chủ nghĩa Xã hội là thiên đường, đỉnh cao trí tuệ, nhưng cái nôi Cộng Sản Liên Xô đã xụp đổ và chủ thuyết Mác-Lê Nin quái thai đã bị thế giới tuồn vào cống rãnh lịch sử không thương tiếc rồi!
Xin các Vị hãy ngh yên và tâm đắc rằng:
“Cộng sản trong khi đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản đã kiệt sức và tự chôn lấy chính mình.”
“Bên thắng cuộc” cũng chẳng làm gì hơn quí Vị khi chúng nó đưa Việt Nam sau 42 năm, một đất nước mà tất cả những gì đang xảy ra trên đó ngày nay chỉ là những mỹ từ, những thành tích ngụy tạo, sáo rỗng, vô trách nhiệm được nâng lên trong thiên đường tư tưởng của Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một đất nước ngày càng tồi tệ khi tham nhũng từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở vô phương cứu chữa. Đảng cộng sản Việt Nam đang lặn ngụp trong sự kiệt sức để bảo vệ Đảng trong khi chờ đợi cái ngày tàn như Liên Xô cũ và các nước cộng sản Đông Âu.
Xin các Vị hãy ngh yên và luôn tự hào với con cháu rằng:
Thế hệ quí vị đã xây dựng được nền Cộng Hòa, tự do dân chủ với đội ngũ “Sĩ, Nông, Công, Thương” vững mạnh hơn cả Nam Hàn, chỉ thua kém Nhật Bản; trong khi “Bên thắng cuộc” Cộng Sản Việt nam sau 42 năm trên một đất nước hoàn toàn độc lập đã tạo nên một chế độ không minh bạch “Độc tài, Độc quyền, Độc diễn... và Độc ác ”. Một đất nước mà khi xuất cảnh người dân cảm thấy xấu hổ cầm chiếc PassPoart mang mấy chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Xin các Vị hãy yên ngh và không có gì phải thẹn với núi sông khi:
“Bên thắng cuộc” luôn chụp mũ quí Vị với các tội danh là “trí thức tư sản”, “văn hóa ngoại lai”, là “phản động”, là “bán nước”…nhưng quí vị cũng chưa bán mảnh đất nào, khu rừng nào, cái cảng, cái vịnh, cái đảo nào của nước ta cho nước ngoài, cho Trung Quốc như Fomosa, Rừng Việt Nam, Hoàn Sa, Trường Sa để lấy tiền hàng trăm tỷ, mua lấy chức, mua lấy danh cả, dòng họ ăn cả đời? Có lẽ hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam cũng sẵn sàng đánh đổi điều gì đó để rừng, núi, biển, đảo Việt Nam không bị chặt chém, rời lìa ra khỏi dải đất chật hẹp hình chữ S, dù là 50 năm, 70 năm hay chỉ là 1 ngày!
Xin các Vị hãy yên ngh và luôn tự nhủ rằng:
Cộng sản Việt Nam đã gài người ở lại , nằm vùng, lợi dụng tự do, dân chủ của miền Nam, chuẩn bị sẵn cho cuộc xâm chiếm miền Nam vì cộng sản Quốc Tế, với sự viện trợ tối đa của cả Liên Xô, lẫn Tầu Cộng. Mầm mống chiến tranh, cội nguồn của bao tội ác, hi sinh hàng triệu sinh mạng đồng bào cả Nam lẫn Bắc, xương máu chất chồng, bom đạn khói lửa ngút trời . . . xuất phát từ kẻ chủ chiến, từ kẻ xâm lăng dối gạt nhân dân hai miền, không phải từ phía chống đỡ như các Vị, các Vị phải tự vệ để bảo vệ miền Nam. Rõ như ban ngày!
Xin các Vị hãy yên ngh vì mọi người đều biết rằng:
Chính quyền miền Nam là một đồng minh trong thế giới Tự Do, tôn trọng quyền tư hữu, nên cũng sẽ không có cảnh đánh tư sản , kiểm tra , cướp của , cướp nhà như “Bên thắng cuộc” đã làm đối với nhân dân miền Nam. Cũng không có cảnh đuổi dân đi vùng kinh tế mới để chiếm nhà, cướp đoạt tài sản, như đã thấy. Các cơ sở nhà nước, các khu vực quân sự sẽ không bị ai chiếm đoạt vì luật pháp Việt Nam Cộng Hòa không thừa nhận quyền sở hữu cho bất cứ cá nhân hay đảng phái nào. Do đó sẽ không có cảnh con ông, cháu cha nào chiếm đoạt công thự, đất đai nhà nước làm của riêng. Nền kinh tế miền Nam tự nó đã không hề thua sút các nước tại Á Châu , lại có dịp vươn mình lên, phát triển hơn, ngay tức khắc , không hề bỏ lỡ cơ hội hàng chục năm, để dân phải nghèo khổ thiếu cả gạo để ăn, phải đi làm thuê nước ngoài, phải buôn bán thể xác phụ nữ, phải bị đàn áp khi đi khiếu kiện…
Xin các Vị hãy yên ngh vì mọi người trong và ngoài nước hiểu rằng:
Việt Nam Cộng Hòa nhận viện trợ thì chúng gọi là ăn bám; chửi chính quyền là hối lộ, tham nhũng, gia đình trị nên cần lật đổ… kinh tế phụ thuộc ăn bám này nọ nhưng có biết bao nhiêu công ty nổi tiếng. Còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CSVN) thì sao? nhận viện trợ thì gọi là nhận sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế; cả nước hối lộ, tham nhũng, dòng họ “Độc ác” cai trị, công khai và phổ biển trong xã hội thì lại cho rút kinh nghiệm, kiểm điểm; toàn công ty nhà nước ăn hại làm thất thoát và bóc lột tiền nghìn tỷ từ thuế của dân.
Xin các Vị hãy yên ngh vì quí Vị đã hoàn tất tốt vai trò lịch sữ của mình:
Tránh cho Tổ Quốc Việt Nam không bị mất nhiều phần lãnh thổ về tay Tầu cộng, vì các Vị không bị nợ ngoại bang và lệ thuộc vào “đồng chí vĩ đại” Bắc phương - kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Sẽ không mất ải Nam Quan, không mất một phần thác Bản Giốc , không mất đi biển đảo và không phải dấu giếm đồng bào mình, lén lút ký kết hiệp ước biên giới rất thiệt thòi, bất bình đẳng cho dân tộc mình…
Xin Vong Linh các Vị hãy nghỉ yên và mỉm cười nơi chín suối vì:
Tổ Quốc ghi công quí Vị

Dân tộc thương tiếc quí Vị

Tự do, dân chủ vẫn phát triển trên thế giới và trường tồn vì trong đó có công của các Vị.
Lòng thành kính xin nghiêng mình.

Tháng tư Đen, California 2017
Biết Văn

Trải nghiệm đau đớn để đạt độ “chuẩn men”

Trải  nghiệm  đau  đớn  để  đạt  độ  “chuẩn  men”



VATICAN. ĐTC đề cao dịch vụ “Điện thoại bạn Italia” (Telefono Amico Italia) phục vụ những người cô đơn, gặp khó khăn, buồn sầu, lo âu, đồng thời cổ võ thái độ đối thoại và lắng nghe.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 11-3-2017 dành cho 400 người thiện nguyện trong dịch vụ Điện thoại bạn này.

1914160.jpg
Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại và lắng nghe

“Điện thoại bạn Italia” là một tổ chức thiện nguyện được thành lập cách đây 50 năm (1967) và hiện có 700 người thiện nguyện, phục vụ 365 ngày mỗi năm mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến 24 giờ đêm.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói rằng: “Hoạt động của anh chị em là một dịch vụ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày nay, có nhiều phiền toái và khó chịu, thường do sự cô lập và thiếu đối thoại gây ra. Các thành phố lớn, mặc dù đông dân, nhưng chúng là biểu tượng một lối sống ít tình người, như thái độ dửng dưng lãnh đạm lan tràn, sự liên lạc với nhau ngày càng có tính chất tiềm thể và bớt đi đặc tính trực tiếp với nhau, thiếu các giá trị vững chắc nâng đỡ cuộc sống, thứ văn hóa lo sở hữu và chăm sóc vẻ bề ngoài. Trong bối cảnh đó, cần phải tạo điều kiện cho sự đối thoại và lắng nghe”.

ĐTC đề cao tầm quan trọng của đối thoại và lắng nghe. Đối thoại giúp hiểu biết lẫn nhau và hiểu những nhu cầu của nhau. Đối thoại biểu lộ một sự tôn trọng lớn, nhận ra những khía cạnh tốt đẹp của người trao đổi với mình. Ngoài ra, đối thoại cũng là biểu hiện lòng bác ái, vì tuy nhận thực có những khác biết, đối thoại có thể giúp tìm kiếm và chia sẻ hành trình để đạt tới công ích”.

ĐTC cũng nhận xét rằng để đối thoại thì phải có khả năng lắng nghe, đây là điều nhiều người đang thiếu. Lắng nghe tha nhân đòi phải kiên nhẫn và chú ý. Chỉ người nào biết im lặng thời mới biết lắng nghe.

Và ĐTC kết luận rằng: “Các bạn thân mến, qua đối thoại và lắng nghe, chúng ta có thể góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, làm cho nó trở thành nơi tiếp đón và tôn trọng, chống lại chia rẽ và xung đột” (SD 11-3-2017)


Lm Trần Đức Anh, OP