Wed,
10/01/2024 - Lm Francis Quảng Trần
Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for
The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, June 25, 2018
“Cả
hai ông bà: Dacaria và Elizabeth đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa,
sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều
gì.” (Lk 1:6)
TIẾNG LƯƠNG TÂM
Theo
Kinh Thánh, ông Dacaria và bà Elizabeth đã già cả rồi mới sinh được Gioan Tẩy
Giả. Việc hạ sinh Gioan này nhờ sự can thiệp, quan phòng cách đặc biệt nhiệm mầu
của Thiên Chúa. Cuộc đời của ông Gioan là một chuỗi những sự lạ lùng. Ngài được
khỏi tội nguyên tổ khi còn trong lòng mẹ. Sống một cuộc đời khác thường: ăn
châu chấu và mật oong rừng, sống trong sa mạc. Chết trong phi thường. Ngài dám
lên tiếng bênh vực luân thường đạo lý, dám nói sự thật. Khi vua Hêrôđê có lối sống
bất chính trong đàng luân lý [với chị dâu]. Gioan mạnh dạn lên tiếng. Vì sự lên
tiếng này, Ngài đã phài chết, bị chặt đầu.
Vì
sự thật, vì lên tiếng chống lại những sai trái về luân thường đạo lý, Gioan đã gặp nguy hiểm và mất mạng. Do vậy, Đức
giáo hoàng Benedicto 16 đã gọi Gioan Tẩy Giả là tiếng nói lương của thế giới
qua các thời đại.
Tiếng
lương tâm là gì?
Tiếng
lương tâm, nói một cách đơn giản, là tiếng nói đã được Thiên Chúa cài sẵn trong
tâm hồn chúng ta, mời gọi chúng ta làm điều lành, lánh điều dữ, đòi ta dấn thân
đi tìm chân thiện mỹ.
Còn
theo Aristotle, triết gia Hylạp cổ đại, sở dĩ chúng ta có lương tâm, vì linh hồn
chúng ta được cấu tạo bởi ba phần chính (tripartite soul, xem hình bên.) Thứ nhất
phần lý trí, giúp ta phân biệt đúng sai. Thứ đến phần cảm xúc giúp chúng ta cảm
thấy tội lỗi, xấu hổ khi chúng ta hành động, nói, và suy nghĩ điều sai trái, và
vui sướng, bình an, hạnh phúc khi ta làm điều đúng. Ta tức giận và căm tức trước
bất công. Điều này lý giải tại sao trong các hoàn cảnh, đất nước bị độc tài, bất
công… sẽ âm ỷ và rồi bùng phát những cuộc nổi dậy... để chống lại bất công. Đó
là lý do của các cuộc cách mạng. Và phần cuối cùng, lý do chúng ta có những
hành động trên là vì bị thúc đẩy bởi những dục vọng thể lý.
Nói
một cách đơn giản như ai đã từng nói: LƯƠNG TẤM: là một khối ba góc ở trong
tim. Khi ta làm GÌ TỐT thì nó NẰM YÊN. Khi ta làm GÌ XẤU thì nó QUẬY LÊN, và
ĐÂM CÁC GỌC NHỌN VÀO TA. Nếu ta cứ làm các ĐIỀU XẤU thì các góc nhọn của nó cứ
MÒN DẦN, không làm ta cảm thấy đau nữa.
Làm
sao để ta có thể nghe được tiếng lương tâm?
Cuộc
sống của chúng ta đôi khi qua bận tộn, ta tập trung qua nhiều vào những thứ cơm
áo gạo tiền, mà hầu như không dừng lại để nghe tiếng lương tâm. Nói như Henri
Frédéric Amiel “Nếu chúng ta không chú tâm vào đời sống nội tâm, thì chúng ta
trở thành nô lệ của những thứ vây quanh chúng ta” (The man who pays no
attention to his inner life is the slave of his surroundings). Thế nên, để nghe
được tiếng lương tâm mời gọi chúng ta dừng bước đi vào trong căn nhà của tâm hồn
mình, tĩnh lặng để nghe tiếng lương tâm mời gọi ta sống.
Nghe
được tiếng lương tâm đã khó, và hành động theo tiếng mời gọi của lương tâm lại
càng khó hơn. Nó luôn là một thách đố. Chính thánh Phaolô đã hiểu được sự căng
thẳng này nên đã phải thốt lên: “điều thiện tôi muốn làm thì tôi lại không làm,
điều ác tôi không muốn làm thì tôi lại làm” (Rm 7:19).
Để
có thể hành động theo tiếng lương tâm, lời mời gọi mỗi người chúng ta có thể bắt
chước ông Dacaria, và bà Elizabeth: “Cả hai ông bà đều là người công chính trước
mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê
trách được điều gì” (Lk 1:6). Nói tóm lại để sống đúng lương tâm, trong thế giới
ngày nay coi mọi sự đều tương đối nên việc tuân giữ các giới răn của Chúa là MỆNH
LỆNH để sống theo lương tâm. Các giới răn của Chúa như là kim chỉ nam cho lương
tâm của ta để hành động theo.
Cùng
suy nghĩ và hành động: Tôi đang sống trong một thế giới có nhiều bất công, khi
lương tâm tôi nhắc rằng ai đó đang làm sai, tôi có can đam lên tiếng cản ngăn
không? Dù có thể mình tôi đi ngược với trao lưu sai lạc của những người đang sống
cùng thời, cùng nơi với tôi, tôi có xin ơn can đảm để chống lại cái sai trái
không? “Stand up for what is right even if you stand alone.” Tôi có ý thức về
giá trị công bằng (justice) trong xã hội nơi tôi đang sống không? Chúng ta chỉ
có một đời để sống ở trần gian này, và chết một lần. Vậy, hãy sống như như một
người công chính, hãy chết như một anh hùng. Trên đường đời… bạn có thể đánh
rơi nhiều thứ. Nhưng một thứ không thể đánh rơi, đó là LƯƠNG TÂM của chính
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét