Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

AI TRUYỀN GIÁO CHO AI?

 

Fri, 12/01/2024 - Trầm Thiên Thu

AI  TRUYỀN  GIÁO  CHO  AI?

Khi Chúa Giêsu chuẩn bị về cùng Chúa Cha, Ngài đã trao sứ vụ lớn lao cho các Tông Đồ và Giáo Hội non trẻ. Ngài đã mạnh dạn bảo họ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:19-20)

Mệnh lệnh được ghi nhớ. Các tông đồ và môn đệ đã đi khắp thế giới, với Thánh Thomas đến Ấn Độ, Thánh Giacôbê Tiền rao giảng ở Tây Ban Nha, Thánh Máccô và những người khác truyền giáo ở Bắc Phi. Lòng nhiệt thành tông đồ không ngơi nghỉ. Nhiệm vụ đã được trao, và nhiệm vụ sẽ được hoàn thành.

Các Kitô hữu đầu tiên đã biết sức mạnh của Tin Mừng và cơ hội lớn được sự sống vĩnh cửu mà Chúa Giêsu ban cho nhân loại. Họ muốn loan báo sứ điệp giải phóng của Chúa cho toàn thế giới với hy vọng rằng tất cả mọi người đều có thể được cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.

Giáo Hội sơ khai biết có một điều gì đó vô song, không gì có thể so sánh trong thế giới sa ngã của chúng ta. Giáo Hội biết Phúc Âm là “viên ngọc quý” như Chúa Giêsu đã nói, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để nhận được nó cũng như tạo cơ hội cho người khác đón nhận nó. (x. Mt 13:45-46)

Giáo Hội không khuất phục trước thuyết hổ lốn của thế giới Hy-La, từ chối nỗ lực hiệp nhất Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô với các giáo phái huyền bí, sự thờ phượng của đế quốc hoặc xu hướng đa thần. Tin Mừng không cần bất cứ điều gì để hợp pháp hóa hoặc đem lại cho nó sự tin cậy. Tin Mừng có quyền lực và sức mạnh riêng.

Các triết lý và lối suy nghĩ đã được thanh tẩy, nhưng chỉ khi nào chúng có thể phục vụ Tin Mừng. Tính duy nhất của Chúa Giêsu và tính toàn vẹn của Tin Mừng là không thể chạm tới. Các vị tử đạo đầu tiên đã đặt cược tính mạng vào các chân lý của Tin Mừng.

Những người kế vị các tông đồ ngày nay có còn niềm xác tín và lòng nhiệt thành này? Các nhà lãnh đạo Giáo Hội có còn coi Phúc Âm là viên ngọc quý?

Nhà thần học cải cách nổi tiếng Karl Barth đã được mời làm quan sát viên đại kết tại Công Đồng Vatican II. Vì sức khỏe yếu nên Barth không thể tham dự. Nhưng sau đó ông đã đến thăm Rôma và được Ban Thư Ký Hiệp Nhất Kitô Giáo của Vatican tiếp đón. Ông đã gửi nhiều câu hỏi khác nhau vì ông bị thu hút bởi tầm nhìn và phương pháp luận của Công Đồng. Các câu hỏi và suy tư của ông được tập hợp trong cuốn “Ad Limina Apostolorum: An Appraisal of Vatican II.”

Về Hiến Chế Gaudium et Spes, Barth hỏi: “Có chắc rằng việc đối thoại với thế giới phải được đặt lên trước việc rao giảng cho thế giới?” Và liên quan Sắc Lệnh Ad Gentes: “Sắc lệnh này liên quan thế nào đến Hiến Chế về Giáo Hội, Hiến chế về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại và Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo? Trên cơ sở những tài liệu khác này, người đọc chưa được chuẩn bị cho luận điểm cơ bản tuyệt vời của sắc lệnh này, theo đó ‘Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo,’ và sứ mệnh là mối quan tâm của Giáo Hội vì đó là Giáo Hội.”

Mặc dù chúng ta mong đợi một số bất đồng giữa học thuyết Công Giáo và thần học gia cải cách, nhưng điều đáng chú ý là mối quan tâm của Barth xoay quanh việc Giáo Hội có quên mất nhiệm vụ truyền giáo của mình với tư cách là người loan báo Tin Mừng hay không.

Các giáo huấn của Công Đồng là hồng ân của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội đứng trong phạm vi rộng lớn của Truyền Thống Thiêng Liêng (gồm 20 công nghị đại kết khác). Tuy nhiên, tầm nhìn tổng thể và phương pháp thích ứng với thế giới của Vatican II đã trở thành vấn đề. Nó đã phát triển vượt ra ngoài phạm vi đơn thuần và trở thành nguyên lý trung tâm của việc cải cách, được cho là vậy.

Chỗ ở không còn là một phương pháp nữa mà là một mệnh lệnh. Tin Mừng bị đặt vào vai trò phụ thuộc thế giới sa ngã.

Vào thời điểm nào chúng ta thừa nhận rằng chúng ta đã hòa nhập đủ với thế giới? Chính xác thì chúng ta đang hy vọng thế giới sa ngã sẽ đóng góp gì cho sứ điệp Phúc Âm? Vào thời điểm nào chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã ngừng truyền giáo và thực tế là đang được truyền giáo bởi Phúc Âm sai lạc của một thế giới trái ngược với ân sủng của Thiên Chúa?

Chắc chắn có những lĩnh vực kiến thức – giống như một số triết lý tồn tại trong thế giới cổ đại – có thể giúp Giáo Hội hiểu được Tin Mừng và một số giáo lý trong sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng liệu chúng ta có siêng năng và khắc khổ như các bậc tiền bối trong việc phân định điều gì nên được thanh tẩy và thừa nhận vào kho tàng trí tuệ và mục vụ của Giáo Hội, điều gì nên thẳng thừng lên án và loại bỏ?

Trích lời Dietrich von Hildebrand, chúng ta có cho phép một con ngựa thành Troy vào Thành Phố của Chúa?

Tin Mừng không được hỗ trợ bởi sự đồng thuận với các phong trào xã hội chống phân biệt đảo ngược, các chương trình nghị sự chính trị nhằm xóa bỏ biên giới quốc gia, nỗ lực của phong trào LGBT+ nhằm bình thường hóa các lối sống rối loạn – và trong một số trường hợp là lệch lạc, nỗ lực của người chuyển giới nhằm tái xác định nhân chủng học phôi thai, với những mốt xã hội và cách suy nghĩ khác.

Mặc dù có XU HƯỚNG THÍCH ỨNG và THỎA HIỆP CỦA MỘT SỐ MỤC TỬ, Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô vẫn đứng vững trên nền tảng vững chắc. Tin Mừng có thể bị che khuất nhưng không bao giờ bị chế ngự. Tin Mừng có thể bị bỏ qua nhưng không bao giờ bị mất.

Giáo Hội yếu đuối nhất khi đặc tính của Giáo Hội với Chúa Giêsu Kitô bị suy giảm, và hiện tại Giáo Hội đang được truyền giáo bởi một thế giới sa ngã. Tuy nhiên, Giáo Hội mạnh mẽ nhất khi những người kế vị các tông đồ và các môn đệ trong Giáo Hội trung thành với Đại Mệnh Lệnh, thi hành lòng nhiệt thành tông đồ và mạnh dạn loan báo Tin Mừng.

Giáo Hội ở trạng thái tốt nhất – không thể cưỡng lại được – khi tích cực truyền giáo cho thế giới và mạnh dạn rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho các quốc gia. Đó là sứ vụ của Giáo Hội, là giấy chứng nhận sức khỏe của Giáo Hội.

LM. JEFFREY KIRBY

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét