Đức Hồng Y Francis George, một nhà trí thức không mắc bệnh trí thức
4/20/2015 – Vietcatholic.net)
4/20/2015 – Vietcatholic.net)
Cái chết của Đức Hồng
Francis George, cựu TGM Chicago, dù là sau một cơn bệnh kéo dài và ai cũng thấy
việc phải đến sẽ đến, cũng gây ngỡ ngàng và xúc động cho người Công Giáo không
những của Chicago, của Hoa Kỳ mà còn của cả thế giới nữa.
Ratzinger Hoa Kỳ
Ký giả John Allen nhắc lại danh hiệu “Ratzinger Hoa Kỳ” (1) của Đức Hồng Y George. Trong số các điện văn chia buồn, không ít điện văn nhất trí với danh hiệu này. Đức TGM Kurtz, đương kim chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ xưng tụng: “Trong tư cách TGM Chicago và chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, Đức HY George đã lãnh đạo như một người phục vụ nhân hậu và một nhà trí thức khôn sánh”. Đức TGM Chaput của Philadelphia, một người cùng Dòng Đức Mẹ Tận Hiến với Đức HY George, viết: “Trong tư cách giám mục và học giả, ngài là nhà trí thức tinh tế nhất mà Giáo Hội tại Hoa Kỳ từng được chứng kiến trong nhiều thập niên qua”. John Garvey, Chủ tịch Đại Học Công Giáo America, vốn là thế mẫu (alma mater) của Đức HY, thì cho rằng “Ngài là người đã đem các tài năng trí thức vĩ đại vào việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và là người đã bộc trực nói lên sự thật trong mọi hoàn cảnh”. Linh mục Robert Barron, giám đốc chủng viện Mundelein của Chicago, người từng sống với Đức HY George trong sáu năm, quả quyết rằng ngài là “nhà lãnh đạo trí thức của Giáo Hội Hoa Kỳ. Một số giám mục Hoa Kỳ từng cho tôi hay khi Đức HY George lên tiếng tại các phiên họp của các giám mục, toàn bộ căn phòng im như tờ và mọi người đều lắng nghe”. Cha cũng cho rằng cha rất thán phục sự hiểu biết trong chi tiết nền chính trị, văn hóa và lịch sử của bất cứ quốc gia nào ta kể tên ra.
John Allen cho rằng cũng như Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, các chủ trương rõ ràng và mạnh mẽ của Đức HY George về các vấn đề như phá thai, ngừa thai, và phụng vụ một là được ca ngợi hai là bị chỉ trích, nhưng không bao giờ bị làm ngơ cả.
Chú tâm đầy say mê của ngài là mối liên hệ giữa đức tin và văn hóa, nhất là sự thôi thúc của “tân phúc âm hóa” theo nghĩa lòng nhiệt thành truyền giáo mới trong Đạo Công Giáo.
Sau khi được cử nhiệm là TGM Chicago vào năm 1997, và nhất là trong nhiệm kỳ 3 năm làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ từ 2007 tới 2010, Đức HY George là nhân vật khai phá của Vatican tại Hoa Kỳ và là một trong số rất ít các vị giáo phẩm Hoa Kỳ tạo được danh tiếng và ảnh hưởng khắp thế giới Công Giáo.
Trong số các thành tựu của ngài phải kể tới cuộc chiến chống chính sách ngừa thai của chính phủ Obama và là nhà lãnh đạo đã biến tự do tôn giáo thành quan tâm hàng đầu của các giám mục Hoa Kỳ. Trong trận chiến chống tai tiếng lạm dụng tình dục, ngài là cha đẻ của chính sách tuyệt đối không dung tha (zero tolerance) khởi đầu áp dụng cho Hoa Kỳ, sau được Đức Bênêđíctô XVI cho áp dụng trong toàn thể Giáo Hội hoàn cầu: bất cứ linh mục nào một lần lạm dụng sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi thừa tác vụ.
Một chi tiết khá lý thú về ơn gọi của Đức HY George khiến ta nhớ tới câu: viên đá người thợ vứt bỏ đã trở thành viên đá góc tường là: vì bệnh hoạn (polio) khiến ngài liệt chân, chủng viện Chicago từ chối không nhận ngài vào học. Viên đá bị bỏ này nhập dòng Đức Mẹ Tận Hiến (Oblates of Mary Immaculate, OMI), trở thành phó bề trên cả với nhiệm kỳ 12 năm tại Giáo Đô Rôma, đủ thời gian để ngài hiểu biết rất rõ bộ máy làm việc bên trong của Tòa Thánh và nối kết với rất nhiều với các vị vọng của Giáo Hội hoàn cầu, một chuẩn bị tuyệt vời để ngài trở thành nhà lãnh đạo của một giáo phận vào hàng lớn nhất Hòa Kỳ, giáo phận mẹ từng chối từ đứa con thân yêu của mình.
Ratzinger Hoa Kỳ
Ký giả John Allen nhắc lại danh hiệu “Ratzinger Hoa Kỳ” (1) của Đức Hồng Y George. Trong số các điện văn chia buồn, không ít điện văn nhất trí với danh hiệu này. Đức TGM Kurtz, đương kim chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ xưng tụng: “Trong tư cách TGM Chicago và chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, Đức HY George đã lãnh đạo như một người phục vụ nhân hậu và một nhà trí thức khôn sánh”. Đức TGM Chaput của Philadelphia, một người cùng Dòng Đức Mẹ Tận Hiến với Đức HY George, viết: “Trong tư cách giám mục và học giả, ngài là nhà trí thức tinh tế nhất mà Giáo Hội tại Hoa Kỳ từng được chứng kiến trong nhiều thập niên qua”. John Garvey, Chủ tịch Đại Học Công Giáo America, vốn là thế mẫu (alma mater) của Đức HY, thì cho rằng “Ngài là người đã đem các tài năng trí thức vĩ đại vào việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và là người đã bộc trực nói lên sự thật trong mọi hoàn cảnh”. Linh mục Robert Barron, giám đốc chủng viện Mundelein của Chicago, người từng sống với Đức HY George trong sáu năm, quả quyết rằng ngài là “nhà lãnh đạo trí thức của Giáo Hội Hoa Kỳ. Một số giám mục Hoa Kỳ từng cho tôi hay khi Đức HY George lên tiếng tại các phiên họp của các giám mục, toàn bộ căn phòng im như tờ và mọi người đều lắng nghe”. Cha cũng cho rằng cha rất thán phục sự hiểu biết trong chi tiết nền chính trị, văn hóa và lịch sử của bất cứ quốc gia nào ta kể tên ra.
John Allen cho rằng cũng như Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, các chủ trương rõ ràng và mạnh mẽ của Đức HY George về các vấn đề như phá thai, ngừa thai, và phụng vụ một là được ca ngợi hai là bị chỉ trích, nhưng không bao giờ bị làm ngơ cả.
Chú tâm đầy say mê của ngài là mối liên hệ giữa đức tin và văn hóa, nhất là sự thôi thúc của “tân phúc âm hóa” theo nghĩa lòng nhiệt thành truyền giáo mới trong Đạo Công Giáo.
Sau khi được cử nhiệm là TGM Chicago vào năm 1997, và nhất là trong nhiệm kỳ 3 năm làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ từ 2007 tới 2010, Đức HY George là nhân vật khai phá của Vatican tại Hoa Kỳ và là một trong số rất ít các vị giáo phẩm Hoa Kỳ tạo được danh tiếng và ảnh hưởng khắp thế giới Công Giáo.
Trong số các thành tựu của ngài phải kể tới cuộc chiến chống chính sách ngừa thai của chính phủ Obama và là nhà lãnh đạo đã biến tự do tôn giáo thành quan tâm hàng đầu của các giám mục Hoa Kỳ. Trong trận chiến chống tai tiếng lạm dụng tình dục, ngài là cha đẻ của chính sách tuyệt đối không dung tha (zero tolerance) khởi đầu áp dụng cho Hoa Kỳ, sau được Đức Bênêđíctô XVI cho áp dụng trong toàn thể Giáo Hội hoàn cầu: bất cứ linh mục nào một lần lạm dụng sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi thừa tác vụ.
Một chi tiết khá lý thú về ơn gọi của Đức HY George khiến ta nhớ tới câu: viên đá người thợ vứt bỏ đã trở thành viên đá góc tường là: vì bệnh hoạn (polio) khiến ngài liệt chân, chủng viện Chicago từ chối không nhận ngài vào học. Viên đá bị bỏ này nhập dòng Đức Mẹ Tận Hiến (Oblates of Mary Immaculate, OMI), trở thành phó bề trên cả với nhiệm kỳ 12 năm tại Giáo Đô Rôma, đủ thời gian để ngài hiểu biết rất rõ bộ máy làm việc bên trong của Tòa Thánh và nối kết với rất nhiều với các vị vọng của Giáo Hội hoàn cầu, một chuẩn bị tuyệt vời để ngài trở thành nhà lãnh đạo của một giáo phận vào hàng lớn nhất Hòa Kỳ, giáo phận mẹ từng chối từ đứa con thân yêu của mình.
Nối nghiệp vị Hồng Y từng
chiếm trọn trái tim người Công Giáo Chicago là Đức HY Joseph Bernardin, vị Hồng
Y, khi nhậm chức, đã giới thiệu mình bằng một danh xưng rất thân thương và
khiêm nhường “Giuse, người em của anh chị
em đây”, Đức TGM George chỉ dám nói “Phanxicô,
người láng giềng của anh chị em đây”.
John Allen cho rằng dù không đụng tới lòng người bằng vị tiền nhiệm, Đức HY George đã bù trừ bằng sức mạnh bộ óc của ngài. Trong suốt hai thập niên 1990 và 2000, không một bi kịch nào trong đời sống Công Giáo Hoa Kỳ mà ngài không là tác nhân dẫn đầu, cung cấp nền tảng trí thức cho những tài khéo léo tự nhiên mà các giám mục khác cảm thấy nhưng nói ra không được.
Ngài là một trong các chủ lực của điều thường được gọi là “cuộc chiến phụng vụ” của thập niên 1990, là một thành viên của Ủy Ban đặc biệt có tên là “Vox Clara” (tiếng nói rõ ràng), một cố gắng lèo lái phụng vụ Công Giáo về hướng truyền thống, tôn kính hơn, một chiều hướng trang nghiêm hơn vốn được các nhà bảo thủ cử hành nhưng bị các vị cấp tiến coi như lộn ngược viễn kiến cải cách của Vatican II.
Tuy bị coi là bảo thủ về văn hóa, Đức HY George có chủ trương ôn hòa suốt thập niên 2000 trong vấn đề gay cấn về việc có nên cho các chính trị gia Công Giáo phò phá thai được rước lễ hay không. Chủ trương của ngài là: có sự khác nhau giữa giáo huấn luân lý và chiến lược chính trị, một chủ trương được nhiều giám mục Hoa Kỳ trích dẫn để bênh vực cho việc đứng ngoài cuộc tranh luận.
Nhưng đối với các tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức HYGeorge hoàn toàn triệt để. Ngài hoàn toàn ủng hộ chính sách tuyệt đối không dung tha. Chính sách này đụng tới giáo luật, nên ngài đã lãnh đạo một phái đoàn qua Vatican trình bầy sự việc để Vatican quyết định. Thoạt đầu, Tòa Thánh cho áp dụng trong một thời gian thử nghiệm, nhưng đến thời Đức Bênêđíctô XVI, nó trở thành chính sách vĩnh viễn.
Đối với cuộc cải tổ của Obama về y tế cũng thế. Obama cũng là người Chicago như Đức HY George và nhậm chức Tổng Thống gần như cùng thời (2008) với việc Đức HY George được bầu làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ (2007). Thoạt đầu, dưới sự lãnh đạo của Đức HY George, HĐGM Hoa kỳ ủng hộ ý niệm mạng lưới an toàn xã hội với việc mọi người được chăm sóc về y tế.
Nhưng vì cuộc cải tổ trên bao gồm luôn cả việc ngừa và phá thai, nên HĐGM Hoa Kỳ cực lực chống đối. Đức HY George coi việc này đụng tới tự do tôn giáo và nhấn mạnh rằng không được buộc các nhóm tôn giáo phải trả tiền cho các thủ tục này vì đi ngược lại các niềm tin của họ. Dù bị một số người chỉ trích, nhưng theo Đức HY George, các quan tâm của Giáo Hội đã thắng thế: “Mọi chỉ trích ta nêu lên đều đã trở thành sự thật”.
Nhà trí thức không mắc bệnh trí thức
George Weigel nhìn Đức HY George dưới khía cạnh khác. Ông bảo Đức HY là một nhà đại trí thức, nhưng không mang chứng bệnh rất thông thường của các nhà khoa bảng.
Tuy nhiên, trước nhất, ngài là “người luôn đau đớn”, như lời em gái ngài nói với một linh mục Chicago. Là một người sống thoát bệnh sốt bại liệt từ hồi còn niên thiếu, Đức Hồng Y George, suốt cuộc đời trưởng thành, phải di chuyển bằng đôi chân bó thép. Rồi bị chứng ung thư bàng quang tấn công, phải sống với điều chính ngài gọi đùa là “tân bàng quang”. Ngài thắng được thách thức này nhưng rồi một hình thức ung thư khác tấn công và những năm cuối đời của ngài đầy những đau đớn mới, nhiều đau đớn hơn… Ấy thế nhưng, Weigel cho hay: từ ngày gặp ngài còn là một linh mục cách nay 30 năm, chưa lần nào thấy ngài than đau cả.
Theo Weigel, trong hai thế kỷ vừa qua, không như Giáo Hội Công Giáo tại Đức, hàng giáo phẩm Hoa Kỳ không được nổi tiếng bao nhiêu về các vị giám mục học giả của họ. Nhưng trong con người của Đức HY George, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có được một nhà lãnh đạo thuộc hạng trí thức trên thế giới, với hai bằng tiến sĩ thực thụ nhưng lại không có bất cứ “méo mó” trí thức nào vốn liên hệ tới ngành học thuật hiện đại.
Theo nghĩa tốt nhất của nó, ngài là nhà tư tưởng phóng khoáng: một người suy nghĩ độc lập đối với các học thuyết lỗi thời đang hiện hành, nhưng vẫn ở bên trong truyền thống của Giáo Hội và gia tài trí thức của Giáo Hội. Ngài là một nhà trí thức hoàn toàn hiện đại; ấy thế nhưng quả là thích đáng khi ngài qua đời vào ngày Giáo Hội đọc lại câu truyện trong Tin Mừng Gioan nói về việc Chúa Giêsu nuôi ăn 5,000 người, rồi Chúa bảo “phải thu lại các mẩu bánh thừa, đừng để mất mẩu nào” (Ga 6:12), vì lòng trung thành của Đức HY George đối với truyền thống là đáp ứng lời khuyên này của Chúa. Ngài biết rằng truyền thống có nhiều điều để dạy dỗ ta trong lúc này; ngài thực hành điều Chesterton gọi là “nền dân chủ của người chết”. Bài học trong Tin Mừng Gioan cũng còn một khía cạnh khác. Vì khi được cử làm TGM Chicago năm 1997, có rất nhiều mẩu bánh thừa cần phải thu lại. Sáu tháng sau, có người hỏi ngài đã học được gì từ một tổng giáo phận vốn được coi như lá cờ đầu của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, ngài trả lời: “tôi nay 60 tuổi, và trong 15 năm còn lại, tôi phải làm cho người ta đi lễ trở lại và làm cho các linh mục giải tội trở lại”.
Ngài làm hết mình để thực hiện việc trên, và ngài làm có hiệu quả. Có thể một số giáo sĩ khó tính của Chicago không chịu thừa nhận, nhưng đa số giáo dân của tổng giáo phận này đều nhìn nhận, thành thử, trong mấy tháng về hưu ngắn ngủi của ngài, nhiều giáo dân tới cám ơn ngài về những gì ngài đã làm cho tổng giáo phận.
Đức Hồng Y George rất mộ mến Đức Gioan Phaolô II. Giống vị giáo hoàng người Ba Lan này, một người cũng có quyết tâm “thu lại các mẩu bánh thừa” rồi nhào nặn lại thành một tổng hợp đức tin và thực hành Công Giáo hiện đại, Đức HY George cũng là một quan sát viên tinh tường (và có tinh thần phê phán) đối với nền văn minh Tây Phương. Và các lo lắng của ngài đối với hướng đi của nền văn minh này đã được những bản tin ngắn của truyền thông truyền đi rất nhanh. Thực vậy, trong một cuộc thảo luận với các linh mục, ngài nói rằng ngài sẽ chết ở trên giường (bệnh); người kế nhiệm ngài sẽ chết ở trong tù; và người kế nhiệm sau đó sẽ chết vì đạo tại công trường. Đây chỉ là cách để ngài mời gọi các linh mục suy nghĩ tới các thách thức của điều Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối”. Nhưng nhiều người coi những lời này như một thứ nhẫn nhục, thậm chí đầu hàng. Thực ra không phải thế vì bài nói của Đức Hồng Y không chỉ kết thúc ở đấy. Mà ngài nhấn mạnh thêm rằng: sau vị bị giết vì đạo, vị kế nhiệm sẽ “thu lại các mảnh vụn của xã hội tan hoang và từ từ giúp tái thiết nền văn minh, như Giáo Hội vốn làm xưa nay trong lịch sử nhân loại”.
Giống Đức Gioan Phaolô II, Đức HY George cũng biết rằng nhóm cấp tiến Catholic Lite ở Chicago, trong các thập niên 1930 và 1940, không thích đáng cho cả việc chống lại hệ tư tưởng thời đại, lẫn việc “thu lại các mẩu bánh thừa” để tái thiết xã hội Hoa Kỳ sau khi hệ tư tưởng thời đại đã phá nát nó. Nhưng quả là điều bất công khi cho rằng Đức HY George là người chống lại khuynh hướng Công Giáo “cấp tiến”. Trước nhất, vì ngài vốn không nghĩ tới Giáo Hội như một định chế được xác định bởi cấp tiến hay bảo thủ. Như ngài từng nói trong một cuộc họp báo đầu tiên tại Chicago năm 1997, Giáo Hội chỉ nói tới đúng/sai, chứ không tả/hữu. Mặt khác, ngài biết rõ Catholic Lite tự nó chết yểu vì sự vô giá trị của nó, thì cần chi phải mất thì giờ chống trả nó? Chi bằng, “thu lại các mẩu bánh thừa”, gồm cả các mẩu tốt lành trong cuộc cải tổ đạo Công Giáo tại Chicago, và tiến hành cuộc tân phúc âm hóa cả Giáo Hội lẫn Xã Hội Hoa Kỳ. Ngài tin chắc rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ điều ta có thể gọi là Đạo Công Giáo Bao Gồm Tất Cả (All-In Catholicism): một Giáo Hội cung ứng cả thương xót lẫn sự thật; một Giáo Hội vừa phò sự sống vừa dấn thân vào việc hữu hiệu lên quyền cho người nghèo; một Giáo Hội làm cho Đạo Công Giáo có tính lôi cuốn trong một nền văn hóa thường quá dửng dưng đối với những điều các cộng đồng tôn giáo muốn nói. Không được thanh thỏa cái thứ lãnh đạm này bằng việc từ bỏ cái hiểu nền tảng của Công Giáo về những gì đóng góp cho hạnh phúc con người. Ta cũng không thể chỉ dùng luận chứng để thanh thỏa nó. Luận chứng là điều quan trọng, con người trí thức này biết rõ như thế và văn hóa cũng biết rõ như thế; nhưng cả chứng tá cũng thế, và đó là lý do ngài đã vận dụng mọi năng lực vào việc bênh vực việc lên quyền cho người nghèo của các định chế Công Giáo, tức các trường học, các cơ sở y tế, và các trung tâm xã hội, chống lại các lấn quyền của chính phủ qua việc sử dụng Giáo Hội cho các mục tiêu của họ.
Khi các giám mục Hoa Kỳ bầu Đức HY George làm chủ tịch của họ năm 2007, các ngài đã nhìn nhận có sự thay đổi về năng động tính trong sinh hoạt Công Giáo ở Hoa Kỳ, một thay đổi không thể đảo ngược được. Các trung tâm sinh động nhất của Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, tức các giáo xứ, các giáo phận, các chủng viện, các phong trào canh tân giáo dân, các dòng tu mỗi ngày một lớn mạnh, thẩy đều là những trung tâm đã thực thi điều Đức Gioan Phaolô II gọi là “Tân Phúc Âm Hóa” và là điều Đức Phanxicô gọi là “một Giáo Hội truyền giáo thường trực”.
Các trận tuyến hậu công đồng trước đây phần lớn đã không còn và đường đi mới đã được mở ra. Đức HY George góp phần rất lớn vào việc mở đường này. Theo Weigel, khi lịch sử được viết về ngài, ngài sẽ được tưởng niệm như một vị tổng giám mục Chicago gây nhiều hiệu lực nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại, và là một nhà lãnh đạo của Công Giáo Hoa Kỳ mà lòng can đảm về trí thức và thể lý có giá trị rất lớn trong việc biến Giáo Hội tại đây thành sinh động nhất trong thế giới phát triển, bất chấp các thách đố và nan đề của nó.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Trong một bài mới nhất ngày 21 tháng Tư, John Allen kể lại rằng: trước ngày nhậm chức của Đức Tân TGM Chicago Blaise Cupich, Đức HY George cho ông hay: ngài luôn mong muốn có dịp để nói với ông một điều. Tưởng gì, hóa ra ngài muốn ông ngưng, đừng gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ nữa. Ngài nói: “tôi không thuộc cỡ trí thức như thế cũng chẳng có thành tựu trí thức nào… Tôi làm sao viết được những cuốn sách như ngài viết”. Dù biết mình đang nói chuyện với một người sắp qua đời, Allen vẫn thưa lại: Đức HY dạy con làm điều gì con cũng làm nhưng đừng bắt con thôi gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ. Vì con biết ở điểm này con đúng còn ngài thì sai!
John Allen cho rằng dù không đụng tới lòng người bằng vị tiền nhiệm, Đức HY George đã bù trừ bằng sức mạnh bộ óc của ngài. Trong suốt hai thập niên 1990 và 2000, không một bi kịch nào trong đời sống Công Giáo Hoa Kỳ mà ngài không là tác nhân dẫn đầu, cung cấp nền tảng trí thức cho những tài khéo léo tự nhiên mà các giám mục khác cảm thấy nhưng nói ra không được.
Ngài là một trong các chủ lực của điều thường được gọi là “cuộc chiến phụng vụ” của thập niên 1990, là một thành viên của Ủy Ban đặc biệt có tên là “Vox Clara” (tiếng nói rõ ràng), một cố gắng lèo lái phụng vụ Công Giáo về hướng truyền thống, tôn kính hơn, một chiều hướng trang nghiêm hơn vốn được các nhà bảo thủ cử hành nhưng bị các vị cấp tiến coi như lộn ngược viễn kiến cải cách của Vatican II.
Tuy bị coi là bảo thủ về văn hóa, Đức HY George có chủ trương ôn hòa suốt thập niên 2000 trong vấn đề gay cấn về việc có nên cho các chính trị gia Công Giáo phò phá thai được rước lễ hay không. Chủ trương của ngài là: có sự khác nhau giữa giáo huấn luân lý và chiến lược chính trị, một chủ trương được nhiều giám mục Hoa Kỳ trích dẫn để bênh vực cho việc đứng ngoài cuộc tranh luận.
Nhưng đối với các tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức HYGeorge hoàn toàn triệt để. Ngài hoàn toàn ủng hộ chính sách tuyệt đối không dung tha. Chính sách này đụng tới giáo luật, nên ngài đã lãnh đạo một phái đoàn qua Vatican trình bầy sự việc để Vatican quyết định. Thoạt đầu, Tòa Thánh cho áp dụng trong một thời gian thử nghiệm, nhưng đến thời Đức Bênêđíctô XVI, nó trở thành chính sách vĩnh viễn.
Đối với cuộc cải tổ của Obama về y tế cũng thế. Obama cũng là người Chicago như Đức HY George và nhậm chức Tổng Thống gần như cùng thời (2008) với việc Đức HY George được bầu làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ (2007). Thoạt đầu, dưới sự lãnh đạo của Đức HY George, HĐGM Hoa kỳ ủng hộ ý niệm mạng lưới an toàn xã hội với việc mọi người được chăm sóc về y tế.
Nhưng vì cuộc cải tổ trên bao gồm luôn cả việc ngừa và phá thai, nên HĐGM Hoa Kỳ cực lực chống đối. Đức HY George coi việc này đụng tới tự do tôn giáo và nhấn mạnh rằng không được buộc các nhóm tôn giáo phải trả tiền cho các thủ tục này vì đi ngược lại các niềm tin của họ. Dù bị một số người chỉ trích, nhưng theo Đức HY George, các quan tâm của Giáo Hội đã thắng thế: “Mọi chỉ trích ta nêu lên đều đã trở thành sự thật”.
Nhà trí thức không mắc bệnh trí thức
George Weigel nhìn Đức HY George dưới khía cạnh khác. Ông bảo Đức HY là một nhà đại trí thức, nhưng không mang chứng bệnh rất thông thường của các nhà khoa bảng.
Tuy nhiên, trước nhất, ngài là “người luôn đau đớn”, như lời em gái ngài nói với một linh mục Chicago. Là một người sống thoát bệnh sốt bại liệt từ hồi còn niên thiếu, Đức Hồng Y George, suốt cuộc đời trưởng thành, phải di chuyển bằng đôi chân bó thép. Rồi bị chứng ung thư bàng quang tấn công, phải sống với điều chính ngài gọi đùa là “tân bàng quang”. Ngài thắng được thách thức này nhưng rồi một hình thức ung thư khác tấn công và những năm cuối đời của ngài đầy những đau đớn mới, nhiều đau đớn hơn… Ấy thế nhưng, Weigel cho hay: từ ngày gặp ngài còn là một linh mục cách nay 30 năm, chưa lần nào thấy ngài than đau cả.
Theo Weigel, trong hai thế kỷ vừa qua, không như Giáo Hội Công Giáo tại Đức, hàng giáo phẩm Hoa Kỳ không được nổi tiếng bao nhiêu về các vị giám mục học giả của họ. Nhưng trong con người của Đức HY George, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có được một nhà lãnh đạo thuộc hạng trí thức trên thế giới, với hai bằng tiến sĩ thực thụ nhưng lại không có bất cứ “méo mó” trí thức nào vốn liên hệ tới ngành học thuật hiện đại.
Theo nghĩa tốt nhất của nó, ngài là nhà tư tưởng phóng khoáng: một người suy nghĩ độc lập đối với các học thuyết lỗi thời đang hiện hành, nhưng vẫn ở bên trong truyền thống của Giáo Hội và gia tài trí thức của Giáo Hội. Ngài là một nhà trí thức hoàn toàn hiện đại; ấy thế nhưng quả là thích đáng khi ngài qua đời vào ngày Giáo Hội đọc lại câu truyện trong Tin Mừng Gioan nói về việc Chúa Giêsu nuôi ăn 5,000 người, rồi Chúa bảo “phải thu lại các mẩu bánh thừa, đừng để mất mẩu nào” (Ga 6:12), vì lòng trung thành của Đức HY George đối với truyền thống là đáp ứng lời khuyên này của Chúa. Ngài biết rằng truyền thống có nhiều điều để dạy dỗ ta trong lúc này; ngài thực hành điều Chesterton gọi là “nền dân chủ của người chết”. Bài học trong Tin Mừng Gioan cũng còn một khía cạnh khác. Vì khi được cử làm TGM Chicago năm 1997, có rất nhiều mẩu bánh thừa cần phải thu lại. Sáu tháng sau, có người hỏi ngài đã học được gì từ một tổng giáo phận vốn được coi như lá cờ đầu của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, ngài trả lời: “tôi nay 60 tuổi, và trong 15 năm còn lại, tôi phải làm cho người ta đi lễ trở lại và làm cho các linh mục giải tội trở lại”.
Ngài làm hết mình để thực hiện việc trên, và ngài làm có hiệu quả. Có thể một số giáo sĩ khó tính của Chicago không chịu thừa nhận, nhưng đa số giáo dân của tổng giáo phận này đều nhìn nhận, thành thử, trong mấy tháng về hưu ngắn ngủi của ngài, nhiều giáo dân tới cám ơn ngài về những gì ngài đã làm cho tổng giáo phận.
Đức Hồng Y George rất mộ mến Đức Gioan Phaolô II. Giống vị giáo hoàng người Ba Lan này, một người cũng có quyết tâm “thu lại các mẩu bánh thừa” rồi nhào nặn lại thành một tổng hợp đức tin và thực hành Công Giáo hiện đại, Đức HY George cũng là một quan sát viên tinh tường (và có tinh thần phê phán) đối với nền văn minh Tây Phương. Và các lo lắng của ngài đối với hướng đi của nền văn minh này đã được những bản tin ngắn của truyền thông truyền đi rất nhanh. Thực vậy, trong một cuộc thảo luận với các linh mục, ngài nói rằng ngài sẽ chết ở trên giường (bệnh); người kế nhiệm ngài sẽ chết ở trong tù; và người kế nhiệm sau đó sẽ chết vì đạo tại công trường. Đây chỉ là cách để ngài mời gọi các linh mục suy nghĩ tới các thách thức của điều Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối”. Nhưng nhiều người coi những lời này như một thứ nhẫn nhục, thậm chí đầu hàng. Thực ra không phải thế vì bài nói của Đức Hồng Y không chỉ kết thúc ở đấy. Mà ngài nhấn mạnh thêm rằng: sau vị bị giết vì đạo, vị kế nhiệm sẽ “thu lại các mảnh vụn của xã hội tan hoang và từ từ giúp tái thiết nền văn minh, như Giáo Hội vốn làm xưa nay trong lịch sử nhân loại”.
Giống Đức Gioan Phaolô II, Đức HY George cũng biết rằng nhóm cấp tiến Catholic Lite ở Chicago, trong các thập niên 1930 và 1940, không thích đáng cho cả việc chống lại hệ tư tưởng thời đại, lẫn việc “thu lại các mẩu bánh thừa” để tái thiết xã hội Hoa Kỳ sau khi hệ tư tưởng thời đại đã phá nát nó. Nhưng quả là điều bất công khi cho rằng Đức HY George là người chống lại khuynh hướng Công Giáo “cấp tiến”. Trước nhất, vì ngài vốn không nghĩ tới Giáo Hội như một định chế được xác định bởi cấp tiến hay bảo thủ. Như ngài từng nói trong một cuộc họp báo đầu tiên tại Chicago năm 1997, Giáo Hội chỉ nói tới đúng/sai, chứ không tả/hữu. Mặt khác, ngài biết rõ Catholic Lite tự nó chết yểu vì sự vô giá trị của nó, thì cần chi phải mất thì giờ chống trả nó? Chi bằng, “thu lại các mẩu bánh thừa”, gồm cả các mẩu tốt lành trong cuộc cải tổ đạo Công Giáo tại Chicago, và tiến hành cuộc tân phúc âm hóa cả Giáo Hội lẫn Xã Hội Hoa Kỳ. Ngài tin chắc rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ điều ta có thể gọi là Đạo Công Giáo Bao Gồm Tất Cả (All-In Catholicism): một Giáo Hội cung ứng cả thương xót lẫn sự thật; một Giáo Hội vừa phò sự sống vừa dấn thân vào việc hữu hiệu lên quyền cho người nghèo; một Giáo Hội làm cho Đạo Công Giáo có tính lôi cuốn trong một nền văn hóa thường quá dửng dưng đối với những điều các cộng đồng tôn giáo muốn nói. Không được thanh thỏa cái thứ lãnh đạm này bằng việc từ bỏ cái hiểu nền tảng của Công Giáo về những gì đóng góp cho hạnh phúc con người. Ta cũng không thể chỉ dùng luận chứng để thanh thỏa nó. Luận chứng là điều quan trọng, con người trí thức này biết rõ như thế và văn hóa cũng biết rõ như thế; nhưng cả chứng tá cũng thế, và đó là lý do ngài đã vận dụng mọi năng lực vào việc bênh vực việc lên quyền cho người nghèo của các định chế Công Giáo, tức các trường học, các cơ sở y tế, và các trung tâm xã hội, chống lại các lấn quyền của chính phủ qua việc sử dụng Giáo Hội cho các mục tiêu của họ.
Khi các giám mục Hoa Kỳ bầu Đức HY George làm chủ tịch của họ năm 2007, các ngài đã nhìn nhận có sự thay đổi về năng động tính trong sinh hoạt Công Giáo ở Hoa Kỳ, một thay đổi không thể đảo ngược được. Các trung tâm sinh động nhất của Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, tức các giáo xứ, các giáo phận, các chủng viện, các phong trào canh tân giáo dân, các dòng tu mỗi ngày một lớn mạnh, thẩy đều là những trung tâm đã thực thi điều Đức Gioan Phaolô II gọi là “Tân Phúc Âm Hóa” và là điều Đức Phanxicô gọi là “một Giáo Hội truyền giáo thường trực”.
Các trận tuyến hậu công đồng trước đây phần lớn đã không còn và đường đi mới đã được mở ra. Đức HY George góp phần rất lớn vào việc mở đường này. Theo Weigel, khi lịch sử được viết về ngài, ngài sẽ được tưởng niệm như một vị tổng giám mục Chicago gây nhiều hiệu lực nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại, và là một nhà lãnh đạo của Công Giáo Hoa Kỳ mà lòng can đảm về trí thức và thể lý có giá trị rất lớn trong việc biến Giáo Hội tại đây thành sinh động nhất trong thế giới phát triển, bất chấp các thách đố và nan đề của nó.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Trong một bài mới nhất ngày 21 tháng Tư, John Allen kể lại rằng: trước ngày nhậm chức của Đức Tân TGM Chicago Blaise Cupich, Đức HY George cho ông hay: ngài luôn mong muốn có dịp để nói với ông một điều. Tưởng gì, hóa ra ngài muốn ông ngưng, đừng gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ nữa. Ngài nói: “tôi không thuộc cỡ trí thức như thế cũng chẳng có thành tựu trí thức nào… Tôi làm sao viết được những cuốn sách như ngài viết”. Dù biết mình đang nói chuyện với một người sắp qua đời, Allen vẫn thưa lại: Đức HY dạy con làm điều gì con cũng làm nhưng đừng bắt con thôi gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ. Vì con biết ở điểm này con đúng còn ngài thì sai!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét