Giữa sự chết và phục sinh, Chúa Giêsu ở đâu?
(Mon,
06/04/2015 - Trầm
Thiên Thu-thanhlinh.net)
Trong
khoảng thời gian từ khi Chúa Giêsu chịu chết vào 3 giờ chiều thứ Sáu tới khi
Ngài sống lại vào đầu ngày Chúa nhật Phục sinh, Ngài ở đâu? Cả Kinh thánh và
Tông truyền đều trả lời câu hỏi này. Hãy cân nhắc vài điều sau đây:
Trích
từ một bài giảng cổ về Thứ Bảy Tuần Thánh, khoảng thế kỷ II:
Sự im lặng
bao trùm trái đất, vô cùng lặng lẽ và tĩnh mịch. Tĩnh lặng vì Vua đang yên
giấc. Trái đất run sợ và tĩnh lặng vì Thiên Chúa yên nghỉ trong nhục thể và
Ngài đã phục sinh những người đã chết từ khi thế giới khởi sự… Ngài đã đi tìm Adam,
thân phụ của chúng ta, như con chiên thất lạc. Ước muốn thăm những người sống
trong bóng tối của sự chết, Ngài đã trả tự do cho Adam và Eve. Ngài vừa là
Thiên Chúa vừa là Con của Eve… “Ta là Thiên Chúa của các ngươi, Đấng vì
các ngươi mà trở nên Con của các ngươi… Ta ra lệnh cho các ngươi, hỡi những
người còn ngủ mê, hãy trỗi dậy. Ta không tạo dựng các ngươi để bị giam cầm
trong hỏa ngục. Hãy trỗi dậy từ cõi chết, vì ta là sự sống của kẻ chết”.
Không gì
đẹp hơn những từ được nói với Adam và Eva: “Ta là Thiên Chúa của các
ngươi, Đấng vì các ngươi mà trở nên Con của các ngươi”.
Kinh thánh
cũng chứng tỏ Chúa Giêsu đi gặp kẻ chết và những gì Ngài đã làm:
“Chính Đức
Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi – Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất
lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết
chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh… Chính vì thế mà Tin
Mừng đã được loan báo ngay cho cả những kẻ chết, để tuy bị phán xét về phần xác
theo cách nhìn của loài người, họ được sống về phần hồn theo ý định của Thiên
Chúa” (1 Pr 3:18; 1 Pr 4:6).
Hãy cân
nhắc đoạn văn này nói về việc Chúa Giêsu gặp kẻ chết (Giáo lý Công giáo, số
631-635):
Ý nghĩa có
trong bài giảng về việc Chúa Giêsu xuống Ngục tổ tông vì Chúa Giêsu, cũng như
mọi người, đã trải qua sự chết và linh hồn Ngài kết hợp với người khác trong
thế giới của người chết.
Nhưng Ngài
xuống đó với tư cách là Đấng Cứu Độ, công bố Tin Mừng cho những vong linh bị
giam cầm ở đó (1 Pr 3:18-19; 1 Pr 4:6; Dt 13:20). Kinh thánh gọi đó là nơi
ở của kẻ chết, Đức Kitô tử nạn xuống đó vì những người ở đó bị tước quyền nhìn
thấy Thiên Chúa (1 Pr 3:18-19).
Trường hợp
của những kẻ chết là vậy, dù tội lỗi hay công chính, họ mong chờ Đấng Cứu Độ:
Chính những linh hồn thánh này đã mong chờ Đấng Cứu Độ của họ… những người mà
Chúa Kitô đã giải thoát khi Ngài xuống Ngục tổ tông (x. Tv 89:49; 1 Sm 28:19;
Ed 32:17; Lc 16:22-26).
Chúa
Giêsu không xuống hỏa ngục để giải thoát những kẻ bị nguyền rủa, cũng không hủy
hoại Ngục tổ tông mà để giải thoát những người chết trước Ngài.
Thậm chí
Tin Mừng cũng được rao giảng cho những người chết. Việc xuống Ngục tổ tông đem
lại cho Phúc âm sứ điệp cứu độ để hoàn tất. Đây là giai đoạn cuối của sứ vụ cứu
thế của Chúa Giêsu, một giai đoạn được cô đọng đúng lúc nhưng rộng rãi về tầm
quan trọng thực tế: sự lan truyền công cuộc cứu độ của Đức Kitô đối với mọi
người ở mọi thời đại và mọi nơi, để những người được cứu đều được thông phần Ơn
Cứu Độ.
Đức
Kitô chịu chết để “kẻ chết sẽ nghe tiếng
của Con Thiên Chúa, và ai nghe thì
được sống” (x. 1 Pr 4:6). Chúa Giêsu, “tác
giả của sự sống”, bằng cái chết, Ngài đã kủy diệt sức mạnh của tử thần,
nghĩa là ma quỷ, và những người qua nỗi sợ của sự chết được phải khuất phục mãi
mãi” (x. Ga 5:25; Mt 12:40; Rm 10:7; Ep 4:9).
Do đó,
Chúa Kitô Phục sinh nắm giữ “chìa khóa
của tử thần và hỏa ngục”, để “khi nghe tên Giêsu, mọi gối phải bái quỳ,
cả trên trời, dưới đất và hỏa ngục” (x. Dt 2:14-15; Cv 3:15).
TRẦM
THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Archdiocese of Washington)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét