Apr
26, 2015 - Chúa nhật IV Phục Sinh năm B
Mục tử nhân lành
Ngày cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu
Các Bạn thân mến,
Thứ sáu này là 30/4,
ngày chẳng ai có thể quên, nếu quên thì cũng có nhiều nhắc nhở: truyền thông
báo chí, truyền thanh truyền hình Việt Nam hải ngoại, trong nước và bạn bè gần
xa… Biến cố này lúc nào cũng làm chúng ta xao xuyến bùi ngùi phải không? Bởi ai
cũng có nỗi niềm riêng trong những ngày tháng Tư của Mùa Xuân 1975 cùng giai
đoạn khó khăn vất vả tiếp theo đó. Ai cũng bị mất mát này kia: mất thân nhân
ruột thịt, mất nhà cửa, mất ruộng nương đất đai, mất tài sản của cải, mất sự
nghiệp, công danh…Cái đáng tiếc nhất là mất mát về tinh thần, tình cảm, niềm
tin, nhân cách, luân thường đạo lý…Thật vậy, ai có thể tưởng tượng đời sống xã
hội Việt Nam bây gời thay đổi tiến bộ bao xa không? Ai có thể nghĩ một nước nông
nghiệp triền miên chiến tranh, dân chúng nghèo đói, mà những người tự coi là“chiến thắng”, nhóm người triệu phú, tỷ
phú lại phung phí tiền bạc như rác!? Xử dùng tiện nghi trong nhà ngoài ngõ, xe
hơi, khách sạn, nhà hàng…sang trọng hơn cả những nước vốn văn minh giàu có như
Mỹ, Anh, Nhật… Trong khi dân nghèo ăn mày, ăn xin, móc túi đầy đường! Ai có thể
tưởng tượng tệ nạn xã hội tràn lan, công khai: nghiện ngập, hút hít, xoáy lắc,
phá thai, cướp của giết người công khai ngay ban ngày trên đường phố? v.v…
Họ quên rằng vào những
tháng ngày này cách đây 40 năm, ông bà
cha mẹ họ đã bồng bế, dìu dắt họ bỏ lại tất cả nhà cửa, ruộng vườn, của cải…
ngơ ngác kéo nhau đi, dìu nhau chạy, mà cũng chẳng biết đi đâu, chạy đâu,
lấy sữa, nước đâu cho con uống? Lấy áo quần đâu cho con mặc? Lấy chăn mền đâu
mà chung đắp?... Như chó sói đuổi tới đâu, đàn chiên chạy tới đó. Mọi người tán
loạn chẳng biết đâu là nơi ăn chốn ở an bình, bởi cả miền Trung Nam VN đã bắt
buộc phải đầu hàng đối phương. Đến hôm nay, dù năm tháng đó đã qúa xa,
nhưng trong tâm khảm nhân dân miền Trung Nam VN vẫn không thể nào quên những
cảnh loạn lạc chết chóc thương đau và những tháng ngày đói khát, uống nước
trời, ăn bo bo, khoai mì sùng thối… Nhìn lại hình ảnh lửa khói của mùa Xuân ấy,
cùng những con thuyền nhỏ bé đầy ắp người rách rưới, gầy còm lênh đênh giữa
biển khơi mà đau buồn, kinh ngạc, nhờ đâu mà dân VN già trẻ, lớn bé gan cường,
mạnh mẽ thế? Để ngày hôm nay nhiều người như quên mình, quên dân tộc mình đã có
một quá khứ khổ nghèo cùng cực, nhưng kiên cường bất khuất; một qúa khứ đầy ắp
xương máu cha ông, tràn trề nước mắt bà, mẹ? Chẳng lẽ một dân tộc lạc hậu, bị
ngoại bang cai trị hằng ngàn năm không bị khuất phục, hằng trăm năm chiến tranh
vẫn tồn tại, mà nay lại cúi đầu làm nô lệ cho sự hào nhoáng của tiền bạc của
cải? Không thể như thế, các Bạn trẻ hãy thức tỉnh, hãy đứng lên, mạnh mẽ đi
theo Chủ Chiên Nhân Lành để luôn được sống trong công lý, được ăn uống, nghỉ
ngơi trên những cánh đồng cỏ, lúa phì nhiêu của dân tộc quê hương, đừng đánh
mất chính mình, đừng chôn vùi dòng giống mình!
Chúa
nhật tuần này Giáo Hội cho chúng biết nhận ra và hiểu lời Đức Giesu
khẳng định:"Tôi chính là mục tử
nhân lành."
Mục tử là
người chăn chiên, một hình ảnh, một lời nói quen thuộc đối với dân du mục Do
Thái. Đức
Giêsu đã dùng hình ảnh ấy để nói lên mối liên hệ giữa Ngài với chúng ta. Ngài là Mục Tử Nhân Lành. Chúng Ta là đoàn
chiên của Ngài.
Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai
phần:
* Thứ nhất:
Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến trần
gian để yêu thương và chăm lo cho hết mọi người. Ngài đầy lòng nhân ái, chăm
sóc những kẻ thuộc về Ngài đến độ đã hy sinh mạng sống vì họ. Vì thế khi chúng
ta được mời gọi, hãy đón nhận với lòng biết ơn sự yêu thương, chăm sóc và hy
sinh của Đức Giêsu và hãy liên hệ mật thiết với Ngài.
*
Thứ hai: Mỗi Kitô hữu được mời gọi trở thành“mục tử nhân lành”đối với những người
thuộc về mình hay được giao phó cho mình, tức có bổn phận yêu thương, chăm sóc
và hy sinh cho những người ấy theo gương Đức Giêsu. Những người có chức thánh
và những người có trách nhiệm hướng dẫn cộng đoàn thì càng phải chăm lo cho
người khác nhiều hơn.
1. “ Tôi chính là mục tử nhân lành”:
Đây là lời Đức Giesu tuyên
xưng mình là người chăn chiên tốt, mục tử nhân lành.
a) Mục tử tốt lành:
Đức
Giêsu đã tự ví mình như vị Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người
Mục Tử được biểu lộ qua những hành động:
. biết rõ từng con chiên và cũng
được chiên nhận biết và nghe
theo. Sự hiểu biết này không phát xuất từ
lý trí, học hỏi, nhưng phát xuất từ con tim.
Từ“biết” trong Kinh Thánh không
những là kiến thức, mà còn là quan hệ mật thiết: biết
điều gì nghĩa là có kinh nghiệm
cụ thể về điều đó. Biết người nào là có quan hệ mật thiết với
người ấy. Đức Giesu nói Ngài là
mục tử nhân lành:"Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa
Cha". Nghĩa là Ngài hiểu biết từng người trong chúng ta về tính cách, thân
phận, tâm trạng: nỗi đau tâm hồn, cái khổ thể xác, hoàn
cảnh sinh sống, gánh nặng phải mang, đớn đau phải chịu, thương tích nhức nhối, tâm
tư tình cảm xáo trộn…hay những lúc vui mừng thành công.
Chính tình yêu đã tạo nên mối dây gắn bó giữa chủ chiên và từng con chiên. Đó
là sự hiểu biết sâu xa, trân qúi nhau.
. quan tâm chăm sóc cả đàn chiên, Đức
Giêsu yêu thương nên Ngài quan tâm đến mọi người. Ngài biết rõ những nhu cầu
của chúng ta. Người chăm sóc, giúp chúng ta mạnh mẽ, tự tin. Nhất là những khi đau
ốm, thương tích, khó khăn hay lạc đàn. Với ý thức, tinh thần
trách nhiệm cao, mục tử chung sống và trở thành bạn thân thương với đàn chiên. Sự quan tâm của Mục Tử nhân lành còn
phổ biến đến mọi dân tộc qua các môn đệ của Ngài. Muốn qui tụ những
chiên khác còn ở ngoài vào đàn chiên của mình, để duy nhất một đàn chiên và một
chủ chiên: "Tôi
còn có những chiên khác không thuộc ràn này…”
. hy sinh thí mạng sống mình để đương đầu
với sói rừng, kẻ trộm cướp, bảo vệ đàn chiên an toàn, ăn uống no nê,
nghỉ ngơi thoải mái, là dấu hiệu chắc chắn nhất của
một tình yêu tột đỉnh. Là điểm khác biệt rõ nhất giữa
mục tử chân chính với kẻ chăn thuê.
- Chúng ta sẽ cảm
thấy hạnh phúc khi được là “những bàn tay
để làm việc cho Đức Kito”, “những bàn
chân để chạy việc cho Ngài”, “tiếng nói để phát ngôn cho Ngài”…
- Đức Giesu muốn chúng ta chia sẻ hạnh phúc ấy
cho mọi người. Ngài muốn chúng ta lớn mạnh để đến lượt, chúng ta cũng trở thành
mục tử nhân lành theo gương Ngài.
-
Vì
ai cũng phải là mục tử: Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô là mục tử của học
sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh
chị lớn là mục tử của các em nhỏ…
- Mỗi người đều là mục tử của Chúa nên
có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ anh em mình. Có trách nhiệm trước sự an nguy của
anh em. Có bổn phận đẩy lùi sự dữ đang hoành hành trong môi trường sống của
chúng ta.
-
Không ai được phép bàng quan trước sự dữ. Không ai được phép vô trách
nhiệm trước bữa no bữa đói của cha mẹ, con cái hay hàng xóm láng giềng.
- Đặc biệt hơn hết, Ngài muốn có những người
tiếp tục công việc của Ngài, chăm sóc đời sống tâm linh đàn chiên. Vì thế, Giáo
Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Bởi lúc nào
lúa cũng chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.
-
Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới,
và riêng Giáo Hội VN, còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh
nhân cần thầy thuốc. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo
dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời
sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình về Nước Trời.
b) Kẻ chăn chiên xấu:
Người làm thuê không phải là Mục Tử: Người
chăn thuê ám chỉ các đầu mục Do thái như các kinh sư, Pharisêu giả
hình, các ngôn sứ giả. Họ thường có thái độ hèn nhát vô trách
nhiệm, lo tìm tư lợi, dẫn đường sai lạc, và đạo đức giả.
- Coi bản thân mình là
trên hết, lo thu vén tiền lương,
bổng lộc để hưởng thụ. Không quan tâm săn sóc đàn chiên. Khi đàn chiên gặp nguy
hiểm thì họ chạy trốn, bỏ mặc đàn chiên bơ vơ sợ hãi. Vì chiên không thuộc về
họ.
-
Bởi những người chăn chiên thường phải dẫn chiên đi ăn nơi những cánh đồng cỏ rất
xa, ở đó có thể gặp những thú dữ, chó sói, rắn độc, kẻ gian, trộm cướp, kẻ sống
phi pháp và các tên thổ phỉ… nên người chăn chiên phải cẩn thận, trách nhiệm,
can đảm bảo vệ đàn chiên là điều tự nhiên, đôi khi họ phải làm nhiều hơn thế
nữa để cứu chiên, ấy là chấp nhận thương tích, hay liều bỏ cả mạng sống mình vì
đàn chiên.
- Thường
thì chỉ có một mục tử với bầy chiên nên công việc của họ trở nên cực kỳ nguy hiểm,
vất vả. Mục tử luôn phải cảnh giác rất cao để coi chừng những hiểm nguy có thể
xẩy ra.
- Cả thời tiết cũng sẽ qui định
những động thái của bầy chiên và tính chất ngày làm việc của mục tử.
- Su
hy sinh quên mình vì trách nhiệm và tình yêu thương đàn chiên thật cao đẹp, đã
là nguồn khởi hứng cho các văn sĩ Thánh Kinh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một
Đấng Mục Tử xả thân cho Israel không khác gì người mục tử xả thân cho đàn chiên.
- Từ
đó các nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví
như các mục tử.
- Nhưng họ lại vô trách nhiệm nên
đã bị quở trách:"Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị bang hoại rồi! Các
ngươi chỉ biết lo cho bản thân chứ chẳng hề nghĩ gì đến bầy chiên…Vậy hỡi các
chủ chăn hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tế tối cao, Ta tuyên bố rằng…Ta sẽ tách bầy
chiên ra khỏi các ngươi…Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống
như David tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng."
- Nhờ
kinh mghiệm làm mục tử, chiến đấu với các thú dữ thời chăn chiên đã giúp
chàng trai trẻ Davit chiến thắng người chiến binh chuyên nghiệp khổng lồ
Goliath ngoại đạo người Philistine.
- Trong hình ảnh này,
Người Mục Tử Giesu đầy sức lực, quyền năng và đáng kính yêu; còn bầy chiên
chỉ về Hội Thánh của Ngài.
-
Cũng như bầy chiên, Hội Thánh dễ gặp nhiều nguy hiểm:
. Bị muông
sói, trộm cướp tấn công từ bên ngoài là ma qủi, sa tan, kẻ xấu, kẻ bất mãn, kẻ
ganh tị...
. Bị kẻ
chăn thuê làm hại từ bên trong là những mục tử thoái hóa, kém cỏi, sa ngã...
- Thật
thảm hại cho bầy chiên khi gặp kẻ lãnh đạo xấu, những kẻ xem công việc như một
thứ nghề nghiệp chứ không là phục vụ.
- Cái
nguy thứ hai này tệ hại hơn nhiều, vì có được người chăn tốt, trung thành, sẽ
có một công cuộc phòng thủ vững chắc chống lại sự tấn công từ bên ngoài.
- Nếu
là kẻ chăn chiên thuê, bất trung, thì những kẽ thù bên ngoài rất dễ xâm nhập và
tàn phá bầy chiên.
- Chúa muốn nói người làm việc chỉ mong được
khen thưởng sẽ nghĩ đến danh lợi trên hết; còn người làm việc vì yêu thương thì
nghĩ đến người mình muốn phục vụ hơn bất cứ điều gì.
- Điều quan trọng nhất trong Hội Thánh là cấp
lãnh đạo phải theo gương Đức Giesu là người chăn chiên tốt lành.
2.
Tình thương Thiên Chúa đối với con người:
- “Sẽ chỉ có một đàn chiên và một Mục Tử: Nhờ
sự chết của Đức Giêsu trên thập giá, biên giới ngăn cách
giữa Do Thái và dân ngoại đã bị phá hủy. Từ
nay mọi người thuộc mọi dân tộc đều có thể gia nhập vào đàn chiên
của Đức Giesu,
vì Ngài
đã đổ máu ra là để cứu chuộc toàn nhân loại.
- Viễn
tượng về một ngày đoàn tụ nhân loại trong một đại gia đình, một đàn chiên duy
nhất dưới quyền một Mục Tử tối cao là Đức Giêsu có trở thành hiện thực hay
không, là tùy vào ý thức và quyết tâm của mỗi tín hữu chúng ta có sẵn sàng cộng
tác với Ơn Thánh Thần để chu toàn sứ mạng“được
sai đi khắp thế gian, đến với muôn
dân” hay không.
- Chúa Cha yêu mến tôi: Khi
hiển dung trên núi cao, Đức Giesu đã được Chúa Cha
công nhận: “Đây là Con yêu dấu của
Ta, Ta hài lòng về Người”.
- Mạng
sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng
sống mình: Việc
Đức Giesu chịu chết không phải do ý muốn của các đầu mục Do Thái,
tổng trấn Philatô, Giuda, quân lính hay dân chúng... Nhưng là do Ngài tự ý chấp nhận vâng
phục thánh ý Chúa Cha vào“Giờ”
Con Người được tôn vinh.
- Để rồi lấy lại”: Đức
Giesu
đã báo cho các môn đệ biết trước: Ngài sẽ đi lên Gierusalem,
chịu đau khổ, sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại, nhờ
quyền năng của Thiên Chúa.
- Mối
tương quan gắn bó giữa chủ chăn và con chiên là hình ảnh sống động, cụ thể
của mối tương quan giữa Thiên Chúa và người tín hữu.
- Nên phải tỏ lòng biết
ơn Đức Giesu, vì nhờ sự chết và sống lại của Ngài, chúng ta được cứu khỏi phải
chết để được sống đời đời.
- Chúng
ta cũng phải cởi mở tâm hồn mình với Ngài, vì Ngài đang ở với chúng ta ngay lúc
này, để tiếp tục công việc cứu rỗi của Ngài.
- Dụ
ngôn người mục tử cho thấy tình yêu sâu sắc của Thiên chúa:
. Ngài yêu thương mọi người một cách cá biệt,
không yêu cách chung chung.
. Ngài yêu thương vô điều kiện, cả người ngoan lẫn
kẻ lầm lỗi hư hỏng...
. Ngài yêu thương bằng tình yêu vui mừng,
nhân từ, không rầy la khiển trách, ngay cả những con chiên đi lạc, con
chiên cứng cỏi không nghe tiếng chủ chăn và không theo bầy.
- Thật
vậy, những người tin ở Thiên Chúa luôn xác tín rằng họ được Ngài quan tâm chăm
sóc tận tình về mọi phương diện của con người, không chỉ ở đời sau, mà ở cả đời
này.
- Và
cũng không biết bao nhiêu điều người ta đã viết, đã nói, đã hành động để chứng
tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, với đất nước này, dân tộc
kia, hoàn cảnh nọ...để bảo vệ, đổi mới và cứu rỗi tất cả.
3. Cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu:
Giáo Hội kết hợp cầu
nguyện cho ơn Thiên Triệu với chúa nhật Chúa Chiên Lành thật có ý nghĩa sâu sắc.
- Linh
mục là mục tử dẫn dắt dân Chúa về phần linh hồn. Nhưng linh mục thời
đại này có rất nhiều khó khăn, đụng chạm nhiều thứ, nhiều cạm bẫy.
- Sứ mạng loan Tin Mừng
và làm chứng cho Đức Giesu được trao cho các môn
đệ là đại diện của Giáo Hội và của mỗi tín hữu chúng ta.
- Với
mức độ sinh sản như hiện nay thì nhu cầu rất lớn lao, mà đối tượng chăn dắt dàn
chiên quan trọng nhất là linh mục tu sĩ thì mỗi ngày lại càng giảm sút.
- Hãy
xin Chúa cho chúng ta hiểu biết về tình yêu của Ngài, đồng thời cầu nguyện cho
có nhiều người trẻ hiến thân sống cuộc đời phục vụ để tiếp tục sứ mạng mục tử
của Đức Giesu. Ngài vẫn đang rất cần những mục tử tốt lành cho đàn chiên
của Ngài.
- Ngài
luôn kêu gọi chúng ta tha thiết xin Cha Trên Trời cho nhiều mục tử tận tụy,
nhân lành, thanh khiết, đạo đức, sẵn lòng âm thầm hoặc công khai chết cho đàn
chiên, có thể từng ngày, từng hoàn cảnh...
Lạy Chúa, chúng con vui mừng cảm tạ tôn thờ
Ngài là Chúa Chiên Lành luôn chăn dắt bảo vệ mạng sống cho chúng con.
Xin tiếp tục ban cho chúng con những mực tử có trái tim nồng ấm, biết yêu bằng tình
yêu hiến dâng, dám hy sinh, liều mạng
để dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sự Sống Thật.
Xin Chúa cũng nâng đỡ lòng Tin Cậy Mến nơi các ngài và cho chúng con biết cảm thông, tôn trọng các ngài. Cùng góp phần vào việc đào tạo, củng cố ơn Thiên Triệu. Vì Đức Giesu Kito là Chúa Chiên Lành của chúng con. Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét