CÁI CHẾT CỨU ĐỘ của ĐỨC KITÔ
Thu,
08/03/2018 - Trầm Thiên Thu
Đây là các vấn đề khó hiểu
về “cái chết cứu độ” của Chúa Giêsu. Làm sao Thiên Chúa Cha có thể “khuây khỏa”
bằng cái chết của Người Con vô tội?
1. TẠI SAO THIÊN CHÚA TẠO DỰNGCON NGƯỜI CÓ THỂ PHẠM TỘI?
Tại sao Thiên Chúa dựng
nên các thụ tạo biết yêu thương? Yêu thương nghĩa là tự do ước muốn. Thiên Chúa
có thể dựng nên các thụ tạo không có ý muốn tự do? Có chứ. Bằng chứng là Ngài
đã dựng nên thảo mộc và động vật. Thế nhưng con người (và thiên thần) là các thụ
tạo có ý muốn tự do, có thể chọn tình yêu. Mặt khác, người ta cũng có thể chọn
sự ích kỷ. Chọn ích kỷ là phạm tội.
2. THIÊN CHÚA CÓ BIẾT
THỤ TẠO SẼ PHẠM TỘI?
Thiên Chúa thấu suốt mọi
sự. Khi Ngài dựng nên các thụ tạo có ý muốn tự do, có thể sự bất tuân hoặc ích
kỷ đã được cài đặt trong phương trình đó. Vậy Ngài có muốn chúng ta phạm tội?
Không, Ngài không hề muốn. Thiên Chúa có biết trước tính khả dĩ đó? Có. Chẳng hạn,
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Sau khi cho đứa con được giáo dục tử tế,
cha mẹ có biết trước chúng có thể lạm dụng sự giáo dục? Cha mẹ biết chứ. Do đó,
cha mẹ cũng có thể biết trước chúng biết tận dụng tác phẩm này để phục vụ xã hội.
Và nếu chúng tự do chọn hành động yêu thương, đó là điều tuyệt vời, không hề “bị
ép buộc”.
3.
NẾU THỤ TẠO PHẠM TỘI, CÁI CHẾT CỦA CHÚA CON CÓ LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ CỨU THOÁT HỌ?
Hai Thánh tiến sĩ
Augustinô và Tôma Aquinô, hai “cột trụ” thần học của Công giáo, đều trả lời
“không”. Thiên Chúa tối cao, vô biên, Ngài có thể chọn nhiều cách khác. Ngài có
thể chỉ cần tha thứ cho họ là đủ. Thật vậy, Ngài đã làm vậy như đượ mô tả trong
sách Sáng Thế. Ngài đã đuổi Adam và Eva bởi vì họ không biết tính nghiêm trọng
của việc họ làm: muốn bằng Thiên Chúa, muốn biết thiện và ác. Tuy nhiên, Ngài
cho thấy rằng Ngài quan tâm chăm sóc họ bằng cách “làm cho họ những chiếc áo bằng
da và mặc cho họ” (St 3:21).
Thật vậy, trong Cựu Ước,
Thiên Chúa dạy dân Israel cách đạt được ơn tha thứ, qua chính các lễ vật đền tội
dâng tại Đền Thờ. Trong các Thánh vịnh, đặc biệt là Tv 51, có nhiều đoạn cho thấy
con người nhận ra tội mình và tin tưởng được tha thứ.
4. TẠI SAO THIÊN
CHÚA PHẢI SAI CON NGÀI XUỐNG THẾ GIAN, NẾU ĐÓ KHÔNG LÀ SỨ VỤ CỨU ĐỘ?
Chân phước Duns Scotus, một
“cột trụ” khác về thần học Công giáo, cho biết: “Việc nhập thể là công việc vĩ
đại nhất và tốt đẹp nhất của Thiên Chúa, và không cần có điều kiện bởi bất cứ yếu
tố ngẫu nhiên nào khác”. Thiên Chúa luôn luôn hoạch định để “kết hiệp tất cả thụ
tạo với chính Ngài và nhục thể của Chúa Con”.
Nói cách khác, Chúa Con đến
thế gian không là “kế hoạch B” nhưng luôn là ý tiền định của Thiên Chúa ngay từ
đầu. Nếu Ông Bà Nguyên Tổ không phạm tội, việc nhập thể có thể giống như một lời
mời gọi lịch sự, như hoàng tửđi thăm thần dân và cùng uống trà với họ. Đó là điều
rất hạnh phúc và vui mừng. Thật vậy, C.S. Lewis đã cố gắng nghĩ ra một kịch bản
như vậy trong ba chiều không gian.
Mặc dù Nguyên Tổ phạm tội,
và hậu thế cũng vậy, Con Thiên Chúa vẫn duy trì cuộc hẹn. Thế nên đến thời viên
mãn, Con Thiên Chúa nhập thể, giữa tình trạng bất thường đó. Một trong những điều
Con Thiên Chúa cần thực hiện là chấn chỉnh cách hoạt động bất thường của thế
gian.
5. TẠI SAO SỨ VỤ CỨU ĐỘ PHẢI LIÊN QUAN SỰ ĐÓNG ĐINH?
Chúng ta cần biết rõ về vấn
đề này. Thiên Chúa không vui khi Ngài thấy máu. Đó là điều lố bịch đối với người
bị kết tội sát nhân mà lại được trắng án, bởi vì quan tòa đồng ý rằng người con
vô tội có thể thay thế và chịu chết. Điều đó không là lòng thương xót, mà là sự
xuyên tạc. Đây không là giáo huấn Công giáo. Có thể các nhóm Tin Lành nào đó
duy trì điều này. Điều đó gọi là sự thay thế hình sự.
6. SỰ ĐÓNG ĐINH KHÔNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ƠN CỨU ĐỘ, TẠI SAO CHÚA
CON MUỐN TỰ HIẾN TẾ?
Triết gia Plato (Hy Lạp)
sống trước công nguyên cả trăm năm,có lẽ ông có thể giúp đỡ. Ông thắc mắc rằng
không biết điều gì sẽ xảy ra cho một người hoàn toàn công chính nếu bước vào một
xã hội đầy những con người kém năng lực và cố gắng giúp đỡ họ. Ông kết luận rằng
họ sẽ đóng đinh người đó.
Điều mà Plato muốn nhấn mạnh
là thực tế kinh khủng của con người. Chúng ta thường cảm thấy dễ chịu với tính
ích kỷ, hành vi sai trái và khả năng yếu kém của mình. Chúng ta không muốn mình
cần được cứu giúp. Nếu người công chính xuất hiện và cho chúng ta biết cách tốt
hơn, có thể chúng ta sẽ tức giận và cho rằng họ điên rồ. Có thể chúng ta muốn đẩy
họ vào chỗ chết.
Thời Chúa Giêsu, hình phạt
đóng đinh là cách mà người Rôma bảo kẻ thù phải thần phục họ. Nếu bạn muốn nổi
loạn, đó là điều xảy ra đối với bạn. Khi Chúa Giêsu rao giảng về Vương quốc của
Thiên Chúa, tình yêu thương, tình huynh đệ, vàlàm phép lạ giữa những người
nghèo, rồi sau đó dần dần xác định thần tính của Ngài, điều đó vượt quá trì hiểu
đối với người Do Thái và tổng trấn Philatô của Rôma. Điều Chúa Giêsu rao giảng
là một vương quốc đích thực. Dĩ nhiên Ngài phải chịu chết, và Ngài sẵn sàng trả
giá vì Nước Trời.
7. Ý CHÚA MUỐN TRẢ GIÁ ĐỂ CỨU ĐỘ NHƯ THẾ NÀO?
Người Công giáo phân chia
hiệu quả về cái chết của Chúa Giêsu thành hai phạm trù. Cái chết đó là một tấm
gương và để cứu chuộc (bù vào những gì chúng ta không thể làm).
Trước tiên,vấn đề đó là
“chúng ta có thực sự tồi tệ?”. Tôi không chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa
Giêsu sao? Một bài thánh ca phổ biếnđược sử dụng vào Thứ Sáu Tuần Thánh có câu
này: “Bạn có mặt ở đó lúc người ta đóng đinh Chúa?”. Dĩ nhiên chúng ta không ở
đó. Nhưng nếu chúng ta ở đó thì sao? Chúng ta có hùa theo đám đông và la to
“đóng đinh” chỉ vì hèn nhát? Hoặc quay đi và nói “tôi bận nghĩ chuyện của tôi?”
Hoặc nếu chúng ta đứng bên Đức Mẹ, chúng ta có cảm thấy đau buồn cho một người
không làm điều sai mà chịu khổ nạn như thế? Nếu đó không là một người công
chính bình thường mà bị những người ác sát hại, hoặc nếu người công chính đó là
Thiên Chúa nhập thể? Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn tự do ước muốn, có
thể giết Thiên Chúa hay không? Nếu chúng ta giết Thiên Chúa, chúng ta có đáng
được tha thứ chăng?
Áp dụng vào hoàn cảnh của
chúng ta, chúng ta có dám nói rằng chúng ta không hướng con mắt mù lòa của mình
về cái xấu ở xung quanh chúng ta? Chúng ta không là tòng phạm sao?
Câu trả lời từ Thập Giá
là “có”. Chính Chúa Giêsu đã cầu xin: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm” (Lc 23:34). Nếu thực sự chân nhận rằng chúng ta đóng đinh Con
Thiên Chúa, chúng ta có thể bật khóc như Phêrô và nói: “Xin tránh xa con, vì
con là kẻ tội lỗi!” (Lc 5:8). Thế nhưng chúng ta vẫn muốn bám sát Ngài.
Cái chết của Chúa Giêsu
đã cứu thoát chúng ta bởi vì chúng ta chân thành tin kính. Chúng ta thực sự là
những tội nhân, chúng ta chẳng có gì để khoe khoang hoặc khoác lác – ngày nay
nói là “nổ” hoặc “chảnh”. Chúng ta thực sự cần Đấng Cứu Độ. Từ trên Thập Giá,
Thiên Chúa đã tuyến án. Nếu bạn nhận biết mình cần Đấng Cứu Độ, bạn sẽ được tha
thứ, bởi vì chúng ta cũng chẳng biết mình phải làm gì nữa.
8. CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU CÓ Ý NGHĨA CỨU CHUỘC NHƯ THẾ NÀO?
Sống trong xã hội hiện đại tiện nghi, chúng ta
có thể cho rằng chỉ cần nói “xin lỗi”là đủ và các mối quan hệ có thể vãn hồi.Chúng
ta không thường xuyên gặp sự ác ghê gớm, ít là riêng cá nhân mình. Nhưng hãy
nghĩ về cuộc xâm chiếm của người Nhật). Nói lời “xin lỗi” có đủ đối với một
binh sĩ Nhật là người hành hạ và sát hại chồng của các phụ nữ vô tội hay không?
Dù cho chân thật tới mức nào, ngay cả lính Nhật
mổ bụng tự sát (seppuku)để đền tội, chúng ta có thể nói rằng anh ta đã “đền bù”
cho tội ác mà anh ta đã làm chăng? Chúng ta có thể cho cái chết của anh ta có
giá trị “cứu chuộc” chăng? Có thể lời cầu xin tha thứ của anh ta là thật lòng,
và anh ta chân thành hy sinh, vậy anh ta có thực sự “làm đúng” đối với phụ nữ
sau khi anh ta đã hành hạ và giết chết chồng của họ? Không thể được!
Đó chỉ là sự can thiệp của người nắm giữ sự sống
và sự chết, đồng thời có thể làm những điều đúng hơn so với ý nghĩa trần tục có
thể trở thành phù hợp.
Chính Chúa Giêsu là người
đó. Ngài là Con Người: Ngài có thể thay mặt chúng ta. Ngài là Thiên Chúa: Sự sống
tự hiến của Ngài thực sự có thể làm cho mọi sự lại trở nên đúng. Tại sao? Không
phải vìThiên Chúa Cha yêu cầu máu,nhưng vì công lý chỉ có thể được phục hồi qua
Đấng là trung gian hòa giải quan trọng.
Đối với lính Nhật, trong
Đức Kitô, nỗ lực đền tội của anh ta trở thành có thể. Đối với nạn nhân, trong Đức
Kitô, sự đền tội (làm cho đúng) không thể nhờ cái chết của lính Nhật màtrở
thành có thể, vì Đức Kitô nắm giữ cả sự sống và sự chết.
Trong Cựu Ước, các con vật sát tế nơi Đền Thờ
để đền tội làvật nhác nhở dân chúng. Làm cho mọi thứ thành đúng là điều quan trọng.
Nhưng chiên sát tếchỉ có thể là biểu tượng. Đối với mọi trường hợp, tha thứ
luôn là điều khả thi. Tuy nhiên, làm cho mọi thứ thành đúng có “giá trị cứu chuộc”là
ngoài khả năng của bạn, bởi vì theo phân tích cuối cùng, qua vật sát tế, đó chỉ
có thể là biểu tượng. Chúng ta cần chính Thiên Chúa cung cấp cách giải quyết
qua Đấng mà Ngài sai đến: Đức Giêsu Kitô.
Thư gởi giáo đoàn Do Thái có cách nhận xét
mang tính tiên tri: “Vị tư tế nào cũng phải đứng trong Đền Thờ lo việc phụng tự
mỗi ngày và dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; mà những lễ tế đó chẳng
bao giờ xoá bỏ được tội lỗi. Còn Đức Kitô, sau khi dâng lễ tế duy nhất để đền tội
cho nhân loại, Người đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời. Và từ khi đó,
Người chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân. Quả thật, Người chỉ dâng
hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã thánh hoá được nên hoàn
hảo”(Dt 10:11-14).
NICK CHUI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ IgnitumToday.com)
Mùa Chay Thánh – 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét