GỢI Ý NĂM MỚI
(Trầm
Thiên Thu)
Tha Thứ Thì Thành Thánh.
Đó là những chữ T quan trọng trong hành trình hoàn thiện. Một năm mới lại khởi
đầu, đó là khoảng thời gian có những cái khởi đầu mới. Năm mới là thời điểm thuận
lợi để bỏ qua những chuyện buồn và thực hành tha thứ. Đây là vài gợi ý khả dĩ
giúp bạn bắt đầu.
1. QUAN TÂM LÀ CẦN THIẾT
Hãy nhớ rằng tha thứ là
là mối quan tâm đặc biệt của chúng ta. Tha thứ là cái ơn mà người ta làm cho
người khác – dù người đó không xứng đáng. Đôi khi người ta không thể gặp nhau
trong nhiều năm. Thật vậy, bạn tha thứ là bạn loại bỏ rác rưởi khỏi lòng mình.
Bạn cằn nhằn và than phiền là bạn làm độc tâm trí và làm hại chính mình. Đừng dại
dột làm như vậy! Người ta làm bạn tổn thương, và bạn vẫn thanh thản nếu bạn bỏ
qua hết. Sự thật là có một phần tâm trí luôn muốn vượt qua những nỗi đau trong
quá khứ. Nó hành động vô thức, và thường đối lập với ý muốn của bạn. Nếu bạn
không tập bỏ qua, chắc chắn bạn chỉ tự làm khổ chính mình mà thôi.
Như vậy, bước đầu tiên để
tha thứ là nhận biết điều bạn thực sự muốn – mặc dù bạn nghĩ là có thể. Trong một
số trường hợp, có thể bạn cảm thấy khó tha thứ. Chẳng hạn thế này, bạn muốn bắt
đầu bằng một bước đơn giản. Hãy nghiêm túc tự nhủ: Tôi sẽ cảm thấy thoải mái
hay khó chịu nếu tôi tha thứ? Hãy cẩn thận suy nghĩ về điều này, có thể cũng cần
thêm một thời gian nữa. Nếu bạn thực sự cảm thấy thoải mái, bạn có động lực để
tha thứ – và bạn có thể áp dụng dần dần nhưng phải kiên quyết.
2.
BUÔNG THẢ LÀ GIẢI THOÁT
Hãy buông thả để thanh thản.
Đôi khi người ta hỏi: “Bạn tha thứ bằng cách nào? Đó có là một kỹ thuật, một
cách thực hành, hoặc một hành động chăng?”. Nếu bạn đang cầm cái búa, tôi bảo bạn
thá cái búa xuống, bạn không cần hỏi tôi thả như thế nào. Bạn chỉ cần thả nó xuống.
Thật vậy, như bạn biết, bạn đã phải học cách làm nhiều nhiều thứ trong cuộc sống,
nhưng bạn không cần ai dạy cách buông thả vật gì đó. Tha thứ cũng giống như bạn
nghĩ. Một số người tưởng tượng điều đó như sự trao đổi tình cảm, đầy nước mắt
và bột phát. Nó không nhất thiết phải như vậy. Thật thế, bạn không phải làm gì
khi tha thứ
Rất đơn giản, bạn chỉ cần
buông cho nỗi đau buồn rơi xuống. Bạn không cần xử lý gì hết, thậm chí bạn cũng
không cần cho người khác biết là bạn đã tha thứ cho ai đó. Bạn cứ tiếp tục sống,
như thể chưa hề xảy ra chuyện gì vậy. Dĩ nhiên điều này tác dụng hiệu quả với
những điều nhỏ trong cuộc sống – phiền toái nơi công sở, sự cằn nhằn của những
người trong gia đình hoặc trong hội đoàn, v.v... Nhưng điều đó có thể vẫn hữu
ích với cả những vấn đề lớn trong cuộc sống. Ngay cả khi không như vậy, đó vẫn
là bước khởi đầu quý giá. Do đó, nếu bạn cảm thấy không thể buông thả thì cũng
đừng “tranh chấp” với chính mình. Hãy trở lại với những mối quan tâm nhất của bạn:
Bạn có cảm thấy thoải mái nếu buông thả điều gì đó hoặc nếu cứ bám lấy nó?
3. BIỆN HỘ LÀ HÈN
NHÁT
Đừng bao giờ tự biện hộ.
Nhiều người quá tỉ mỉ về sự hợp lý hóa trước quyết định tha thứ. Họ cần tự thuyết
phục rằng người khác không có ý đó, giảm bớt tình tiết, v.v... Cách này không
giúp bạn tiến xa hơn. Chẳng chóng thì chầy, bạn sẽ đi vào con đường cũ và phải
bắt đầu lại. Rõ ràng là bạn có lý để làm điều đó, nhưng chắc chắn bạn sẽ trở về
vị trí cũ và muốn chứng tỏ rằng bạn hoàn toàn đúng. Một phần bạn cho rằng bạn cảm
thấy có lý do nào đó về cảm giác khó chịu, nhưng bạn cứ cằn nhằn thì sẽ lợi bất
cập hại.
Bạn sẽ chẳng bao giờ có
thể tha thứ qua quá trình đó. Bạn sẽ chỉ đi tới đi lui mà thôi. Nếu điều này xảy
ra, có thể bạn thấy nó có lợi khi trở lại và nhận ra rằng bạn không hiểu trọn vẹn
tình huống. Bạn thực sự không biết động lực sâu xa của người khác. Và thường
thì bạn cũng không thể nhận biết mình trong tình huống đó. Như vậy, có thể là bạn
sẽ khó chịu với người nào đó vì hiểu lầm, hoặc cũng chẳng có lý do gì ráo trọi.
Người Pháp có câu: “Tout comprendre, c’est tout pardonner” (Hiểu biết tất cả là
tha thứ tất cả).
4. THA THỨ LÀ MỤC ĐÍCH
Đối với các vấn đề quan
trọng, hãy bắt đầu bằng cách đặt ra mục đích là phải tha thứ. Có thể dễ dàng bỏ
qua những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, nhưng với các chuyện to thì rất cần
tha thứ – như chuyện phản bội, bạo lực và lạm dụng. Những người có tính lạm dụng
trẻ em có thể cảm thấy rất khó để tha thứ. Cuối cùng, bạn hóa nạn nhân của tội
lỗi. Tội lỗi này có thể không ai biết và không bị trừng phạt lúc đó, thế nên bạn
muốn đòi lại công lý. Đôi khi trong các tình huống như vậy có thể đơn giản chỉ
là buông thả nỗi đau buồn – nhưng điều đó tương đối hiếm.
Có nhiều mức độ tổn
thương mà bạn không biết hết. Trong trường hợp như vậy, sự tha thứ có thể hóa
thành một dạng khước từ. Như vậy, thường xuyên gặp các vấn đề quan trọng khiến
bạn quen với cảm xúc của mình, thậm chí đôi khi nhớ lại khiến bạn đau lòng, rồi
lại phải cố gắng vượt qua. Bạn cần được giúp đỡ hoặc tư vấn tâm lý để bạn có thể
vượt qua nỗi đau. Trong trường hợp đó, bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt ra mục
đích đơn giản và khả thi. Có thể bạn không muốn nói: “Tôi muốn tha thứ người
này về sai lầm họ đã làm”, mà bạn chỉ muốn nói: “Tôi muốn loại bỏ nỗi đau buồn
để tôi có thể tiếp tục sống”.
5. BỎ QUA VÀ THA THỨ
Tha thứ không có nghĩa là
quên, và quên cũng chưa chắc đã tha thứ. Một trong các chước ngại vật lớn nhất
đối với việc tha thứ là lo sợ bị tổn thương. Đây là cách biện luận: Nếu tôi tha
thứ cho người đã làm tổn thương tôi, tôi sẽ cho phép họ tiếp tục làm tổn thương
tôi nữa. Đó là cách biện luận hoàn toàn sai lầm. Không có cách lý luận để giảm
nhẹ việc đối xử sai trái hoặc “về phe” với người làm tổn thương mình. Nếu bạn gặp
tình trạng như vậy, điều đầu tiên cần làm là không lý luận nư vậy nữa. Có thể bạn
cần tránh xa người đó để khỏi “ngứa mắt”. Bạn cũng cần cho người đó biết rằng
điều đó làm bạn tổn thương đến nỗi khó có thể chấp nhận. Khi bạn đã thoát khỏi
tình trạng đó, bạn sẽ có thể cảm thấy thanh thản và có thể tha thứ.
6. BẤT CÔNG LÀ TỘI LỖI
Đừng thu mình trong khoảng
bất công của thế giới. Một số người cảm thấy dễ dàng tha thứ đối với sự tổn
thương cá nhân, nhưng lại cảm thấy căm phẫn đối với sự bất công và các tội phạm
trên thế giới. Người ta đắm chìm trong nỗi đau buồn của loại này bởi vì họ nghĩ
rằng những nỗi buồn này làm cho họ thành người tốt. Thậm chí họ có thể sợ rằng
họ sẽ là người xấu nếu họ không cảm thấy theo cách đó.
Chắc chắn trên thế giới có có những điều rất bất
công. Chúng ta nghĩ: “Người ta nên làm điều gì đó đi chứ!”. Nhưng có thể chính
chúng ta lại không làm gì cả. Thật vậy, có rất nhiều tình huống như vậy trên thế
giới, đến nỗi không ai có thể xử lý được. Chúng ta biết điều này, và chúng ta cảm
thấy mình có lỗi. Chúng ta thường xử lý lầm lỗi bằng cách biến nó thành cơn giận
– để chứng tỏ chính mình, theo vòng lẩn quẩn, rằng chúng ta là người tốt và biết
quan tâm người khác, rằng chúng ta không làm ngơ trước sự bất công. Sự xúc phạm
này không hề tốt cho bất cứ ai, nhưng có vẻ sai lầm khi tự xoa dịu sự không thoải
mái của chúng ta.
Nhiều cuộc chiến tranh và
thiên tai có vai trò trong động lực này. Người ta gọi đó là “trò tiêu khiển của
lương tâm”. Chúng ta biết các tin tức và hình ảnh rùng rợn, chúng ta cảm thấy bị
tổn thương, và như vậy chúng ta lại chắc chắn về sự đúng đắn của mình. Nhưng việc
nhìn thấy các hình ảnh chiến tranh và thiên tai trên ti-vi hoặc internet sẽ
không làm cho bạn trở nên người tốt, dù bạn có đau buồn và thương xót các nạn
nhân. Cũng chẳng có cảm xúc nào làm cho cuộc đời bạn sáng ngời hơn dành cho những
người chịu đau khổ. Nỗi đau khổ của họ thường bị làm cho tệ hại hơn vì nhu cầu
giải trí như vậy.
Khi một phụ nữ có đứa con
bị bắn hoặc căn nhà bị lũ cuốn trôi, chẳng hay ho gì khi phóng viên phỏng vấn
cô ta và hỏi về nỗi đau của cô ta để làm chương trình giải trí cho khán giả
đang xem truyền hình ở nhà. Nếu dừng lại ở đó, có lẽ cần tranh luận về sự lười
biếng và sự lãnh đạm. Đúng là loại cảm xúc vô ích!
Có những cách hành động
tích cực. Trong đó có những cách liên quan sự đúng đắn và lòng trắc ẩn trong đời
sống hàng ngày: điều này tạo ra nhiều khác biệt hơn bạn tưởng. Có những lúc bạn
cảm thấy có nhiệm vụ cần phải hoàn tất trong một tình huống nào đó – chẳng hạn
như giúp đỡ các nạn nhân thiên tai. Khi đó, bạn sẽ hành động theo sự chắc chắn
của bạn, nhưng đừng đánh lừa chính mình. Sau cùng, nếu bạn rơi vào tình trạng rắc
rối, có thể bạn vẫn hành động đúng.
7.
CHÂN THẬT VỚI CHÍNH MÌNH
Hãy chân thật với chính
mình. Điều đó có giá trị và cần thiết để tha thứ. Nhưng điều quan trọng hơn là
phải biết tha thứ cho chính mình. Bạn sẽ không làm điều gì tốt cho người khác nếu
bạn từ chối cơn giận và nỗi đau của chính bạn. Nên trực tiếp đối diện với đau
khổ và sống với những gì bạn thực sự cảm thấy. Đó là sự thật: Đôi khi tha thứ
có vẻ là một mục đích xa vời. Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào tâm trí bạn, bạn sẽ có
thể dễ dàng tha thứ. Điều đó như một tia sáng nhỏ cần được che chở để nó có thể
trở thành ngọn lửa thực sự. Dĩ nhiên, bạn cũng nên dịu dàng với chính mình
trong những trường hợp như vậy.
Tự tha thứ là phần lớn của
quá trình tha thứ. Thật vậy, BẠN KHÔNG THỂ THA THỨ CHO NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH TRỌN
VẸN NẾU BẠN CHƯA BẮT ĐẦU THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ Beliefnet.com)
Xuân Mậu Tuất – 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét