Cổ nhân dạy:
Biết làm con dâu sẽ không có mẹ chồng ác
(Thứ
sáu, 02/06/2017-trithucvn.net)
(Hình minh họa: Qua .youtube.com)
Trong cách đối nhân xử thế,
nếu là người đối với ta không tốt, ta cũng đối xử không tốt với người. Thậm
chí, tệ bạc hơn chứ không chịu thua kém, với cách lấy ác chế ác, lấy oán chế hận
như thế chỉ khiến đôi bên cùng bị thương tổn nhiều hơn.
Thêm nữa, càng khiến cho
mâu thuẫn giữa hai người trở nên gay gắt hơn, trong tâm sẽ sinh ra oán hận mà
không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu
cũng không ngoại lệ.
Vậy khi mẹ chồng và con
dâu xảy ra mâu thuẫn, cách giải quyết nào mới là phù hợp nhất? Hãy cùng tham khảo
cách hóa giải mâu thuẫn của người xưa trong mối quan hệ này qua hai câu chuyện
dưới đây:
Dùng thiện tâm hóa giải mâu thuẫn
Trương Tấn là người triều
Minh có vợ là con nhà giàu có, tên là Lý Thị. Lý Thị là người phụ nữ đẹp người
lại đẹp nết. Mẹ của Trương Tấn lại vô cùng khó tính, khắc nghiệt và có tính
ghen ghét đố kỵ rất lớn.
Gia đình họ Trương có ba
người con dâu nhưng không ai chịu đựng được sự khắc nghiệt của mẹ chồng nên đều
rời bỏ mà đi. Lưu Thị là người con dâu út trong gia đình. Nhưng từ khi Lưu Thị
về làm con dâu, mẹ chồng cô lại rất quý mến cô khiến cho mọi người trong thôn đều
thấy kỳ lạ. Họ không hiểu rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra.
Một lần, có người vì rất
tò mò nên đã hỏi Lưu Thị nguyên nhân vì sao. Lưu Thị nói: “Tôi chỉ có hai chữ
là “thuận theo” mà thôi. Chỉ cần mẹ chồng dạy bảo và sai khiến, tôi đều sẽ thuận
theo. Cho dù đó là việc không phù hợp lễ pháp hay là việc mà phụ nữ không thể
làm nổi. Lúc mẹ chồng sai tôi làm, tôi tạm thời không từ chối thẳng ngay lập tức.
Thời điểm ấy qua đi rồi,
tôi sẽ tìm cơ hội mà chậm rãi giải thích cho bà về đúng sai. Khi tôi giải thích
cho mẹ chồng, thái độ phải bình tĩnh, dung hòa, bởi vậy thường thường lời tôi
nói ra thì mẹ chồng đều sẽ nghe và hiểu.”
Cứ như thế, sau ba năm được
con dâu phụng dưỡng, mẹ chồng của Lưu Thị dần dần trở nên hiền lành và nhân hậu
hơn xưa. Hai mẹ con họ dường như không xảy ra bất kể mâu thuẫn nào.
Khi đứng trước mâu thuẫn, nếu có thể không quản đối
phương đúng hay sai mà bản thân là người sẵn sàng nhường nhịn trước, nhẫn nại một
chút, bình tâm tĩnh khí, dùng thiện tâm nhìn nhận vấn đề cho rõ ràng thì ít nhất
sẽ có thêm một khoảng hòa hoãn, không khiến mâu thuẫn gay gắt hơn, thậm chí vấn
đề sẽ được giải quyết.
(Hình minh họa: Qua
ntdtv.com)
Ở huyện Hưng Hóa có một
thương nhân tên là Mã Văn An, là người hiểu biết lễ nghĩa.
Vợ của Mã Văn An là Ngô
Thị, không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà tính tình cũng rất khôn ngoan. Ngô Thị
giỏi về quản lý nội trợ gia đình, nhưng lại có đôi chút ương bướng và mang tâm
oán giận mẹ chồng tương đối nặng. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày giữa mẹ chồng
và con dâu thường hay xảy ra xô xát với nhau.
Mỗi lần Mã Văn An trở về
nhà, mẹ và vợ lại thay nhau kể ra những chỗ sai của đối phương trước mặt anh. Mẹ
chồng nói con dâu bất hiếu, trong khi con dâu lại nói mẹ chồng gay gắt, nhẫn
tâm. Cả hai bên, bên nào cũng cho rằng mình mới là đúng. Điều này khiến cho Mã
Văn An rơi vào tình thế rất khó xử. Nhưng, Mã Văn An biết rõ vợ mình là không
muốn vâng lời mẹ chồng. Vì thế, anh ta liền suy nghĩ biện pháp để vợ hiểu ra được
sai trái của bản thân mình.
Một hôm, khi Ngô Thị bắt
đầu kể với chồng rằng mẹ không tốt, Mã Văn An liền an ủi vợ: “Mẹ đã già nên thường
hay dài dòng, anh cũng biết thế. Anh đã suy nghĩ kỹ rồi, anh muốn dẫn em ra
ngoài sống riêng. Chỉ là, bây giờ chúng ta lại đột nhiên rời bỏ mẹ mà đi nơi khác
sống, sẽ khó tránh khỏi sự chỉ trích của mọi người. Cho nên anh khuyên em tạm
thời nhẫn nại một, hai tháng. Trong thời gian này, em nhất định phải chịu khổ một
chút, tận tâm phụng dưỡng mẹ, để cho bạn bè người thân đều biết được rằng em rất
hiếu thuận, là mẹ không tốt, rồi sau đó chúng ta sẽ chuyển ra ngoài sống. Như
thế là có thể tránh được việc bị người ngoài dị nghị.”
Ngô Thị nghe xong, vẫn biểu
lộ vẻ mặt khó chịu, Mã Văn An lại nói: “Chúng ta sẽ tới nơi khác sống rất nhanh
thôi, trong thời gian mấy chục ngày ngắn ngủi này, em cứ coi như mẹ là khách của
chúng ta, mà tiếp đãi ân cần nồng hậu, có gì khó xử đâu?”
Thế là Ngô Thị đồng ý với
chồng, từ hôm đó đối xử với mẹ chồng rất vui vẻ hòa nhã, thuận theo ý bà mà phụng
dưỡng. Bà thấy tính tình con dâu thay đổi, mọi việc đều thuận theo ý mình,
trong lòng thấy rất khuây khỏa hài lòng, cũng liền nhìn nhận lại mình. Từ đó bà
thể hiện ra sự thông cảm với con dâu gấp hai lần con dâu đối xử với mình. Kết
quả khiến cho những xô xát hàng ngày trước đây không còn nữa mà thay vào đó là
sự hòa thuận.
Mấy ngày sau, Mã Văn An
nhận thấy Ngô Thị đã không còn kể việc mẹ chồng không tốt như trước đây nữa.
Anh ta hỏi vợ: “Gần đây mẹ đối xử với em như thế nào?”
Ngô Thị nói: “Tốt hơn một
chút so với trước đây rồi”.
Mã Văn An lại nói với vợ:
“Em đã tốt hơn một chút rồi, em nên phụng dưỡng mẹ tốt hơn nữa, hiếu đạo hơn nữa
để cho tất cả mọi người biết, như thế anh mới có thể dẫn em ra ngoài sống được.”
Ngô Thị nghe xong, vui vẻ ưng thuận.
Thế là, lại trải qua một
chút thời gian, Mã Văn An lại hỏi Ngô Thị: “Mẹ đối xử với em thế nào rồi?”
Ngô Thị trả lời: “Bây giờ
mẹ đối đãi với em rất tốt, em không muốn rời khỏi nhà đi chỗ khác ở nữa, em
tình nguyện ở lại phụng dưỡng mẹ, làm một người con hiếu đạo.”
Mã Văn An nói: “Ý định
ban đầu của anh chính là muốn em chịu bằng lòng cố gắng hiếu đạo với mẹ. Trước
đây, em phàn nàn với anh rằng mẹ hay dài dòng, khó phụng dưỡng, anh đã sớm hiểu
rõ, đây là em không mở lòng chiếu cố mối quan hệ với người già.
Nhưng lúc đó em đang nổi
giận, trong tâm chỉ biết người khác không đúng, không chút nào nghĩ đến chỗ sai
của mình, anh nếu như nói em không đúng, em nhất định sẽ không chịu thừa nhận.
Yêu cầu em đối xử tốt với mẹ thì lại càng là điều em không làm được. Cho nên,
anh mới trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, đành phải dùng biện pháp khéo léo, khiến
cho em tạm thời nhẫn nại, nguyện ý phụng dưỡng mẹ, làm cải biến được tính ương
ngạnh của em.”
(Hình minh họa: Qua
hunlian.baike.com)
Cổ nhân giảng: “Ái
nhân giả nhân hằng ái chi, kính nhân giả nhân hằng kính chi”. Tức là mình
thương người ta thì người ta thương lại mình, mình kính trọng người ta người ta
kính trọng lại mình. Cho nên, đứng trước mâu thuẫn nếu có thể bình tĩnh, dùng
thiện tâm thiện ngữ thì cho dù một người không biết phải trái đúng sai cũng sẽ
không thể có cớ để làm sự tình trầm trọng hơn lên. Thậm chí thiện tâm có thể biến
“chiến tranh thành tơ lụa”. Bởi vì, sức mạnh của tình yêu thương, sức mạnh của
“thiện” và “nhẫn” là lớn nhất.
Người xưa nói: ‘Biết làm con dâu sẽ không có mẹ chồng ác’, thật sự là câu nói đầy kinh nghiệm. Nội
hàm của câu nói không phải để đẩy lỗi cho con dâu mà đó chính là cách đối nhân
xử thếcủa con dâu với mẹ chồng. mâu thuẫn, Đứng trước đôi bên nhất định phải
xem xét lại mình, tìm nguyên nhân ở bản thân mình xem đã có lỗi lầm gì, không
thể lúc nào cũng nóng vội trách cứ người khác.
Khi gặp mâu thuẫn, nếu
như ai ai cũng đều tìm lỗi sai ở đối phương, thì sẽ khiến mâu thuẫn càng lớn
hơn, gay gắt hơn, khoảng cách giữa hai người cũng xa hơn. Người xưa đặc biệt
chú ý đến việc “tự xét lại bản thân mình”. Con người “hữu tắc cải chi, vô tắc
gia miễn”, tức là có lỗi thì phải sửa, không có lỗi phải cố gắng thêm. Đó mới
là cách đối nhân xử thế phù hợp nhất giữa mẹ chồng với con dâu và cũng là cách đối nhân xử thế giữa người với
người trong toàn xã hội.
An Hòa (biên dịch và t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét