TÔI TRỞ LẠI CÔNG GIÁO
TRẦM THIÊN THU
[Đăng báo
ĐMHCG, số 357,
tháng 05-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất
bản tại
Hoa Kỳ]
Sau 20 năm theo nhiều giáo phái, Brad
Schilling đã quyết định gia nhập Công giáo. Ông sống ở Bunbury, Tây Úc, với vợ
là Marina và ba
người
con.
KHỞI ĐẦU
Tháng
2-2010, tôi quyết định tham dự Thánh lễ của Công giáo. Sau 20 năm là tín đồ
Tin Lành, tôi đến một nơi mà tôi không
thể tham dự một phụng vụ nào khác. Qua nhiều
năm tôi lần lượt là thành
viên của hơn 10 giáo phái, tôi
mệt mỏi khi muốn nhà thờ phải hơn là giờ thờ phượng mà tôi theo dõi. Tôi còn nhớ điều tôi suy nghĩ
sáng Chúa Nhật hôm đó: “Nếu Giáo hội
không hơn Thánh lễ Chúa nhật
thì tôi sẽ tới nơi
người ta làm đúng”.
Là một bưu tá ở
Bunbury, tôi biết ở đâu có nhà thờ.
Thế nên, tôi đi thẳng tới Nhà thờ Đức Mẹ Maria ở đường Columba,
phía
Nam Bunbury. Tôi không nghĩ về nghi thức, cử chỉ, phụng vụ hoặc thứ gì khác. Tôi tự
nhủ hôm nay mình sẽ tạm hoãn xét đoán cái mà mình là thành viên. Tôi ở đây TÔN THỜ CHÚA PHỤC SINH. Do đó, tôi sẽ
tập trung và không chia trí về
bất kỳ thứ già khác.
THÁNH
LỄ ĐẦU TIÊN
Tôi rất ngạc nhiên, thánh
lễ hoàn toàn tập trung vào
Đức Giêsu Kitô với cương vị Ngôi Hai trong
Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi). Tôi nghe đọc
Kinh thánh nhiều hơn
tôi đã từng nghe ở nhà thờ Tin Lành (Protestant church). Tôi nghe bài giảng 15 phút về Phúc âm vừa đọc. Chúng tôi
cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Chúng tôi cùng thú tội.
Chúng tôi cầu nguyện
cho Giáo hội, cho chính phủ, cho người nghèo, cho
người qua đời và cho chính
chúng tôi. Chúng tôi nhớ tới mọi thành phần của Giáo hội đã qua đời. Chúng tôi
hát thánh ca. Chúng tôi quỳ gối.
Chúng tôi đứng. Chúng tôi làm Dấu Thánh giá. Chúng tôi bắt
tay
nhau và chúc bình an cho nhau. Đó là công việc
tập thể.
Sự thật là Giáo hội luôn hiểu ý tưởng Tân ước mà bí
tích Thánh tẩy liên kết
trong Nhiệm Thể
Chúa Kitô, là Giáo hội, luôn là điều gì đó tôi khâm phục
ở Công giáo. Thật ý nghĩa khi
thánh lễ được đọc chung và cử
hành chung với nhau. Chúng ta thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không chỉ thuộc về mình.
Tôi ngồi quan sát mọi nghi thức, lễ phục, tiếng động và mùi vị. Đến từ một nền tảng Giáo hội cấp thấp (low-church
background) như
Giáo hội Baptist, các Giáo hội
của Chúa Kitô, thánh lễ
đối nghịch với điều tôi tin là sự tôn thờ Chúa Kitô. Tôi
chưa bao giờ thích lễ phục, phụng vụ, lời cầu nguyện đáp thưa hoặc việc cử hành thánh lễ của các linh mục. Tôi vẫn nghi ngờ cách phán đoán
và tập trung vào Chúa Kitô.
THÁNH
THỂ
Lý do đầu tiên mà người Công
giáo thỏa mãn là về
Thánh Thể. Họ tin đó thực sự là Chúa Kitô
hiện diện giữa họ. Đó là điều quan trọng
để hiểu Công giáo.
Tôi tin Thánh Thể (Rước lễ, Bữa tiệc ly, việc bẻ bánh) là biểu
tượng nhưng vẫn ý nghĩa vì chúng ta – Giáo hội
– đang thể hiện tình đoàn
kết bằng cách cùng
ăn bánh và uống rượu.
Cách hiểu này về Bữa tiệc ly xuất phát từ cách hiểu của Giáo hội Baptist (Anabaptist understanding) về Giáo hội. Khuynh hướng Giáo hội Baptist nhấn mạnh những người cùng ăn với nhau (Nhiệm Thể Chúa Kitô) qua Đấng
đã bẻ bánh trong Bữa
tiệc ly. Giáo hội Công giáo kéo hai người xích lại gần nhau.
Tôi quan
sát linh mục chủ
tọa bữa tiệc Thánh Thể rồi mời mọi người đến lãnh nhận Chúa Kitô.
Tôi thấy mọi người thuộc mọi thành phần
(dân tộc, địa vị, giai cấp,…) đều trật tự đi lên rước Chúa. Tôi vẫn tiếp tục quan sát. Mọi người rước lễ xong thì kết lễ. Cả thánh lễ mất khoảng 60 phút.
HỆ QUẢ
Tôi ngạc nhiên thú vị thấy thánh lễ không quá ngắn. Tôi đã từng dự giờ thờ phượng 90 phút rồi tiếp sau đó là uống trà và ăn bánh. Tôi quyết
định mua tờ tuần báo Công giáo “The
Record” ở sạp
báo phía
sau nhà thờ và đi uống
cà-phê ở Bunbury (từ đó tôi thấy mình nên mua báo này!). Ngồi
nhâm nhi cà-phê, tôi đọc báo và nhớ lại thánh lễ. Tôi cảm thấy được soi sáng và
vui vì Giáo hội Công giáo không như tôi đã tưởng.
Lúc đó tôi gặp một đôi vợ chồng quen từ Giáo hội trước, họ đi mua sắm ngày Chúa nhật thay vì đến nhà thờ.
Họ mắc cở vì bị tôi nhìn thấy. Tôi cũng ngại vì tay tôi có
loại báo mà họ không thích.
Tôi về nhà và kể cho Marina
nghe về thánh lễ, tôi nói tôi sẽ tiếp tục tham dự giờ phụng vụ. Marina
vẫn tiếp tục đưa các con tới nhà thờ trước.
ĐI
ĐÂU?
Tôi bắt đầu đọc mọi thứ về Công giáo, từ thần học và giáo lý tới lịch sử Giáo hội. Tôi tải về các bài viết và nghe các chương
trình phỏng vấn các tín đồ Tin Lành đã trở
lại Công giáo. Tôi vô cùng ngạc
nhiên!
Đầu tiên, là một tín đồ Tin Lành, tôi đã luôn đọc
lịch sử Giáo hội trễ. Nghĩa là tôi
bắt đầu từ khi Giáo hội Tin Lành hiện diện và trở lùi về nguồn gốc hồi thế kỷ 16. Tôi so sánh cách mà các giáo phái nhìn vào
hiện tại với Giáo hội sơ khai như được ghi lại trong Tân ước để xem giáo phái nào
trung thực nhất. Tôi bỏ qua thời kỳ lịch sử từ năm 90 tới thập niên 1500.
Với điều thú vị mới tôi thấy ở Công giáo, tôi bắt đầu đọc tiếp lịch sử. Tôi tải về hàng loạt bài giảng
với các tài liệu của Thomas Madden, giáo sư môn sử kiêm chủ nhiệm khoa sử tại ĐH Saint Louis.
GS Madden là người không có niềm tin nhưng
là chuyên gia về Âu châu thời kỳ tiền hiện đại. Tôi muốn có quan điểm không
thiên vị về lịch sử Giáo hội. Loạt bài đó
chia làm 2 phần: Từ Chúa Giêsu tới
Kitô giáo: Lịch sử Giáo hội sơ khai, và Kitô giáo tại Ngã ba đường:
Sự cải cách của thế
kỷ 16 và 17.
Kitô giáo
qua các thế kỷ
là một sự mặc khải. Lúc tôi đọc đến thời kỳ cải cách, với nỗi buồn và không hề vui mừng, tôi nghe nói tới
sự ly giáo (schism) chưa
được điều chỉnh. Tôi bắt đầu nghĩ về một số giả định của Tin Lành
(Protestant assumptions) về quyền Giáo hội (Church
authority). Tôi bắt đầu xem thêm những tấm hình của những người cải cách “lớn” theo lịch sử. Tôi bắt đầu nhìn sự cải cách bằng con mắt của Công giáo. Hiện nay Giáo hội Công giáo coi sự
cải cách là bi kịch (tragedy) mà
Công giáo chịu trách nhiệm
nhiều như cuộc cải cách của Luther và Zwingli.
Trên hành
trình lịch sử của tôi, tôi đã “vật lộn” với Thập Tự Quân
(Crusades), Tòa án Dị giáo
(Inquisitions), các giáo hoàng “dỏm” và những lần thỏa hiệp với thế quyền về những thứ khác. Nhưng tôi thường vượt qua chính mình nhờ
nhiều vị thánh, các vị giáo hoàng tốt lành và một Giáo hội đã chống lại thế quyền để trung thành với
Thiên Chúa. Tôi bắt đầu nhìn Giáo hội
là chính Giáo hội – một cộng đồng các thánh nhân và tội
nhân cùng đấu tranh xuyên suốt lịch sử với Ý Chúa và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ.
Tôi muốn đọc lịch sử Giáo hội và cuối cùng có ý định trở thành người Công giáo. Thay vì tôi hiểu
khác Giáo hội. Tôi nhận ra rằng tại trái tim Tin
Lành của tôi là tà thuyết
Donatism (*). Niềm tin sai lầm là người ta có thể tạo ra một Giáo hội “tinh khiết” đích thực từ một Giáo hội vẫn bị tội lỗi làm hư hỏng. Tôi có riêng một
Giáo hội nhảy lò cò 20 năm
để cố tìm một Giáo hội của Tân ước. Thậm chí tôi đã tạo ra Giáo hội đó! Buồn thay phải mất một thời gian dài tôi mới
tìm ra một Giáo hội tinh khiết không bao giờ hiện hữu trong thời Chúa Giêsu hoặc thời thánh Phaolô.
Chúng
ta đã quên chuyện ông
Giuđa, chuyện ông Phêrô chối Chúa, chuyện ham muốn quyền lực của ông Giacôbê
và Gioan, chuyện kém tin của
ông Thomas, chuyện đồi bại tình dục của ông
Phaolô, chuyện mơ
hồ về thần học của Giáo hội, v.v… hoặc nó không bao giờ hiện
hữu.
LINH
MỤC CÔNG GIÁO
Tôi gọi điện tới văn phòng giáo xứ
vì tôi
muốn nói chuyện với ai đó về đức tin Công giáo. Tôi được
giới thiệu với LM Vittorio, người
Ý, mới bắt đầu sứ vụ tại nhà thờ Đức Mẹ Maria cùng tuần lễ mà tôi bắt
đầu dự thánh lễ ở đó. Chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê và nói chuyện suốt 2 giờ về đời sống khác nhau giữa chúng tôi. Lạ thay, tôi thấy chúng tôi có nhiều
điểm chung khi nhìn vào Giáo hội.
Ngài thuộc một dòng truyền giáo tên là “Phương Pháp Tân Tòng Mới” (Neo-Catechumenal
Way), xuất xứ
từ khu nhà ổ chuột
ở Madrid.
Bắt đầu bởi một họa sĩ Tây Ban Nha trở
lại Công giáo hồi thập niên 1960, dòng đã phát triển khắp thế giới với phép lành của Tòa thánh.
Theo viễn cảnh Tin Lành,
dòng này giống phong trào giáo hội tại gia. Dòng tập trung vào gia đình truyền
giáo và được một linh mục truyền giáo giúp đỡ.
Họ gặp nhau hàng tuần vào các ngày thứ
Tư để đọc Kinh thánh, cầu nguyện, chia sẻ cách sống, v.v... Vào
các ngày thứ Bảy,
họ dâng lễ tại một gia đình. Nhóm này là một
nhóm truyền bá Phúc âm, làm việc tông đồ, truyền giáo của một Giáo hội Công giáo rộng lớn hơn. Ai cũng có thể
tham
gia dù họ là Công giáo, Tin Lành hoặc
không có niềm tin tôn giáo.
Điều gì cũng làm tôi ngạc
nhiên. Một trong các lý do tôi quyết
định từ giã Giáo hội tại gia là vì thiếu hướng dẫn, thiếu sự lãnh đạo và thiếu quan điểm truyền giáo. Đây là Giáo hội
Công giáo của mọi nơi đặt đúng chỗ mà mỗi nhóm người tôi đều muốn thuộc về.
Từ đó LM Vittorio trở
thành người bạn tốt của gia đình tôi.
Ngài thường ghé chơi cùng uống cà-phê và xem World Cup với
em
trai tôi, con trai tôi và tôi khi đội
Ý thi đấu. Khi tôi nhắn tin về ý định tôi muốn gia nhập Công giáo,
ngài đến tận nhà tôi để bắt tay tôi. Ngài
cũng hiện diện trong thánh lễ đầu tiên tôi tham dự.
NGƯỜI BẠN CÔNG GIÁO
Trong khi
tôi thất vọng vì nhiều người Công giáo bình
thường mà tôi gặp nhiều năm qua, tôi bắt
đầu cầu nguyện xin Chúa cho tôi gặp
người bạn Công giáo thực sự sống vì Chúa Kitô – người
sẽ cho tôi thấy đời sống Công giáo thực sự như thế nào. Không lâu
su khi
Marina và tôi đến thư viện công cộng, Marina
phát hiện một người đàn ông quen từ
thời còn đi học và ngồi phía sau chúng tôi trong thánh lễ theo nghi lễ Latin. Tên anh
là Matthêu. Sau khi trò chuyện về thời còn đi học, Marina
nói với anh rằng tôi đi lễ Công giáo và có nhiều
thắc mắc. Matthêu mời tôi tuần tới đi uống cà-phê để nói chuyện. Chúng tôi gặp nhau đúng hẹn. Tôi hỏi nhiều và anh cố gắng trả lời theo khả năng. Matthêu là người
tài trợ cho khóa học RCIA (Rite of
Christian Initiation for Adults – Nghi thức
Khai tâm Kitô giáo dành cho Người lớn).
NHỮNG GIẤC MƠ
Hầu như lúc nào tôi
cũng muốn gia nhập Công giáo. Điều đó ăn sâu vào tâm hồn,
cảm xúc và ý muốn của tôi. Suốt 3 tháng tham dự Thánh lễ, Marina
và tôi bắt đầu có nhiều mơ ước quan trọng. Trong khi
đây là điều khá bình thường đối với Marina
lúc trước thì lại là hiếm đối với tôi để có giấc mơ tôn giáo. Đây
là cách chọn lựa:
Giấc mơ về
tôi:
Marina mơ thấy chúng tôi
cùng ở trên một con tàu đang
cặp bến. Tôi mặc đồ màu trắng. Khi chúng tôi gần
cặp bến, tôi nói với Marina
là tôi phải ra khỏi đây. Khi
mọi người còn ở trên boong tàu, họ
thấy tôi bước xuống ván cầu và lên bờ.
Giấc mơ về người bạn:
Tôi mơ thấy một người bạn Tin Lành phản đối Công giáo của
thời anh còn trẻ và cùng tôi có
mặt ở một buổi hội họp Công giáo.
Sau khi buổi họp
kết thúc, tôi đưa anh đi gặp một linh mục. Bạn tôi nói rằng anh ta vui mừng và lại muốn trở lại. Anh ta cười to khi tôi kể
lại giấc mơ đó, vì anh ta đã thường
xuyên
tham dự thánh lễ.
Giấc mơ về Đức Mẹ: Marina
mơ thấy một phụ nữ cầm một bình dầu, một loại dầu tinh khiết chưa từng thấy. Marina
cũng cầm một bình dầu, nhưng bình của Marina
không tinh khiết như
dầu của phụ nữ kia. Marina
hỏi có thể có ít dầu tinh khiết hay không. Phụ
nữ kia trả lời rằng còn phải xin chủ nhân xem có được phép cho hay không. Phụ
nữ kia hỏi chủ nhân và ông cho phép Marina
được nhận dầu tinh khiết.
Giấc mơ về đồng nghiệp: Tôi mơ thấy mình ở tại một tiệm bán hàng giảm giá thì tôi gặp một đồng nghiệp tên Jon. Khi tôi đến chỗ anh, anh ta đang khiêng một
thùng sách chú giải Kinh thánh.
Anh ta nói với tôi rằng anh ta quan tâm Kitô giáo nhưng
không biết đọc Kinh thánh có
được không khi chưa
gia nhập Kitô giáo. Tôi nói rằng
Giáo hội đã nói Kinh thánh an toàn cho anh ta đọc.
Từ đó tôi biết được Jon đã là Kitô hữu
từ nhiều năm trước ở Anh quốc qua một nhóm gọi là Quân đội Chúa Giêsu (Jesus Army) nhưng
đã bỏ từ lâu. Chúng tôi
nói chuyện về việc gia nhập Kitô giáo và
việc tôi trở lại Công giáo.
EM
TRAI TÔI
Gia đình
tôi không theo Kitô giáo. Khi tôi bắt
đầu tham dự thánh lễ, tôi nhận điện thoại của em trai ở Perth
hỏi tôi có sách Kitô giáo nào mà nó có thể đọc hay không.
Tôi nói “có” và gởi cho nó cuốn “Anglican scholar NT Wright on Jesus” (Học giả Anh giáo nói về Chúa Giêsu). Tóm lại,
em trai tôi đang đầu tư về niềm tin Kitô giáo. Em trai tôi trở
về Bunbury không lâu sau đó và ở
tại căn nhà nằm
phía sau căn nhà của chúng tôi.
Một buổi tối nọ, tôi nói chuyện với Marina
về nhà thờ Đức Mẹ Maria khi có mặt
em
trai tôi ngồi chung bàn. Khi tôi kể xong, em trai tôi nói lần
tới sẽ cùng chúng tôi
đi nhà thờ Đức
Mẹ Maria. Em trai tôi nói rằng
luôn
thắc mắc không biết có được gia nhập Công giáo hay không. Một
tuần trôi qua, chúng tôi tham dự thánh lễ chiều Chúa nhật tại nhà thờ Đức Mẹ Maria. Và rồi em trai tôi đã lãnh nhận
bí tích Thánh tẩy ngày
23-4-2011.
ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO GIÁO HỘI
Tôi bắt đầu tham dự khóa RCIA, kéo dài 9 tháng để chuẩn bị gia nhập Giáo hội với em trai tôi.
Tôi tham gia 4 tuần. Tôi có quá
nhiều câu hỏi cần được trả lời và khóa RCIA
không thể trả lời hết các câu hỏi để làm tôi thỏa mãn. Tôi “bó tay”.
Nhưng chính khóa RCIA là “đường dẫn” tôi gia
nhập Giáo hội Công giáo.
Khi tôi
nói điều này với Matthêu, anh
đề nghị tôi gặp LM Michael
Rowe ở Perth, người tới Bunbury mỗi tháng một lần để dâng lễ theo nghi lễ Latin
(Traditional Latin Mass). Ngài tiếp
đón mọi người vào nhà
thờ qua việc hướng dẫn riêng mà tôi
không biết. Mỗi khi ngài tới Bunbury thì tôi gặp
ngài 30 phút trước giờ lễ để thảo luận mọi điều tôi muốn.
Ngài
trả lời các câu hỏi tôi, đưa nhiều sách cho tôi đọc,
chỉnh sửa các điều tôi ngộ nhận.
Trước một thánh lễ Latin tôi được tiếp nhận vào Giáo
hội. Tôi quỳ gối khi cử hành nghi thức, tuyên xưng đức tin Công
giáo, xưng tội lần đầu, được rửa tội phụ thuộc
(conditional baptism, rửa tội có điều kiện), vì tôi không biết
lần rửa tội nào là hợp thức, và rồi tôi chính thức được gia nhập Giáo hội. Trong thánh
lễ tiếp sau, tôi rước lễ lần đầu tiên. Qua hồng ân bí tích Thánh tẩy,
tôi hiệp thông cùng các Kitô giáo còn sống và đã qua đời,
đó là những người vẫn sống trong Đức Kitô. Amen.
BRAD SCHILLING
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ WhyImCatholic.com)
(*) Giáo
phái ở Bắc Phi năm 311 cho rằng
tính thánh thiêng là chủ yếu đối với
việc cử hành các bí tích và quản lý Giáo hội, chỉ
có những
người vô tội mới
thuộc về Giáo hội
hoặc có thể cử các bí
tích. Phong trào ly giáo xảy ra ở
Bắc Phi hồi
thế kỷ IV, nó gợi
lên tranh luận về tình trạng
của những
người lãnh đạo Giáo hội
hợp tác với
các viên chức La Mã
trong bách hại Kitô
giáo. Người khởi xướng
phong trào này là Donatus, mất
khoảng năm 355, từ chối tính hiệu
quả của việc
dâng lễ, cho rằng các Kitô hữu
sa ngã thì không còn sống
trong tình trạng ân sủng nên không có quyền
dâng lễ.
Cuộc chiến
chống tà thuyết Donatism lên tới đỉnh cao vào năm 311, khi Caecilian được tấn
phong giám mục GP
Carthage bởi một giám mục
bất hợp
thức. Constantine ủng hộ
Caecilian, thúc giục những người
theo tà thuyết Donatism ly khai với Công giáo La Mã năm 312. Tà thuyết này vẫn
hiện hữu ở Bắc Phi tới khi xuất hiện
Hồi giáo hồi
thế kỷ VII [chú thích của
người dịch].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét