Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
2016-05-25
Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.
Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ
đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến
những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc
chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại
trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ
Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã
xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân
Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy
sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural
Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên
tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong
khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale,
tiểu bang Virginia.
Đại diện của Nhà Việt Nam,
nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong
chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc
nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm
nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong
cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà
người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có
người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến
thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi
họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của
các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt
đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết
ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm
ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm
ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế
hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người
lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt
thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo
vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định
của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.
Vietnamese American
Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các
cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA
PHOTO
Về
phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh
xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những
người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự
nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng
nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời
chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi
rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong
các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong
việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh
đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối
với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng
tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức,
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối
cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người
lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và
trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà
cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ
công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý
tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như
bà.
Trao
đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp
mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển
hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở
Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc
chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính
phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học
gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng
cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn
đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên
khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở
VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm
vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá
Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ
đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình
an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người
trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc
nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được
những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của
mình.”
Buổi
họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình
thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với
ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị
“tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước
Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét