Căn
bệnh lo âu
và sợ hãi
23 Tháng Một 2020-BS Hồ Ngọc Minh
Năm
hết, Tết đến, thời điểm dường như luôn luôn đem đến vừa cả niềm hy vọng lẫn nỗi
lo âu sợ hãi cho mọi người. Chúng ta thường mong muốn những điều tốt đẹp hơn
cho chính mình và những người thân yêu, nhưng lại lo âu là những ước vọng đó sẽ
không đến, mà thay vào đó là liên tưởng đến những điều rủi ro có thể xảy ra.
“May nhiều, rủi ít ngóng trông” là thế.
Có
khi, những lo âu và sợ hãi trở thành một căn bệnh tâm thần. Không ít người thường
xuyên lo âu chuyện mà các cụ gọi là “lo con bò trắng răng”. Ví dụ như, ai sẽ là
người thắng cử Tổng Thống năm nay, hoặc, khi nào thì California sẽ sụp xuống biển
vì động đất!
Thật
ra, sanh ra làm người là phải lo âu. Hệ thống “mạch điện” dường như đã được thảo
chương thành một lập trình trong não bộ con người ta. Bộ não con người thường
xuyên tưởng tượng đến một tương lại hạnh phúc và no ấm, mọi nhu cầu đều được
thoả mãn, nhưng lại lo âu là những điều ước muốn ấy sẽ không xảy ra. Hai động lực
tương phản ấy dường như luôn luôn giằng co trong tâm trí con người ta.
Lo
âu chút đỉnh có thể là động lực tốt để thúc đẩy những kế hoạch, sắp đặt để đáp ứng
và hoàn thành mục đích. Nhưng lo âu thái quá lại đưa đến sợ hãi, tăng áp lực, bực
tức, rối trí, để rồi mất ăn, mất ngủ, để rồi, ảnh hưởng liên lụy đến những người
thân thuộc.
Để
đối phó với những lo âu vô lý, chúng ta cần nhận biết một số khía cạnh của vấn
đề:
1. Não bộ của chúng ta có khuynh hướng không biết vui trong hiện tại.
Chúng
ta thường hay sống, ăn uống, làm việc, sinh hoạt nhưng lại quên mất những gì đã
xảy ra, để rồi, tự hỏi, tại sao thời gian vùn vụt đi qua nhanh quá. Nghiên cứu
cho thấy, người ta sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc nhiều hơn khi biết để ý đến những
gì họ đang làm, đang sống. Những hạnh phúc ấy, thật ra không đòi hỏi nhiều, nếu
biết cảm nhận lấy nó.
Suy
nghĩ lung tung là điều khó tránh khỏi. Khi phải suy nghĩ và cân nhắc, hành xử
những gì được cho là “phải”, con người thường “hy sinh” cái hạnh phúc hiện tại
để mong được “hưởng” về lâu về dài.
2. Lo xa là bản năng
sinh tồn sanh ra trong quá trình tiến hóa của loài người
Từ
trong não bộ con người, có những trung tâm có tính cách tự động lo xa về tương
lại, khi mà não trên, phần chất xám không chú tâm vào chuyện đang làm. “Đặc
khu” của não bộ này thành hình qua quá trình tiến hoá của loài người, nhằm mục
đích bảo tồn nòi giống, khi mà điều kiện sống thiếu thốn, nguồn lương thực bị cạn.
Nói
cho đúng, “hệ thống lo âu thường xuyên” nầy cũng có lợi cho sự sáng tạo. Những
người hay suy nghĩ lung tung, thường là những văn hào, nghệ sĩ, triết gia. Có
khi lằn ranh giữa một thiên tài, và người cuồng trí bị lẫn lộn, khó phân biệt.
Trên
thực tế không phải ai cũng là thiên tài hoặc có óc sáng tạo. Để bớt suy nghĩ và
lo âu, chúng ta cần thực tập phương cách để ý đến những hoạt động của não bộ được
xem là “vô thức” hay vô ý thức của tâm trí, rồi tìm cách lèo lái, hay uốn nắn
chúng. Đây chính là cơ sở của thực tập “chánh niệm”, gọi là “tri thức”, là biết
điều phải, biết những gì đang có mặt, biết những gì đang xảy ra.
Quẳng
gánh lo đi mà sống!
Để
đạt được sự an lạc cả về thể xác lẫn tâm thần, con người ta phải tập chú tâm
vào hiện tại và buông bỏ đi những sợ hãi về mất mát: mất tiền tài, địa vị, mất
những gì phù phiếm vật chất, và ngay cả sợ mất mát đi những quan hệ tình cảm
không thực.
Thiền
định và yoga là các phương pháp có thể giúp ta nhận biết, và quân bình được cả
tâm và thân. Tuy cơ sở là nhận thức được hơi thở, yoga và tai chi chú trọng nhiều
về sự chuyển dịch giữa cảm nhận và động tác của cơ thể. Trong khi đó, thiền định
chú trọng hiều hơn về sự tĩnh lặng, ý thức và hình ảnh. Nhưng tất xả đều nhằm mục
đích đưa tâm trí vào những phút giây của hiện tại. Tất cả các phương pháp nầy đều
giúp giảm stress, giảm bớt lo âu, và làm cho tâm hồn được an lạc hơn trong đời
sống.
Bác
sĩ Hồ Ngọc Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét