Nhức đầu Nhức
đầu
30 /10/ 2020G - Huỳnh Lương Ngân, M.D.
LTS:
Dr. Huỳnh Lương Ngân là một bác sỹ chuyên về nội khoa. Ông tốt nghiệp và hành
nghề tại Pháp trên 30 năm. Tuổi về hưu, ông về sống tại Việt Nam dành thời giờ
cho những công tác bác ái và những hoạt động tâm linh.
Những
thuốc ông dùng trong bài này là thuốc của Pháp. Những độc giả tại Hoa Kỳ có thể
tham vấn với bác sỹ gia đình khi muốn biết chính xác các thuốc ấy theo tên gọi
tại Hoa Kỳ cũng như các tác dụng chính và phụ.
Rất
nhiều người mắc bệnh này, đa số là phụ nữ. Có trường hợp, vì người mẹ, người vợ
hay đau đầu khiến gia đình mất hạnh phúc. Viết bài này, tôi không có tham vọng
khai triển tất cả bệnh có chứng nhức đầu, nhưng chú trọng trả lời hai câu hỏi
sau đây:
– Tại sao tôi nhức đầu hoài, đi khám bao
nhiêu bác sĩ mà không khỏi?
– HỘI CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU là gì? Tôi có thể tự chữa trị không? Cách nào? Lúc nào phải khám BS?
I. Tại sao tôi nhức đầu
hoài, thường kéo dài hàng giờ đến vài ngày, trở đi trở lại, đi khám bao nhiêu
bác sĩ vẫn không khỏi?
Để
trả lời câu hỏi này, trong giới hạn của bài viết, tác giả chỉ lưu ý loại nào có
thể tự chữa hữu hiệu, thường thì bác sĩ khám nhanh không nhận ra. Trong câu hỏi
có cụm từ quan trọng là « trở đi trở lại ». Cụm từ này giúp phân biệt với chứng
nhức đầu cần đi khám bác sĩ ngay, hoặc phải đến khoa cấp cứu ở bệnh viện. Chúng
ta chú ý, bệnh nhức đầu có lúc hết hẳn, có ngày không đau gì cả, cuộc sống trở
lại bình thường. Hai yếu tố này, cho dù chứng nhức đầu làm khó chịu nhiều, có
khi ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, việc làm… nhưng thường là bệnh được khoa
học đặt tên là Hội Chứng Đau Nửa Đầu (HCĐNĐ). Tên này thường làm hiểu lầm, dịch
từ tiếng Pháp là Migraine (« Mi » là phân nửa), nhưng bệnh không nhất thiết là
chỉ đau phân nửa đầu.
Nếu
có các triệu chứng dưới đây (khác với HCĐNĐ), cần nhận ra để sớm đi khám Bác
Sĩ, hoặc khoa cấp cứu bệnh viện:
1- Đau liên tục, bất thường,
không có lúc nào, ngày nào ngơi.
2- Có sốt hơn 380C mà không
có triệu chứng cảm cúm như sổ mũi, đau cổ, ho, tiểu tiện đau rát v v…
3-Không thể huýt sáo bằng miệng được ; khó
nói chuyện, hoặc một trong tứ chi khó cử động.
II. Hội chứng đau nửa đầu là
gì? tại sao?
Trước
hết, tác giả không dám đưa ra nguyên do HCĐNĐ. Theo hiểu biết, trên thế giới có
hơn 50 nhà bác học nghiên cứu, chưa vị nào khẳng định nguyên do HCĐNĐ. Tuy
nhiên có vài hiện tượng làm cho nghiêng về nguyên do thay đổi nội tiết tố
Œstrogène).
– Trên thế giới có 15% người mắc bệnh HCĐNĐ,
trong đó cứ 3 phụ nữ thì có 1 nam giới.
– Nhiều phụ nữ khi mang thai thì hết nhức đầu
; hoặc có người bệnh khi mãn kinh hoặc hết bệnh hoặc bắt đầu bệnh, có cảm tưởng
HCĐNĐ liên quan trực tiếp với nội tiết v.v…
Điều
chính yếu là không nên mạo muội quả quyết một lý do nào, nhưng cần nhận diện bệnh
và tìm cách chữa trị.
III. Chẩn đúng bệnh, cho nó cái tên chính xác Hội Chứng Đau Nửa Đầu.
Đau
nửa đầu (migraine) là một cơn đau đầu vừa hoặc nặng. Người bệnh thường cảm thấy
nhức đầu kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng
và âm thanh. Các cơn đau nửa đầu thường kéo dài hàng giờ đến vài ngày và đôi
khi nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động thường ngày của bạn.
Nhức
đầu trở đi trở lại, có ngày không đau, có thể đau 2 đến 3 lần mỗi tuần, có thể
hằng tháng mới đau trở lại. Giữa khoảng cách này, bệnh nhân không đau, sống
bình thường. Nếu đúng như trường hợp này, bạn nên gọi bệnh nhức đầu này với tên
khoa học là « Hội Chứng Đau Nửa Đầu ». Đa số bệnh nhân và bác sĩ không nêu đích
danh nên không tìm ra cách chữa trị hữu hiệu, đi tìm nguyên do này, nguyên do nọ
mà các nhà nghiên cứu khoa học cũng chưa tìm ra!
Có
cần làm CT hay MRI hay không?
Thưa
không! Vừa vô ích vừa phí tiền. Vì sao thế ? Người không rõ bệnh này, hay có
khi BS khám vội, thường nghi ngờ bị khối u trong não ! Chúng ta thử nghĩ xem,
khi khối u lớn dần tăng áp suất trong sọ cứng với khối lượng cố định, não bị ép
gây nhức đầu. Dĩ nhiên loại nhức đầu này không có lúc nào ngơi. Theo định nghĩa trên nếu có ngày không đau, đời sống
bình thường, bạn cứ yên chí đó là dấu hiệu đặc trưng bệnh HCĐNĐ, đừng phí tiền
làm CT hay MRI. Thử tự chữa trị đi.
IV. Cách chữa trị:
Hiện
nay, thực tế mua thuốc chưa bắt buộc có toa BS, đa số người bệnh có thể mua thuốc
để tự chữa được. Hội chứng này về mặt chữa trị
nên chia làm hai loại: nặng và nhẹ.
HCĐNĐ nhẹ: các
cơn đau không quá thường xuyên, mỗi tuần tối đa chỉ 1 lần, hoặc lâu lâu mới lên
cơn nhức đầu. Các thuốc chữa loại nhẹ này gọi là thuốc cắt cơn nhức đầu, khác với
thuốc dành cho bệnh nặng, mỗi tuần đau từ 2 lần trở lên. Loại thuốc thứ hai này
dành cho bệnh nặng, đau mỗi tuần một hoặc nhiều lần, cần hỏi BS vì có những phản ứng phụ cần biết
và phải dùng thường xuyên, ngay những ngày không đau. Loại thuốc này có mục
đích làm dứt hẳn các cơn đau đầu, hoặc làm thưa dần, bệnh nhân trở về hạng nhẹ.
Trong trường hợp thuốc hiệu quả chỉ thỉnh thoảng phải cắt cơn đau bằng thuốc
dành cho loại bệnh nhẹ.
Thuốc
cắt cơn nhức đầu chia làm hai loại: loại rẻ tiền, dễ mua và loại đắt tiền (nếu
cần, khi thuốc rẻ tiền vô hiệu).
IBUPROFEN
200mg (thuộc nhóm giảm viêm AINS) + Panadol đỏ (Panadol đỏ gồm hai chất thuốc
trộn chung, Paracetamol và Cafein) Hữu hiệu hơn Panadol trắng chỉ có Paracetamol.
Có người không chịu được chất Cafein, có thể làm tim đập nhanh, chóng mặt…
Trong trường hợp này dùng Panadol trắng hay Paracetamol chính hiệu. Hai thứ thuốc
Ibuprofen và Panadol rất dễ mua.
Xin
chú ý, chìa khóa thành công là uống mỗi thứ 1 viên ngay khi cảm thấy cơn đau sắp
đến. Thường người bệnh gặp các dấu hiệu « cảnh báo » cơn đau đầu sắp xảy ra, ví
dụ ngay khi ngủ dậy được cảnh báo theo thói quen; chẳng hạn như nhìn thấy những
tia sáng loé lên. Nếu uống trễ sẽ vô hiệu.
Trong
trường hợp dùng quá trễ khi cơn đau lên đỉnh cao, hoặc đã thử sớm dùng thuốc nhẹ
vẫn không công hiệu phải nhờ đến các thứ thuốc đặc trị, đắt tiền hơn. Sau đây
là vài hiệu:
Các loại thuốc Triptans phổ biến bao gồm:
Almotriptan
(Axert*)
Eletriptan
(Relpax*)
Frovatriptan
(Frova*)
Naratriptan
(Amerge*)
Zolmitriptan
(Zomig*)
Naratriptan
(Naramig*)
Rizatriptan
(Maxalt*, Maxalt-MLT*)
Sumatriptan
và naproxen (Treimumet*)
Ở
nước ngoài có loại xịt vào mũi, hay dán vào da, có ích khi buồn nôn.
Các
phương pháp tự nhiên cũng rất hữu dụng như « cạo gió (đánh gió) » với dầu thoa,
diện chẩn, châm cứu v.v…
HCĐNĐ nặng, mỗi
tuần từ một lần đến nhiều lần, lên cơn đau đầu.
Thuốc
có mục đích chữa để không còn lên cơn đau, hay khoảng cách các cơn xa nhau hơn,
nhằm trở về trường hợp HCĐNĐ nhẹ. Trong lúc đang dùng thuốc thường xuyên khi
lên cơn, dùng thuốc cắt cơn đau như trên.
Các
thứ thuốc loại này cần khám BS để tránh những trường hợp chống chỉ định.
Công
hiệu nhất là vài loại nhóm ức chế Bêta còn gọi Chèn Bêta. Đứng đầu là
Propranolol (Avlocardyl*) 40mg, ngày 2 hoặc 3 lần, mỗi lần từ ½ viên đến 1
viên. Nhóm thuốc này có chống chỉ định tuyệt đối với những ai có tiền sử bệnh hen
(suyễn), nhiều khi BS cũng « quên » hỏi! Các tài liệu xưa còn nói đến nhóm
Ergotamine, ít hiệu nghiệm hơn. Nhóm này có thể thay thế nhóm Chèn Bêta cho những
bệnh nhân có bệnh hen, hoặc người lớn tuổi có vài thứ bệnh tim không dùng nhóm
Chèn Bêta được.
Rất
mong độc giả phổ biến đến nhiều người quen biết. Mặc dù đây không phải là một bệnh
nặng nhưng có thể gây phiền toái cho cuộc sống, đang khi, nhiều người có thể tự
chữa được.
Dr.
Huỳnh Lương Ngân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét