Dec 20, 2020 - Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng năm B
Quyền năng Thiên Chúa bao trùm lên tao vật.
Các Bạn thân mến,
Mình rất thích nội dung
bài đọc một chúa nhật tuần này, nói về ước muốn xây nhà cho Thiên Chúa của vua
Davit.
Khi Đó vua Davit đã chiến thắng mọi quân thù,
đã yên vị trong hoàng cung lộng lẫy, liền nói với ngôn sứ Natan:"ông
xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải."
Natan thỉnh ý Thiên Chúa và Ngài trả lời:"Hãy đi nói với tôi tớ của Ta
là Davit: Đức Chúa phán thế này: ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao?"
Nghĩa là Thiên Chúa không
cần ở trong những ngôi nhà vật chất, dù vua có xây sang trọng vững chắc tới đâu
đi nữa. Ngược lại, Thiên Chúa muốn xây nhà cho vua Davit, để củng cố triều đại
vương quyền của vua tồn tại đến muôn đời.
Thiên Chúa đã liên tục thể
hiện tấm lòng cao cả của Ngài với vua Davit, là người biết nghĩ trước nghĩ sau.
Bắt đầu việc cất nhắc ông
từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Israel, rồi đến
việc Ngài luôn đồng hành với ông để dẹp tan mọi thù địch, làm cho tên tuổi ông
lẫy lừng và cho dân Israel một nơi dịnh cư yên ổn, sau cùng Thiên Chúa còn xây
cho ông một ngôi nhà là một vương quốc bền vững lâu dài.
Ngôi nhà vua Davit muốn
xây cho Thiên Chúa là ngôi nhà theo nghĩa đen, còn Thiên Chúa xây nhà cho Davit
là ngôi nhà theo nghĩa bóng, là xây một triều đại bền vững muôn đời, bắt đầu từ
Davit và tiếp nối bởi những kẻ thật lòng kính mến tôn thờ Thiên Chúa.
Thiên Chúa muốn xây dựng
những ngôi nhà cho loài người là những đền thờ trong chính tâm hồn mọi người.
Ngôi nhà ấy như tâm hồn
vua Davit, như tâm hồn Đức Maria, mà hôm nay chúng ta được nghe thuật lại diễn
tiến Thiên Chúa xây nhà cho hai vị đó.
Theo người Do Thái, tục lệ
đính hôn cho đôi nam nữ muốn lập gia đình với nhau thường là một năm. Sự ràng
buộc cũng giống như trong hôn nhân, chỉ có thể tháo gỡ bằng ly di hay khi có sự
chết giữa một trong hai người. Thế nên khi đã đính hôn, mà vì bất kỳ lý do nào
không lấy được nhau thì trước pháp luật bị coi như đã có một đời chồng, một đời
vợ.
Thiên Chúa biết Đức Maria đã đính hôn với ông
Giuse, nhưng Ngài vẫn muốn dùng Bà làm nhà của mình, nên công việc xây ngôi nhà
cho Đức Maria như một bức tranh tuyệt diệu do Thánh Luca ghi lại những mặc khải,
những bài học quan trọng mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.
1. Sự thụ thai kỳ diệu:
- Thế giới thời trước Đức Giêsu, dân chúng khô
khan, hờ hững với Thiên Chúa. Sự xấu tràn lan như bệnh ung thư khổng lồ, con
người rơi vào tình thế vô vọng, tội lỗi của satan, không hy vọng được sung sướng
hạnh phúc.
- Thiên
Chúa xót thương nhân loại, muốn cứu vớt như lời Ngài đã hứa với tổ phụ của con
người khi xưa.
- Mặc dù Thiên Chúa có thể cứu vớt, hiện diện với
nhân loại bằng nhiều cách khác nhau, như qua vạn vật mà Ngài sáng tạo, qua
không gian thời gian Ngài đã phân chia, qua lời Thánh kinh, qua những ân sủng…
nhưng Ngài muốn dùng quyền năng để hiện diện với nhân loại trong chính Đức
Giesu bằng xương bằng thịt.
- Để khởi đầu công trình cứu chuuộc này, Thiên
Chúa chọn trinh nữ Maria là nơi để Đức Giesu, Con của Ngài ngự xuống trần gian.
- Ngài sai sứ thần Gabrien đến hỏi ý kiến xem
Maria có sẵn lòng mang thai, sinh con, làm mẹ Đấng Cứu Thế không.
- Chứng tỏ Thiên Chúa tôn trọng con người,
cũng là vinh dự lớn lao cho con người và Ngài cần sự cộng tác của con người.
- Thiên sứ nói với Đức Maria:"Quyền
năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên cô: vì thế Đấng Thánh con của cô sinh ra
sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc. 1, 35).
- Thông báo này là một mặc khải Ngôi Hai vào đời,
mang hình hài loài người có cả thần tính và nhân tính.
- Nghe Thiên Sứ nói, Maria vô cùng bối rối, vì
thời điểm ấy Bà đã đính hôn với ông Guise. Và Maria còn sững sờ bởi không biết
đến chuyện vợ chồng.
- Sứ thần cho Maria biết chương trình lớn lao của
Thiên Chúa, giải thích để Maria an tâm, và dẫn chứng:"Xin báo cho cô biết
rằng bà Isave, chị họ của cô, đã thụ thai một cậu con trai trong tuổi gìa. Ai
cũng nghĩ bà sẽ không con, thế mà bây giờ bà đã có thai được sáu tháng, vì
không có gì là không thể làm được đối với Thiên Chúa”.
- Biến cố hi hữu đã xẩy ra cho bà chị họ
Elizabet, người son sẻ, gìa nua đã mang tiếng hiếm hoi từ lâu; làm nổi bật cách
tuyệt diệu ý tưởng "không có gì là không thể làm được đối với Thiên
Chúa.”
- Trong cuộc đàm thoại này chúng ta thấy Đức
Maria đã khiêm nhường, phó thác xin vâng. Từ đó Bà được làm Mẹ Ngôi Hai giáng
trần và cung lòng Bà trở thành nhà của Ngài.
- Và dù sinh con, Maria vẫn còn đồng trinh, do
nhận được ân sủng và sự thụ thai siêu nhiên bởi Chúa Thánh Thần, hài nhi sinh
ra rất cao trọng, được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa. Như lời sứ thần
nói.
- Khi quyền năng Thiên Chúa bao trùm trên
Maria thì mọi chuyện được thay đổi và Thiên Chúa trở thành hiện diện với chúng
ta bằng cách thân thiện nhất.
- Phần chúng ta, chắc chắn Chúa cũng chọn để
trao một công việc gì đó cho chúng ta thi hành.
- Dù với vai trò nào, điều kiện quan trọng là
xin vâng, rồi chu toàn bổn phận, mỗi khi được mời gọi và lãnh nhận.
- Bởi Thiên Chúa chọn chúng ta để chúng ta thực
hiện công việc của Ngài, làm theo ý Ngài, không phải ý chúng ta.
- Thiên Chúa cũng không chỉ thực hiện kế hoạch
yêu thương cứu độ của Ngài nơi chúng ta và cho chúng ta, mà còn mời gọi chúng
ta cộng tác với Ngài, tham gia vào việc thực hiện kế hoạch của Ngài, nơi chúng
ta và nơi những người có liên hệ với chúng ta nữa. Đó chính là niềm vinh hạnh
và cũng là trách nhiệm nặng nề. Vậy mỗi lần chúng ta làm bất cứ việc gì để kế
hoạch của Thiên Chúa được thực hiện nơi tâm hồn và cuộc sống của mình là chúng
ta đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
- Cũng thế, mỗi lần chúng ta làm việc giúp người
khác như hiểu biết, yêu mến Thiên Chúa, yêu thương phục vụ tha nhân là chúng ta
cộng tác với Ngài trong việc thực hiện kế hoạch của Ngài. Bởi chung quanh chúng
ta còn rất nhiều người chưa biết Chúa, chưa đón nhận Tin Mừng, chưa đón nhận bí
tích Thánh tẩy; nơi những người đã biết và đón nhận Chúa cũng còn rất nhiều người
chưa hiểu biết đúng đắn, sâu sắc, chưa biết sống gắn bó mật thiết với Ngài.
- Nếu đã được chọn, hãy để Ngài hoàn toàn làm
chủ công việc của Ngài mà trong đó chúng ta chỉ là công cụ Ngài dùng. Khi công
việc, mục đích của Ngài thành tựu, thì công việc, mục đích của chúng ta cũng sẽ
tự động thành tựu tốt đẹp.
- Nên nhớ rằng ai được Thiên Chúa chọn để làm
những công việc lớn lao thì cũng thường gặp nhiều thử thách, đau khổ. Đó là
cách Thiên Chúa vẫn đối xử với những ai Ngài đặc biệt yêu thương và tuyển chọn
để tinh luyện người ấy xứng đáng với ơn gọi. Bù lại, vinh quang của những người
được Thiên Chúa yêu mến và tuyển chọn cũng rất lớn lao.
- Những người được chọn làm việc nhỏ, nhưng nếu
tới một lúc nào đó người ấy bị tha hóa, vì đặt mục đích, công việc của mình lên
trên mục đích, công việc của Chúa, đặt ý mình lên trên ý Ngài, hoặc muốn lèo
lái công việc của Ngài theo ý mình... họ sẽ bị mất ơn Chúa và trở thành những kẻ
phá hoại hay cản trở việc của Ngài.
- Vì thế phải giữ tinh thần tỉnh thức, tự xét bản
thân là điều rất cần thiết. Coi chừng danh vọng, địa vị, quyền lực, tiền bạc là
những yếu tố có khả năng tha hóa và làm biến chất rất mạnh! Vì vậy đời sống
thanh đạm, tinh thần từ bỏ, siêu thoát vẫn luôn luôn cần thiết cho suốt cả cuộc
đời chúng ta.
2. Chương trình
sẽ thành tựu:
- Điều
sứ thần Gabriel trình bầy vượt qúa trí tưởng tưởng và khả năng của Maria, người
còn trong tuổi thanh xuân, nên Maria sững sờ, tưởng như chiêm bao.
- Nhưng qua sự hiện diện của Thiên Chúa, làm
cho tất cả mọi sự đều trở nên có thể thực hiện được nơi Maria.
- Điều đó có ý nghĩa lớn, cao cả với Đức
Maria, với dân Do Thái thời ấy và cho cả ngày hôm nay để tin tưởng rằng dù cá
nhân, gia đình, cuộc sống, xã hội, thế giới chúng ta có thể đang ở tình trạng bất
hạnh, hỗn loạn. Nhưng vẫn còn hy vọng, vì quyền năng của Thiên Chúa đã nhập vào
thế giới này qua con người Đức Giêsu, thì sẽ trở nên tốt đẹp.
- Đó là những gì chúng ta đã và đang chuẩn bị cử hành đón mừng Chúa Giáng sinh, Ngài đến đem lại niềm vui, hy vọng và bình an cho nhân loại để chương trình kế hoạch cứu độ của Ngài được hoàn thành.
3. Sự vâng phục trọn vẹn:
- Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu
Ý Chúa và mau mắn sẵn sàng “Xin Vâng” của Đức Maria chính là
thái độ mà các tín hữu cần có để chuẩn bị đón Chúa.
- Rồi các biến cố xảy ra trong cuộc đời
Đức Giêsu, Maria đã luôn “ghi nhớ mọi điều và suy đi nghĩ lại trong
lòng” (x. Lc 2,19). Mẹ quyết tâm làm trọn sứ mệnh Thiên Chúa trao
phó. Lời thưa “Xin Vâng” quan trọng nhất là khi đứng kề bên thập
giá Đức Giêsu, dù đớn đau khôn cùng, Mẹ vẫn xin vâng dâng Con mình lên Chúa
Cha và đón nhận loài người làm con như lời trăn trối của Ngài.
- Sự vâng phục của Maria là thật sự cần thiết
và thái độ vô cùng trọn vẹn, đẹp đẽ: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,
xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
- Lời
thưa đó cho thấy Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu biết thánh ý Thiên Chúa,
hoàn toàn không hiểu việc làm của Ngài, nhưng Maria tuyệt đối khiêm nhường
trong đời sống, trong thái độ ứng xử, trong sự hoàn tòan vâng phục, và phó thác
trọn vẹn vận mạng trong tay Ngài để mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của
người đời.
- Lời thưa “Xin Vâng” của Mẹ cũng
phải là lời thưa Xin Vâng của mỗi chúng ta: khi gặp may lành, chúng ta
Xin Vâng và cảm tạ hồng ân Chúa ban. Lúc gặp gian nan thử thách, cũng
vẫn cảm tạ và can đảm thưa Xin Vâng, vì biết rằng mọi sự Chúa để
xảy ra đều hữu ích cho phần rỗi của chúng ta
- Nơi Đức Maria cũng như nơi chúng ta, một trong những yếu tố quan trọng nhất để Thiên Chúa có thể thành công, đó là biết xóa bỏ bản ngã mình, xóa bỏ ý riêng mình trước thánh ý Chúa, xóa bỏ dự định, kế hoạch của mình trước dự định, kế hoạch của Thiên Chúa. Đó chính là tinh thần tự hủy mà Đức Giêsu là gương mẫu hoàn hảo nhất, kế đó là Đức Maria. Theo gương Đức Maria, khi được Thiên Chúa chọn, chúng ta hãy toàn tâm toàn ý cho việc của Ngài.
5. Khi Thiên
Chúa hiện diện:
- Ngày nay, trình bày đức tin vào Đức Giêsu
Kitô là đón nhận "Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đó là hành vi đầu
tiên của đức tin đón nhận ơn Chúa, Lời Chúa và Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mặc
xác phàm và ở giữa chúng ta.
- Niềm tin này được trình bày cho tất cả mọi
người, cách riêng những người nghèo hèn, nhỏ bé, những người đau ốm, những người
bị loại trừ, là những người có thể sống như Đức Kitô một cách sâu xa bằng lời cầu
nguyện và bằng của lễ là chính bản thân họ.
- Thánh Luca chọn và dùng từ "bao trùm
lên" không phải ngẫu nhiên. Mà có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân
thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt hòm giao ước của Thiên Chúa. Ông so sánh cung
lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với hòm giao ước nơi đặt hai phiến
đá Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria
chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt cách thức thân thiện nhất.
- Điều này khiến chúng ta trở về với câu đầu
tiên đặc biệt lưu ý, là lời của Thiên sứ nói với Đức Maria rằng quyền năng của
Thiên Chúa sẽ bao trùm lên bà.
- Cũng như trước khi quyền năng Thiên Chúa bao
trùm lên Isave, Bà không thể hy vọng sinh con, vì không còn khả năng sinh sản.
Nhưng khi Thiên Chúa bao trùm lên Isave, Bà đã thụ thai và sinh con an toàn.
- Ngày nay Thiên Chúa vẫn muốn đầu thai trong
lòng Đức Maria và chúng ta cách mầu nhiệm trong bí tích Thánh Thể, qua việc rước
lễ, để đầu thai trong nếp sống hằng ngày của chúng ta, hầu ai thấy đời sống tốt
đẹp của chúng ta, cũng nhận ra vinh quang của Chúa mà ca tụng Ngài.
- Còn một cách nữa Chúa vẫn dùng để đầu thai
nơi chúng ta, chính là Lời Chúa khi đến với chúng ta trong sức mạnh của Thánh
Thần. Lời Chúa mà chúng ta nghe và đọc trong Thánh kinh có thể trổ sinh trong
lòng chúng ta một cuộc sống mới, thánh thiện và tốt đẹp, chúng ta sẽ trở thành
con cái Chúa một cách trung thực hơn và dần dần dòng dõi những người con Chúa
trở thành một thực tại có thể cảm nghiệm được. Ngay đến những biến cố xẩy ra hằng
ngày cũng có thể mang theo nhiều ân sủng, khiến ai đón nhận thánh ý Chúa, sẽ
làm cho nước Ngài được lan rộng, và như vậy, Thiên Chúa lại nhập thể ở giữa
chúng ta.
Lạy Chúa,
đã bao lần lễ Giáng sinh chúng con chỉ lo chuẩn bị bề ngoài, mà lơ là phần tâm
hồn; chỉ lo cho bản thân và gia đình, mà thiếu quan tâm đến người khác.
Hôm nay,
chúng con xin trình bầy với Chúa thiện chí của chúng con, xin Ngài ban cho
chúng con một tâm lòng cương quyết, quảng đại, kiên nhẫn, biết làm vinh danh
Chúa và chăm lo anh em, để không buồn lòng trước những vô ơn bạc nghĩa, không
chán nản não nùng trước những nhạt nhẽo thờ ơ …
Xin cho
chúng con được noi guong Mẹ Ngài, khiêm nhường, hiến thân, yêu thương phục vụ tận
tình, sẵn lòng vâng Thánh Ý Thiên Chúa dù bất ngờ và vượt qua sự hiểu biết, để
chúng con xứng đáng được cứu chuộc. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét