Ngôn ngữ đôi bàn tay
Lm.
Đa Minh Nguyễn Ngọc Long-16/Oct/2020-Vietcatholic
Đôi bàn tay con người là
phần cơ quan trọng yếu của thân thể. Nó thể hiện sức mạnh, ý chí lòng muốn do
trí óc điều khiển biểu dương ra bên ngoài để cầm mang đỡ đồ vật. Nó cũng thể hiện
nét đẹp thẩm mỹ cho hình dạng thân thể có được thăng bằng quân bình.
Và đôi bàn tay cũng là
phương tiện dùng trong việc tâm linh cầu nguyện, cùng trong cung cách sống văn
hóa lịch sự giữa con người với nhau ngoài xã hội.
Đôi bàn tay dang ra giơ
lên cao là một cung cách tâm linh cầu nguyện con người thể hiện từ thời xa xưa.
Phải, đó là một thứ loại ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể con người.
Đôi bàn tay dang ra giơ
lên cao hay ra phía trước muốn nói lên tâm tình: Con người mở rộng tay mình ra
hướng về người đối diện trong ý hướng tìm kiếm và đặt niềm hy vọng, nhất là với
Thiên Chúa, Đấng ẩn hiện trong không gian và thời gian!
Khi cầu nguyện dang mở rộng
đôi bàn tay ra hướng lên trời cao tựa như hình ảnh đôi cánh căng dương ra muốn
diễn tả: Con người tìm kiếm hướng tới sự cao trọng, muốn lời nguyện cầu được
Thiên Chúa cho bay lên cao như đôi cánh.
Ngày xưa khi dẫn đưa dân
Do Thái trừ Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa, thánh tiên tri Mose
đã giơ đôi bàn tay lên trời cao cầu nguyện. Khi mỏi mệt qúa, người ta phải cầm
đỡ đôi tay ông cho giữ tư thế dương lên cao. ( Sách Xuất hành 17,11).
Vua Salomon đứng trước
bàn thờ giơ hai tay lên cao trong tư thế cầu nguyện cùng Thiên Chúa“ ( Sách 1.
Các Vua, 8,22).
Vua Thánh David khuyến
khích khi cầu nguyện: „Hãy giơ tay hướng về cung thánh mà dâng lên lời chúc tụng
Người. „ ( Thánh vịnh 134,1-2
Với người tín hữu Chúa
Giesu Kitô đôi bàn tay dang ra cầu nguyện còn diễn tả ý hướng quy về Chúa Giêsu
Kitô nhắc nhớ đến Chúa Giêsu đã bị đóng đinh nơi hai bàn tay dang ra trên cây
thập tự. Từ trên thập gía bị đóng đinh, Chúa Giêsu Kitô dang đôi bàn tay ra ôm
kéo mọi người lên trời cao với Người. ( Phúc âm Thánh Gioan 12,32).
Trong dòng thời gian muộn
sau này, đôi bàn tay thay vì dang giơ lên cao, được chắp úp lại với nhau.. Cử
chỉ ngôn ngữ bẩm sinh của thân thể thể diễn tả: Người đón nhận vật hay ân đức
được cho vay mượn đặt đôi tay mình khi nhận lãnh trong tay của chủ. Đây là hình
ảnh dấu chỉ đẹp cùng có ý nghĩa thâm sâu nói lên sự tin tưởng và lòng trung
thành.
Khi cầu nguyện chắp đôi
bàn tay lại phía trước ngực muốn diễn tả: Con muốn đặt đôi bàn tay con trong
bàn tay của Thiên Chúa. Con muốn với đôi bàn tay của con cùng lịch sử đời con,
ý hướng cầu xin của con trong bàn tay của Thiên Chúa trong niềm tin tưởng phó
thác cùng lòng trung thành của con.
Hình ảnh đôi bàn tay chắp
lại trước ngực thật đẹp huyền nhiệm linh thiêng.
Trong nếp sống xã hội,
khi đáp máy bay của hãng hàng không Á châu như của hãng Tháilan, ta bắt gặp những
người phục vụ trên đó chắp tay chào hành khách nơi cửa. Một cử chỉ lịch sự văn
hóa lễ phép thân thương.
Có những ông bà cha mẹ dẫn
con cháu còn nhỏ vào thánh đường, họ dậy cho con cháu mình chắp đôi tay lại trước
ngực cung kính. Một hình ảnh tỏ hiện nét đẹp đơn sơ rất dễ thương cùng rất sống
động.
Có những nơi khi lên rước
lễ, người tín hữu Chúa Kitô chắp tay lại, nhất là trước tòa Đức Mẹ hay các
Thánh, họ chắp tay thành khẩn cầu nguyện. Một hình ảnh toát ra nét vẻ thanh
thoát của lòng đạo đức khiêm nhường.
Từ những ngày bệnh đại dịch
do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm trong đời sống. Để giữ gìn sức khoẻ cho
mình và cho nhau, mọi người không thể bắt tay đụng chạm nhau khi gặp nhau. Thay
vào đó họ chắp hai tay lại hơi cúi mình chào nhau.
Hình ảnh cử chỉ chắp tay
chào nhau lúc này vừa lịch sự lễ phép, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa cao thượng
cùng thanh lịch tao nhã, vừa giữ được vệ sinh khoảng cách tránh không để cho vi
trùng lây lan sang nhau, cử chỉ này cũng làm cho khoảng cách giữa nhau trở nên
sống động không còn dè chừng xa nhau về tinh thần. Và nó cũng nói lên tâm tình
thâm sâu đạo đức lòng kính trọng thân thể cùng sự sống của nhau.
Vì thân thể, sự sống mỗi
người không do con người chế biến sản xuất làm ra. Nhưng là ân đức, là qùa tặng
cao qúi đẹp cùng linh thiêng, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho con
người, như Kinh Thánh thuật lại:
“ Thiên Chúa sáng tạo con
người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con
người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con
người có nam có nữ. : ( Sách Sáng Thế 1,27).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc
Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét