MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
Hỏi: Có
phải tất cả mọi việc tuyển chọn và bổ
bổ nhiệm các Giám mục trong Giáo
Hội đều là công việc của Chúa Thánh Thần hoạt động âm thầm nhưng hữu hiệu trong Giáo Hội?
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói qua về ơn
gọi (vocation) của một số người được Thiên Chúa dùng trước hết để mặc khải Người
cho nhân loại, và thay mặt Chúa để nói với
con người về những gì Thiên Chúa muốn con người phải làm và sống để được chúc
lành và cứu rỗi, căn cứ vào lời ông
Mô-sê đã nói như sau :
“Từ giữa anh em, trong số anh em của anh
em, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh
em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hãy nghe vị ấy.”
(Đnl 18: 15).
I-Thời Cựu Ước
Điển hình là ơn gọi của
những người được coi là ngôn sứ hay tiên tri như Abraham, Mô-sê, Amos, Osea,
Ísaia, Giêremia, Daniel, Ễzekiel, Zakaria, Giona…trong thời Cựu Ước
Trong số những ngôn sứ
trên đây, ông Môsê được Thiên Chúa gọi từ
“bụi cây bốc cháy” và truyền cho ông : “ Bây giờ ngươi hãy đi.Ta sai ngươi đến
với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái It-ra-en ra khỏi Ai Cập.” (Xh 3:10) Thiên
Chúa chọn ông Mô-sê làm người lãnh đạo dân không phải vì ông xứng đáng mà vì sự
khôn ngoan khôn lường của Chúa. Vì nếu xét theo khôn ngoan của con người, thì
Môsê là người bất xứng như ông tự nhận mình không có tài ăn nói và còn phạm tội
sát nhân nữa (giết một người Ai Cập). Nhưng Thiên Chúa không thay đổi ý định chọn
và sai ông đi, trước hết để mặc khải danh Người là “Đấng Hiện Hữu”(Xh
3:14) cho dân Do
Thái và sau nữa để dẫn đưa họ ra khỏi
ách thống khổ bên Ai Cập.
Ngôn sứ Giêrêmia cũng được
gọi cách đặc biệt khi Thiên Chúa trực tiếp nói với ông:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ,
Ta đã biết ngươi; trước khi lọt lòng mẹ, Ta dã thánh hóa ngươi. Ta đặt ngươi
làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1: 5)
Đó là tiêu biểu những người
được gọi để làm lãnh tụ và ngôn sứ trong thời Cựu Ước.
II-Thời Tân Ước
Khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã goi Nhóm Mười Hai Tông Đồ lớn và Bảy mươi hai Tông Đồ nhỏ, ( Mc 3: 14-19; Lc 10:1-2) Và sai họ ra đi rao giảng TIN MỪNG CỨU ĐỘ với “quyền trừ quỉ” và chữa lành. Hai Nhóm Mươi Hai và Bảy Mươi Hai này là những cộng sự viên đầu tiên được goi để tham dự vào Sứ Vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô trong buổi ban đầu.
Sau khi Chúa hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại của Người qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên trời, các Tông Đồ được sai đi khắp nơi để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Mt 28:19)
Nhưng trước khi các Tông Đồ tiên khởi này qua đời, thì chắc chắn các ngài phải chọn người thay thế để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm Phép Rửa cho các thế hệ nối tiếp, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timôthê như sau:
“Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.” (2 Tim 2: 2)
Như thế, rõ ràng cho thấy các Tông Đồ đã chọn người kế vị các ngài và truyền chức cho họ qua việc đặt tay như Thánh Phaolô viết tiếp dưới đây:
“Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.” (2Tm 1:6)
Đây là truyền thống kế vị
Tông Đồ ( Apostolic succession) mà Giáo Hội đã thi hành từ xưa cho đến nay để
chọn các Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng chăn dắt,
dạy dỗ, thánh hóa và cai trị Dân Chúa trong các Giáo hội địa phương trọn vẹn hiệp
thông và vâng phục Giám Mục Rôma, tức Đức
Thánh Cha là Thủ Lãnh Giáo Hội Công Giáo
hoàn vũ.
III-Giáo Hội có sai lầm khi chọn các Giám Mục không?
Giáo Hội là thánh thiện, công giáo và tông truyền. Nhưng các thành phần con người trong Giáo Hội thì chưa phải là thánh như bản chất của Giáo Hội. Cho nên, trừ hai phạm vi tín lý (dogma) và luân lý (moral) là hai lãnh vực mà Giáo Hội – cụ thể qua Đức Thánh Cha và các Giám Mục hiệp thông - được giữ gìn cho khỏi sai lầm (ìnfallibility). Ngoài hai phạm vị này, Giáo Hội có thể sai lầm trong tất cả các lãnh vực khác, cách riêng là việc bổ nhiêm và thuyên chuyền các cấp lãnh đạo như Hồng Y và Giám Mục.
Nếu trung thành với sứ mạng
và truyền thống của mình, thì Giáo Hội ngày nay phải noi gương các Tông Đồ xưa
kia mỗi khi quyết định tiến cử ai đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo trong Giáo Hội, cụ
thể là việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám Mục. Xưa kia, khi chọn người
thay thế Giuđa cho đủ con số 12 Tông Đồ tiên khởi, các Tông Đồ đã hội họp cầu
nguyện và đề cử hai người xuất sắc là các ông Giuse và Mat-thia. Sau đó, các
Tông đồ đã cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa,
chính Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai
người này để nhân chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ mà Giu-đa đã bỏ để đi về chỗ
dành cho y. Họ rút thăm và ông Mat-thia trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười
một Tông Đồ.” (Cv 1: 23-26).
Hậu quả là có những người lẽ ra “không nên chọn” mà lại được đưa lên địa vị cao này. Cho nên, đã có các giám mục không dạy dỗ đúng theo giáo huấn của Giáo Hội, (có giám mục kia đã tán thành việc phong chức linh mục cho nữ giới!) có người đã nêu gương xấu như một Tổng Giám Mục Phi Châu bỏ Giáo Hội Công Giáo để gia nhập một giáo phái khác (đạo Mum của người Đại Hàn) và đã lấy vợ, bắt chấp luật độc thân của Giáo Hội... Gần đây nhất là có giám mục Trung Hoa đã cộng tác với tổ chức "Công Giáo Yêu Nước", tay sai của nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa để truyền chức giám mục bất hợp pháp (không có phép của Đức Thánh Cha) cho một linh mục quốc doanh, tạo thêm căng thẳng giữa Tòa Thánh và chánh quyền Trung cộng..
Vì thế, các vị có nhiệm vụ đề cử và tuyển chọn Giám muc cần phải theo gương các Tông Đồ xưa cầu nguyện và bỏ phiếu kín để Chúa Thánh Thần có thể tự do làm việc hữu hiệu qua tiến trình này, để Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng về đạo đức, khả năng chuyên môn ( competence) và tình thần Tông Đồ để thi hành sứ vụ Tông Đồ trong Giáo Hội Địa phương hay hoàn vũ.
Giám mục là người kế vị các Thánh Tông Đồ nên phải có tinh thần Tông Đồ, phải là người " có khả năng giảng dạy" ( 1Tm 3: 2) thì mới chu toàn được nhiệm vụ Tông Đồ. Nghĩa là chức vụ giám mục không phải là cái vinh quang trần thế, mà phải là ơn gọi phục vụ theo gương Chúa Kitô, Người đến không phải để tìm vinh quang trần thế, nhà cao cửa rộng, phú quý sang giầu.Ngược lại, Người đã sống như kẻ vô gia cư, không được như " con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." ( Mt 8 :20). Như thế, người Tông Đồ xứng đáng với danh vị này phải là người " không ai chê trách được" (1 Tm 3 :2),và là người có tinh thần nghèo khó của Chúa Kitô, “ Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.” ( 2 Cr 8:9). Do đó, Giám mục phải là người nêu gương sáng về đức khó nghèo của Phúc Âm cho người khác, và dám can đảm đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và tự do hành đạo, lên án những tội ác của xã hội, của chế độ cai trị về những tụt hậu thê thảm về đức công bình, nhất là về luân lý, đạo đức phương hại cho đời sống tinh thần của dân chúng và cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô. Đó là sứ vụ đòi hỏi thực thi công bình, bác ái, yêu thương, tha thứ và lên án mọi tội ác và sự dữ (evils) đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới ngày nay.Lại nữa, Giám mục phải là người tha thiết và trung thành với sứ vụ Tông Đồ để tách mình ra khỏi những "dính bén" với thế quyền nhằm mưu lợi ích riêng tư, phương hại cho uy tin và vai trò siêu nhiên của Giáo Hội, cho sứ vụ và trách nhiệm Tông Đồ của mình.
Thiên Chúa, từ đầu, đã biết sự kiện có những người không xứng đáng được chọn để đảm trách vai trò lãnh đạo và dạy dỗ Dân Chúa nên Người đã than trách như sau:
“Chúng phong vương người mà Ta không chọn.
Dùng vàng bạc làm ra ngẫu tượng để rồi bị đập tan.” ( Hôsê 8: 4)
Chúa biết nhưng vẫn làm
ngơ cho sự việc xảy ra, vì Người tôn trọng ý muốn tự do (free will) của loài người. Bằng cớ: khi dân Do Thái đòi ông Samuel cho họ có vua
để cai trị và xử kiện cho họ, ông đi cầu nguyện và Chúa đã phán bảo ông như
sau:
“ Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.” ( 1 Samuel 8:7)
Thánh Phaolô cũng tỏ ý quan tâm về việc có những người không đáng “được đặt tay” để lãnh nhiệm vụ Tông Đồ, nên đã căn dặn Ti-mô-thê như sau :
“ Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình trong sạch.” ( 1 Tim 5 : 22)
Đừng “vội đặt tay trên ai” có nghĩa là không nên tuyển chọn và truyền chức cho ai vì áp lực, hay vì thân quen “gửi gấm”, mua chuộc, hơn là vì có điều kiện xứng đáng về đạo đức, khả năng (competence) và ý thức trách nhiệm.
Sứ vụ Tông Đồ ( Apostolic Ministries) là Sứ Vụ mà Chúa Kitô đã trao lại cho các Tông Đồ để tiếp tục rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho muôn đân và phục vụ mọi người theo gương Chúa Kitô, Người “ đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20 : 28)
Như thế việc chọn lựa và
bổ nhiệm các Giám mục phải là việc rất hệ trọng vì cần có người xứng đáng kế vị
các Thánh Tông Đồ cho nhu cầu thiêng liêng của Giáo Hội ngày nay. Đây không phải là “vinh quang trần thế” cho những
ai thích “mũ gậy” mà phải là ơn gọi đặc biệt của Chúa dành cho những người Chúa
muốn đặt lên để coi sóc Dân của Người.
Do đó, những ai có nhiệm vụ thi hành “Truyền thống kế vị Tông Đồ”( Apostolic succession) để chọn hay tiến cử các Giám mục trong Giáo Hội, cần phải noi gương các Tông Đồ họp nhau cầu nguyện, gạt bỏ mọi thiên tư, hay vị lơi để cho Chúa Thánh Thần soi sáng, chỉ đạo việc rất hệ trọng này ngõ hầu Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng theo Ý Chúa muốn, chứ không theo ý người có tham vọng muốn địa vị này.
Ước mong những giảo đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.Amen
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.DMin, (Doctor of Ministry
= Tiến Sĩ Sứ Vụ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét