Túi nhựa chế tạo từ rong biển
Thứ
bảy, 17/10/2020-VnExpress.net
Vật
liệu giống nhựa làm từ rong biển của Notpla. Ảnh: Claire Price/Business Insider
Today.
ANHTúi
có thể ăn được và có thể phân hủy sinh học chỉ trong vài tuần, được một công ty
chế tạo từ vật liệu rong biển.
Notpla,
công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London, tạo ra loại nhựa từ rong biển có thể
phân hủy sinh học, thậm chí ăn được, Science Alert hôm 16/10 đưa tin. Hãng này
hy vọng góp phần làm giảm con số 300 triệu tấn rác thải nhựa mà con người sản
xuất mỗi năm.
Túi
nhựa của Notpla có thể phân hủy sinh học trong 4-6 tuần, trong khi nhựa tổng hợp
cần tới vài trăm năm. Chiếc túi làm từ rong biển trồng ở miền bắc nước Pháp.
Rong biển được sấy khô và nghiền thành bột, trải qua quá trình xử lý để biến
thành chất sệt và dính. Chất sệt này khi khô lại sẽ trở thành vật liệu giống
như nhựa.
Chế
tạo túi từ rong biển thân thiện với hệ sinh thái hơn so với tinh bột vì rong biển
không cần đất và nhiều thời gian để phát triển. "Đây là một trong những
tài nguyên dồi dào nhất. Một trong các loại rong biển mà chúng tôi sử dụng có
thể mọc dài tới 1 m mỗi ngày. Bạn có thể tưởng tượng được thứ gì phát triển
nhanh như thế không? Bạn không cần bón phân hay tưới nước. Đó là tài nguyên mà
chúng tôi đã sử dụng trong thời gian dài", Rodrigo Garcia, nhà đồng sáng lập
Notpla, cho biết.
Giá
thành các sản phẩm của Notpla không được tiết lộ. Hãng này bán sỉ sản phẩm cho
những công ty hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường.
Túi
nhựa phân hủy sinh học của Notpla. Ảnh: Notpla.
Nhựa
dùng một lần hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày và chiếm hơn nửa
trong 300 triệu tấn nhựa sản xuất ra hàng năm. Cuộc khảo sát của Daniel Webb,
nhà sáng lập tổ chức Everyday Plastic hé lộ, con người đang thải ra nhiều nhựa
hơn năm ngoái. Covid-19 khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khảo sát thực hiện
trên 483 người Anh, ghi nhận lượng rác thải trong tuần của các hộ gia đình khi
bị phong tỏa do dịch bệnh.
"Trước
lệnh phong tỏa, mọi người thải ra khoảng 99 mảnh nhựa một tuần. Trong lúc phong
tỏa, các gia đình thải ra tới 128 mảnh nhựa mỗi tuần, nghĩa là tăng khoảng
25-30%", Webb nói.
Notpla
coi sử dụng nhựa là một loại nghiện cần thay đổi. Hãng này đang nghiên cứu các
loại bao bì mới cho thức ăn, nước uống, quần áo và những vật dụng khác.
"Chúng tôi làm điều này vì muốn góp phần giải quyết khủng hoảng đồ nhựa.
Đó là động lực của chúng tôi", Pierre Paslier, nhà đồng sáng lập Notpla,
chia sẻ.
Thu
Thảo (Theo Science Alert)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét