Dec 17, 2017 - Chúa nhật thứ III Mùa Vọng năm B
Các Bạn thân mến,
Tuần trước chúng ta được biết đến Gioan tiền
hô, là người đã rất thành công trong việc thi hành sứ mệnh chứng nhân của
Đức Kitô bằng cách:
* Gây thiện cảm: với một lối sống
đạo đức khổ hạnh, ông đã gây được thiện cảm với dân chúng và họ đã
kéo đến với ông rất đông.
* Rao giảng: ông giúp dân chúng chuẩn bị tâm hồn đón
Đức Kitô bằng việc khiêm nhường thú nhận tội lỗi của mình và lãnh
nhận phép Rửa sám hối bằng nước do ông thực hiện.
* Chỉ cho người ta biết và đi theo Đức Giêsu: sau đó, vai trò tiền
hô của ông kết thúc để nhường chỗ cho Đức Giêsu xuất hiện như ông đã
nói với các môn đệ rằng: “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi.”
Chúa nhật tuần thứ III
Mùa Vọng này, Tin Mừng Thánh Gioan tông đồ tiếp tục mở rộng thêm vai trò chứng
nhân của Gioan tiền hô:"Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi
người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về
ánh sáng.” Khẳng định Gioan Tẩy Gỉa chỉ là nhân chứng của ánh
sáng. Ông Gioan cũng đã thẳng thắn tự nói lên vai trò của mình là như thế.
Tuy nhiên vì dân Do Thái đã khao khát chờ đợi tiếng nói tiên tri từ rất lâu, nên họ đón nhận và ngưỡng mộ Gioan đến mức dành cho ông một địa vị cao hơn địa vị thích đáng. Khiến các chức quyền tôn giáo nhìn ông đầy nghi kỵ, đặc biệt chú ý, vì ông là con của thầy tư tế Giacaria. Mà trong luật Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để được chức vụ tư tế là cha truyền con nối.
Để giải quyết những băn khoăn, thắc mắc, họ sai người đến trực tiếp tra vấn Gioan Tẩy Gía xem ông thật sự là ai; vì thầy tư tế không thể có những hành động bất thường như thế.
Bởi Gioan không theo đúng quan niệm bình thường về một thầy tư tế và một thầy giảng đạo.
Họ tra hỏi Gioan Tẩy Gỉa:
Tuy nhiên vì dân Do Thái đã khao khát chờ đợi tiếng nói tiên tri từ rất lâu, nên họ đón nhận và ngưỡng mộ Gioan đến mức dành cho ông một địa vị cao hơn địa vị thích đáng. Khiến các chức quyền tôn giáo nhìn ông đầy nghi kỵ, đặc biệt chú ý, vì ông là con của thầy tư tế Giacaria. Mà trong luật Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để được chức vụ tư tế là cha truyền con nối.
Để giải quyết những băn khoăn, thắc mắc, họ sai người đến trực tiếp tra vấn Gioan Tẩy Gía xem ông thật sự là ai; vì thầy tư tế không thể có những hành động bất thường như thế.
Bởi Gioan không theo đúng quan niệm bình thường về một thầy tư tế và một thầy giảng đạo.
Họ tra hỏi Gioan Tẩy Gỉa:
1. Ông là ai?
a) - “Tôi không phải là Đấng Kito”
- Dân Do Thái đã
sống trong mong chờ mỏi mòn và cho đến ngày nay họ vẫn đang trông đợi Đấng
Mesia đến.
- Họ tin rằng sớm
muộn gì Thiên Chúa cũng can thiệp để cứu họ, là dân tuyển riêng của Ngài.
- Họ có nhiều quan
niệm về Đấng Messia: là Đấng đến đem vinh quang, hòa bình cho họ và cai trị đất
nước bằng sự công chính; một vị tướng lãnh vô địch giúp dân Do Thái chinh phục
thế giới; một siêu nhân từ Thiên Chúa, một người từ dòng dõi vua Davit …
- Vì thế không
lạ gì khi thỉnh thoảng lại có người nổi lên tự xưng là Đấng Mesia.
- Thế nên thời
đại của Đức Giesu là thời đại rất căng thẳng cho người Do Thái.
- Nhưng Gioan
vẫn tuyên bố thẳng thắn sự thật về ông.
- Ông
còn tiết lộ:"Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết."
- Thật vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa đã sinh ra và sống cùng giảng dạy ngay trên mảnh đất của họ, giữa đám đông dân chúng, nhưng họ vẫn cứng lòng tin, vẫn không nghe Ngài, vẫn miệt mài tìm danh vọng chức quyền và những thú vui trần gian để loại trừ Ngài.
- Thật vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa đã sinh ra và sống cùng giảng dạy ngay trên mảnh đất của họ, giữa đám đông dân chúng, nhưng họ vẫn cứng lòng tin, vẫn không nghe Ngài, vẫn miệt mài tìm danh vọng chức quyền và những thú vui trần gian để loại trừ Ngài.
- Gioan đã tỏ thái độ trung thực thẳng
thắn xác nhận mình không phải là Đấng Kitô. Ngày nay, trong một thế
giới đầy dối trá lừa đảo, mỗi tín hữu chúng ta cần noi gương trung
thực của ông Gioan trong các quan hệ giao dịch và các loại hình dịch
vụ...
b) "Ông
có phải là ông Elia không?"
- Gioan trả
lời "Không phải".
- Người Do Thái tin rằng
trước khi Đấng Mesia giáng lâm, Elia sẽ trở lại để loan báo trước, và chuẩn bị
cho thế gian tiếp rước Ngài.
- Đặc biệt
Elia còn dàn xếp mọi bất hòa, đem lại đòan kết, công bằng, xét định người trong
sạch, kẻ tội lỗi, trong nhóm
người Do Thái, và cả kẻ ngoại bang…
- Niềm
tin mãnh liệt đến độ những việc bất công, phức tạp khó phân xử…họ đều để lại,
chờ khi Elia tới sẽ giúp phân giải.
- Người
ta còn tin rằng chính Elia xức dầu cho Đấng Mesia làm vua.
c) “Ông có phải là vị ngôn sứ không?
- "Không!"
- Họ thất vọng, bởi Gioan đã từ chối tất cả những vinh dự cao qúi. Họ nóng nảy đòi hỏi:"Ông nói gì về chính ông?"
- "Không!"
- Họ thất vọng, bởi Gioan đã từ chối tất cả những vinh dự cao qúi. Họ nóng nảy đòi hỏi:"Ông nói gì về chính ông?"
- Gioan đáp:"Tôi là tiếng hô
trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã
nói.”
- Với ý
niệm ẩn tàng trong câu ấy là đường đi ở Phương Đông thường bằng đất gồ gề, lồi
lõm, khúc khuỷu, bùn lầy, cỏ dại…nên cần chấn chỉnh cho ngay thẳng, trơn tru,
sạch đẹp để đón thượng khách.
- Gioan Tẩy
Gỉa muốn nói, ông chỉ là tiếng kêu mời mọi người chuẩn bị sẵn sàng như vậy để
đón Đấng Mesia đến.
- Gioan chính là một tấm
gương mẫu mực toàn vẹn cho tất cả các nhà truyền giáo, những người giảng dạy và
tín hữu chúng ta.
2. "Vậy tại sao ông làm phép rửa?"
- Gioan
trả lời xong những gì họ hỏi, họ lại thắc mắc một điều khác, là nếu Gioan không
phải một trong những vị ấy thì lấy quyền gì để làm phép rửa?
- Lưu ý
là phép rửa do tay con người làm thì không dành cho người Israel, mà chỉ dành
cho những người ngoài muốn gia nhập Do Thái giáo mà thôi.
- Người Israel
không bao giờ chịu phép rửa, bởi họ tin họ đã thuộc về Thiên Chúa, không cẩn
tẩy rửa nữa.
- Nhưng
ông Gioan vẫn bắt họ phải chịu phép rửa, vì tuyển dân cũng phải được tẩy rửa
sạch như bất cứ người ngoại bang nào.
- Gioan
trả lời:"Tôi
đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông
không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho
Người."
- Lúc
đó Gioan đã làm phép rửa cho Đức Giesu ở dòng sông Gioacdan, và ông đã nhận ra
Ngài.
- Gioan
nhắc nhở họ rằng để chuẩn bị đón Ngài, họ phải được tẩy rửa y như bất cứ người
ngoại bang nào. Nên hãy dọn mình sẵn sàng đi!
-
Chỉ có phép rửa và sự ăn năn, còn không có một ưu tiên nào cho một tội nhân
nào!
3. Thiên Chúa ở giữa
chúng ta:
- Ông Gioan
khẳng định: “Có một vị đang ở
giữa các ông mà các ông không biết.” Gioan muốn
nói đó chính là
Đức Giesu, Thiên Chúa Ngôi Hai đã giáng trần.
a) Thiên Chúa:
- Trước khi Đức Giêsu đến, người ta coi
Thiên Chúa là Đấng xa cách,
tách biệt,
không quan tâm gì đến con
người. Tệ hơn, còn nhìn Ngài như một quan
tòa hoặc một điệp viên, sẵn sàng vồ chụp và trừng phạt tội nhân. Nhưng từ khi
Đức Giêsu đến, chúng ta đã nhìn Thiên
Chúa rất gần gũi,
quan tâm đến mỗi người, bởi vì chúng ta là con cái của Ngài.
- Nhờ Đức Giesu mặc khải về
Chúa Cha là người Cha đầy
tình yêu, lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ. Là một Thiên Chúa sống giữa chúng ta, và quan tâm thường xuyên đến chúng ta.
Mối quan tâm của Thiên Chúa không phải là phê phán và kết án, nhưng là chữa lành, cứu thoát những người yếu
đuối, nghèo khổ và quá nặng gánh…
- Ngài
có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt nơi chúng ta chờ đợi Ngài. Tuy nhiên vẫn không
ai thấy được Thiên Chúa, không ai nghe được tiếng của Ngài, và cũng không ai
đụng chạm được đến Ngài, nếu Ngài không cho phép.
- Chúng ta phải ý thức, chấp nhận và nhìn đúng
vị trí của Thiên Chúa và của chúng ta để biết rằng Thiên Chúa là Đấng không thể
hiểu thấu.
- Bởi Thiên Chúa không để cho cảm giác, lý luận,
lý trí của chúng ta nhận biết, đụng chạm, mổ xẻ cách này cách khác, kể cả của
khoa học cùng các tà thần nắm bắt được Ngài.
- Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta là
những người tin theo Ngài cách mù quáng, hay chạy theo ảo ảnh.
- Mà thực sự Thiên Chúa luôn ở phía trước, mời gọi chúng ta đi theo và làm chứng nhân về một Thiên Chúa đang ở ẩn và luôn đang đến với loài người.
- Mà thực sự Thiên Chúa luôn ở phía trước, mời gọi chúng ta đi theo và làm chứng nhân về một Thiên Chúa đang ở ẩn và luôn đang đến với loài người.
- Và từ ngày Ngài xuống trần, đã hơn hai
ngàn năm nay, thế giới cũng còn rất nhiều người không biết, không tin nhận
Ngài, thậm chí nhiều người đã biết, đã theo nhưng rồi lại chùn chân, vấp ngã vì
Ngài.
- Thế nhưng vì yêu thương con người, Thiên Chúa vẫn kiên trì cho chúng ta biết Ngài, qua Đức Giesu con của Ngài nhập thể sống giữa loài người chúng ta.
- Thế nhưng vì yêu thương con người, Thiên Chúa vẫn kiên trì cho chúng ta biết Ngài, qua Đức Giesu con của Ngài nhập thể sống giữa loài người chúng ta.
-
Chúng ta là những người đã được biết, được tin, được cứu chuộc, vậy hãy
vui mừng và như Gioan, hãy chỉ cho nhiều người khác cùng biết.
b) Người làm chứng:
b) Người làm chứng:
- Gioan Tiền Hô là một gương mẫu sống động về
người làm chứng, là sự hài hòa ăn khớp giữa cuộc sống, cách sống đúng với chứng
từ và hành động ông rao truyền.
- Toàn bộ sứ điệp của Gioan:"Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, nhưng
tôi là người “tiền hô” cho Ngài. Hãy chuẩn bị, vì Ngài sắp đến”.
- Gioan đã làm những gì mà các vị lãnh đạo tôn
giáo phải làm. Ông không để cho người ta chú ý tới ông, mà hướng mọi sự chú ý
của họ vào Đức Giêsu.
-
Thánh Gioan tông đồ ghi lại thêm lời chứng về Gioan Tẩy Gỉa:"Ông đến để làm
chứng về ánh sáng. Và ông không phải là ánh sáng."
-
Nghĩa là Gioan Tẩy gỉa làm sứ mạng chỉ cho người ta thấy ánh sáng
đích thật là Đức Kito đến chiếu sáng cho thế gian và đang ở giữa thế gian.
- Có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, văn hoá, khoa học,
tâm linh…
- Để nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng
tương ứng. Như để thấy ánh sáng:
. vật
lý, cần có đôi mắt xác thịt bình thường.
. khoa học, phải có một số vốn kiến
thức cần thiết.
. văn hoá, cần được khai tâm mở trí.
.
Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi.
-
Gioan
Baotixita là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng
chính cuộc đời trong sáng của ngài là ánh sáng của sự:
. khiêm nhường:
ông khước từ mọi vinh quang bao quanh mình, thành thực tự nhận mình chỉ là một"tiếng kêu trong sa mạc".
. khổ hạnh: phần lớn đời ông ẩn dật trong sa
mạc trơ trụi khô cháy. Sự khổ hạnh không chỉ loé sáng lên một ý chí mạnh mẽ
biết vượt thắng chính bản thân mình, mà còn chiếu ánh sáng hy vọng vào tương lai.
. trung thực:
trong những lời nói về chính mình với lòng mình, những phán đoán về người khác,
sự trung thực đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân.
- Qua
lối sống với lời rao giảng sám hối, lời chứng đã minh nhận ông là người báo
trước ngày Chúa Cứu Thế xuất hiện, là chứng nhân của Thiên Chúa.
- Sứ
mạng và địa vị của Gioan cao trọng đến nỗi, chính Đức Kitô đã phải khen thưởng
ông trước mặt mọi người.
- Đời sống khiêm nhu thánh thiện đó, được chứa
đựng tất cả ý nghĩa trong lời châm ngôn, chính Thánh Nhân đã tuyên bố trước mặt
mọi người về Chúa Cứu Thế: "Người
cần phải được tôn lên, còn tôi cần phải hạ thấp xuống" (Ga 3:30).
- Cũng như Gioan, chúng ta đã được Chúa tuyển
chọn và ủy thác sứ mạng làm chứng nhân cho Đức Kitô ngày chúng ta được lãnh Bí
Tích Thanh Tẩy. Được Thánh Thần Chúa xức dầu, ban diễm phúc trở nên con cái
Chúa, phong chúng ta làm tiên tri và sai đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
- Nên mỗi Kito hữu chúng ta tùy theo địa vị, chức phận mình trong xã hội, đều
phải làm chứng nhân cho Chúa, rao giảng Đức Kitô bằng chính đời sống của mình. Vậy hãy noi theo chứng nhân Gioan Tẩy Gỉa, để chứng từ của
chúng ta không bị chà đạp, coi thường, mà luôn đạt hiệu quả như Thiên Chúa muốn
- Để chu toàn sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa,
chúng ta cũng không thể dùng phương thế nào khác hữu hiệu hơn phương thế Thánh
Gioan Tiền Hô đã dùng.
- Thực thi sứ điệp của Lời Chúa bằng cách:
.
Vui mừng cảm tạ
Thiên Chúa giầu lòng thương đã ban cho chúng ta Con của Ngai là Đức Giêsu.
. đón rước Đức Giêsu Kitô vào
trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
. cộng tác với Đức Giêsu trong sứ
vụ loan báo Tin Mừng cho người nghèo và cứu chữa những người đau yếu, bệnh tật,
tù tội, bị gạt ra ngoài lề xã hội.
-
Ngày nay, không còn
có những nhân chứng đã tận mắt nhìn thấy Đức Giêsu sống, nói, hành động, làm phép lạ, chết và sống lại như thời Gioan
Tiền Hô nữa.
- Làm
sao người ta có thể tin vào Đức Giêsu giữa ảnh hưởng tinh thần khoa học thực nghiệm. Muốn mọi
thứ phải có bằng chứng. Vì thế, tin
hữu thời nay cần làm chứng hơn là
rao giảng.
-
Phải có lối sống chứng tỏ mình được cứu độ,
như nét
thanh thản, phó thác, vui tươi, hạnh
phúc,
yêu thương nhau, nhịn nhục, đại độ và làm việc nghiêm chỉnh...
- Trong gia đình:
chồng vợ, cha mẹ, con cái, anh chị em thuận hòa, đạo đức thánh thiện, khuyên bảo nhau
giữ Luật Chúa, nhắc nhở
nhau làm việc lành phúc đức ...
- Ngoài
xã hội: chân thành giữ tình làng nghĩa xóm, không bê
tha say sưa cờ bạc rượu chè quậy phá; không gian
dối, ích kỷ, tham nhũng…
- Tất cả được biểu lộ tự nhiên trong đời sống trước mọi hoàn cảnh.
Đó chính là làm chứng.
-
Bởi con người vẫn tin ở giữa họ có một vị nào đó... cho dù chưa gọi được tên Ngài. Hôm Nay, khi biết rằng Thiên Chúa đã làm người, và trong
Đức Kitô mà bản
tính con người được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt cho mọi người thiện chí.
- Chúng
ta
hãy nhận ra Chúa, ngay tại nơi Ngài ẩn dấu, để
biết kiếm tìm Ngài trong sức khỏe, trong thành công, trong tình thân hữu, trong hạnh phúc được sống. Và cả từng giây phút bị thử thách thăng trầm,
bất hạnh, bệnh tật, thất bại
trong gia
đình, nghề nghiệp, nghèo đói. Đừng bỏ qua mà không nhận ra sự hiện diện đang bị che dấu của Chúa ở
bất cứ nơi nào, thời gian nào.
Lạy Chúa, ngày nay người ta muồn thay đổi căn bản giáo
dục, luân lý, và cách suy nghĩ
để làm và sống theo cách suy nghĩ họ muốn, không quan tâm đến nguyên tắc căn
bản chân lý và thực tế đời sống; mà nói
nhiều đến gía trị tự tin, sự thỏa mãn cùng loại trừ những gì mình không
ưa muốn.
Xin cho chúng con hiểu
rằng Ngài giáng trần để chúng con được chia sẻ sự sống thiên tính của Ngài, vì thế
chính chúng con phải thay đổi và sống theo ý của Thiên Chúa, chứ không phải
Thiên Chúa phải thay đổi để làm theo cách suy nghĩ của chúng con. Vì Đức Giesu Chúa chúng con. Amen. (mượn ý)
Than men,
M.Goretti duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét